1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

LONG MẠCH.doc

7 471 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

LONG MẠCH - HUYỆT VỊ Phần này đề cập về "Long mạch - huyệt vị" theo Phong thủy cổ truyền và Phong thủy hiện đại. Nội dung nhằm làm sáng tỏ thế nào là long mạch và thế nào là huyệt vị dưới ánh sáng của khoa học- vừa định nghĩa lại, vừa góp phần bô sung nâng cao hiện đại hóa. Để hiểu rõ hơn bản chất thực về lĩnh vực này. Long mạch - huyệt vị Long mạch Theo phong thủy cổ truyền Mạch, nghĩa gốc là huyết quản. Mạch là nơi cư ngụ của máu, “Tốn vấn – Mạch yếu tinh vi luận” viết. “Sử ký – Mông điềm truyện” viết ; “Trường thành bắt đầu từ Lâm Triệu, xuyên suốt Liêu Đông dài trên vạn dặm thì không thể tránh được long mạch bị đứt ? ”, “Mối khi đến nơi danh sơn đại mạch đều gọi thần ở đó đến để hỏi về sơn xuyên mạch”. “Như vậy người xưa quen gọi quan hệ giữa núi sông là mạch”, “Núi nhấp nhô, sông vươn dài uốn khúc, như rồng nằm, rồng múa, rồng vươn dậy, rồng bay. Vì vậy, các nhà phong thủy gọi sông núi là long mạch” Vương Ngọc Đức viết. Người Trung Hoa xưa sùng bái rồng (con vật không có thật, do tưởng tượng mà có). Cho nên dùng “long” để đặt tên, sơn mạch gọi là long mạch . Để tìm long mach, trước hết phải xác định bằng được núi tổ, từ đây sẽ phân biệt long mạch to (chính) hay nhỏ (phụ), do đó mà biết sức khỏe tốt hay xấu. Cách phân biệt núi tổ phải dựa vào nguồn nước. Tuy nhiên, phân biệt chính phụ là để biết lai mạch (mạch đến) to nhỏ và thịnh suy. Còn muốn biết sang hèn, giả thật thì trước hết phải xem “nhập cục” và “nhập thù”. Ngoài tìm nguồn nước để xác định núi tổ, còn phải quan sát hình thế, tức là quan sát núi. Phong thủy 1 Trung Hoa coi Côn Lôn là cội nguồn của long mạch là địa chủ (đầu của đất), cho rằng các núi lớn trong thiên hạ đều do Côn Lôn kéo dài ra hoặc chi mạch. Dương quân Tùng đời Đường trong “Long kinh” viết “ Côn Lôn là xương sống của trời đất, trấn giữ thiên tâm (trái tim trời) là vật khổng lồ, cũng như con người có xương sống, xương cổ, có tứ chi nổi lên. Tứ chi chia thành 4 thế giới, bốn mạch ở nam bắc tây đông. Núi thuộc nội khí ( khí bên trong) như núi đất, như nhà, như chủ nhà, như vua. Nước thuộc ngoại khí (khí bên ngoài) như thành, như tường, như bề tôi, như khách. Do đó bất kỳ thầy phong thủy nào khi xem tướng địa (xem đất lấy huyệt) cũng phải quan sát núi và nước. Thủy tụ tức long tận. Thủy giao nhau tức long dừng lại, thủy chẩy xiết tức sinh khí tản mát, thủy lưu thông tức nội khí tụ. Núi quản về con người, nước quản về của cải. Nguồn nước vươn xa thì long khí vượng, phát phúc lâu dài. Nguồn nước ngắn thì phúc ngắn. Các thầy phong thủy Tung Hoa đưa ra thuyết “Tam long” nói về long mạch của đại lục Trung Quốc. Đại lục Trung Quốc có 2/3 đất đai là sông núi, như vậy 2/3 diện tích ẩn chứa long mạch ”. Tóm lại: "long mạch là núi là sông", ngược lại lấy núi sông mà định long mạch. Đây có thể được xem như “định nghĩa” thế nào là “long mạch” của phong thủy cổ Trung Hoa. Tức là, long mạch chỉ xuất hiện ở vùng có núi và sông đi kèm, hiển nhiên vùng đồng bằng không có long mạch, kể cả vùng có núi nhưng không có sông cũng vậy. Theo đúng “định nghĩa” ấy thì ở Việt Nam ta “long mạch” chỉ xuất hiện ở vùng Tây bắc và một phần Đông bắc và dọc miền Trung mà thôi. Tuy nhiên “long mạch” ở đây sẽ không hoàn chỉnh, chỉ là long mạch phụ (nhánh), thậm chí không có, nếu có cũng không thể tốt. Vì, theo định nghĩa trên muốn tìm “long mạch” phải tìm cho ra “núi tổ và nước nguồn”. Núi, sông của ta lại hầu hết bắt nguồn từ Trung Quốc, Lào. Tức là trên đất ta không có “núi tổ, sông nguồn”. Điều này khác hoàn toàn với cách hiểu bấy lâu nay của các thầy phong thủy Việt Nam, tràn lan chỗ nào cũng long mach huyệt vị. Nên mỗi khi chọn đất cất nhà, đặt 2 mồ mả, nhất nhất không thể thiếu vai trò của thầy phong thủy để đuổi tìm bằng được long mạch huyệt vị. Đã không có “long mạch” (sơn mạch) ở nơi đất bằng (gồm cả vùng đồng bằng) thì làm sao tìm thấy, lấy ở đâu ra, mà các thầy phong thuy vẫn bận rộn hành nghề đàng hoàng? Theo phong thủy hiện đại Trong đời người có 4 việc lớn : lập nghiệp, lập gia đình, làm nhà, mồ mả tổ tiên. Ai cũng muốn mọi việc xuôn xẻ, tốt đẹp. Đặc biệt trong đó nơi ăn chốn ở, nơi đặt mồ mả được “yên lành” là nhu cầu chính đáng của con người. “Yên lành” ở đây tạm hiểu là mảnh đất có “long mạch” tốt. Vậy, dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, cụm từ “yên lành” hay “long mạch” tốt xấu nên hiểu như thế nào cho chuẩn xác. Để làm điều đó có lẽ nên định nghĩa lại và xác lập bản chất thực cho nó trên cơ sở thuyết về “tia đất” – “địa bức xạ”. Định nghĩa long mạch theo thuyết tia đất : các tầng đất đá thông thường gồm 3 pha: rắn, lỏng, khí. Nếu ngoài 3 pha đó tồn tại trường bức xạ năng lượng đặc biệt: tia đất (mà xung quanh không có) - có thể gọi là pha thứ 4, thì đất đó được gọi là đất có “long mạch” - "trường mạch bức xạ" . Trường này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người hoặc tốt hoặc xấu “Long mạch” (môi trường đất tồn tại tia đất) có hình dạng bất kỳ phụ thuộc cấu trúc địa chất. Trường tia đất có thể xuất hiện thẳng hoặc ngoằn ngèo… không có hình dạng nhất định gọi là mạch. Vậy ở đây nên gọi là “dải tia đất” hay “mạch tia đất tốt hoặc xâu” đều được. Bản chất của cái gọi là “long mạch”. Ba pha của nền đất gồm: địa tầng - các loại đất đá, nước (nước ngầm), khí (đới lưu thông khí), kể cả các thành phần phụ khác tồn tại dưỡi dạng hỗn độn hay “thấu kính” như quặng mỏ, nước khoáng, xác động thực vật, cát chẩy, bùn loãng… Trong môi trường đất, mỗi pha xắp xếp theo quy luật cấu tạo địa chất 3 tùy thuộc vào nguồn gốc hình thành. Dưới tác dụng của địa động lực một nơi nào đó có thể bị nâng lên