Thực tập tốt nghiệp Sư phạm cho đoàn giáo sinh rất chu đáo và đúng theo yêu cầu, tiêu chuẩn của kế hoạch. là tiền để thực hành ngành giáo dục mầm non có hiệu quả. trong quá trình công tác. Em xin chúc toàn thể các thầy cô, Ban quản lí hai trường luôn luôn thành công trên con đường sư phạm cao cả này.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" Đó không đơn thuần chỉ là lời nói mà là lời
khẳng định về vị trí và vai trò của trẻ em - chủ nhân tương lai của đất nước - thế
hệ đang tiềm ẩn những tài năng, những giá trị tốt đẹp để có thể thay đổi ngày mai, thay đổi thế giới và làm cho nó trở nên tươi sáng hơn Bởi vậy mà nước ViệtNam ta coi giáo dục Mầm non là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Để một nền giáodục phát triển mạnh mẽ thì cần phải có một nền móng ban đầu vững chắc và giáodục Mầm non chính là nền móng, là tiền đề cho sự phát triển ấy Đồng thời giáo dục Mầm non còn có vai trò rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ
Đương thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Trẻ em như búp trên cành, biết
ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan" Tâm hồn của các em trong sáng như những trang giấy trắng vậy nên chúng ta phải biết cách để làm cho những trang giấy ấy trở nên đẹp đẽ hơn Người giáo viên Mầm non không chỉ cần có nghiệp vụ sư phạm tốt mà cần phải có một phẩm chất trong sáng để có thể hoàn thành tốt công tác chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ Thực hành sư phạm có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo nên một người giáo viên Trong đợt kiến tập vừa qua em cảm thấy may mắn khi được Trường Trung Cấp Bách Nghệ Thanh Hóa phân công về thực tập tại trường Mầm non Thủy Tiên, là loại hình trường công lập trực thuộc sự quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tp.Pleiku Bản thân em thấy tự hào và rất vinh dự Nhờ sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Ban giám hiệu, Ban chỉ đạo, tập thể giáo viên của nhà trường đã giúp em thêm tự tin trong các hoạt động Bên cạnh đó là sự ngây thơ và những câu nói hồn nhiên vui tươi của các em nhỏ đã cho em động lực để em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong 12 tuần thực tập tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn Cô Hiệu trưởng Bùi Thị Minh Khang và hai Cô Hiệu phó Nguyễn Thị Gái, Lê Thị Hồng Vân, các cô giáo trong Hội đồng Nhà
Trường, và đặc biệt em xin cảm ơn cô giáo chủ nhiệm Vũ Thị Hương - Nguyễn Thị Hiền cùng tập thể lớp Mẫu giáo Lớn 3 đã giúp em hoàn thành quá trình thực
tập tại trường của em
Qua bài báo cáo thu hoạch này, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành đếnBan lãnh dạo và Quý thầy, cô giáo trường Trung Cấp Bách Nghệ Thanh Hóa, khoa Sư phạm Mầm non đã tận tình giảng dạy và đã tạo điều kiện cho chúng em
Trang 2trong những lúc học ở trường Xin được gửi đến Ban giám hiệu nhà trường, cô giáo Bùi Thị Minh Khang, Nguyễn Thị Gái, Lê Thị Hồng Vân cùng các cô trong Hội đồng sư phạm trường Mầm non Thủy Tiên lòng biết ơn sâu sắc nhất
Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, công tác tốt để hoàn thành tốt sứ mệnh cao cả của người chiến sĩ trên mật trận văn hóa, xứng đáng là những người ươm mầm cho thế hệ trẻ
Em xin chân thành cảm ơn!
Gia Lai, ngày 09 tháng 05 năm 2016
Giáo sinh
Nguyễn Thị Thủy Tiên
Trang 3137/1999/QĐ-UB ngày 21 tháng 05 năm 1999 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Pleiku Năm 2001 xã Biển Hồ được chia tách thành 2 đơn vị hành chính là
Phường Yên Thế và xã Biển Hồ, trường đứng chân trên địa bàn phường Yên Thế,được đổi tên là trường Mầm non 17/3 theo quyết định số 495/2001/QĐ-UB ngày
19 tháng 09 năm 2001 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Pleiku Đến năm 2011 trường được đổi tên là Trường Mầm non Thuỷ Tiên theo quyết định số 1810/QĐ-UBND ngày 26 tháng 07 năm 2011 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Pleiku
- Trải qua hơn 40 năm phát triển và truởng thành, được sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục thành phố, sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể, sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ sư phạm, đến nay nhà truờng đã có một cơ sở khá khang trang với cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, sân chơi có cây xanh bóng mát, vuờn hoa, đồ chơi ngoài trời bằng nhựa cao cấp phục vụ đầy đủ cho các hoạt động học tập và hoạt động vui chơi ngoài trời của trẻ Nhà trường luôn phấn đấu để hoàn thành xuất sắc Công đoàn cơ sở vững mạnh Chi bộ trong sạch vững mạnh
- Chức năng, nhiệm vụ: Chăm sóc, giáo dục các cháu mầm non từ nhà trẻ đến
mẫu giáo Ngoài ra, trường còn nhận nhiệm vụ quản lý về chuyên môn cơ sở Mầm non tư thục, Nội trú gia đình trên địa bàn phường Yên Thế
- Đội ngũ sư phạm nhà trường đoàn kết, có bề dày kinh nghiệm, tiếp tục được tăng cường trẻ hóa và chuẩn hóa; có tinh thần yêu nghề, mếm trẻ, có ý thức trách
Trang 4nhiệm với công việc được giao, năng động, nhiệt tình, sáng tạo, không ngừng nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, tạo dựng được uy tín đối với xã hội và phụ huynh học sinh Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy ngày càng được đội ngũ giáo viên chú trọng, vận dụng và đạt hiểu quả cao.
- Cơ sở vật chất trường lớp khang trang, trang bị đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị trong lớp học phục vụ hoạt động nuôi dạy trẻ ngày càng hoàn thiện
03 lớp Mẫu giáo 3 tuổi / 84 cháu
04 lớp Mẫu giáo 4 tuổi / 118 cháu
03 lớp Mẫu giáo 5 tuổi / 109 cháu
01 lớp ghép học 2 buổi trên ngày
- Số trẻ học bán trú: 329 trẻ
- Số trẻ học 2 buổi / ngày: 20 trẻ / 1 lớp
b/ Hệ tư thục: 351 cháu chia thành 13 nhóm, lớp.
2/ Đội ngũ cán bộ quản lý - giáo viên - công nhân viên : 33 người.
Trong đó:
+ Ban giám hiệu: 03 người; Nữ: 03.
Trình độ chuyên môn: Đại học Mầm non: 02
+ Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 23 người; Nữ: 23; Dân tộc thiểu số: 01.
Trình độ chuyên môn: Đại học: 11 người; Cao đẳng: 03 nguời; Trung Cấp: 09 người
+ Nhân viên: 08 người; Nữ: 07; Nam: 01 (Bảo vệ); Nhân viên y tế: 01; Nhân
viên kế toán: 01; Nhân viên phục vụ: 01; Nhân viên cấp dưỡng: 04
III/ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ:
Trường Mầm non Thuỷ Tiên hoạt động dưới sự quản lý của Phòng Giáo dục thành phố Pleiku, của Đảng uỷ, Uỷ Ban Nhân Dân phường Yên Thế thực hiện cácmục tiêu giáo dục của bậc mầm non quy định trong kế hoạch năm học Cụ thể:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyên môn, kế hoạch các cuộc vận động, các phong trào, thanh tra nội bộ, kiểm tra, dự giờ thăm lớp, tổ chức kiến tập trường, tham gia kiến tập trường, duy trì sinh hoạt chuyên môn, tổi chức hội họp đánh giáviệc thực hiện nhiệm vụ đề ra và triển khai nhiệm vụ cho tháng tới kịp thời
- Quản lý các nhóm mầm non tư thục trong việc thực hiện quy chế chuyên môn,
Trang 5thanh tra, kiểm tra chuyên đề; đặc biệt có sư tham mưu và phối kết hợp chặt chẽ với địa phương trong việc kiểm tra nắm bắt, theo dõi chấn chỉnh các nhóm trẻ giađình hoạt động tự phát.
- Thực hiện công tác tham mưu, vận động phụ huynh học sinh tham gia các
phong trào, phối kết hợp trong công tác nuôi dạy trẻ, xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức các hội thi cho cô và cháu Tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị bên trong phục vụ công tác nuôi dạy trẻ, quy hoạch sân chơi, vườn trường, từng bước cải tạo, bổ sung cây xanh bóng mát, bồn hoa, cây cảnh, tạo cảnh quan cho nhà trường theo tiêu chí xanh - sạch - đẹp, vệ sinh, an toàn chotrẻ
- Tăng cường công tác tuyên truyền phụ huynh, phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương tổ chức các hội thi cho cô và cháu, chăm sóc sức khỏe học sinh
IV/ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN:
- Trường Mầm non Thuỷ Tiên có 01 chi bộ độc lập gồm 10 Đảng viên, 03 đối tượng Đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ phường Yên Thế Nhiều năm qua chi bộ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị lãnh đạo nhà trường, công đoàn bằng nghị quyết cụ thể, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể tất cả vì sự phát triển chung của nhà trường Liên tục trong 5 năm qua chi bộ, đạt "Trong sạch vững mạnh, trong sạch vững mạnh tiêu biểu"
- Công đoàn thúc đẩy tốt các phong trào thi đua và chăm lo bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đảng của Người lao động
- Thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục Hiện nay, nhà trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở 100% nhóm/lớp từ công lập đến tư thục Ban giám hiệu có kế hoạch cụ thể trong công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ, những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thông qua các hội thi, lớp học năng khiếu, các đợt thi đua dạy tốt - học tốt, phong trào làm
đồ dùng dạy học, viết sáng kiến cải tiến kinh nghiệm, thao giảng, kiến tập, các hội thi và đặc biệt, để hưởng ứng phong trào " Trường học thân thiện, học sinh tích cực" Lựa chọn những bài hát dân ca, đồng dao, trò chơi dân gian đưa vào chương trình giảng dạy và tổ chức hoạt động ngoại khóa phù hợp từng độ tuổi
- Tổ chức cho giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn, chuyên đề và các hoạt động bề nổi, hoạt động đoàn thể do nhà trường và công đoàn tổ chức Số giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy ngày càng nhiềunhư: soạn giáo án vi tính, khai thác thông tin trên mạng phục vụ chuyên môn, chotrẻ làm quen với máy tính
V/ CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ:
- Hàng năm nhà trường trực tiếp nhận số trẻ từ 2 - 5 tuổi trên địa bàn thành phố nói chung và đặc biệt là phường Yên Thế nói riêng, vào trường học theo nhu cầu của phụ huynh Chia nhóm, lớp theo độ tuổi quy định, thực hiện chương trình
Trang 6chăm sóc giáo dục của Bộ Giáo dục ban hành Vì là trường trung tâm và đạt chuẩn Quốc gia mức độ I nên 100% lớp thực hiện chương trình giáo dục Mầm non từ nhà trẻ 24 - 36 tháng đến mẫu giáo 3 - 4 - 5 tuổi Ngoài ra thực hiện một
số chuyên đề trọng tâm như: chuyên đề nâng cao chất lượng chuyên môn Làm quen với toán; Làm quen văn học; Giáo dục âm nhạc; Hoạt động vui chơi; Phát triển vận động; Chuyên đề vệ sinh,
- Nhà trường có 2 loại hình chính Giáo dục trẻ đó là: mô hình học bán trú và học
2 buổi / ngày Ngoài công tác giảng dạy, nhà trường còn tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng các cháu Tổ chức cho trẻ ăn tại trường 3 bữa / ngày, uống sữa hàng ngày Thực hiện khám sức khoẻ định kỳ, cân đo theo dõi sức khoẻ cho trẻ bằng biểu đồ phát triển, phối hợp với y tế tiêm và uống thuốc phòng theo quy định của cơ sở y tế
- Hàng năm tổ chức các hội thi: Bé khéo tay, bé khoẻ bé ngoan, bé tập làm nội trợ, hội thi cô nuôi giỏi, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo
* Nhà trường thực hiện nhiệm vụ năm học và chương trình giáo dục mầm non do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường
- Trẻ được khám sức khỏe định kỳ, uống thuốc phòng bệnh, được cân đo theo dõibằng biểu đồ phát triển
- Tỷ lệ chuyên cần ở trẻ luôn đạt trên 90% ở mẫu giáo và từ 85% trở lên đối với nhà trẻ
- Sự phát triển của trẻ: Được nhà trường đánh giá vào cuối mỗi giai đoạn, học kỳ vào cuối năm học qua các bài tập cụ thể của từng độ tuổi theo đánh giá về chuẩn phát triển trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
VI/ QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ:
- Trường có diện tích 5.808 m² gồm: 1 điểm chính ( có diện tích 5.408 m², địa chỉtại số 02, đường Lương Thế Vinh, Tổ 3 phường Yên Thế), 01 điểm nằm lẻ ở làngBrukngol, điểm chính có sân chơi, hàng rào bao quanh nằm ở khu dân cư đông, yên tĩnh, điểm lẻ cách điểm chính khoảng 3 - 4 km nhưng cũng thuận lợi cho việchuy động trẻ ra lớp Phòng làm việc và phòng học có đầy đủ các trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho công tác quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ
- Các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố, cửa thông thoáng, mát vềmùa hè, ấm về mùa đông, các phòng học xây theo công trình khép kín Có công trình vệ sinh riêng từng lớp, có hiên chơi phía trước và sau rộng rãi, trang bị đồ dùng tối thiểu nhất để phục vụ việc dạy và học cũng như sinh hoạt của trẻ Ngoài
ra trường còn có các phòng chức năng khác như: Phòng làm việc của ban giám hiệu, văn phòng, phòng y tế, khu vực nhà bếp phục vụ bán trú được xây dựng và thiết kế theo quy trình bếp ăn 1 chiều
Trang 7PHẦN II.
LÝ DO VÀ KHÁI QUÁT CÁC NỘI DUNG LỚN
CỦA BÁO CÁO
* LÝ DO VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.
Giáo dục mầm non là một bậc giáo dục mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam Đặc biệt, giáo dục mầm non là nền tảng cho toàn bộ hệ thống giáo dụcquốc dân Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ của toàn thể, toàn dân và toàn xã hội Xong người trực tiếp gánh vác trách nhiệm là đội ngũ giáo viên luôn phấn đấu hếtmình vì sự nghiệp giáo dục
Viết báo cáo tốt nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của giáo sinh nhằm thể hiện
những hiểu biết của mình sau đợt thực tập, nắm được những kiến thức trong ngành và áp dụng khi ra trường Đây cũng là một văn bản để nhà trường đánh giá kết quả đạt được của mỗi sinh viên, bên cạnh đó viết báo cáo sẽ giúp sinh viên thực tập củng cố, rút kinh nghiệm cũng như tạo điều kiện nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và phát huy tính chủ động sáng tạo trong bản thân mỗi sinh viên
➢ Giúp cho sinh viên sư phạm đi sâu vào tìm hiểu thực tế giáo dục, tiếp xúc với các cháu, phụ huynh và các trường Mầm Non Qua đó tăng thêm lòng yêu nghề, mến trẻ, thúc đẩy quá trình tự học, tự rèn luyện theo yêu cầu nghề nghiệp
➢ Và cuối cùng là để thực hiện mục đích, yêu cầu của đợt thực tập tốt nghiệp, cố gắng hơn nữa để hoàn thiện trình độ chuyên môn, tác phong của bản thân, không ngừng phấn đấu, phát huy tài năng cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, đó
là những lí do mà em làm bài báo cáo thu hoạch này
Trong bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, kính mong Ban chỉ đạo thực hành, cũng như giáo viên trong trường đóng góp ý kiến bổ sung để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
* CÁC NỘI DUNG LỚN CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.
- Những nội dung, kết quả được nghe, đã tìm hiểu quan sát, đã làm theo các nội
dung chính của chương trình, kế hoạch Thực tập tốt nghiệp
- Nhận xét về mặt mạnh, nổi bật, hạn chế của đơn vị Thực tập địa phương qua tìmhiểu, quán sát về thực hiện nhiệm vụ của đơn vị Thực tập tốt nghiệp
- Những thu hoạch của bản thân qua tìm hiểu, quan sát và làm đối với từng nội dung trong chương trình Thực tập tốt nghiệp Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với bản thân qua từng nội dung Thực tập tốt nghiệp Những cái mới thu nhận được để bổ sung, củng cố kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và những mặt còn hạn chế của bản thân cần khắc phục
CHƯƠNG II: NỘI DUNG BÁO CÁO
PHẦN I.
Trang 8MỞ ĐẦU NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
I Nghe báo cáo tìm hiểu chung về cơ sở thực tập.
Tìm hiểu chung về cơ sở thực tập
Ngày dự: 22/02/2015
*Nội dung.
Yêu cầu thu hoạch:
Viết báo cáo thu hoạch về cơ sở thực tập sau khi nghe báo cáo của cô Nguyễn ThịGái- Phó hiệu trưởng nhà trường về cơ sở thực tập, về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và các hoạt động cơ bản của nhà trường
Kết quả thu hoạch:
Sau khi được nghe cô giáo Nguyễn Thị Gái - Phó hiệu trưởng nhà trường báo cáo
về cơ sở thực tập, về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và các hoạt động cơ bản của nhà trường vào chiều thứ 2, ngày 22 tháng 02 năm 2016 Bản thân em đã thu thập được những nội dung như đã được nêu ở chương I (Phần giới thiệu về trường Mầm non Thủy Tiên)
II Nhiệm vụ và phạm vi báo cáo
+ Tham gia phụ cô giáo cho trẻ dùng bữa ăn trong ngày
+ Cùng với trẻ vui chơi, sinh hoạt, được gần gũi trẻ
+ Làm một số thao tác vệ sinh cho trẻ, phòng học cho trẻ
+ Biết làm một số hoạt động của nhà trẻ và mẫu giáo
* Phạm vi viết báo cáo:
- Phạm vi viết báo cáo thu hoạch rất ngắn vì thời gian thực tập ở trường mầm nonThủy Tiên chỉ có 12 tuần (22/02 - 15/05/2016) với quy mô chỉ trong 12 tuần, em
Trang 9cùng các bạn trong nhóm thực hiện chia nhau làm công tác chủ nhiệm và làm những công việc chính trong đợt thực tập.
- Thực tế thì em phải luôn cố gắng phấn đấu để hoàn thành được tốt nhiệm vụ được giao trong đợt thực hành này, nhưng phạm vi rất ngắn chỉ qua sự chỉ dẫn của Ban giám hiệu của trường mầm non Thủy Tiên cùng với giáo viên hướng dẫn
Vũ Thị Hương và Nguyễn Thị Hiền và cùng với các bạn trong nhóm
IV.Kế hoạch cho nội dung thực tập giảng dạy.
- Tìm hiểu thực tế chăm sóc giáo dục trẻ
- Nghe báo cáo về tình hình hoạt động của
trường, địa phương nơi trường đóng
- Tìm hiểu gia đình trẻ , biết thêm thói quen hoạt động của trẻ ở nhà để có sự phốihợp gia đình và nhà trường
* Kế hoạch tìm hiểu và thu thập thông tin:
- Thu thập thông tin qua báo cáo về tình hình hoạt động của trường và công tác chủ nhiệm lớp của các cô
- Tìm hiểu qua giáo viên chủ nhiệm lớp, nắm tình hình sinh hoạt, đặc điểm của từng lớp đề ra kế hoạch phù hợp cụ thể
* Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp:
- Những công việc hàng ngày
- Lên kế hoạch cụ thể cho từng phần
Trang 10V/ Những suy nghĩ và kinh nghiệm của bản thân về công tác giáo dục.
- Được phân công thực tập tại trường mầm non Thủy Tiên em thấy rất vui và hạnh phúc, bởi đây là môi trường thuận lợi giúp em vững vàng hơn trong chuyên môn Các thầy, các cô đã rất tận tình chỉ bảo cho em từng bước đi
- Chỉ có 12 tuần thôi - một khoảng thời gian tuy ngắn nhưng chừng đó đã đủ cho
em hiểu rằng: để làm tốt công tác của mình, hoàn thành sứ mệnh cao cả của một người giáo viên, hơn ai hết bản thân mỗi lớp trẻ như chúng em cần trang bị cho mình một vốn kiến thức, có đủ nhiệt huyết với nghề và lòng yêu trẻ Phải biết tương trợ cùng đồng nghiệp để vạch ra cho mình những bước đi tốt nhất
1 Chăm sóc sức khỏe và quản lý trẻ:
a Tinh thần, thái độ, ý thức, đối với công tác thực hành chăm sóc sức khỏe và quản lý trẻ.
- Ai cũng có con đường riêng của mình và em cũng vậy đã chọn cho mình làm
mẹ, làm chị, làm những người bạn thân bên những ánh mắt thơ ngây trong sáng Đây là một công việc đầy những khó khăn của một cô giáo Mầm non chưa có giađình như em, nhưng được sự chỉ bảo tận tình của các chị, các cô trong trường như được tiếp thêm sức mạnh để rồi từ đó em đặt ra cho mình một tiêu chuẩn Phải nâng niu những chồi non đang dần hé nở đề các cháu có thêm đôi cánh vữngbước vào đời Để có những đứa trẻ bụi bẫm, khỏe mạnh, thông minh cần có bàn tay nâng niu của cô giáo Mầm non Để làm được điều đó, cô giáo Mầm non như chúng em đây cần có tinh thần, thái độ nghiêm túc, cẩn thận trong từng bữa ăn chu đáo trong từng giấc ngủ của trẻ Để tạo được mối quan hệ gần gũi giữa cô và
Trang 11trẻ, giáo viên là người mẹ, là người bạn cùng chơi với trẻ để có thể nắm bắt được đầy đủ thông tin về trẻ Cô giáo phải thường xuyên trò chuyện với phụ huynh để
có cách chăm sóc trẻ tốt hơn
b Những công việc đã làm và kết quả đạt được
- Trong thời gian thực tập, được phân công về lớp, em luôn thực hiện đầy đủ chế
độ sinh hoạt cho trẻ, coi mình như một giáo viên thực sự của trường, chăm lo tất
cả các hoạt động ăn, ngủ, học, chơi, tập quan tâm đến vệ sinh của trẻ cũng như môi trường xung quanh trẻ Quan tâm quản lý trẻ từ lúc đón trẻ đến lúc trả trẻ, dovậy các cháu trong lớp đều khỏe mạnh, thích tham gia các hoạt động.Là một giáosinh thực tập, em luôn luôn học hỏi những kinh nghiệm của giáo viên hướng dẫn,
vì vậy em được các cô các chị trong trường chỉ dẫn tận tình, được các cháu tin yêu
c Bài học kinh nghiệm
- Qua công tác thực tập chăm sóc và quản lý trẻ tôi nhận thấy việc chăm sóc sức khỏe và quản lý trẻ tốt sẽ giúp cho người giáo viên tự tin hơn trong mọi tổ chức, các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng toàn diện Để chăm sóc sức khỏe và quản lý trẻ tốt, giáo viên phải hiểu rõ hoàn cảnh cũng như đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, vì vậy giáo viên Mầm non không chỉ gần gũi với trẻ mà còn gần gũi với phụ huynh trong thời gian đón trẻ và trả trẻ Từ đó để có phương pháp chăm sóc sức khỏe và quản lý trẻ phù hợp, kích thích trẻ tham gia các hoạt động và quan trọng nhất là tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh, góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non
2 Thực hành giáo dục:
- Thực hành giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi giáo sinh thực hành, đây là điều kiện thuận lợi nhất để chúng em được áp dụng những gì mình đã học từ kiến thức ở trường để đối chiếu, so sánh vào thực tế giảng dạy ở trường mầm non Đây cũng chính là cơ hội để mỗi giáo sinh như chúng em được bộc lộ và thể hiện năng lực của mình trên từng tiết dạy cũng như trong các hoạt động khác
a Ý thức, tinh thần, thái độ.
- Bản thân em luôn coi giáo dục là một khoa học vi thể trong thời gian thực tập
em luôn có thái độ nghiêm túc, luôn cố gắng hết sức để thực hiện các tiết dạy mộtcách tốt nhất, nhưng đang còn non yếu tay nghề về kinh nghiệm thực tế còn ít nên em tích cực tìm tòi khám phá những cái hay cái mới để làm cho các hoạt động cũng như các tiết dạy thêm hiệu quả Bên cạnh đó em cần tham khảo thêm nhiều ý kiến đóng góp của các giáo viên hướng dẫn, thường xuyên trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm để tích lũy thêm vốn kiến thức cộng với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ
b Những kết quả đạt được.
- Nhờ sự hướng dẫn chặt chẽ và chu đáo từ phía ban chỉ đạo và hướng dẫn mà em
Trang 12đã biết vận dụng các nguyên tắc, phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý, khả năng nhận thức của trẻ.
- Mặt khác em đã nắm bắt được công tác chủ nhiệm lớp đã kết hợp được giữa lý thuyết và thực tế giúp em hiểu rõ hơn về các hoạt động trong ngày của trẻ
c Bài học kinh nghiệm.
- Qua đợt thực tập này, bản thân em nhận thấy đây là một nội dung quan trọng
mà người giáo viên tương lai cần phải biết và hiểu mới thực hiện tốt các công việc của mình trong quá trình phát triển của sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là nhữngnhiệm vụ của người giáo viên cũng như của nhà trường trong hoạt động dạy và học Do vậy, trong quá trình tìm hiểu thực tế của nhà trường và địa phương bản thân em đã tích cực chủ động trong công tác tìm hiểu, tham gia và ghi chép đầy
đủ các báo cáo của nhà trường, ngoài ra còn tiếp tục tìm hiểu thêm qua đội ngũ giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh để biết thêm tình hình trong và ngoài nhà trường
- Đúng như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo" Sẽ không có giới hạn thời gian trong lao động của người thầy giáo Do
vậy, em thấy mình cần phải có tinh thần trách nhiệm cao hơn và phải cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập và rèn luyện Có như vậy mới trở thành một người chiến sĩ giỏi trên mật trận văn hóa và một người công dân có ích trong xã hội
3 Những bài học kinh nghiệm:
- Qua thực tế tìm hiểu và tiếp cận với các em học sinh càng khiếm cho em thêm yêu mến nghề giáo viên mà mình đã chọn Càng ý thức được nhiệm vụ vinh quang của mình là bước tiền đề tạo nên những con người mới phù hợp với sự phát triển của đất nước, của xã hội
- Tạo cho em có những kỹ năng mới trong nghề dạy học như kỹ năng tiếp cận vớitrẻ, kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, kỹ năng soạn giáo án, công tác chủ nhiệm lớp, các hoạt động đoàn thể và làm cho em nhận thấy bản thân mình vẫn còn rất nhiều điều chưa làm được Do vậy, em cần phải thường xuyên trau dồi rèn luyện nghiệp vụ hơn nữa
- Để có một lớp học nghiêm túc có chất lượng cao về văn hóa ngoài những
phương pháp giảng dạy của từng giáo viên thì "Công tác chủ nhiệm lớp" cũng là
Trang 13vấn đề mấu chốt, quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp được nhà trường phân công phụ trách, là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức và thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện mà gia đình và xã hội giao cho.Giáo viên chủ nhiệm là nguời trực tiếp rèn luyện và bồi dưỡng các em thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
* Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp:
Giáo viên chủ nhiệm có 3 nhiệm vụ chính như sau:
- Một là: Giảng dạy các bộ môn, tổ chức giáo dục rèn luyện học sinh.
- Hai là: Học tập nâng cao sự hiểu biết, đạt trình độ chuẩn, phấn đấu đạt trên
chuẩn (Cao đẳng sư phạm, Đại học sư phạm)
- Ba là: Nêu cao các phẩm chất trong công tác giáo dục học sinh Bao gồm 5
- Gắn bó mật thiết với tập thể sư phạm và cộng đồng
- Sống giản dị, lành mạnh, trung hậu, bao dung, vui tươi cởi mở Có tác phong mẫu mực
- Ham hiểu biết cái mới, luôn nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và rèn luyện tự hoàn thiện nhân cách
- Lớp rộng rãi, sáng sủa, thoáng đầy đủ tiện nghi, đồ dùng đẹp, đồ dùng học tập
và đồ chơi đầy đủ, thuận tiện cho việc sử dụng cho cô và trẻ
- Giáo viên có năng lực sư phạm, yêu nghề, yêu trẻ Được tham gia tập huấn về chương trình giáo dục mầm non mới, hiểu nhau và phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ
- Đa số trẻ khoẻ mạnh, khả năng nhận thức của trẻ tương đối tốt
- Phụ huynh có trình độ văn hóa, rất quan tâm đến việc chăm sóc - giáo dục trẻ
+ Khó khăn :
- Một số cháu kém ăn: Cháu Thiện, Tâm, Toàn nên chế độ chăm sóc nuôi
dưỡng có khó khăn hơn
- Một số cháu nhút nhát chưa tự tin: Quỳnh, Tuấn
Trang 14- Phòng học, phòng ngủ còn chung.
II/ Nhiệm vụ công tác chủ nhiệm trong thời gian thực tập
- Công tác xây dựng tập thể học sinh:
+ Tìm hiểu hồ sơ, sổ sách của GVCN, cách ghi chép, soạn các biểu bảng
+ Nắm sĩ số trẻ, làm quen với trẻ về: tên, sở thích, các đặc điểm cá nhân khác.+ Trò chuyện với trẻ, giúp đỡ trẻ chậm phát triển, sức khỏe yếu, trẻ cá biệt
+ Tiếp xúc với phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ
III/ Mục tiêu phát triển giáo dục:
- Có khả năng kiểm soát tốt vận động thay đổi hướng chạy đúng theo mệnh lệnh Phát triển sự nhanh nhẹn, khéo léo trong chạy nhanh, bò theo đường dích dắc, khả năng phối hợp các giác quan và vận động
- Thực hiện tốt các kĩ năng tự phục vụ đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng,thay quần áo, cởi dầy dép, thực hiện các công việc trực nhật
Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
- Có nề nếp thói quen, hành vi trong sinh hoạt ăn, ngủ, vui chơi
- Có một số thói quen, hành vi tốt trong ăn uống và vệ sinh phòng bệnh
- Nhận biết và tránh nơi nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho bản thân (Không nghịch
ổ điện, không chơi vật sắc nhọn, đi bộ bên phía phải ) Biết gọi người lớn khi đaubụng, mệt
- Nhận biết và phân biết được một số loại thức ăn thông thường
2 Phát triển nhận thức :
- Khám phá khoa học:
- Tính tò mò tích cực tìm tòi, khám phá và phát hiện sự thay đổi của các sự vật, hiện tượng xung quanh Hay đặt câu hỏi tại sao? Làm thế nào? Để làm gì? Khi nào?
- Phân biệt bản thân với bạn cùng tuổi
- Nhận biết các hình khối, định hướng trong không gian và thời gian
- Nhận biết, đọc và tập tô được 29 chữ cái
Trang 15-Nhận biết một vài nét đặc trưng về danh lam thắng cảnh của địa phương và quê hương đất nước.
3 Phát triển ngôn ngữ:
- Nhận dạng được chữ cái và phát âm được các âm đó
- Khả năng nghe hiểu: Thể hiện hành vi văn minh trong giao tiếp, lắng nghe
- Hình thành một số kỹ năng, đọc và sao chép các kí hiệu: Thể hiện hành vi đọc sách, nhận ra các kí hiệu, tên quen thuộc
- Tham gia vào các trải nghiệm đọc - viết: Đọc ở góc chơi, kể lại chuyện, tạo ra những câu chuyện, bài thơ, bài hát đơn giản
4 Phát triển tình cảm - xã hội:
- Hợp tác chia sẻ bạn bè trong các hoạt động
- Có hành vi ứng xử với bản thân và người xung quanh
- Mạnh dạn tự tin chơi hòa thuận và hợp tác với bạn, quan tâm tới bạn bè
- Có trách nhiệm và thực hiện công việc đến cùng
- Yêu quý, quan tâm đến ông bà, bố mẹ, anh chị em, cô giáo, bạn bè qua thái độ
và việc làm
- Vui vẻ, mạnh dạn, tự tin trong biểu lộ ý kiến của mình, nói năng lễ phép, chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi người khác
5 Phát triển thẩm mỹ:
- Thể hiện sự thích thú trước vẻ đẹp của môi trường xung quanh và nghệ thuật
- Thích nghe nhạc, nghe hát, chăm chú lắng nghe và nhận ra những giai điệu của bài hát, bản nhạc
- Hát đúng và biết thể hiện sắc thái tình cảm qua các bài hát mà trẻ yêu thích
- Biết nhận biết sản phẩm của mình, của bạn
- Yêu thích tham gia các hoạt động nghệ thuật: Âm nhạc, tạo hình, hoạt động nghệ thuật khác
- Thể hiện sự sáng tạo trong khi hát, vận động, vẽ, xé dán, nặn, làm đồ chơi, đóngkịch
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ 12 TUẦN MẪU GIÁO LỚN NĂM HỌC
Hoạt động ngoài trời
- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
- Cô cùng trẻ trò chuyện về ngày nghỉ Giáo dục trẻ biết yêu quí chăm sóc những
Trang 16con vật nuôi trong gia đình (CS22)
- Tập bài hát: Con cào cào
- Dạo chơi sân trường (lồng ghép các hoạt động chủ đích trong ngày) (CS46)
- TC DG: Mèo đuổi chuột (CS46)
* LQ văn học: Thơ "Mèo đi câu cá".( CS48).
* Hoạt động tạo hình: Vẽ con gà trống ( CS87)
Thứ năm
25/02/2016
* GD Âm nhạc: Hát vỗ tay theo nhịp bài "Chú mèo con" Nghe hát bài "Gà gáy le te" Trò chơi âm nhạc: "Nghe tiếng kêu đoán tên con vật" (CS101) Thứ sáu
- So sánh độ dài của 3 đối tượng.
- Tìm chữ cái đã học trong tranh có chứa các từ (CS86)
* Bé yêu nghệ thuật
- Vẽ, tô màu, xé, cắt dán, nặn các con vật nuôi trong gia đình (CS87)
- Trẻ múa hát một số bài về chủ đề các con vật nuôi trong gia đình(CS101)
* Thư viện của bé
- Làm sách, đọc sách truyện, xem tranh, ảnh liên quan chủ đề (CS83)
* Bé yêu thiên nhiên
- Bé chăm sóc cây cảnh, lau lá cây, hoa, chơi với cát, nước, sỏi, đá (CS55) Hoạt động chiều
- Thứ 2: TCHT Hãy làm lại như cũ (CS30).
Trang 17- Thứ 3: TCVĐ: Mèo bắt chuột (CS30) LQCC: Ôn chữ cái đã học h,
k (CS86)
- Thứ 4: TCPV: Chơi phòng khám của bác sĩ thú y (CS55), LQVH: Ôn
Thơ "Mèo đi câu cá".( CS48).
- Thứ 5: TCXD: Xây dựng trại chăn nuôi (CS46) - LQVT Ôn: Nhận biết mối
quan hệ hơn kém số lượng trong phạm vi 8 (CS104*)
- Thứ 6: Sinh hoạt văn nghệ, nêu gương cuối tuần (CS22)
TUẦN II: CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
Thực hiện từ ngày 29/02 đến ngày 04/03/2016
Hoạt động ngoài trời
- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
- Cô cùng trẻ trò chuyện về ngày nghỉ Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh.(CS22)
- Tập bài hát: Con cào cào
- Dạo chơi sân trường (lồng ghép các hoạt động chủ đích trong ngày) (CS46)
- TC Dân gian: Bịt mắt bắt dê (CS46)
Trang 18-Biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định và theo yêu cầu (CS116)
- Tìm chữ cái đã học trong tranh có chứa các từ (CS86)
* Bé yêu nghệ thuật
- Vẽ , tô màu , xé, cát dán , nặn các con vật sống trong rừng (CS87)
- Trẻ múa hát một số bài về chủ đề các con vật sống trong rừng (C22-CS101)
* Thư viện của bé
- Làm sách, đọc sách truyện, xem tranh, ảnh liên quan chủ đề (CS83)
* Bé yêu thiên nhiên
- Bé chăm sóc cây cảnh, lau lá cây, hoa, chơi với các, nước, sỏi, đá (C11-CS48)
- Thứ 6: Sinh hoạt văn nghệ, nêu gương cuối tuần ( CS22)
TUẦN III CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
Trang 19- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về ngày nghỉ chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi.( CS22)
- Tập bài hát: Con cào cào
- Dạo chơi sân trường (lồng ghép các hoạt động chủ đích trong ngày) (CS46) -
TC Dân gian: Lộn cầu vồng (CS46).
- Nhận biết các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 9 .( CS104)
- Tìm chữ cái đã học trong tranh có chứa các từ.
* Bé yêu nghệ thuật
- Vẽ, tô màu, xé, cát dán, nặn các con vật sống nưới nước ( CS87)
Trang 20- Trẻ múa hát một số bài về chủ đề các con vật sống dưới nước (CS101)
* Thư viện của bé
- Làm sách, đọc sách truyện, xem tranh, ảnh liên quan chủ đề (CS83)
* Bé yêu thiên nhiên
- Bé chăm sóc cây cảnh, lau lá cây, hoa, chơi với các, nước, sỏi, đá ( CS55) Hoạt động chiều
- Thứ 2: TCHT: Thêm con nào (CS30).
- Thứ 3: TCVĐ: Cáo và thỏ (CS30) Ôn chữ cái p,q ( CS86)
- Thứ 4: TCPV: Cửa hàng bán hải sản, nấu ăn ( CS30) - LQVH: Ôn Thơ
"Con cua mà có hai càng" (CS71).
- Thứ 5: TCXD: Xây dựng ao thả cá, các động vật sống dưới nước.
- LQVT: Ôn Dạy trẻ biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định và theo yêu cầu ( CS27)
- Thứ 6: Sinh hoạt văn nghệ, nêu gương cuối tuần ( CS22)
TUẦN IV:CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ LOẠI CÔN TRÙNG (CHIM)
Hoạt động ngoài trời
-.Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định, xem tranh ảnh các côn trùng
- Cô cùng trẻ trò chuyện về ngày nghỉ Trẻ biết dạ thưa lễ phép với người lớn ( CS22)
- Tập bài hát: Con cào cào
- Dạo chơi sân trường (lồng ghép các hoạt động chủ đích trong ngày) ( CS46)
- TC Dân gian: Chim bay cò bay ( CS46)
Trang 21* HĐTH: Cắt, dán con Bướm.( CS87)
Thứ năm
19/3/2015
* GDAN: - Hát vận động theo bài "Chị Ong Nâu và em bé" Nghe hát bài:
"Ba con Bướm" Trò chơi âm nhạc: " Ai nhanh nhất" ( CS101)
- Nhận biết các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 9 (CS104).
- Tìm chữ cái đã học trong tranh có chứa các từ.
* Bé yêu nghệ thuật
- Vẽ, tô màu, xé, cát dán, nặn các loại côn trùng-chim(CS87)
- Trẻ múa hát một số bài về chủ đề các loại côn trùng-chim (CS101)
* Thư viện của bé
- Làm sách, đọc sách truyện, xem tranh, ảnh liên quan chủ đề (C18-CS83)
* Bé yêu thiên nhiên
- Bé chăm sóc cây cảnh, lau lá cây, hoa, chơi với các, nước, sỏi, đá (CS55) Hoạt động chiều
- Thứ 2: TCHT: Tìm những con vật cùng nhóm (CS30).
- Thứ 3: TCVĐ: Mèo và chim sẻ (CS30).
- Ôn chữ cái p, q (CS86)
- Thứ 4: TCPV: Cửa hàng bán hải sản, bán các con vật nuôi (CS30)- LQVH
Ôn Thơ "con chim chiền chiện" (CS48).
- Thứ 5: TCXD: Xây dựng vườn bách thú (CS46) Ôn: LQVT; Đếm đến 9,
nhận biết số lượng 9 Nhận biết chữ số 9 ( CS104*)
- Thứ 6: Sinh hoạt văn nghệ, nêu gương cuối tuần ( CS22)
TUẦN I: CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
Trang 22Hoạt động ngoài trời
- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định, xem tranh ảnh về hiện tượng tự nhiên
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung chủ đề một số hiện tượng tự nhiên (CS23)
- Tập bài hát: Nắng sớm (CS13)
- Dạo chơi sân trường (lồng ghép các hoạt động chủ đích trong ngày) (CS56)
- TC Dân gian: Thả đỉa ba ba (CS56)
* GDÂN: Hát vỗ tay theo nhịp"Cho tôi đi làm mưa với" Nghe hát "Bà còng
đi chợ trời mưa" Trò chơi " Ai nhanh nhất" (CS101*)
* Thư viện của bé
- Làm sách, đọc sách truyện, xem tranh, ảnh liên quan chủ đề (CS63)
* Bé yêu thiên nhiên
Trang 23- Bé chăm sóc cây cảnh, lau lá cây, hoa, chơi với các, nước, sỏi, đá (CS56)
- Thí nghiệm: gieo hạt có nước và không có nước
- Thứ sáu: Sinh hoạt văn nghệ, nêu gương cuối tuần ( CS23)
Tuần II: CHỦ ĐỀ: NƯỚC
Hoạt động ngoài trời
- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định, xem tranh ảnh về nước
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung chủ đề nước.( CS23)
Trang 24"Trò chơi "Tai ai tinh"( CS101*)
- Đo dung tích nước, so sánh và diễn đạt kết quả đo .(CS106)
- Tìm chữ cái đã học trong tranh có chứa các từ.
* Bé yêu nghệ thuật
- Vẽ, tô màu, xé, cát dán, nặn về nước
- Trẻ múa hát một số bài về chủ đề nước
* Thư viện của bé
- Làm sách, đọc sách truyện, xem tranh, ảnh liên quan chủ đề (CS70)
* Bé yêu thiên nhiên
- Bé chăm sóc cây cảnh, lau lá cây, hoa, chơi với cát, nước, sỏi, đá (CS56)
- Thí nghiệm nước: Nước leo dốc, sự hoà tan
Hoạt động chiều
- Thứ hai: TCHT: Nước lên xuống dốc (CS56)
- Thứ ba: TCVĐ: Trời mưa ( CS23)( - Ôn chữ cái g, y (CS63)
- Thứ tư: TCPV: Chơi gia đình ( CS40)LQVH: Ôn Truyện "Giọt nước tí xíu".( CS70)
- Thứ năm: TCXD: Xây dựng hồ, ao cá (CS40) LQVT: Ôn Tách, gộp nhóm đồ vật có số lượng thành 2 nhóm ( CS104*)
- Thứ sáu: Sinh hoạt văn nghệ, nêu gương cuối tuần (CS23)
CHỦ ĐỀ: MÙA HÈ - MÙA ĐÔNG
Hoạt động ngoài trời
- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định, xem tranh ảnh về mùa hè - mùa đông
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung chủ đề mùa hè - mùa đông ( CS23)
- Tập bài hát: Nắng sớm (CS13)
Trang 25- Dạo chơi sân trường (lồng ghép các hoạt động chủ đích trong ngày) ( CS56)
- TC Dân gian: Chìm nổi (CS56)
- Hình ảnh, tranh ghép, lô tô các mùa.
- Tìm chữ cái đã học trong tranh có chứa các từ.
* Bé yêu nghệ thuật
- Vẽ, tô màu, xé, cát dán, nặn về mùa hè - mùa đông
- Trẻ múa hát một số bài về chủ đề mùa hè- mùa đông
* Thư viện của bé
- Làm sách, đọc sách truyện, xem tranh, ảnh liên quan chủ đề " (CS70)
* Bé yêu thiên nhiên
- Bé chăm sóc cây cảnh, lau lá cây, hoa, chơi với các, nước, sỏi, đá (CS56)
- Thí nghiệm: Một số loại hạt để trẻ gieo mầm
Hoạt động chiều
Trang 26- Thứ hai: TCHT: Sự hoà tan ( CS56)
- Thứ ba: TCVĐ Nhảy qua suối nhỏ ( CS23) Ôn chữ cái g, y.
- Thứ tư: TCPV: Gia đình (CS40)-LQVH: Ôn Thơ "Gió bốn mùa".
- Thứ năm: TCXD: Xây dựng công viên (CS40)
LQVT Ôn: Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Thứ sáu: Sinh hoạt văn nghệ, nêu gương cuối chủ điểm (CS23)
TUẦN 1: CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG THÂN YÊU CỦA BÉ
Hoạt động ngoài trời
- Cô đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh, gợi ý cho bố mẹ đưa con đi tham quan các danh lam thắng cảnh ở địa phương vào những ngày nghỉ Cho trẻ xem tranh ảnh về quê hương
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung chủ đề quê hương (CS17)
- Tập bài hát: Hoà bình cho bé (CS14)
- Dạo chơi sân trường (lồng ghép các hoạt động chủ đích trong ngày) (CS97)
* LQVH: Dạy trẻ bài thơ "Ngôi nhà" Tác giả Tô Hà (CS72)
* HĐTH:Vẽ cảnh quê hương em.(CS8)
Thứ năm
14/04/2016
*GDÂN: Dạy hát "Quê hương tươi đẹp" Nghe hát "Em đi trong tươi xanh" Trò
chơi "Ai nhanh nhất"
Thứ sáu
15/04/2016
* LQVT: Đếm đếm 10-nhận biết các nhóm có 10 đối tượng-nhận biết chữ số 10
Trang 27- Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10.
- Tìm chữ cái đã học trong tranh có chứa các từ
* Bé yêu nghệ thuật
- Hát múa, đọc thơ, kể chuyện về quê hương (CS72)
- Xé dán, tô màu, cắt, nặn, vẽ về các loại rau, quả, trang phục truyền thống (CS7)
* Thư viện của bé
- Sưu tầm và xem tranh, ảnh trò chuyện về các cảnh đẹp của quê hương (CS79)
* Bé yêu thiên nhiên
- Bé chăm sóc cây cảnh, lau lá cây, hoa, chơi với các, nước, sỏi, đá ( CS51)
Hoạt động chiều
- T2: TCHT: Tìm đúng số nhà ( CS31)
- T3: TCVĐ: Nhảy qua suối nhỏ (CS51) Ôn chữ cái đã học g, y
-T4: TCPV: Gia đình ( CS51) -Ôn: LQVH: Ngôi nhà( CS72)
-T5: TCXD: Xây dựng công viên, vườn hoa (CS51- LQVT: Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai và gọi tên các ngày trong tuần.
-T6 : Sinh hoạt văn nghệ, nêu gương cuối tuần ( CS17)
TUẦN II; CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM DIỆU KỲ
Hoạt động ngoài trời
- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng vào đúng nơi quy định
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung chủ đề quê hương (CS17).)
- Tập bài hát: Hoà bình cho bé (CS14)
- Dạo chơi sân trường (lồng ghép các hoạt động chủ đích trong ngày) (CS97)
- TC Dân gian: Mèo đuổi chuột (CS31)
Hoạt động có chủ đích
Thứ hai
18/04/2016
Trang 28* KPKH: Tìm hiểu về "Đất nước Việt Nam diệu kỳ" (CS97) (CS114)
* GDÂN: Hát vỗ tay theo phách bài "Yêu Hà Nội" Nghe hát bài "Việt Nam quê
hương tôi".Trò chơi âm nhạc: "Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng" (CS101*)
- Hình ảnh, tranh ghép, lô tô Đất nước Việt Nam.
- Tìm chữ cái đã học trong tranh có chứa các từ
* Bé yêu nghệ thuật
- Vẽ, tô màu, xé, cát dán, nặn về Đất nước Việt Nam
- Trẻ múa hát một số bài về chủ đề (CS7)
* Thư viện của bé
- Làm sách, đọc sách truyện, xem tranh, ảnh liên quan chủ đề (CS79)
* Bé yêu thiên nhiên
- Bé chăm sóc cây cảnh, lau lá cây, hoa, chơi với các, nước, sỏi, đá (CS51) Hoạt động chiều
- T2; TCHT: Đi đúng luật (CS31)
- T3;TCVĐ : Đồ chơi nhảy lên (CS31) Ôn chữ cái đã học; s, x.
- T4; TCPV: Chơi gia đình (CS51).Ôn Truyện "Sự tích Hồ Gươm".
-T5;TCXD: Xây dựng công viên, vườn hoa (CS51) - Ôn LQVT; Đếm đến 10, nhận biết các nhóm có 10 đối tượng, nhận biết chữ số
Trang 29- Sinh hoạt văn nghệ, nêu gương cuối tuần (T6 ) (CS17).
Hoạt động ngoài trời
- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định, xem tranh ảnh về Bác Hồ
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung chủ đề quê hương (CS17)
- Tập bài hát: Hoà bình cho bé (CS14)
- Dạo chơi sân trường (lồng ghép các hoạt động chủ đích trong ngày) (CS97)
- TC Dân gian: : Lộn cầu vồng (CS31)
* PTVĐ: - Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục ( CS14)
* LQCC: Trò chơi với chữ cái s, x ( CS79)
Thứ tư
27/04/2016
* LQVH: Dạy trẻ bài thơ "Ảnh Bác" ( CS72)
* HĐTH: Vẽ vườn hoa lăng Bác ( CS14)
Thứ năm
28/04/2016
* GDÂN: Múa hát bài "Nhớ ơn Bác" Nghe hát bài "Ai yêu nhi đồng bằng Bác
Hồ Chí Minh" Trò chơi âm nhạc: "Bao nhiêu người hát"
Thứ sáu
29/04/2016
* LQVT: Tách gộp nhóm đồ vật có số lượng 10 thành 2 nhóm.( CS105) Hoạt động góc
Trang 30- Hình ảnh, tranh ghép, lô tô Bác Hồ.
- Tìm chữ cái đã học trong tranh có chứa các từ ( CS89)
* Bé yêu nghệ thuật
- Vẽ, tô màu, xé, cát dán, nặn về Bác Hồ (CS7)
- Trẻ múa hát một số bài về chủ đề ( CS101)
* Thư viện của bé
- Làm sách, đọc sách truyện, xem tranh, ảnh liên quan chủ đề ( CS79)
* Bé yêu thiên nhiên
- Bé chăm sóc cây cảnh, lau lá cây, hoa, chơi với cát, nước, sỏi, đá (CS51) Hoạt động chiều
- T2 : TCHT: Đoán xem đó là ai? (CS31)
-T3: TCVĐ; Cướp cờ (CS31) - Ôn chữ cái đã học ; x, s (CS79)
-T4 : TCPV: Cô giáo (CS51) LQVH: Ôn thơ "Ảnh Bác".(CS72)
-T5 : TCXD: Xây dựng lăng Bác (CS51 - LQVT: Ôn Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10 (CS105)
-T6 : Sinh hoạt văn nghệ, nêu gương cuối tuần ( CS17)
CHỦ ĐỀ: BÁC HỒ VỚI CÁC CHÁU NHI ĐỒNG
Hoạt động ngoài trời
- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định, xem tranh ảnh về Bác Hồ với các cháu nhi đồng
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung chủ đề quê hương ( CS17)
- Tập bài hát: Hoà bình cho bé ( CS14)
- Dạo chơi sân trường (lồng ghép hoạt động chủ đích)
- TC Dân gian: Chi chi chành chành ( CS31)
Trang 31* Thư viện của bé
- Làm sách, đọc sách truyện, xem tranh, ảnh liên quan chủ đề ( CS79)
* Bé yêu thiên nhiên
- Bé chăm sóc cây cảnh, lau lá cây, hoa, chơi với cát, nước, sỏi, đá ( CS51)
Trang 32Hoạt động chiều
- T2;TCHT: Bạn có gì khác ( CS31)
-T3;TCVĐ: Ai nhanh nhất( CS31) - Ôn chữ cái đã học; s,x.( CS79)
-T4;TCPV:Gia đình( CS51)- LQVH Ôn truyện "Chiếc vòng bạc" ( CS72)
-T5;TCXD:Xây dựng lăng Bác ( CS51) - Ôn LQVT Ôn "Tách gộp nhóm đồ vật có số lượng 10 thành 2 nhóm".( CS105)
-T6; Sinh hoạt văn nghệ, nêu gương cuối tuần (CS17)
IV/ Biện pháp cụ thể:
- Đầu năm dựa vào kế hoạch của trường xây dựng kế hoạch cá nhân cụ thể, phùhợp với tình hình lớp
- Hàng tháng theo dõi việc học tập, để đánh giá trẻ
- Đầu tư soạn giảng chất lượng, lồng ghép các chuyên đề trọng tâm vào các hoạtđộng
- Phối hợp phụ huynh để giảng dạy chăm sóc tốt
- Khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
V/ Kinh nghiệm trong giảng dạy:
- Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần nghiệp vụ trong công tác, linh
hoạt nhạy bén trong mọi tình huống
- Tích cực tham gia tốt phong trào thi đạt kết quả cao
- Luôn quan tâm chăm sóc trẻ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, chăm sóc
luôn tạo niềm tin được phụ huynh tin cậy
- Luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
PHẦN IV.
TÌM HIỂU VÀ DỰ GIỜ MẪU VỀ CÔNG TÁC DẠY HỌC
1.Chức năng, nhiệm vụ của công tác dạy học.
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dụcViệt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế
- Giáo dục Mầm non tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đẩy mạnh và phát triển giáo dục, tạo một môi trường thân thiện, tích cực
+ Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong nhà trường Có giảipháp để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng Chú trọng cả năm lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Thựchiện tốt các chuyên đề, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển vận động cho trẻ
Trang 33trong trường mầm non.
3.Nhận thức của bản thân về công tác dạy học.
- Qua những tiết dạy mẫu của các cô ở trường đã giúp cho chúng em bước đầu cócái nhìn tổng quát về phương pháp và cách tổ chức giảng dạy lớp học theo
phương pháp mới, cách phân bố thời gian trong một tiết học, cách thức soạn giáo
*Nhận thức của bản thân em về công tác dạy học:
Những tiết dự giờ mẫu của các cô dạy trong đợt thực hành sư phạm này giúp chúng em hiểu rõ năng lực dạy học của bản thân mình để càng cố gắng học tập thêm, rèn luyện nâng cao tay nghề hơn nữa trong thời gian sắp tới để trở thành một giáo viên tốt Hơn thế nữa, đây cũng chính là một cơ hội tốt cho chúng em học tập kinh nghiệm từ những giáo viên của trường Mầm non Thủy Tiên
* CÔNG TÁC GIẢNG DẠY:
- Trong quá trình thực tập em đã thực hiện 12 tiết dạy bao gồm 7 tiết dạy hoạt
động có chủ đích, 3 tiết hoạt động chiều, 1 tiết thể dục buổi sáng và 1 tiết hoạt động ngoài trời
- Sau đây, là những giáo án em đã được tập dạy trong thời gian đi thực tập
GIÁO ÁN
CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC.
Hoạt động học: Làm quen với văn học.
Tên bài: Thơ đồng dao " Con cua mà có hai càng"
Nhóm lớp: 5-6 tuổi (Lá 3).
Thời gian: 25-30 phút.
Ngày dạy: 09/03/2016.
Trang 34GSTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên.
GVHD: Vũ Thị Hương.
I Mục đích, yêu cầu.
1 Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ
- Hiểu nội dung bài thơ
- Trẻ thuộc thơ, đọc diễn cảm khi thể hiện bài thơ
2 Kỹ năng:
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3 Thái độ:
- Trẻ chú ý học thơ cùng cô giáo và các bạn
- Yêu quý, bảo vệ các loài động vật và môi trường sống
II Chuẩn bị:
- Powerpoint minh họa thơ "Con cua mà có hai càng"
- Tranh ảnh các con vật Cua, cá, rùa, voi, chim
- Nhạc bài hát "Cá vàng bơi"
Tích hợp: KPKH, GDÂN.
III Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
DK Hoạt động của trẻ
1 Giới thiệu hoạt động học:
- Cô đọc câu đố để trẻ giải đố:
Con gì sống ở trong hang
Hai càng tám cẳng, bò ngang suốt đời?
+ Hôm nay cô có một bài thơ đồng dao cũng nói về rất nhiều con vật đấy, các conhãy cùng nhau lắng nghe và xem có những con vật nào nhé!
2 Phát triển hoạt động học:
a Hoạt động 1: Cô đọc thơ:
- Cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ.
Trang 35+Cô vừa đọc bài thơ tên là gì nào?
- Cô đọc lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp tranh minh họa máy tính.
b.Hoạt động 2: Đàm thoại:
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ tên là gì? Vậy nội dung bài thơ nói về các con vật gì?
+ Các con vật đó sống ở đâu?
*6 câu thơ đầu:
- Cô đọc 6 câu đầu
+ Bạn nào cho cô biết có những con vật nào? Chúng sống ở đâu?
+ Bài thơ đã miêu tả con cua/con cá/con rùa như thế nào?
+ Các con vật này có ích gì cho con người chúng ta?
*4 câu thơ sau:
- Cô đọc 4 câu thơ sau
+ 4 câu thơ trên nói về con vật gì?
+ Chúng sống ở đâu? Được miêu tả như thế nào?
- Cô chốt lại: Các con vật đều có ích cho cuộc sống con người chúng ta, vì vậy
các con cần yêu thương, bảo vệ các loài động vật, không xã rác bừa bãi xuống môi trường nước làm ô nhiễm môi trường
a Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ:
- Cô cho trẻ đọc thơ 2-3 lần
- Cô chú ý sữa sai cho trẻ, đọc lại từ khó, khuyến khích trẻ đọc thơ diễn cảm
- Cho trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân
- Đọc thơ qua các hình thức đọc nối, đọc theo hướng chỉ tay của cô
- Cho cả lớp đọc lại một lần nữa
- Cho cá nhân lên ngâm thơ
a Hoạt động 4: Trò chơi Con gì biến mất.
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi: Cho trẻ quan sát trên màn hình máy tính xuất hiện hình ảnh các con vật, sẽ có con vật bị biến mất, nhệm vụ của trẻ là đoánđúng tên con vật đó
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
Trang 36Hoạt động học: Hoạt động tạo hình.
Tên bài dạy: Xé dán đàn cá.
- Của cô: Tranh mẫu gợi ý của cô Giấy màu, hồ dán Bài nhạc "Cá vàng bơi"
- Của trẻ: Giấy màu hồ dán, khăn lau cho trẻ
Tích hợp: GDÂN, KPKH.
III.Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
DK Hoạt động của trẻ
1 Giới thiệu hoạt động học:
- Cho trẻ hát bài "Cá vàng bơi".
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát