Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
55,02 KB
Nội dung
HÌNHTHỨCPHÁPLUẬT 3.1. Khái niệm, các hìnhthứcphápluật 3.1.1. Khái niệm hình thứcphápluậtPhápluật với bản chất của nó là ý chí của giai cấp thống trị, giai cấp cầm quyền trong xã hội. Nhưng nếu chỉ tồn tại dưới dạng ý chí thì ý chí đó chưa thể coi là pháp luật. Để trở thành pháp luật, giai cấp cầm quyền phải tìm cách thể hiện ý chí của mình thành ý chí của nhà nước. Thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ý chí của giai cấp thống trị được biểu hiện thành pháp luật. Cách thức biểu hiện ý chí đó chính là hìnhthứcpháp luật. Hìnhthứcphápluật là cách thức biểu hiện ý chí của giai cấp thống trị mà thông qua đó ý chí trở thành luật pháp. 3.1.2. Các hìnhthứcphápluật Trong lịch sử xã hội loài người đã tồn tại ba hìnhthứcphápluật đó là: tập quán; tiền tệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. T ập quán pháp: là hìnhthứcphápluật ra đời sớm nhất. Trong thời kỳ đồ đá cổ đại nhà nước đã lựa chọn các phong tục tập quán được lưu truyền trong xã hội, những quy tắc xử sự phù hợp với lợi ích của giai cấp mình, nâng chúng lên thành pháp luật, bắt buộc mọi người phải thực hiện. Những quy tắc này không được ghi thành văn bản (gọi là phápluật bất thành văn) mà chỉ được nhà nước phê chuẩn hoặc thừa nhận. Đây là hìnhthứcphápluật chủ yếu của nhà nước chiếm hữu nô lệ và nhà nước phong kiến trong thời kỳ đầu. Ở một số nhà nước tư sản đặc biệt là nhà nước quân chủ vẫn còn giữ một vị trí nhất định trong hệ thống phápluật của nhà nước. Do tập quán về nguồn gốc được hình thành một cách tự phát, chậm thay đổi và có tính cục bộ cho nên về nguyên tắc không phù hợp với bản chất của nhà nước dân chủ. Tiền lệ pháp ( hay còn gọi là án lệ): là hìnhthức nhà nước thừa nhận các bản án của toà án hoặc quyết định của cơ quan hành chính trong quá trình xét sử một vụ án hoặc giải quyết một sự việc. Lấp các bản án hoặc quyết định đó làm quy tắc để giải quyết một sự việc tương tự. Hìnhthứcphápluật này được sử dụng trong nhà nước phong kiến. Hiện nay trong một số nước như: Anh, Mỹ và một số nước khác hìnhthức này vẫn chiếm vị trí nhất định trong phápluật của các quốc gia đó. Hìnhthứcphápluật này xuất phát từ hoạt động của các cơ quan hành pháp và tư pháp, rất dễ tạo ra sự tuỳ tiện trong việc áp dụng pháp luật, do đó không phù hợp với nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Văn bản quy phạm pháp luật: là hìnhthứcphápluật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới hìnhthức văn bản (pháp luật thành văn). Đây là hìnhthứcphápluật tiến bộ nhất, hiện nay đang được áp dụng một cách rộng rãi ở các quốc gia trên thế giới. 3.2. Văn bản quy phạm phápluật của nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam 3.2.1. Khái niệm, đặc điểm của văn bản quy phạm phápluật Nhà nước CHXHCN Việt Nam sử dụng văn bản quy phạm phápluật là hìnhthứcphápluật chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm phápluật năm 1996 quy định: Văn bản quy phạm phápluật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn bản quy phạm phápluật có đặc điểm sau: - Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhất định ban hành. Thẩm quyền ban hành văn bản được quy định trong hiến pháp và luật. - Hình thức, tên gọi văn bản và thủ tục ban hành văn bản được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. - Nội dung quy định trong văn bản là các quy phạm pháp luật, nghĩa là các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung, áp dụng trên một phạm vi rộng, áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội khi có những sự kiện pháp lý xảy ra. Những đặc điểm nói trên giúp ta phân biệt văn bản quy phạm phápluật với những văn bản khác như công văn, thông báo, bản tuyên bố v.v… 3.2.2. Các nguyên tắc ban hành văn bản quy phạm phápluật Ban hành văn bản quy phạm phápluật là một hoạt động quan trọng của quản lý nhà nước, vì vậy nó phải được quy định chặt chẽ dựa trên những nguyên tắc chỉ đạo thống nhất nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Các cơ quan nhà nước khi ban hành văn bản phải chú ý đảm bảo các nguyên tắc sau: + Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất + Văn bản quy phạm phápluật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, đảm bảo tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống phápluật + Văn bản quy phạm phápluật do các cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm phápluật của cơ quan nhà nước cấp trên. Theo nguyên tắc này, các vấn đề cơ bản, quan trọng nhất thuộc về quản lý nhà nước trên lãnh thổ đất nước đều do quốc hội quy định trong văn bản luật (bao gồm hiến pháp và luật). Các văn bản quy phạm phápluật khác do các cơ quan nhà nước khác ban hành, thuộc loại văn bản dưới luật, có giá trị pháp lý thấp hơn vì vậy không được trái với văn bản luật. Các cơ quan nhà nước ở địa phương ( Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân) ban hành các văn bản của các cơ quan nhà nước trung ương. Các cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản quy phạm phápluật về những vấn đề thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình, nhưng những văn bản này không được trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và cơ quan quyền lực cùng cấp. Các cơ quan nhà nước chỉ được ban hành các văn bản quy phạm phápluật trong phạm vi quyền hạn của mình với hình thức, tên gọi, nội dung đúng quy định của phápluật (Luật ban hành văn bản quy phạm phápluật năm 1996 và các văn bản hướng dẫn thi hành). Các văn bản quy phạm phápluật ban hành trái với các nguyên tắc trên thì phải bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3.2.3. Các loại văn bản quy phạm phápluật của nhà nước CHXHCN Việt Nam Trong hệ thống văn bản quy phạm phápluật của nước ta có các loại văn bản sau: - Hiến pháp, là luật cơ bản, luật gốc của nhà nước và xã hội. Hiến pháp do cơ quan quyền lực cao nhất là quốc hội ban hành. Hiến pháp quy định bao quát mọi vấn đề cơ bản nhất của nhà nước và xã hội. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất vì vậy mọi văn bản phápluật khác đều phải phù hợp với hiến pháp, nếu không phù hợp sẽ bị đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ. - Luật, là văn bản cụ thể hoá hiến pháp, điều chỉnh các quan hệ xã hội (luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình v.v…), quy định về tổ chức các cơ quan nhà nước, các quy tắc cơ bản trong quản lý nhà nước ở các ngành, lĩnh vực khác nhau (Luật tổ chức Quốc hội, Luật môi trường, Luật thuế v.v…) các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ( luật quốc tịch, luật nghĩa vụ quân sự v.v…) Luật Quốc hội con ban hành các Bộ luậthình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động. - Nghị quyết của quốc hội, là văn bản do quốc hội ban hành để chỉ đạo các công việc cụ thể. Nghị quyết của quốc hội thường không phải là văn bản quy phạm pháp luật, mặc dù hiệu lực pháp lý của chúng rất cao, tuy nhiên trong một số trường hợp nghị quyết của Quốc hội cũng là văn bản quy phạm phápluật và có hiệu lực pháp lý như luật, ví dụ Nghị quyết số 51/2001 – QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992. - Pháp lệnh, của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, là văn bản cụ thể hoá Hiến pháp, có nội dung và vai trò gần như luật. Pháp lệnh có hiệu lực pháp lý thấp hơn luật. Ngoài pháp lệnh UBTVQH còn ban hành Nghị quyết. Nghị quyết của UBTVQH có thể mang tính cá biệt hoặc quy phạm. Trong một số trường hợp pháp lệnh và nghịa quyết của UBTVQH có thể được Chủ tịch nước xem xét lại. Nếu UBTVQH không nhất trí với ý kiến của Chủ tịch nước thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định trong kỳ họp gần nhất. - Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước: Lệnh là văn bản để chủ tịch nước công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh; ban bố tình trạng khẩn cấp, động viên hoặc tổng động viên trong những trường hợp khẩn thiết. Quyết định là hìnhthức văn bản của Chủ tịch nước thực hiện thẩm quyền của mình như quyết định phong tặng các danh hiệu cao quí của nhà nước, quyết định đại xá, đặc xá v.v… Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước thường là văn bản áp dụng quy phạm, ít khi có văn bản quy phạm pháp luật. - Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ: Nghị quyết của chính phủ là văn bản để ban hành các chủ chương và chính sách cụ thể; thông qua dự án kế hoạch và ngân sách; xử lý những công việc quan trọng khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Nghị định là văn bản của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật hoặc pháp lệnh, ban hành các chế độ, thể lệ về quản lý nhà nước, quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của chính phủ. - Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng chính phủ: Quyết định của Thủ tướng chính phủ để ban hành các chủ chương, biện pháp lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Quyết định những chế độ, thể lệ và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ thị của thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra hưỡng dẫn phối hợp hoạt động của các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện các chủ chương, chính sách, pháp luật. - Thông tư, chỉ thị, quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Thông tư là văn bản hưỡng dẫn, giải thích các văn bản pháp quy của Chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ hay để hướng dẫn thực hiện những quy định về quản lý thuộc ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách. Chỉ thị của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, có các quy định về chủ chương, biện pháp chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện phápluật trong lĩnh vực công tác của ngành; giải quyết các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của các cơ quan này. Quyết định của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, để ban hành các biện pháp, thể lệ cụ thể nhằm thực hiện phápluật về quản lý ngành hoặc lĩnh vực trong cả nước; quy định các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế kỹ thuật thuộc ngành v.v… Trong trường hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cùng phối hợp với nhau để quy định một vấn đề nào đó thì văn bản ban hành gọi là văn bản liên bộ (thông tư liên bộ, chỉ thị liên bộ, quyết định liên bộ). - Nghị quyết của Hội đồng thẩm pháp toà án nhân dân tối cao được ban hành nhằm hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử. - Quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao được ban hành để quản lý các Toà án địa phương và Toà án quân sự về tổ chức, quy định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chánh án Toà án nhân dân tối cao. - Quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định các biện pháp để đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp, quy định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp quy định các biện pháp đảm bảo thi hành phápluật ở địa phương và các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân. - Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân. Quyết định là văn bản quy định các chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm thực hiện pháp luật; tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân. Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân để truyền đạt và chỉ đạo thực hiện các chủ chương, chính sách nghị quyết, quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc giao nhiệm vụ cho cơ quan hành chính cấp dưới. - Văn bản quy phạm phápluật liên tịch: là những văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với nhau hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 3.3. Hiệu lực của văn bản quy phạm phápluật Để mỗi văn bản quy phạm phápluật được ban hành đi vào cuộc sống, phát huy vai trò tác động và điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội theo đúng mục đích đã đặt ra, cần phải xác định rõ giới hạn hiệu lực của nó. Hiệu lực của văn bản quy phạm phápluật được hiểu là phạm vi không gian, thời gian và đối tượng mà văn bản quy phạm phápluật tác động tới, nghĩa là các quy phạm của văn bản trở thành những điều bắt buộc phải thực hiện đối với những tổ chức cá nhân có liên quan. Phụ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tính chất và mục đích điều chỉnh của mỗi loại văn bản, hiệu lực của chúng cũng có những giới hạn và mức độ khác nhau. Hiệu lực của văn bản quy phạm phápluật được thể hiện trên ba mặt: theo thời gian, theo không gian và theo đối tượng tác động. 3.3.1. Hiệu lực theo thời gian Hiệu lực theo thời gian được xác định từ thời điểm phát sinh đến khi chấm dứt tác động của văn bản. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm phápluật được quy định cụ thể như sau: - Các văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác. - Văn bản quy phạm phápluật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng thông báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác. - Văn bản quy phạm phápluật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản liên tịch có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó. Đối với các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp thì văn bản có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn. Đối với các văn bản quy phạm phápluật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp. - Văn bản quy phạm phápluật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực sau 10 ngày và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là 5 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn. - Văn bản quy phạm phápluật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có hiệu lực sau 7 ngày và phải được niêm yết chậm nhất là 3 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua hoặc Chủ tịch uỷ ban nhân dân ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn. Đối với văn bản quy phạm phápluật của Uỷ ban nhân dân quy định các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp quy định tại điều 47 của Luật này thì có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn. Nhìn chung đối với các văn bản quy phạm phápluật không có hiệu lực hồi tố, hay không có hiệu lực trở về trước – nghĩa là không áp dụng những quy tắc được ban hành trong văn bản cho những trường hợp đã xảy ra trước thời điểm văn bản có hiệu lực. Chỉ trong những trường hợp cần thiết, văn bản quy phạm phápluật mới được quy định hiệu lực trở về trước. Văn bản chấm dứt hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau: - Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản - Được thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó - Bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của văn bản hết hiệu lực cũng đồng thời hết hiệu lực cùng với văn bản đó, trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì còn phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm phápluật mới. 3.3.2. Hiệu lực theo không gian Phạm vi áp dụng về không gian của văn bản quy phạm phápluật có thể là trên toàn lãnh thổ quốc gia, có thể là ở một địa phương hoặc một vùng nhất định. Một văn bản có hiệu lực trên một phạm vi lãnh thổ nào đó phụ thuộc vào các yếu tố như thẩm quyền của cơ quan ban hành, tính chất, nội dung, mục đích ban hành văn bản đó. Nhìn chung thì văn bản quy phạm phápluật của các cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực trên phạm vi cả nước ( trừ trường hợp văn bản đó có quy định khác), còn văn bản quy phạm phápluật của cơ quan nhà nước ở địa phương chỉ có hiệu lực ở phạm vi địa phương tương ứng (tỉnh, huyện). 3.3.3. Hiệu lực theo đối tượng tác động Đối tượng tác động của văn bản quy phạm phápluật bao gồm các cá nhân, tổ chức và các quan hệ xã hội mà văn bản đó điều chỉnh. Thông thường các văn bản quy phạm phápluật của các cơ quan nhà nước ở trung ương được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam (trừ trường hợp văn bản có quy định khác) và cũng có hiệu lực đối với cơ quan, tổ chức, người nước ngoài, trừ trường hợp phápluật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế [...]... định đang diễn ra Đối tượng của pháp điển hoá là quy phạm phápluật và kết quả của hìnhthức hệ thống hoá phápluật này thường là đạo luật thậm chí là một bộ luật Chẳng hạn, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004 là một công trình pháp điểu hoá pháp luật tố tụng dân sự của Nhà nước ta từ trước đến thời điểm... “tập luật lệ hệ thống hoá”) Các văn bản trong tập văn bản hệ thống hoá vẫn giữ nguyên hiệu lực của nó Khi cần viện dẫn một quy phạm nào đó thì phải ghi xuất xứ là văn bản có quy phạm đó chứ không phải là tập văn bản hệ thống hoá 3.4.2 Pháp điển hoá Đây là hình thức hệ thống hoá pháp luật, trong đó tập hợp những quy phạm pháp luật về một lĩnh vực nhất định đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp. .. quy phạm phápluật khác nhau để xây dựng thành một văn bản quy phạm phápluật mới cả về nội dung cũng như hìnhthức Trong công tác pháp điển hoá không phải chỉ tập hợp quy phạm mà còn xử lý loại bỏ những quy phạm đã lỗi thời, sửa đổi những quy phạm có sai sót, bổ sung quy phạm mới để đáp ứng những đòi hỏi của việc điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định đang diễn ra Đối tượng của pháp điển hoá... các hợp tác xã và các xã viên v.v… 3.4 Hệ thống hoá phápluật 3.4.1 Tập hợp hoá Tập hợp hoá là sắp xếp các văn bản quy phạm phápluật theo một tiêu chí nhất định (theo thời gian ban hành văn bản, theo vấn đề mà văn bản quy định, theo cơ quan ban hành văn bản v.v ) Tập hợp hoá không bổ sung quy phạm mới, không thay đổi nội dung của văn bản quy phạm phápluật hoặc những phần, những điều khoản của văn bản... văn bản quy phạm phápluật do các cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành thì có hiệu lực tác động đối với các tổ chức, các cá nhân trong phạm vi lãnh thổ tương ứng thuộc quyền quản lý của cơ quan ban hành văn bản đó Cũng có những văn bản chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định, ví dụ pháp lệnh cán bộ công chức chỉ áp dụng đối với các cơ quan nhà nước và các cán bộ công chức hoặc Luật hợp tác xã chỉ . HÌNH THỨC PHÁP LUẬT 3.1. Khái niệm, các hình thức pháp luật 3.1.1. Khái niệm hình thức pháp luật Pháp luật với bản chất của nó. thống trị được biểu hiện thành pháp luật. Cách thức biểu hiện ý chí đó chính là hình thức pháp luật. Hình thức pháp luật là cách thức biểu hiện ý chí của giai