CHI BỘ TRƯỜNG THPT SỐ 1 VĂN BÀN – LÀO CAI BÀITHUHOẠCH CÁ NHÂN Đánh giá qua 4năm thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Họ và tên: Trần Thị Thanh Sinh hoạt tại chi bộ: Trường THPT Số 1 Văn bàn – Lào Cai. Để không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng Đảng trong toàn thể cán bộ, Đảng viên và nhân dân, đồng thời nối tiếp tinh thần cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Ban chỉ đạo Trung ương triển khai chuyên đề: “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh””, tôi xin trình bày những nội dung cơ bản đã thuhoạch được qua 4năm thực hiện thông qua nhận thức và tự liên hệ bản thân như sau: I. VỀ NHẬN THỨC: 1) Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động đối với công tác xây dựng Đảng và đối với công tác xã hội: Hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với tất cả cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; Bản thân hết sức tâm đắc và nhiệt tình hưởng ứng để nghiên cứu và học tập. Thiết nghĩ rằng cuộc vận động này có ý nghĩa chính trị sâu sắc, được mở ra rất đúng lúc. Vì hiện nay trong Đảng ta, nhân dân ta nói cụ thể nhà nước ta có rất nhiều những hình ảnh, những con người có cuộc sống cao thượng, họ lo toan cho đất nước cho sự nghiệp cách mạng, luôn luôn làm được nhiều việc thiện, vì Tổ Quốc chấp nhận huy sinh, là những tấm gương cho nhiều người noi theo. Nhưng ngược lại cũng vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền thoái hóa biến chất, làm sâu mọt đục khoét, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Qua 4năm thực hiện cuộc vận động chúng ta đã và đang trải qua những những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc ta: Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 120 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, 35 năm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc của Bác Hồ và 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Những sự kiện trọng đại ấy, và những thành quả của ngày hôm nay, chúng ta có được, phần lớn đều xuất phát từ sự chỉ đạo đúng đắn về đường lối, chính sách của Đảng và sự dẫn dắt tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Xây dựng Đảng luôn là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới ngày nay luôn đòi hỏi Đảng ta phải trong sạch vững mạnh, có tầm cao trí tuệ, sức chiến đấu, đủ năng lực lãnh đạo đáp ứng yêu cầu của mỗi giai đoạn cách mạng. Đồng thời xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh có ý nghĩa đến việc bảo vệ chế độ chính trị, con đường phát triển đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu " Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh". Qua 4năm thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các tổ chức của hệ thống chính trị và toàn xã hội đã làm cho toàn Đảng, toàn dân ta ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tưtưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kết quả bước đầu đã tạo được sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức, ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đặc biệt trong năm 2010 này, tiếp tục phát huy những mặt mạnh trong thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong tòan Đảng, tòan Dân trriển khai học tập chuyên đề “về xây dựng đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh” nhằm đẩy mạnh việc xây dựng tổ chức Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh, đội ngũ cán bộ giáo viên, đảng viên, viên chức trong nhà trường phải thật sự có phẩm chất đạo đức cách mạng, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giai đoạn mới cả về chính trị, tưtưởng và trách nhiệm của mình trước Tổ quốc, nhân dân là một giải pháp quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, hoàn thành trách nhiệm, tạo niềm tin của nhân dân vào Đảng và là dịp để các tổ chức Đảng, đoàn thể và mỗi cán bộ giáo viên, đảng viên, đoàn viên trong nhà trường góp phần tích cực vào thành công của Đại hội Đảng các cấp và Đại hội lần thứ XI của Đảng. 2) Nhận thức về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: - Sự cần thiết phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay: Trong giai đoạn hiện nay, trên thế giới nói chung, Việt Nam ta nói riêng đang đứng trước những biến cố về kinh tế, những thách thức lớn của sự phát triển của xã hội. Đặc biệt là “Diễn Biến Hoà Bình” của các thế lực thù địch nhằm phá hoại, lật đổ chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa của chúng ta; Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, sự suy yếu, thoái hóa, biến chất của tổ chức Đảng, làm cho vai trò cầm quyền của Đảng bị suy giảm, có thể dẫn đến mất ổn định chính trị - xã hội là một nguy cơ lớn. Chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là điều kiện tiên quyết để giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trước thời cơ và thách thức lớn như thế. Để lãnh đạo đất nước trong điều kiện mới, Đảng phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, nâng cao tầm trí tuệ. Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức đảng, cấp ủy đảng phải quán triệt tưtưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, chung tay xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”. - Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại – Người luôn quan tâm tới việc xây dựng Đảng. Vừa là mong muốn, vừa là dặn dò trước lúc đi xa, trong di chúc của Bác có nêu: “…Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Đồng thời phải “sửa đổi lối làm việc” theo tôi nghĩ rằng bất cứ đảng viên, CBGV-NV nào cũng sẽ hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc trong từng cương vị của mình. - Mỗi Đảng viên, CBGV-NV phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Phải nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. - Trong suốt quá trình sự nghiệp lãnh đạo của Đảng 80 năm qua trải qua biết bao thăng trầm, đứng trước biết bao nhiêu thử thách, nhưng cách mạng Việt Nam vẫn vững bước giành thắng lợi, trước hết là nhờ có Đảng lãnh đạo và sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng của nhân dân ta. Ngày nay đứng trước công cuộc đổi mới, đứng trước yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế, Đảng ta càng phải cần có sự kiên trung với chủ nghĩa Mác-Lênin và cần có lòng tin hơn nữa của nhân dân. Muốn được như vậy chúng ta phải noi gương Bác với những tưtưởng và tấm gương đạo đức của Người về xây dựng Đảng ta thật trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức , là văn minh". Trong việc xây dựng Đảng ta thật trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh", chúng ta phải hiểu ngay tới việc "xây dựng cách lãnh đạo; xây dựng đội ngũ cán bộ; xây dựng đạo đức cách mạng , trong toàn Đảng". Trong ba việc trên cùng với sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư hòa quyện với nhau, Để làm được điều đó chúng ta phải có sự đấu tranh không ngừng, đấu tranh với chính mình và đấu tranh với mọi người. Thường trong mỗi chúng ta hay mắc phải những khuyết điểm về tưtưởng thì chủ quan; về quan hệ nội bộ trong Đảng thì hẹp hòi; về nói, viết thì ba hoa tự cho mình hơn cả… các bệnh trên chính là kẻ thù hại Đảng, hại chính cán bộ chúng ta, dân không tin Đảng, không tin cán bộ cũng ở đây mà ra. Bác Hồ nói: “Cán bộ là cái gốc của công việc…” Đảng có vững mạnh trước hết phải có cán bộ, đảng viên vững mạnh có đức, có tài, thật sự là nô bộc của nhân dân… Đấu tranh phải đúng, trung thực và thẳng thắn với tinh thần xây dựng cao. Nói đi đôi với làm, gương mẫu trong mọi lĩnh vực, hành động chuẩn mực. luôn tôn trọng mọi người. không ai là không mắc khuyết điểm, song biết đấu tranh nhìn nhận ra sai phạm kịp thời sửa chữa mới là người lãnh đạo. II. KẾT QUẢ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH: - Luôn thực hành tiết kiệm trong chi tiêu hằng ngày, bản thân tôi luôn kiên quyết đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu trong nhà trường và ngoài xã hội. Bên cạnh đó bản thân tôi đã cố gắng cải thiện và sửa đổi lối làm việc nhanh nhẹn, đúng giờ, tác phong gọn ràng chuẩn mực trong công việc. - Luôn nâng cao ý thức trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, năng động, dám nghĩ, dám làm, . Đối với Chi bộ trường luôn thực hiện tốt các chỉ thị, các nhiệm vụ mà cấp lãnh đạo đã giao phó. Đối với học sinh luôn quan tâm, chăm sóc, đối xử công bằng, thưởng phạt phân minh. Thường xuyên liên hệ với các đồng nghiệp, kết hợp với phụ huynh học sinh giám sát, kèm cặp các em cùng tiến bộ trong học tập. Luôn hết lòng, hết sức phụng sự cho Tổ quốc, phục vụ nhân dân: Luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân để kịp thời báo cáo cho cấp lãnh đạo nắm bắt tình học tập và tâm sinh lý của học sinh để phản hồi lại cho phụ huynh học sinh nắm rõ để giáo dục học sinh tốt hơn. - Để tăng cường công tác xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh,“là đạo đức, là văn minh” - Bản thân tôi là Đoàn viên, trước hết tôi rất tâm đắc về nghiên cứu, tìm tòi và học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, nhằm để nhận xét và đánh giá lại bản thân mình trong thời gian học tập, để khắc phục những cái chưa đạt được và có định hướng phát huy những mặt tốt hơn trong những năm tiếp theo để được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đó cũng chính “là đạo đức, là văn minh” trong xã hội “Văn minh và tiến bộ”. - Ngoài những việc làm đã đạt được của bản thân, tôi cần phải thẳng thắn, mạnh dạn, cương quyết nhìn nhận hơn nữa về công tác tự phê bình và phê bình, còn né tránh, cả nể, chưa kiên quyết, dứt khoát. Việc đấu tranh, tự rèn luyện, tu dưỡng của bản thân còn chưa khoa học, chưa hệ thống. Công việc nhiều, có lúc chưa thật sự nghiêm túc, chưa sâu sát, chưa tỉ mỉ… III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: 1) Về nội dung học tập: - Trong quá trình học tập tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh cần phải tiếp tục vận động học sinh và nhân dân cùng tham gia học tập. - Cần phải sửa đổi lối làm việc hiệu quả hơn. Cần có sự đồng thuận trên dưới một lòng trong quá trình học tập tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Cần phải có hình thức tuyên dương, học hỏi các tấm gương Tập thể và cá nhân tiêu biểu có nhiều thành tích trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 2) Cách thức triển khai: - Cần tuyên truyền, vận động học sinh và nhân dân tham gia học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những tấm panô, áp phích, chiếu phim tài liệu về Bác để mọi người học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Các cuộc họp phải đúng giờ, ngắn gọn và chất lượng hơn; ban hành các qui định chức trách nhiệm vụ và mối quan hệ của các đơn vị trong trường; tiết kiệm điện nước, giấy, tài liệu và điện thoại; An ninh, an toàn trong nhà trường và bảo vệ cảnh quan môi trường. - Sửa đổi lối làm việc: (ngừa bệnh dễ hơn trị bệnh) + Phải có qui định và qui trình cụ thể, thiết thực, chỉ rõ được nhiệm vụ và quyền lợi của việc học tập đạo đức Hồ Chí Minh. + Phải có thưởng phạt phân minh, rõ ràng, không vị nể. + Cấp lãnh đạo Đảng viên phải làm gương cho các Đoàn viên giáo viên – Công nhân viên - Học sinh trong trường và ngoài xã hội học hỏi và noi theo. + Thực hiện qui chế dân chủ cở cơ sở. Coi trọng quần chúng: chân thành lắng nghe ý kiến của quần chúng, tránh sự tuyên truyền một chiều, áp đặt, coi thường quần chúng; gần gũi, quan tâm đến lợi ích mọi người, tạo lòng tin trong nhân dân. - Tổ chức tham quan các mô hình trường, các Tập thể và cá nhân tiêu biểu có nhiều thành tích trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong năm học. - Tìm các hình thức hoạt động hiệu quả để cuộc vận động đi vào chiều sâu: học tập thường xuyên, rèn luyện suốt đời. Kế hoạch phải chi tiết, tổ chức chu đáo, cố gắng suy nghĩ sáng tạo. Chú ý các hình thức vận động ít mất thời gian mà có hiệu quả, tránh các hình thức gượng ép làm mất nhiều thời gian làm cho CBGV-CNVC chán ngán, làm theo hình thức. - Tăng cường xây dựng đội ngũ Đảng viên vững mạnh trong Chi bộ. - Duy trì tự phê và phê bình thường xuyên trong chi bộ. (Bác đã nói về phê bình tự phê bình: “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy, phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời, chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm chứ không phải phê bình người. Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 442, NXB Sự thật Hà Nội-1984). - “Tự phê bình là gì? Là thật thà nhận, công khai nhận trước mặt mọi người những khuyết điểm của mình để tìm cách sửa chữa”. Theo Bác Hồ, “Điều đó nói thì dễ, nhưng làm thì khó, khó là vì người ta hay có lòng tự ái. Thừa nhận cái sai, cái dốt, cái kém của mình, thì sợ mất thể diện, mất uy tín, mất địa vị”. Kết luận: Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức của một vĩ nhân - một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đó đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường, của một vị cha già của dân tộc Việt Nam đã để những bài học quý báu, ai cũng có thể học theo để làm một người cách mạng, một người công dân tốt hơn. Ý kiến đánh giá của Chi Bộ Người viết thuhoạch Trần Thị Thanh . bình mà nản chí, hoặc oán ghét” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 44 2, NXB Sự thật Hà Nội-19 84) . - “Tự phê bình là gì? Là thật thà nhận, công khai nhận. thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 120 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, 35 năm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc