kiểm tra Tiếng Việt 6(1 tiết)

3 2K 3
kiểm tra Tiếng Việt 6(1 tiết)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

II- Tham khảo bài tập tiếng việt được tích hợp từ văn bản được học 1/ Xác định thành phần khởi ngữ trong câu văn sau: “Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình,dối người ; đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém” 2/ Câu “ Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, hoạ sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên” có chứa thành phần biệt lập gì ? Giải thích phần ý nghĩa mà nó mang lại cho câu chứa nó . 3/ Câu “Muốn vậy thì khâu đầu tiên , có ý nghĩa quyết định là làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điếu đó , quen dần với những thói quen ngay từ những việc nhỏ nhất” có chứa thành phần biệt lập gì? Chỉ ra? 4/Hai câu trong sgk/39,40 “ (1)Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về vì chẳng có tài trí gì , nên nó luôn đói meo , và vì đói nên hoá rồ .(2) Ông để cho Buy Phông dựng một vở kịch về sự độc ác còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc ” liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? 5/ Hai câu trong sgk/3 “ (1)Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. (2)) Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại ” Liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? 6/ Chỉ ra phép liên kết trong các đoạn trích từ “ Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi A-. (1)Văn nghệ đã làm cho dân tâm hồn họ thực sự được sống. (2)Lời gửi của văn nghệ là sự sống. (3)Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn.(4) Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là tri thức B- (1)Cái tư tưởng trong nghệ thuật là cái tư tưởng náu mình yên lặng.(2)Và cái yên lặng một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. C- (1) Một nghệ thuật đã tri thức hóa thường là trừu tượng, khô héo.(2) Nhưng văn nghệ nói nhiều với cảm xúc, nơi đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống hàng ngày 7/- Các câu văn sau đây thuộc loại câu gì ? A- Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. B- Tôi đến gần qủa bom C- Cái cổ tròn và những chiếc cúc áo nhỏ nhắn D - Đi từ sáng không ngũ E - Tôi, một qủa bom trên đồi . H- Tôi không cải chị . 8/ Các từ in đậm sau đây thuộc loại từ nào ? Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được ( Tiếng nói văn nghệ) 9/ Tìm thành phần biệt lập trong các câu thơ: A- Mùa xuân ta xin hát - Câu Nam ai, Nam bình B- Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam. C- Ơi, con chim chiền chiện- Hót chi mà vang trời. D- Hình như thu đã về 10/ Xác định các kiểu câu trong đoạn văn sau: “ (1)Không hiểu vì sao mình lại gắt nữa. (2)Lại một đợt bom. (3)Khói vào hang. (4)Tôi ho sặc sụa và tức ngực . (5)Cao diểm bây giờ thật vắng.(6) Chỉ có Nho và chị Thao. (7)Và bom. (8)Và tôi ngồi ở đây. (9)Và cao xạ đặt bên kia qủa đồi.” 11/ Trong truyện ngắn ‘ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu có những câu văn: A--Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn B-“Ngoài cửa sổ bây giờ mấy bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.” C- “Chẳng để làm gì cả - Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc – con hãy qua đó đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát rồi về…” D-“Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.” 11-1 : Cho biết các thành phần biệt lập trong các câu trên : 11-2: Câu nào có sử dụng hàm ý ? nội dung hàm ý ? 12/ Tìm khởi ngữ và viết lại thành câu không có khởi ngữ. 12-1: Nghe bố gọi, Tuấn chạy vào trong tay vẫn cầm quyển sách… ( Bến quê) 12-2: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm” ( Những ngôi sao xa xôi) 12-3 :Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được ( Tiếng nói văn nghệ) 13/ Phân tích ngữ pháp để chỉ ra cái mới và hay trong hai câu thơ : Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc ( Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ) 14/Xác định phép liên kết trong hai câu thơ : “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương. Còn quê hương thì làm phong tục” ( Nói với con Y Phương) 15/ Ghi lại những câu thơ mang nghĩa hàm ý, ẩn dụ được nhà thơ Viễn Phương sử dụng trong bài Viếng lăng Bác 16/Từ “ nhỏ bé” trong câu thơ sau mang hàm ý gì ? Người đồng mình thô sơ da thịt. Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con 17/ Xác định hàm ý cho các câu sau: a/ “ Bọn tớ chơi từ khi thức dạy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc” b/ “Làm thế nào có thể rời mẹ mà đến được” 18/Câu văn:“Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.” có chứa thành phần biệt lập nào? 19/. Câu văn “Bên kia những hàng cây bằng lăng tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.” thuộc kiểu câu gì ? 20/ Gạch dưới thành phần khởi ngữ trong câu văn sau: A/“Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình,dối người ; đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém” ( bàn về đọc sách) B/ Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ: “ Chúng mày ở nhà tao, thì những thứ của chúng mày củng như của tao” ( Làng- Kim Lân) C/ Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa mỗi cái ( Làng- Kim Lân) 21/ Câu văn “Khi có bom nổ thì chạy lên , đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” là một câu gì ? . Từ nào có thể khôi phục cho câu có đủ 2 thành phần. 22/ Câu văn “Im ắng lạ” thuộc loại câu nào? 23/ Xét về mục đích nói , câu văn : “Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát” thuộc loại câu nào ? 24/ Phần trích “Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát . Tôi mê hát .Thường cứ thuộc một điệu nào đó rồi bịa ra lời mà hát” sử dụng phương tiện liên kết nào ? 25/ Cho biết các thành phần trong câu “Nói một cách khiêm tốn , tôi là một cô gái khá” 26/ Từ cặp câu đơn sau đây: “Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm của Nho bị sập” Hãy tạo ra những câu ghép chỉ các kiểu quan hệ : Nguyên nhân, điều kiện, tương phản, nhượng bộ 27/ Các cụm từ in đậm trong các câu sau đây là cụm từ gì? A-Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. B-Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. 28/ Xác định các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau : “ Trí thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quí trọng tri thức.(1)Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức.(2) Họ không biết rằng,muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng ,dân chủ, văn minh ,sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà tri thức trên mọi lĩnh vực.(3)” ( trích Tri thức là sức mạnh –Hương Tâm ) 29/ Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới (1). Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu (2). Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu (3). Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lỗi học chay, học vẹt nặng nề (4). Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng” ( 5). (Theo Ngữ văn 9, tập II trang 27) 29.1- Các câu văn trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào ? 29.2- Câu văn “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới”. Thuộc loại câu nào xét về cấu tạo ? 29.3- Cụm từ : những môn học “thời thượng” thuộc loại cụm từ nào ? 29.4- Câu “Không nhanh chóng lấp những lỗ hỏng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng” Rút gọn thành phần nào ? 29.5-- Những cụm từ nào có vai trò liên kết trong đoạn văn trên ? . II- Tham khảo bài tập tiếng việt được tích hợp từ văn bản được học 1/ Xác định thành phần khởi ngữ trong. được ( Tiếng nói văn nghệ) 9/ Tìm thành phần biệt lập trong các câu thơ: A- Mùa xuân ta xin hát - Câu Nam ai, Nam bình B- Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam.

Ngày đăng: 13/10/2013, 19:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan