Chuẩn Kiến Tức Kỹ Năng Công nghề

11 1.2K 52
Chuẩn Kiến Tức Kỹ Năng Công nghề

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1. Kĩ thuật điện tử Kiến thức - Biết được vai trò và triển vọng phát triển của ngành kĩ thuật điện tử đối với sản xuất và đời sống. Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của một số linh kiện điện tử cơ bản. - Biết được khái niệm, công dụng của vi mạch tổ hợp (IC). Kĩ năng Đọc và đo được số liệu kĩ thuật của một số linh kiện điện tử cơ bản. - Biết được vai trò của ngành kĩ thuật điện tử đối với sản xuất và đời sống. - Biết được triển vọng phát triển của ngành kĩ thuật điện tử đối với sản xuất (là bộ nảo của nhiều quá trình sản xuất) và đời sống (đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người). Đối với HS khá, giỏi, trung bình yêu cầu đạt được các mục tiêu nêu trên, áp dụng vào thực tế để biết được vai trò của ngành kĩ thuật điện tử đối với một số lĩnh vực sản xuất chủ yếu như: công nghiệp, nông nghiệp và đời sống văn hóa của địa phương. Phát biểu được công dụng, mô tả được cấu tạo, nhận biết được kí hiệu và nhớ số liệu kĩ thuật, đơn vị đo của điện trở (R) gồm: trị số điện trở, công suất định mức của điện trở; điện dung (C) gồm: trị số điện dung, điện áp định mức, dung kháng; điện cảm (L) gồm: trị số điện cảm, hệ số phẩm chất, cảm kháng. Phần phân loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm để HS nhận dạng được và phân loại qua phần thực hành và bài tập về điện trở, tụ điện, cuộn cảm. Lưu ý cho HS nhận dạng các loại thông dụng, thường gặp trong thiết bị điện tử. - Biết được công dụng, cấu tạo, kí hiệu của điôt (tiếp điểm tiếp mặt, ổn áp); tranzito (PNP, NPN); tirixto, triac, điac. Phần nguyên lý làm việc và số liệu kĩ thuật của tranzito, tirixto, triac, diac để HS tham khảo thêm trong phần thực hành điôt, tirixto, triac. Phát biểu được công dụng, tái hiện được các kí hiệu của các loại điôt tiếp điểm, tiếp mặt, ổn áp; tranzito (PNP, NPN); tirixto, triac, điac trong kĩ thuật điện tử. - Biết được khái niệm quang điện tử, ứng dụng của linh kiện quang điện tử trong kĩ thuật và đời sống. - Nhận biết được vi mạch tổ hợp, phát biểu được ứng dụng trong kĩ thuật điện tử, nhận dạng được các loại IC thông dụng trong các thiết bị điện tử. - Nhận biết được điện trở, tụ điện, cuộn cảm qua hình dạng, số liệu kĩ thuật, màu sắc trên linh kiện. - Đọc và đo được số liệu kĩ thuật của điện trở, tụ điện, cuộn cảm. - Nhận biết được hình dạng, số liệu kĩ thuật của điện trở, tụ điện, cuộn cảm; - Đọc và đo được số liệu kĩ thuật của 2 trong các loại linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm. Phần đọc trị số của điện trở màu có thể để dùng HS tìm Thái độ Thực hiện đùng quy trình và các quy định về an toàn lao động khi thực hành. hiểu thực hành ( bài 3). - Nhận dạng được các loại điôt, tirixto, và triac. - Đo được điện trở thuận, điện trở ngược của các linh kiện để xác định điện cực anôt, catôt và xác định chất lượng linh kiện. Nhận dạng được các loại tranzito PNP, NPN, cao tần, âm tần, công suất nhỏ, công suất lớn. - Đo được điện trở thuận, điện trở ngược giữa các chân của tranzito PNP, NPN; phân biệt loại tốt, xấu và xác định được cực B của tranzito: đo được điện trở thuận, điện trở ngược giữa các chân của tranzito để phân biệt loại tranzito PNP, NPN. Thực hiện đúng quy trình thực hành và quy định về an toàn lao động