KIỂMTRA 45’ ( TIẾT 11) MÔN: VẬT LÝ 8 MA TRÂN ĐỀ: Tên chủ đề Các cấp độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Chuyển động - vận tốc Biểu diễn lực- cân bằng lực - quán tính - lực ma sát Áp suất chất rắn, chất lỏng, chất khí Tổng ĐỀ: I/ TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn đáp án đúng nhất ( 6đ) [<br>] Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào không đúng? A. Ôtô chuyển động trên đường, vật làm mốc là cây xanh bên đường. B. Chiếc thuyền chuyển động trên sông vật làm mốc là người lái thuyền. C. Tàu hoả rời ga chuyển động trên đường sắt, vật làm mốc là nhà ga. D. Quả bóng rơi từ trên cao xuống đất vật làm mốc là mặt đất. [<br>] Vận tốc của một ô tô là 36 km/h, điều đó cho biết gì? A. ô tô chuyển động được 36 km. B. ô tô chuyển động trong 1 giờ. C. Trong mỗi giờ ô tô đi được 36 km. D. cho biết vận tốc ô tô [<br>] Vận tốc 54 km/h đổi ra bằng giá trị nào dưới đây? A. 54 m/s B. 54000 m/s C. 10 m/s D. 15 m/s. [<br>] Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào là chuyển động đều. A. Chuyển động của ô tô khi khời hành. B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc. C. Chuyển động của tàu hoả khi về ga. D. Chuyển động của cách quạt đang quay [<br>] Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào vận tốc của vật không thay đổi? A. Khi có một lực tác dụng lên vật B. Khi có hai lực tác dụng lên vật C. Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau. D. Khi các lực tác dụng lên vật không cân bằng nhau. [<br>] Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động thẳng, bỗng thấy mình bị nghiêng mình sang phải, Đó là vì ô tô? A. đột ngột tăng vận tốc B. đột ngột giảm vận tốc C. đột ngột rẽ sang trái D. đột ngột rẽ sang phải [<br>] Lực nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường lúc phanh gấp. B. Lực giữ cho vật đứng yên khi mặt bàn bị nghiêng. C. Lực do dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn tên đi. D. Lực xuất hiện khi viên bi lăn trên mặt bàn. [<br>] Khi đi trên gò đất trơn, ta bám chặt ngón chân xuống nền đất là để: A. Tăng áp lực của chân lên nền đất B. Giảm áp lực của chân lên nền đất C. Tăng ma sát giữa chân với nền đất D. Giảm ma sát giữa chân với nền đất [<br>] Trong các trương hợp dưới đây, trường hợp nào áp lực của người lên sàn lớn nhất. A. Người đứng cả hai chân, tay chống hông B. Người đứng một chân, tay cầm quả tạ. C. Người đứng cả hai chân, tay cầm quả tạ. D. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập người xuống. [<br>] Tại sao khi lặn người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn? A. Vì khi lặn sâu nhiệt độ rất thấp. B. Vì khi lặn sâu áp suất rất lớn. C. Vì khi lặn sâu lực cản rất lớn. D. Vì khi lặn sâu áo lặn giúp cơ thể dễ dàng chuyển động trong nước. [<br>] Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển: A. áp suất khí quyển tác dụng lên các vật trên Trái Đất theo mọi phương. B. áp suất khí quyển chỉ tác dụng lên các vật trên Trái Đất theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới. C. áp suất khí quyển có đơn vị là N/m. D. áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân. [<br>] Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng tự phồng lên như cũ B. Xăm xe đạp bơm căng ngoài trời nắng có thể bị nổ C. Dùng một ống nhựa có thể hút nước từ cốc vào miệng D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay tự phồng lên II/ TỰ LUẬN: ( 4đ) Câu 1 (1,5đ): Một người đi xe máy trong 40 phút với vận tốc không đổi là 15 m/s. Hỏi quãng đường người đó đi được là bao nhiêu km? Câu 2(1,5đ): Bể nước cao 1,8m chứa đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy bể và một điểm cách đáy 0,5m. Cho trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m 3 . Câu 3(1đ): Tại sao khi uống sữa ta hút hết sữa trong hộp thì hộp sữa bị móp méo? ĐÁP ÁN: I/ TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng 0,5 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B C D D C C C C B B A C II/ TỰ LUẬN: - Câu 1: (1,5đ) + Đổi: 40 phút = 2/3 giờ ( 0,25đ) + Đổi: 15m/s = 54 km/h ( 0,25đ) + Quãng đường người đó đi được là: ( 1đ) s = v.t = 54 . 2/3 = 36 km. - Câu 2: (1,5đ) + áp suất của nước tác dụng lên đáy bể: ( 0,5đ) P d = d.h d = 10 000 .1,8 = 18 000 (N/m 2 ) + Độ sâu của điểm cách đáy 0,5 m là: ( 0,5đ) h = 1,8 - 0,5 = 1,3 (m) + áp suất của nước tác dụng lên điểm cách đáy 0,5 m là: ( 0,5đ) P = d. h = 10 000 . 1,3 = 13 000 (N/m 2 ) - Câu 3: (1đ) Vì khi ta hút hết sữa thì áp suất trong hộp nhỏ hơn áp sất bên ngoài, nên áp suất khí quyển sẽ ép hộp sữa móp méo. . KIỂM TRA 45’ ( TIẾT 11) MÔN: VẬT LÝ 8 MA TRÂN ĐỀ: Tên chủ đề Các cấp độ nhận thức