1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bai12ProSH11NC

2 128 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 50,5 KB

Nội dung

Trường THPT Thanh Bình 1 Ngày: 11/10/2010 Sinh Viên: Nguyễn Văn Phương Tiết: GVHD: Hồ Thanh Thúy Lớp: 11A5 BÀI 12: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HÔ HẤP I.MỤC TIÊU: - HS biết được ảnh hưởng của các nhân tố: nhiệt độ, nước, O 2 , CO 2 đến hô hấp - Biết được hậu quả của hô hấp đối với quá trình bảo quản nông sản - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp - Giải thích cơ sở khoa học và biện pháp kĩ thuật về bảo quản nông sản II.TRỌNG TÂM: - Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp, Vấn đề bảo quản nông sản III.PHƯƠNG PHÁP: - Hoạt động nhóm + trực quan + vấn đáp IV. PHƯƠNG TIỆN: - SGK Sinh học 11NC, Sách giáo viên 11NC V.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Hô hấp là gì? Nêu sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật? 3. Bài mới: Từ khái niệm hô hấp cho thấy quá trình hô hấp chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào của môi trường? Hiểu biết về hô hấp có ý nghĩa như thế nào trong bảo quản nông sản? Ta tìm hiểu bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Mối liên quan giữa hô hấp và nhiệt như thế nào? - Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp là bao nhiêu? - Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp là bao nhiêu? - Nhiệt độ tối đa cho hô hấp là bao nhiêu? - Nêu vai trò của nước với hô hấp? - Mối quan hệ giữa hàm lượng nước và cường độ hô hấp? - Nên cần bảo quản hạt giống như thế nào? - Vai trò O 2 trong hô hấp? - Sự thay đổi nồng độ CO 2 liên quan đến hô hấp như thế nào? Hô hấp phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ, vì hô hấp bao gồm các phản ứng hóa học do các enzim xúc tác. - HS nghiên cứu SGK, tranh và thảo luận nội dung. Lượng nước tăng thì cường độ hô hấp tăng, cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước. I. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp: - Hô hấp phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ, vì hô hấp bao gồm các phản ứng hóa học do các enzim xúc tác. - Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp: 0- 10 o C - Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp: 30 - 35 o C - Nhiệt độ tối đa cho hô hấp:40 - 45 o C II./ Hàm lượng nước: Nước là dung môi và là môi trường cho các phản ứng hoá học xảy ra. Nước còn tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hoá nguyên liệu hô hấp. Vì vậy cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước. III./ Nồng độ O 2 và CO 2 1. Nồng độ O 2 : O 2 tham gia trực tiếp vào ôxy hóa các chất hữu cơ và trong hô hấp hiếu khí. - Nếu nồng độ O 2 giảm xuống 10% thì hô sẽ bị ảnh hưởng và khi giảm xuống dưới 5% thì cây chuyển sang hô hấp kị khí. 2.Nồng độ CO 2 : Nếu tăng nồng độ CO 2 thì hô hấp giảm, vì hô hấp hấp thụ O 2 và thải CO 2 . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng - Mối liên quan giữa hô hấp và nồng độ O 2 và CO 2 trong không khí như thế nào?  Nồng độ O 2 và CO 2 có mối quan hệ thuận nghịch. - Tại sao đối với lúa sau khi thu hoạch, hạt phải phơi khô? - Vậy mục tiêu của bảo quản nông sản là gì? - Hô hấp gây hậu quả gì cho việc bảo quản nông sản? Tại sao cần phải giảm hô hấp đến mức tối thiểu khi bảo quản nông sản? - Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ. Vậy để giảm đến mức tối thiểu cường độ hô hấp trong thực tế người ta thường làm gì? - Mỗi biện pháp trên thường sử dụng đối với những đối tượng nông sản nào? Phương pháp bảo quản ra sao? Vậy trong 3 biện pháp trên, biện pháp nào là hiện đại và cho hiệu quả cao hơn? - HS trả lời theo nhận thức. - Tiêu hao chất hữu cơ, giảm chất lượng và số lượng nông sản - Hô hấp tăng nhiệt độ,tăng độ ẩm,làm tăng cường độ hô hấp. Thay đổi thành phần khí trong môi trường (O 2 giảm, CO 2 tăng) hô hấp kị khí xảy ra, nông sản bị phân hủy nhanh chóng. - Vì hô hấp giảm đến 0, lúc đó nông sản bảo quản sẽ hư hỏng hoặc bị chết. IV. Hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản: 1. Mục tiêu của bảo quản: Giữ được đến mức tối đa số lượng và chất lượng của đối tượng bảo quản trong suốt quá trình bảo quản. 2. Hậu quả của hô hấp đối với quá trình bảo quản nông sản: - Hô hấp tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản. - Làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản - Làm tăng độ ẩm của nông sản do đó làm tăng cường độ hô hấp. - Làm thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản do đó làm cho đối tượng bảo quản nhanh bị phân huỷ.  Làm giảm số lượng và chất lượng của nông sản. 3. Các biện pháp bảo quản: - Bảo quản khô: Dùng để bảo quản hạt giống - Bảo quản lạnh: Phần lớn các loại thực phẩm (Rau, quả,…) - Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO 2 cao: Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và có hiệu quả cao.Tuy nhiên việc xác định nồng độ CO 2 cần thích hợp. 5.Củng cố: Dùng bảng phụ để củng cố bài học bằng các câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Nhiệt độ tối thích là gì? A. Nhiệt độ mà ở đó cây bắt đầu hô hấp B. Nhiệt độ mà ở đó cây bắt đầu giảm cường độ hô hấp. C. Nhiệt độ mà ở đó cây hô hấp với cường độ cao nhất D. Khoảng nhiệt độ mà ở đó cây hô hấp bình thường. Câu 2: Nếu tăng nồng độ CO 2 trong không khí thì hô hấp giảm. Nguyên nhân chủ yếu là: A.Nồng độ CO 2 tăng làm giảm nồng độ O 2 . B. Nồng độ CO 2 tăng làm tăng nồng độ O 2 . C. Nồng độ CO 2 tăng làm cho quá trình thải CO 2 của cơ thể tăng D. Nồng độ CO 2 cao trong môi trường ức chế thải CO 2 của cơ thể Câu 3: Các loại quả: cam, xoài, nho, lê . bảo quản bằng biện pháp nào hiệu quả cao? A. Biện pháp bảo quản khô, điều kiện nồng độ CO 2 cao. B. Biện pháp bảo quản lạnh và điều kiện nồng độ CO 2 cao. C. Biện pháp bảo quản khô và bảo quản lạnh. D. Cả ba biện pháp: khô, lạnh, nồng độ CO 2 cao - Trả lời câu hỏi 5 SGK: Vì t 0 dưới 0 0 C sẽ làm nước trong quả dông lại làm phá vở các tế bào. 6.Dặn dò: Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK trang 53, chuẩn bị bài mới: - Mỗi tổ chuẩn bị một ít lá khoai lang hoặc lá dâu và đọc trước bài thực hành 13.

Ngày đăng: 08/10/2013, 21:48

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w