trong thực hành; sử dụng các dụng cụ đo để thực hiện các nội dung bài học; có ý thức về tìm hiểu linh kiện điện tử. Một số mạch điện tử cơ bản Kiến thức - Hiểu được khái niệm, chức năng và nguyên lý làm việc của một số mạch điện tử cơ bản đơn giản. - Biết được nguyên tắc và các bước thiết kế mạch điện tử đơn giản. Kĩ năng Đọc được sơ đồ của một số mạch điện tử đơn giản. Biết được khái niệm, phân loại mạch điện tử theo chức năng, nhiệm vụ (mạch nguồn chỉnh lưu, mạch lọc và ổn áp; mạch khuếch đại). - Biết được chức năng, nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu, mạch lọc và ổn áp. + Phát biểu được chức năng, nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu cầu, sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều. + Mạch nguồn điện một chiều đơn giản trong thực tế gồm: các khối chỉnh lưu cầu, lọc dùng tụ hóa, ổn áp dùng IC. - Biết được chức năng, sơ đồ nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại thuật toán và mạch tạo xung đơn giản dùng IC. Yêu cầu HS đạt được mục tiêu trên: liệt kê được các chức năng , mô tả được sơ đồ và phát biểu được nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại thuật toán và mạch tạo xung đa hài đối xứng đơn giản. - Biết được nguyên tắc chung và các bước thiết kế mạch điện tử. Biết được nguyên tằc chung và các bước thiết kế mạch điện nguyên lí của mạch điện tử gồm: Nguyên tắc chung, các bước thiết kế mạch nguyên lí, thiết kế mạch lắp ráp đơn giản; tính toán và chọn được các linh kiện phù hợp trong mạch điện tử đơn giản. - Nhận dạng được các linh kiện và vẽ được sơ đồ nguyên lí từ mạch nguồn thực tế. - Giải thích được nguyên lí làm việc của mạch điện tử qua thực hành. Yêu cầu đối với HS phải đạt được các yêu cầu trên: Nhận - Thiết kế được một mạch điện đơn giản. Thái độ Thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn lao động khi thực hành. dạng được các linh kiện trên sơ đồ nguyên lí và giải thích được nguyên lí làm việc của mạch điện một chiều đơn giản gồm các khối chỉnh lưu, lọc bằng tụ điện, ổn áp. - Biết được yêu cầu thiết kế, chọn được sơ đồ thiết kế, tính toán và chọn được các linh kiện trong mạch theo mẫu. - Lắp được các linh kiện điện tử lên bo mạch thử theo đúng theo sơ đồ nguyên lí. Điều chỉnh được từ xung đa hài đối xứng sang xung đa hài không đối xứng. Điều chỉnh được chu kỳ xung nhanh hay chậm. Thực hiện đúng quy trình và quy định về an toàn lao động. Có ý thức tìm hiểu các mạch điện tử để ứng dụng vào thực tiễn đời sống. Một số mạch điện tử điều khiển đơn giản Kiến thức - Biết được khái niệm, ứng dụng của mạch điện tử điều khiển. - Hiểu được nguyên lí chung và nguyên lí điều khiển của mạch điện tử điều khiển tín hiệu và mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha. Kĩ năng - Đọc được sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp ráp mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha. - Lắp được mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha bằng các linh kiện điện tử. Thái độ - Tuân thủ quy trình thực hành: cẩn thận, kiên trì. Phát biểu được khái niệm, liệt kê các ứng dụng của mạch điện tử điều khiển, phân loại mạch theo công dụng. - Hiểu được khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu; mô tả được các khối cơ bản của mạch điều khiển tín hiệu. - Biết được công dụng của mạch điều khiển điện tử trong điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha; hiểu được mạch điều khiển tốc độ quạt điện bằng triac. - Biết cơ sở để phân loại mạch điện tử điều khiển, những ứng dụng trong các ngành kĩ thuật; các tín hiệu được điều khiển. - Phân biệt được sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp ráp mạch điều khiển tốc độ động cơ đện xoay chiều một pha; - Chọn được mạch sơ đồ nguyên lí mạch điều khiển và giải thích được hoạt động của sơ đồ; - Tính toán và chọn được các linh kiện cần thiết cho mạch; - Vẽ được sơ đồ lắp ráp của mạch. - Kiểm tra được các linh kiện đã cho; - Lắp ráp được mạch điện theo sơ đồ trên bo mạch; - Cho mạch làm việc, điều chỉnh chiếc áp và nhận xét được sự thay đổi tốc độ của quạt điện. - Thực hiện đúng quy trình và qui định về an toàn lao động. - Làm việc cẩn thận, kiên trì. Một số thiết bị điện tử dân dụng Kiến thức - Biết được khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông. - Phát biểu được khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông. - Kể tên được các khối cơ bản, mô tả được nguyên lí làm việc của hệ thống thông tin và viễn thông. Biết được khái niệm, sơ đồ khối chức năng của máy tăng âm, máy thu thanh, máy thu hình; hiểu được một số khối cơ bản của các thiết bị trên. Kĩ năng Sử dụng được một số thiết bị điện tử thông dụng. Thái độ Tuân thủ qui trình thực hành; có ý thức tổ chức kĩ luật và thực hiện các quy định về an toàn lao động. - Yêu cầu HS đạt các mục tiêu trên: mô tả được sơ đồ khối của phận phát thông tin, phần thu thông tin; nguyên tắc chung của hệ thống này; mô tả được nguyên lí làm việc của máy tăng âm loại đơn giản. - Biết được khái niệm về máy tăng âm. Sơ đồ khối và nguyên lí hoạt động của máy tăng âm. - Biết được nguyên lí làm việc của khối khuếch đại công suất của máy tăng âm. - Biết được khái niệm về máy thu thanh; sơ đồ khối và chức năng của các khối trong máy thu thanh; nguyên lí làm việc của khối tách sóng trong máy thu thanh AM. + Mô tả được sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu thanh đơn giản gồm: Khối chọn sóng, khối khuếch đại cao tần, khối dao động ngoại sai khối trộn sóng, khối khuếch đại trung tần, khối tách sóng, khối khuếch đại âm tần và khối nguồn. + Phát biểu được chức năng của các khối và nguyên lí làm việc của máy thu thanh loại đơn giản trên sơ đồ khối của máy. + Hiểu được nguyên lí làm việc của khối tách sóng của máy thu thanh AM. - Biết được khái niệm về máy thu hình ; sơ đồ khối chức năng và nguyên lí làm việc của máy thu hình loại đơn giản, cụ thể: + Mô tả được sơ đồ khối thu hình gồm: khối cao tần, khối trung tần và tách sóng, khối xử lí âm thang, khối xử lí tín hiệu hình, khối đồng bộ và tạo xung quét, khối phục hồi hình ảnh, khối vi xử lí và điều khiển, khối nguồn. + Mô tà được nguyên lí làm việc của các khối này trên sơ đồ khối. + Biết được nguyên lí làm việc của khối xử lí tín hiệu màu trên máy thu hình. Sử dụng được một số thiết bị điện tử thông dụng. Nhận biết được các linh kiện trên mạch lắp ráp của mạch khuếch đại âm tần, kiểm tra được nguyên lí làm việc của mạch này trong máy thu thanh. Tuân thủ qui trình thực hành; có ý thức tổ chức kĩ luật và thực hiện các quy định về an toàn lao động ham tìm hiểu về thiết bị điện tử. 2. Kĩ thuật điện Mạch điện xoay chiều ba pha Kiến thức Hiểu được khái niệm và vai trò của hệ thống điện - Phát biểu được khái niệm về hệ thống điện quốc gia và sơ đồ hệ thống điện. quốc gia. Hiểu được nguồn điện ba pha và các đại lượng đặt trưng của mạch điện ba pha; - Hiểu được đặc điểm mạch điện ba pha có dây trung tính. - Giải thích được các cấp điện áp của lưới điện quốc gia; kí hiệu và cấp điện áp của lưới điện quốc gia. - Giải thích sơ đồ khối, các kí hiệu, cấo điện áp ghi trên sơ đồ lưới điện. - Phân tích, giải thích được vai trò của hệ thống điện trong sản xuất, truyền tải, phân phối năng lượng điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. * Nội dung kiến thức - Nguồn điện ba pha. - Các đường dây dẫn điện. - Hộ tiêu thụ điện. - Nhiệm vụ của hệ thống điện. - Giải thích được truyền tải điện năng đi xa với công suất lớn phải nâng cao điện áp. - Định nghĩa được lưới điện quốc gia. - Các phần tử của lưới điện quốc gia. - Sơ đồ lưới điện. - Phân biệt được lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối. - Vai trò của hệ thống điện quốc gia đối với sản xuất và đời sống. - Giải thích, phân biệt được nguồn điện ba pha (máy phát điện ba pha, tải nba pha) và cá đại lượng dây ( ) , d d U I , đại lượng pha ( ) , p p U I của mạch điện ba pha. - Ghi kí hiệu của các đại lượng ( ) , , , d p d p U U I I của mạch điện ba pha trên sơ đồ. * Nội dung kiến thức - Khái niệm dòng điện xoay chiều ba pha; - Mạch điện xoay chiều ba pha; - Nguồn điện ba pha; - Nguyên lí làm việc của máy phát điện xoay chiều ba pha, đồ thị trị số tức thời và đồ thị vectơ suất điện động xoay chiều ba pha; - Kí hiệu các cuộn dây của máy phát điện xoay chiều ba pha; - Tải ba pha (khái niệm, kí hiệu trong sơ đồ điện); - Sơ đồ cách nối nguồn và tải ba phahình sao, tam giác; - Sơ đồ mạch điện ba pha; + Khái niệm d6y pha, dây trung tính, điểm trung tín trong cách nối hình sao có dây trung tín; + Các đại lượng đặc trưng của mạch điện ba pha; + Vẽ sơ đồ mạch điện, ghi kí hiệu của các lượng đặc trưng trên sơ đồ (không chứng minh công thức) - Giải thích được mạch điện ba pha có dây trung tín; tác dụng của dây trung tín; ứng dụng của mạch điện này trong thực tế. - Công thức liên hệ giữa các đại lượng dây, đại lượng pha Biết cách nối hình sao, tam giác và quan hệ giữa đại lượng dây và đại lượng pha. Kĩ năng Nối được tải ba pha hình sao và tam giác. Thái độ Thực hiện đúng quy trình làm việc và cá qui định về an toàn lao động. của mạch điện xoay chiều ba pha. * Nội dung kiến thức - Nối nguồn điện ba pha hìng sao, tải ba pha hình sao có dây trung tính; - Các đại lượng cơ bản: 0 ; ; ; ; ; ; ; d p A B C d p U U I I I I I I . - Ưu điểm của cách nối hình sao có dây trung tính. - Vẽ được sơ đồ nguồn điện nối ba pha hình sao có dây trung tính; sơ đồ tải ba pha nối hình sao, nối tam giác. - Vẽ được nguồn điện ba pha gồm: nguồn, tải ba pha hình sao có dây trung tính; nguồn ba pha nối hình sao, hình tam giác. - Viết được công thức mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng dây, đại lượng pha trong cách nối nguồn ba pha hình sao, tải ba pha hình sao có dây trung tính và tải ba pha nối hình tam giác. - Nêu được ưu điểm của mỗi cách nối. * Nội dung kiến thức - Cách nối nguồn điện ba pha. - Cách nối tải ba pha. - Sơ đồ mạch điện ba pha. - Quan hệ giữa các đại lượng dây và pha. - Vận dụng tính được các bài toán đơn giản về quan hệ của các đại lượng trong cach nối mạch điện ba pha. - Đọc được sơ đồ mạch điện ba pha hình sao, tam giác; - Nối được dây dẫn trong mạch điện ( nếu không có nguồn điện xoay chiều ba pha thì dùng mạch điện mô tả). - Nối được các dụng cụ đo vôn kế, ampe kế vào mạch điện ba pha để xác định được các đại lượng (nếu có nguồn điện xoay chiều ba pha thì yêu cầu HS đọc được trị số trên các dụng cụ đo); - Thực hiện đúng qui trình làm việc và cá quy định về an toàn lao động. - Cẩn thận, tỉ mỉ trong thực hành. Máy điện ba pha Kiến thức Biết được khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha. - Phát biểu được khái niệm máy điện xoay chiều ba pha; nguyên tắc làm việc của máy điện xoay chiều ba pha. - Nêu được căn cứ và phân loại được loại máy điện xoay chiều ba pha; * Nội dung kiến thức - Khái niệm máy điện xoay chiều ba pba: + Nguyên lí làm việc chung của máy điện xoay chiều ba pha . + Phân loại máy điện xoay chiều ba pha; + Định nghĩa được máy điện tĩnh: kể tân được một, hai loạn máy điện tĩnh. + Định nghĩa được máy điện quay; biết được động cơ - Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc, ứng dụng của máy biến áp ba pha và động cơ không đồng bộ ba pha. điện, máy phát điện là máy điện quay và nguyên tắc chung khi vận hành. - Công dụng của máy điện xoay chiều ba pha; + Máy điện tĩnh: máy biến áp, máy biến dòng. + Máy điện quay: Với máy pah1t điện làm nguồn cấp điện cho tải; động cơ điện làm nguồn động lực cho các máy thiết bị. * Biết được công dụng, cấu tạo, cách đấu dây và nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha tăng áp, giảm áp. - Nêu được khái niệm, công dụng của máy biến áp ba pha trong các ngành kĩ thuật. * Nội dung kiến thức - Khái niệm, công dụng của máy biến áp ba pha. - Định nghĩa máy biến áp ba pha. - Dựa vào điện áp vào ra để phân biệt máy tăng áp, giảm áp. - Công dụng của máy biến áp ba pha. - Cấu tạo của máy biến áp ba pha. - Cấu tạo của lõi thép (trụ từ, gông từ). - Nhiệm vụ của từng bộ phận của lõi thép khi vận hành máy biến áp ba pha. - Khái niệm dây quấn cao áp, hạ áp. - Dây quấn máy biến áp ba pha: ba cuộn vào kí hiệu: AX, BY, CZ và ba cuộn dây ra, kí hệu: ax, by, cz. - Cách đấu dây của nguồn gồm: dây cao áp và hạ áp, nối hình sao, nối hình tam giác. Cách đấu dây thứ cấp của máy biến áp cung cấp điện cho sinh hoạt thành hình sao 4 dây. - Các đại lượng dây và đại lượng pha trong cách đấu dây hình sao 4 dây. - Nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha; - Khái niệm hệ số biến áp ( ) p K và hệ số biến áp dây ( ) d K . - Công thức và cách tính ( ) p K và ( ) d K dựa vào mối quan hệ giữa các đại lượng dây và đại lượng pha theo mỗi cách đấu dây hình sao hoặc tam giác. * Biết được khái niệm, công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha. - Phát biểu được khái niệm động cơ xoay chiều ba pha: động cơ xoay chiều không đồng bộ ba pha. - Nêu được công dụng của động cơ không đồng bộ ba pha. - Mô tả được cấu tạo, kí hiệu của động cơ không đồng bộ ba pha: phần tĩnh (stato), phần quay (rôto). - Trình bày đượng nguyên lí làm việc, cách đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha. * Nội dung kiến thức - Đặc điểm của từ trường quay; - Định nghĩa động cơ không đồng bộ ba pha; động cơ ba pha có tốc độ quay (n) nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường quay của dòng điện ba pha (n 1 ). - Công dụng của động cơ không đồng bộ ba pha. - Ứng dụng của động cơ không đồng bộ ba pha trong sản xuất và đời sống. + Sử dụng động cơ không đồng bộ ba pha trong ngành nông nghiệp. + Sử dụng động cơ không đồng bộ ba pha trong ngành công nghiệp. + Sử dụng động cơ không đồng bộ ba pha trong đời sống để làm thang máy, quạt điện dùng trong sản xuất … - Trình bày được lí do động cơ không đồng bộ ba pha được ứng dụng rộng rãi; Biết cấu tạo của động cơ không đồng bô ba pha gồm hai bộ phận chính là: stato và rôto; một số bộ phận khác là: trục động cơ và nắp động cơ. - Biết được cấu tạo của stato, và rôto; một số bộ phận khác là: trục động cơ và nắp động cơ. - Biết được cấu tạo của stao gồm các bộ phận: vỏ máy, lõi thép, dây quấn và chân đế. + Lõi thép: gồm nhiều lá thép kĩ thuật điện ghép cách điện có dạng hình trụ, tạo mạch từ, trong có rãnh để đặt dây quấn satato. + Dây quấn: bằng đồng, ngoài phủ cách điện, đặt trong rãnh sato gồm ba cuộn AX, BY, CZ; nối với nhau theo quy luật. + Vỏ máy và cah6n đế lắp lõi thép và dây quấn và tạo chân đế để động cơ không rung khi làm việc; lắp hộp đấu dây của động cơ. + Biết hộp đấu có 6 đầu dây của ba cuộn dây stato. - Cấu tạo của rôto: lõi thép, dây quấn và trục động cơ. - Đối với HS khá, giỏi phân biệt được cấu tạo của hai loại rôto; - Nguyên lí làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha (tác dụng giữ từ trường quay khi đưa dòng điện xoay chiều ba pha vào cuộn dây stato với từ trường do dòng điện cảm ứng xuất hiện trong rôto do hiện tượng cảm ứng điện từ làm động cơ quay). - HS giỏi giải thích được lí do: n<n 1 , trong đó: n là tốc độ của động cơ, n 1 là tốc độ của từ trường quay. - Công thức tính 60 f n p = (vòng / phút) Trong đó: f: là tần số. P: là số đôi cực từ. - Khái niệm và công thức tính độ trượt: + Sự chênh lệch tốc độ giữa từ trường quay n 1 và tốcđộ của rô to: n 2 = n 1 – n là tốc độ trượt. Kĩ năng - Đọc và giải thích được ý nghĩa các kí hiệu trên nhãn động cơ không đồng bộ ba pha. - Phân biệt được các bộ phận chính của động cơ không đồng bộ ba pha trên máy thật. + Tỉ số 2 1 1 1 n n n S n n − = = là hệ số trượt tốc độ của động cơ không đồng bộ ba pha. - Cách đấu dây. - Hộp đầu dây. - Thanh nối trong cách nối hình sao, hình tam giác. - Áp dụng và thực tế khi đấu dây cho động cơ phù hợp với điện áp định mức của động cơ vá điện áp lưới điện ba pha. - Cách nối để đổi chiều quay của động cơ. - Đọc và giải thích được ý nghĩa các kí hiệu trên nhãn động cơ không đồng bộ ba pha (chủ yếu là các số liệu kĩ thuật). + Quan sát, mô tả được hình dạng bên ngoài của động cơ không đồng bô ba pha. + Quan sát ghi chép được tên các bộ phận của động cơ không đồng bộ ba pha. * Kĩ năng cần đạt - Biết quan sát hình dáng bên ngoài của động cơ để phân biệt được với các loại động cơ khác. Chú ý quan sát hộp nối dây. - Đọc được và hiểu ý nghĩa các kí hiệu trên nhãn của động cơ không đồng bộ ba pha. Ví dụ: + Công suất: P = 12000W. + Kí hiệu: Y/ ∆ - 380/220V. + Tần số : f = 50Hz. + Dòng điện định mức: I đm = 15A. + Tốc độ định mức: 1250 vòng/phút. + Hiệu suất: 85% η = . + Hệ số công suất cos ϕ = 0,85. + Khối lượng của động cơ, nơi sản xuất, nước, hãng sản xuất. Phân biệt được (Chủ yếu nhận dạng về hình dạng, cấu tạo, chung). Các bộ phận chính của động cơ không đồng bộ ba pha trên may thật (rô to, stato, dây quấn, vỏ máy, hộp nối dây; đo, đếm được các bộ phận của động cơ). - Với đối tượng HS khá, giỏi: đạt được yâu cầu như đã nêu. - Với đối tượng HS trung bình: phân biệt được(chủ yếu nhận dạng về hình dạng, cấu tạo chung) các bộ phận chính của động cơ không đồng bộ ba pha trên máy thật (phần rôto, stato, dây quấn, vỏ máy và hộp nối dây); ghi được mô tả, nhận xét của mình về cá bộ phận trên so với lí thuyết đã học. * Nội dung kiến thức - Biết hình dáng bên ngoài của động cơ; - Nhận dạng và phân biệt được các bộ phận chính của Thái độ động cơ (stato, rôto, nắp, trục). - Biết vị trí các bộ phận của động cơ. Thực hiện đúng quy trình và quy định về an toàn lao động. Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ Kiến thức Biết được khái niệm, đặc điểm, yêu cầu và nguyên lí làm việc của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ. Kĩ năng Phân biệt được một số bộ phận chính của mạng điện của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ Trọng tâm là đặc điểm, yêu cầu kỉ thuật của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ. - Phạm vi của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ. - Giới hạn công suất tiêu thụ của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ. - Tải thông dụng của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ. - Đặc điểm của mạng điện sản xuất qui mô nhỏ. - Đặc điểm phân bố tải của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ. Đặc điểm các thiết bị lấy điện, thiết bị tiêu thụ điện năng. - Nguồn và trị số điện áp nguồn thường dùng với mạng điện của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ, nguồn thường có điện áp 380/220 V. - Yêu cầu của mạng điện của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ. - Chỉ tiêu chất lượng điện năng: + Chỉ tiêu tần số: f = 50Hz. + Chỉ tiêu điện áp: điện áp định mức ± 5%. + Giải thích được lí do phải đảm bảo hai chỉ tiêu trên. - Yêu cầu về kinh tế. - Các yêu cầu đảm bảo an toàn khi sản xuất. - Sơ đồ mạng điện của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ. - Định nghĩa các phần tử trong mạng điện của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ. - Nguyên lí làm việc. - Cách phân bố điện năng tiêu thụ cho các tải - Vai trò của các phần tử mạng điện trong việc phân phối điện năng sử dụng. - Quy trình đóng, cắt mạch điện của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ. - Phân biệt được một số bộ phận chính của mạng điện của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ (trạm biến áp; đường dây từ biến áp đến tủ phân phối; đường dây từ tủ phân phối đến các tủ động lực, chiếu sáng; đường dây từ tủ động lực/chiếu sáng đến máy sản xuất/cụm đèn: hệ thống bảo vệ an toàn). + Nhận biết được của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ. + Nhận biết được vị trí các phần tử trong mạch điện.(Tủ điện động lực, tủ phân phối, tủ chiếu sáng…,; các thiết bị tiêu thụ điện, bảo vệ mạng điện trong các loại tủ điện; cách bố trí (đi dây) từ tủ phân phối đến tủ động lực, tủ [...]... động lực, chiếu sáng đến các tải) Thực hiện đúng quy trình và qui định về an toàn lao động Thái độ Thực hiện đúng quy trình và qui định về an toàn lao động Trích quyển hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn công nghệ THPT . CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1. Kĩ thuật điện tử Kiến thức - Biết được vai trò và triển vọng phát triển. qui định về an toàn lao động. Trích quyển hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn công nghệ THPT

Ngày đăng: 29/09/2013, 12:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan