1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tép là tính từ hay....

2 378 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 59,5 KB

Nội dung

Tép tính từ hay danh từ? (Bài đã đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống số 8 (70), năm 2001, trang 39- 42 1. Đọc bài “Tôm tép, cá tép và người tép” của ông Phạm Thuận Thành (Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống số 3-2001), chúng tôi thấy có điều băn khoăn. Tác giả viết: “Trong tiếng Việt luôn xảy ra cuộc “cãi vã” đến rát cổ bỏng họng mà vẫn bất phân thắng bại về việc xác định con tép thuộc về loài cá hay thuộc về loài tôm?” [trang 3]. Chúng tôi nghĩ, trong tiếng Việt, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ xảy ra cuộc “cãi vã” như thế. Nó chỉ có thể xảy ra trong đời sống, và cũng chỉ “thỉnh thoảng”, “đôi khi” . chứ không thể “luôn luôn”. Bởi vì, nếu những người nói cùng chung một phương ngữ thì sẽ không sinh ra chuyện “cãi vã” như thế. Còn nếu khác phương ngữ, điều này cũng chỉ xảy ra khi đối tượng tham gia giao tiếp ở đây đều không thừa nhận cách nói của phương ngữ vùng khác mà chỉ coi cách nói của quê minh đúng đắn, trong sáng, chuẩn mực. Sự tranh luận nếu dựa trên cơ sở như thế thì chuyện “rát cổ bỏng họng” cũng không có gì khó hiểu và ngay các chuyên gia ngôn ngữ có lẽ cũng phải chào thua. Như trường hợp đang bàn, vì “tép” trong phương ngữ Bắc bộ có nghĩa “cá con, cá nhỏ nói chung” [5, tr. 491], còn tép trong phương ngữ Nam bộ thì có nghĩa .tép. 2. Từ cách đặt vấn đề trên, tác giả tìm đến “Từ điển tiếng Việt thông dụng” mong có câu trả lời thoả đáng. Kết quả tác giả thất vọng! Sự thất vọng ở đây vì theo tác giả, quyển từ điển này đã mâu thuẫn khi xác định nghĩa của tôm và tép. Tác giả trách cứ người soạn từ điển sao không có suy nghĩ giống mình và đặt câu hỏi: “Chẳng lẽ các tác giả này chưa một lần tranh cãi tép thuộc về loài cá hay thuộc về loài tôm?”. Trách thế hơi oan bởi vì nếu ai đó không tham gia tranh cãi về một vấn đề nào đó thì họ sẽ không biết và hiểu sai về điều đó sao? Và do có tranh cãi (chắc không phải ít lần) nên tác giả và những người tham gia mới những người hiểu đúng? Sau khi chỉ ra sự yếu kém của những người làm từ điển, tác giả khẳng định: “Vấn đề xác định tép thuộc về cá hay tôm thực chất làm trong sáng tiếng Việt, làm rõ tính chuẩn xác của tiếng Việt”. Thế nhưng, chưa có đề xuất cụ thể nên xếp tép vào loại “tôm” hay “cá” để làm trong sáng và chuẩn xác tiếng Việt thì tác giả đưa ra nhận định: “Theo tôi, ta không nên xác định tép danh từ, một loài động vật, mà chỉ xác định tép tính từ như chính cuốn “Từ điển tiếng Việt thông dụng” đã nêu ở nghĩa sau: “Tép II.t: Thuộc cỡ nhỏ so với những cái khác cùng loại, cùng loài” ví dụ như pháo tép, nứa tép. Có thể khẳng định đây cũng cách dùng chuẩn của người Việt thời xa xưa, nhưng do khẩu ngữ đã lược bớt danh từ chung chỉ loài, biến tính từ thành danh từ: cá tép = cá nhỏ biến thành tép (thuộc về cá) và tôm tép = tôm nhỏ biến thành tép (thuộc về tôm).” Những ai quan tâm đến ngôn ngữ hẳn biết chuẩn mực ngôn ngữ không phải bất biến, nó có thể thay đổi theo lịch sử. Cái mà người Việt ngày xưa dùng chuẩn chưa chắc được coi phù hợp với cách nói viết ngày nay. Khảo sát sự thể hiện của các phương tiện ngôn ngữ trong các phong cách qua từng thời kì, chúng ta sẽ thấy rõ điều này. Tác giả dẫn ra hai ví dụ “pháo tép, nứa tép” của từ điển để khẳng định đây cách nói chuẩn của người xưa đối với tính từ tép, nhưng khi lập luận “do khẩu ngữ đã lược bớt danh từ chung chỉ loài, biến tính từ thành danh từ” lại nêu ra trường hợp khác mà không nói: pháo tép = pháo nhỏ biến thành tép (thuộc về pháo) và nứa tép = nứa nhỏ, biến thành tép (thuộc về nứa) (?). . xác định tép là danh từ, là một loài động vật, mà chỉ xác định tép là tính từ như chính cuốn Từ điển tiếng Việt thông dụng” đã nêu ở nghĩa sau: Tép II.t:. Tép là tính từ hay danh từ? (Bài đã đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống số 8 (70), năm 2001, trang 39- 42 1. Đọc bài “Tôm tép, cá tép và người tép

Ngày đăng: 04/10/2013, 15:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w