lop 11 bai 18

4 420 0
lop 11 bai 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày sọan :07/04/2008 Người sọan : Nguyễn Thị Xuyến GIÁO ÁN HÓA HỌC 11 BÀI 18 :CÔNG NGHIỆP SILICAT I.MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học này HS phải -Nêu được thành phần hóa học và tính chất hóa học của thủy tinh, xi măng,gốm. -Nêu được phương pháp sản xuất các vật liệu thủy tinh, gốm,xi măng từ nguồn nguyên liệu tự nhiên. -Phân biệt được các vật liệu thủy tinh, gốm, xi măng dựa vào thành phần tính chất của chúng. -Biết cách sử dụng và bảo quản các sản phẩm làm bằng các vật liệu thủy tinh,gốm, xi măng . II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV:Sơ đồ lò quay sản xuất clanke (nếu có),mẫu xi măng. HS: Sưu tầm ,tìm kiếm các mẫu vật bằng thủy tinh, gốm, sứ. III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thọai, trực quan. IV.TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ Câu hỏi:Trình bày tính chất hóa học của silic .Viết phương trình hóa học minh họa. Trả lời: Tính chất hóa học của silic: -Tính khử +Tác dụng với phi kim:halogen,O 2 , C…. Si + 2F 2 SiF 4 Si + 2O 2 t SiO 2 Si + C SiC +Tác dụng với hợp chất 3Si + Fe 2 O 3 t o 2Fe + 3SiO 2 Si + 2NaOH + H 2 O Na 2 SiO 3 + 2H 2 -Tính oxi hóa:Tác dụng với kim lọai ở nhiệt độ cao Si + 2Mg t o Mg 2 Si 3.Tiến trình bài học: HỌAT ĐỘNG 1 A.THỦY TINH Thời gian Nội dung bài giảng Họat động của thầy Họat động của trò I.Thành phần hóa học và tính chất của thủy tinh -Thành phần:Na 2 O.CaO.6SiO 2 -Tính chất:giòn, hệ số giãn nở nhiệt lớn. II.Một số lọai thủy tinh -Thủy tinh thường:chủ yếu là Na 2 O.CaO.6SiO 2 .Làm cửa kính ,gương soi… -Thủy tinh pha lê:Thay Na 2 O, CaO bằng K 2 O,PbO. Làm thấu kính,lăng kính. -Thủy tinh đổi màu :có chứa AgBr,AgCl -Thủy tinh thạch anh:chủ yếu SiO 2 . -Thủy tinh có màu : thêm một số lọai oxit có màu : Cr 2 O 3 , Fe 2 O 3 ,MnO…. -GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thực tế hãy cho biết: +Thủy tinh có thành phần hóa học chủ yếu là gì ? +Hãy nêu một số tính chất của thủy tinh? +Thủy tinh được chia thành mấy lọai? -GV nhận xét các ý kiến của HS và bổ sung thêm thành phần và tính chất của một số lọai thủy tinh. -HS trả lời -HS ghi bài HỌAT ĐỘNG 2 B.GỐM Thời gian Nội dung bài giảng Họat động của thầy Họat động của trò Đồ gốm là vật liệu được điều chế chủ yếu từ đất sét và cao lanh. I.Gạch ngói (SGK) II.Sành, sứ 1.Sành: Đất sét 1200 0 C Sành Người ta tráng lớp men muối nóng trước khi nung để bảo vệ khỏi thấm nước. 2.Sứ :cao lanh,fenspat, thạch anh ,một số oxít kim lọai khác nung ở 1000 0 C .Để nguột tráng men rồi nung lại ở 1400 0 C được sứ . -GV yêu cầu Hs tìm hiểu SGK và cho biết: +Thành phần hóa học chủ yếu của đồ gốm là gì ? +Có mấy lọai đồ gốm?.Cách sản xuất các lọai đồ gốm như thế nào? -GV cho HS quan sát mẫu thủy tinh và đồ gốm để HS phân biệt. -HS trả lời -HS ghi bài. HỌAT ĐỘNG 3 C. XI MĂNG Thời gian Nội dung bài giảng Họat động của thầy Họat động của trò I.Thành phần hóa học của xi măng: 3CaO.SiO 2 ; 2CaO.SiO 2 ; 3CaO.Al 2 O 3 . II.Sản xuất xi măng. Đá vôi, đất sét nung 1300 0 C trong lò quay clanke.Nghiền nhỏ trộn chất phụ gia xi măng. III Quá trình đông cứng xi măng. * 3CaO.SiO 2 + 5H 2 O Ca 2 SiO 4 .4H 2 O + Ca(OH) 2 * 2CaO.SiO 2 + 4H 2 O Ca 2 SiO 4 .4H 2 O *3CaO.Al 2 O 3 + 6H 2 O Ca 3 (AlO 3 ) 2 .6H 2 O Các tinh thể hidrat này xen kẻ nhau thành từng khối cứng và bền . -GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và từ kiến thức thực tế cho biết : +Xi măng có thành phần hóa học chủ yếu là gì? +Xi măng pooclăng được sản xuất như thế nào ? +Quá trình đông cứng xi măng xảy ra như thế nào ? -GV dùng sơ đồ lò quay sản xuất clanke để mô tả sự vận hành của lò (nếu có ). -HS trả lời -HS ghi bài -HS quan sát 4.Dặn dò :Về nhà xem bài luyện tập phần kiến thức cần nhớ và làm các bài tập trong bài luyện tập. 5.Rút kinh nghiệm. 6.Bài tập tham khảo. Bài 1: Một lọai thủy tinh có thành phần phần trăm về khối lượng các oxit :75%SiO 2 , 13%Na 2 Ovà 12% CaO.Công thức hóa học của lọai thủy tinh này là : A.Na 2 O.CaO.4SiO 2 B. Na 2 O.2CaO.5SiO 2 C.2Na 2 O.CaO.6SiO 2 D. Na 2 O.CaO.6SiO 2 Bài 2:Thủy tinh trung tính được sử dụng rộng rãi trong việc chế tạo các ống nghiệm,các dụng cụ thủy tinh chịu nhiệt trong các phòng thí nghiệm.Vì sao người ta không dung thủy tinh kiềm cho các ứng dụng này ? Bài 3:Một lọai thủy tinh có thành phần gồm Na 2 SiO 3 và CaSiO 3 .Viết phương trình phản ứng để giải thích việc dùng axit flohidric để khắc chữ lên thủy tinh đó . Bài 4:Natrisilicat được điều chế bằng cách nấu nóng chảy natrihidroxit rắn với cát .Hãy xác định hàm lượng silicdioxit trong cát , biết rằng từ 25kg cát khô sản xuất được 48,8kg natrisilicat. Bài 5: Sau khi đổ bêtông được 24giờ , người ta thường phun hoặc ngâm nước để bão dưỡng bêtông.Giải thích việc làm đó và viết phương trình phản ứng. -- HẾT -- . Ngày sọan :07/04/2008 Người sọan : Nguyễn Thị Xuyến GIÁO ÁN HÓA HỌC 11 BÀI 18 :CÔNG NGHIỆP SILICAT I.MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học này

Ngày đăng: 29/09/2013, 19:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan