Trường THCS Đức Phú KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2009 - 2010 Giáo viên ra đề: LÊ NGỌC KIM Môn: Tin học 7 Tổ: Toán - Tin Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Đề bài: A – TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Phần I – Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (A, B, C hoặc D): (4 điểm) 1. Kết quả nào sau đây là của biểu thức: =SUM(5) + MAX(7) – MIN(3) A. 5 B. 8 C. 9 D. Tất cả đầu sai. 2. Hãy chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây: A. Trang tính gồm các cột và các hàng là miền làm việc chính của bảng tính; B. Trang tính chỉ gồm một cột và một hàng là miền làm việc chính của bảng tính; C. Khối là tập hợp các ô tính liền nhau tạo thành một vùng hình chữ nhật; D. Địa chỉ của khối là cặp địa chỉ của ô trên cùng bên trái và ô dưới cùng bên phải, được cách nhau bởi dấu hai chấm ( : ). 3. Trong ô C1 có dữ liệu là 21, các ô D1, E1 không có dữ liệu, khi em viết =AVERAGE(C1:E1) tại ô F1 em được kết quả là: A. 21 B. 7 C. #Name ! D. #Value! 4. Trong ô C1 có dữ liệu là 20, các ô D1, E1 lần lượt có dữ liệu là 12 và ký tự “A”. Khi viết công thức =SUM(C1:E1) tại ô F1 em có kết quả là A. 20 B. 32 C. #Name! D. Tất cả đều sai. 5. Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây khi nói về hàm SUM trong chương trình bảng tính A. Hàm SUM là hàm tính độ dài của một dãy ký tự. B. Hàm SUM là hàm xác định giá trị lớn nhất của một dãy các số. C. Hàm SUM là hàm tính tổng của một dãy các số. D. Hàm SUM là hàm xác định giá trị nhỏ nhất của một dãy các số. 6. Cụm từ “F5” trong hộp tên ( F5 ) có ý nghĩa là A. Phím chức năm F5; B. Phông chữ hiện thời là F5; C. Ô ở cột F hàng 5; D. Ô ở hàng F cột 5. 7. Trong các chương trình bảng tính có công cụ để thực hiện tính toán theo công thức được định nghĩa sẵn. Các công cụ đó chính là A. Định dạng; B. Chú thích; C. Hàm; D. Phương trình. 8. Các phép toán được thực hiện trên trang tính đó là: A. Phép cộng và phép trừ; B. Phép nhân và phép chia; C. Phép lấy luỹ thừa và phép lấy phần trăm; D. Tất cả các phép toán trên. Phần II – Hãy điền các từ, cụm từ (kí tự, số, thời gian, trái, phải, 255, 256) thích hợp vào chỗ trống (… ) trong các câu sau: (2 điểm) 1. Dữ liệu (……………….) thường được sử dụng cho các tiêu đề, tên và định danh cho các cột dữ liệu, bao gồm chữ cái và/hoặc số. Theo ngầm định được căn (………………) trong ô. 2. Dữ liệu (………………………) chính là ngày tháng và/ hoặc thời gian. Theo ngầm định được căn (………………) trong ô. 3. Dữ liệu (………………………) là các số và có thể được sử dụng trong các tính toán. Theo ngầm định được căn (………………) trong ô. 4. Mỗi trang tính gồm có ( ………….) cột và có tất cả ( …………….) trang tính. Phần III – Hãy kết nối mỗi thành phần ở cột A với một thành phần tương ứng ở cột B trong bảng sau để tạo thành câu hợp lí (Ghi kết quả vào cột C): (1 điểm) A B C 1. Hàm tính tổng 2. Hàm tính trung bình 3. Hàm xác định giá trị lớn nhất 4. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất a. Average() b. Max() c. Min() d. Sum() e. Count() 1. ………. 2. ………. 3. ………. 4. ………. B – TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Hãy cho biết kết quả của hàm tính tổng (SUM); hàm tính giá trị trung bình (AVERAGE); hàm xác định giá trị lớn nhất (MAX) trên trang tính trong hình bên. a. =SUM(A1:A3) b. =SUM(A1+A4) c. =AVERAGE(A1:A5) d. =AVRAGE(A1:A3) e. =MAX(A1:A3,100) f. =MAX(A1,A4) Câu 2: (1,5 điểm) Em hãy nêu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức. Trường THCS Đức Phú KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2009 - 2010 Môn: Tin học 7 ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM A – TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Phần I – Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (A, B, C hoặc D): (4 điểm) (Mỗi câu khoanh tròn đúng được 0,5 điểm) 1. C 5. C 2. B 6. C 3. A 7. C 4. B 8. D Phần II – Hãy điền các từ, cụm từ (kí tự, số, thời gian, trái, phải, 255, 256) thích hợp vào chỗ trống (… ) trong các câu sau: (2 điểm) (Điền đúng mỗi cụm từ được 0,25 đ) 1. ….(kí tự) … (trái) 2. … (thời gian) … (phải) 3. ….(số) …… (phải) 4. … (256) …… (255) Phần III – Hãy kết nối mỗi thành phần ở cột A với một thành phần tương ứng ở cột B trong bảng sau để tạo thành câu hợp lí (Ghi kết quả vào cột C): (1 điểm) (Mỗi câu đúng được 0,25 đ) 1. d. 3. b 2. a 4. c B – TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) a. Kết quả: 60 (0,25 đ) b. Kết quả: #VALUE! (0,25 đ) c. Kết quả: 20 (0,25 đ) d. Kết quả: #NAME? (0,25 đ) e. Kết quả: 100 (0,25 đ) f. Kết quả: 10 (0,25 đ) Câu 2: (1,5 điểm) Lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức: - Với việc sử dụng địa chỉ trong công thức, khi thực hiện tính toán, bảng tính sẽ tahy thế địa chỉ ô tính bằng nội dung của ô tính có địa chỉ tương ứng để thực hiện tính toán và hiển thị kết quả tại ô chứa công thức. (0,5 đ) - Khi nội dung các ô (mà địa chỉ tham chiếu đến) trong công thức thay đổi thì kết quả cũng được tự động tính toán và cập nhật lại. (1đ) -----------------------------------------