hay hạ xuống hình thành đồi, núi, đồng bằng, bờ biển, đảo . Cần chú ý rằng: một là, không nhất thiết nền đất phải hội đủ các pha trên mà phụ thuộc vào cấu tạo địa chất địa phương. Có thể chỉ tồn tại 1, 2 trong 3 pha ấy, hoặc rắn – lỏng, hoặc rắn – khí, có thể có các thân quặng, tạp chất, kể cả các nứt nẻ, hang động ngầm. Nên nền đất mỗi nơi mỗi khác. Hai là, đất được gọi là có “long mạch” chỉ khi ở đó xuất hiện trường “địa bức xạ” - tia đất. Long mạch tốt, khi trong các pha có chứa các khoáng chất bức xạ trường điện từ thuận, tia hồng ngoại với mức năng lượng cao hơn bình thường từ 150 – 300% như: amethyst, german, đá quý, thiên thạch. Đặc biệt hơn nữa, nơi có các mỏ quặng quý, vùng tiếp giáp giữa chúng với môi trường xung quanh thường sinh ra trường điện tự nhiên cục bộ – loại trường tốt cho sức khỏe (tia đất có lợi). Con người sống trên đó luôn khỏe mạnh, minh mẫn, hiệu xuất lao động cao – “đất lành”, “địa linh nhân kiệt” là như vậy. Ngược lại, “long mạch” được gọi là xấu khi các pha trong nền đất chứa các thành phần độc hại như đá phóng xa (urani), chất độc hóa học trong các dòng chẩy ngầm, thủy ngân, chì, arsen, dioxin. Đặc biệt, khi môi trường bị ô nhiễm (chất độc mầu da cam, chất thải độc hại ngấm sâu xuống mặt đất.). Người sống trên mảnh đất có “long mạch” loại này - tia đất có hại, chắc chắn không bệnh nọ thì tật kia. Tin “cả làng bị ung thư do đất chứa phóng xạ, nước nhiễm arsen, dioxin.” đây đó, qua các phương tiện thông tin đại chúng trong những năm gần đây là bằng chứng về những địa phương có “long mạch xấu”. Huyệt vị Theo phong thủy cổ truyền Huyệt, nghĩa gốc là nhà ở bằng đất. Huyệt còn có nghĩa là hang, ổ (sào huyệt) lỗ huyệt, huyệt châm cứu. 4 Kinh “Thi - Đại nhã Miên” viết : “Xưa, Công Đàn Phụ, lỗ huyệt (nhà ở) chỉ là đất nung, chưa có nhà”. Thầy phong thủy cho rằng huyệt là do trời sinh ra. Đã có sinh tồn chi long thì phải có sinh thành chi huyệt. Để có huyệt tốt trước hết phải xem chân long. Xem đất, điều quan trọng là chọn huyệt, chọn huyệt điều quan trọng là xem xét long, chân long tất huyệt kết. Thứ đến là xem minh đường long hổ (mảnh đất trước huyệt, núi vây quanh, sông, sinh khí tụ hợp), thủy khẩu la thành (nơi nước chẩy vào và ra) phải đạt được dáng vẻ oai phong. Sơn thủy hướng về đầu là huyệt thật , quay lưng lại là huyệt giả. Tạ Hữu Khanh trong “Thần bảo kinh” viết “Đất huyệt tựa như đất mà không phải đất, đất phải hoa văn chằng chịt, đất tơi vụn thì chân dương không ở”. Liêu hi ung trong “Táng kinh đức” viết “Sơn dừng mà khí tụ gọi là huyệt”. Huyệt được chia làm 4 loại : phú, quý, bần, tiện. Có mười huyệt phú và mười huyệt hèn. Hoặc lấy vật để gọi tên huyệt, huyệt tốt có – cổ rắn, vai rùa, cánh hạc, cánh loan, càng tôm hùm, càng cua, vú bò khi nằm, vòi voi cuộn lại, mang cá, bứu lạc đà, lẫy nỏ, xoáy nước, vết hằn trên thân cây, bàn tay bịt miệng hổ, bàn tay để ngửa. Huyệt nông thì đất mỏng, kiến xâm nhập, huyệt sâu thì đất sâu nước thấm vào. Nông sâu vừa phải, thích hợp xử lý theo tình hình cụ thể. Huyệt thì ở núi, tuy ở núi nhưng họa phúc thì ở nước. “Bát sơn thiên” viết :“ huyệt hư ảo như vậy làm thế nào để nhận ra”. Điểm huyệt Thầy phong thủy cho rằng điểm huyệt là công việc vất vả và khó. “Ba năm tìm long, mười năm điểm huyệt”. Điểm huyệt là khâu quan trọng nhất của thuật tướng địa. Điểm huyệt phải xem xét : long mạch, bản thân huyệt, mối liên quan với khí, thời gian, âm dương, ngũ hành. Phải nhìn trước ngó sau, trốn tả ứng hữu, lấy cái tâm minh làm chuẩn, trái một bước, phải một bước, trước một bước, sau một bước, nghĩ một bước, xem một bước. Nó là ta, ta là nó, không được vội, không được rối, không được lộ, không được hãm. Huyệt chỉ lệch một chút là đã 5 bước sang tà đạo, cầm bằng uổng công. “Người bảo điểm huyệt rất dễ, người cho rằng rất phức tạp. Người nào cũng tự cho cách của mình là tốt nhất, chê người khác là không giỏi. Còn có 24 kiểu dữ của huyệt. Nghe nói nếu không làm rõ được thì “người chết, của hết”. “đánh nhau tối ngày”, “tớ mạnh chủ yếu”, khiến người ta phát khiếp. Dọa được người, chính là do chúng hoang đường nên phải dọa mới bắt những kẻ ngu dốt tin theo, mới tỏ ra lý luận phong thủy là cao siêu khó nắm bắt”. “Đây chỉ là một mớ hỗn độn của nhận thức thấp kém lạc hậu ở thời kỳ khoa học chưa phôi thai”. Vương Ngọc Đức viết. Cũng như long mạch, với định nghĩa “Sơn dừng mà khí tụ gọi là huyệt”, “Huyệt thì ở núi, tuy ở núi nhưng họa phúc thì ở nước…”, vậy ở vùng đồng bằng lấy đâu ra huyệt để các thầy phong thủy bấy lâu bận rộn đi “tìm long điểm huyệt”. Như vậy có phải là hoang đường không ? Theo phong thủy hiện đại Nếu có “huyệt” thật, như người xưa quan niệm, thì ngày nay huyệt đó được hiểu như sau : “huyệt vị” là trong một khoảng đất nào đó tồn tại tia đât - địa bức xạ có trường năng lượng mật độ tập trung cao, chuyên ngành địa chất gọi là “tia đất dị thường” có nguồn gốc từ mồ mả hài cốt, vong, hang hốc, nứt nẻ, dòng ngầm trào ngược, chất độc hóa học, chất phóng xạ hoặc xạ khí radon…Tuy nhiên có “huyệt tốt” – nơi có tia đất có lợi cho sức khỏe. Có “huyệt xấu” – nơi có tia đất có hại cho sức khỏe như đã nói ở phần trên. Như vậy "long mạch và huyệt vị" bản chất thực của nó đã rõ như ban ngày. Đặc biệt hơn nữa ngày nay có thể dễ dàng nhận biết, xác định chính xác "long mạch và huyệt vị lành dữ - tốt xâu" bằng các thiết bị đo dò tìm đơn giản và hiện đại. NỘI DUNG CỦA ĐỊA LÝ TẢ AO 6 Nội dung của Địa Lý Tả Ao gồm hai điều : Lý thuyết (lý khí) và thực hành (tầm long). Cả hai đều diễn nôm sơ sài, nhưng ý nghĩa thật sâu xa. Lý thuyết : Khuyên ai học làm thầy địa lý. Trước phải đọc sách sau là lượng cao. Dù ai khôn khéo thế nào. Học mà chẳng xét ấy là vô tông. Bốn câu này nhấn mạnh hai điểm : Hai câu trên hàm nghĩa khi xem phong thủy phải lượng cho cao và hai câu dưới hàm nghĩa phải xét cho đúng. Muốn lượng cao và xét đúng thực không dễ dàng. Đọc sách địa lý cho kỹ để có năng lực ước lượng cho rành mà còn phải thông hiểu dịch lý học, âm dương ngũ hành để suy xét cuộc đất, tìm sự quân bình cho mọi chi tiết kỹ thuật của khoa địa lý. 1) Trước tiên đất bình dương phẳng là dương, thì gò đống nổi cao là âm và đất sơn cước nhiều đồi núi là âm thì thung lũng bãi của nó là dương. Đất sơn cước cường dũng nên chọn huyệt ở chỗ mạch nhỏ long gẩy, nơi bình dương thấp phẳng phải chọn nơi cao làm huyệt (khởi đột). Như thế mới là âm dương cân đối. 2) Rồi đến tay Long là dương phát ngành trưởng và con trai thì tay Hổ phát ngành thứ hay con gái. Long Hổ phải tương nhượng nhau. Long là anh phải dài hơn Hổ là em. Long dài hơn nên cần nhọn đầu thì Hổ ngắn hơn cần thùy đầu hay tròn đầu. 3) Sau đến núi (Sơn) chủ tĩnh là âm thì nước (thủy) chủ đông là dương. Khi đến huyệt kết phải có sơn thủy giao lai âm dương giao hội, nghĩa là núi chủ tĩnh đến đó phải quay đầu vẫy đuôi như động và nước chủ động đến huyệt kết phải lưu luyến nửa muốn ở, nửa muốn đi, tụ lại trước huyệt rồi mới chảy đi. 4) Núi và nước, một động một tĩnh đi song song như vợ chồng che chở nâng đỡ hộ vệ nhau. Nước từ khe núi chảy ra ngoài thì nước lại theo núi mà nuôi dưỡng cho khí mạch của núi, cho núi đỡ khô. Long, mạch đi có vẻ âm thì chuyển dương mới vào huyệt. Trái lại, long, mạch đi đang dương thì nhập thủ huyệt trường phải âm. Bốn diễn giải sơ lược âm dương nói trên, dịch biến trong ngũ hành : tròn là kim, dài là mộc, vuông là thổ, nhọn là hỏa, gợn sóng là thủy. Phương hướng cũng chia ngũ hành : Đông thuộc mộc, Tây thuộc kim, Nam thuộc hỏa, Bắc thuộc thủy, bốn hướng Đông Tây Nam Bắc hội về trung ương thuộc thổ. Bốn phương lại chia thành 24 vị, vị theo hành. Lý thuyết của Địa Lý Tả Ao chỉ gồm vậy, tin hay không tin, kế thừa hay cho là hoang đường bỏ đi, tùy quan niệm từng người, không cần nghĩ ngợi bàn thêm. Phần thực hành (tầm long) của Địa Lý Tả Ao (Tỏ mạch, tỏ nước, tỏ long mới tường), trình tự như sau : Long mạch : Long mạch là mạch đất chạy trên mặt đất trong có khí mạch (cũng như cây trong có nhựa cây). Long có thể đi cao như dãy đồi núi và cũng có thể đi rất thấp, nó là những thớ đất, có khi chỉ cao chừng 4 cm. Nước : Nước từ long chảy ra và chảy theo nuôi dưỡng và hộ vệ long. Những chỗ nước tụ có khi là minh đường, có khi chỉ là hộ tống thủy (nước dẫn long). Long nhập thủ : Là Long kết huyệt. Huyệt trường : Là nơi kết huyệt. Huyền vũ : Thế đất đằng sau huyệt trường. Thanh Long : Thớ đất ở bên trái huyệt trường mọc ra ôm chầu vào huyệt. Bạch Hổ : Thớ đất ở bên phải huyệt trường mọc ra ôm chầu vào huyệt. Tiền án : Đất nổi trước mặt huyệt. Sa : Là gò đống, chứng cứ hiện ra, nổi lên xung quanh huyệt cả trước và sau, bao gồm : bút, bảng, chiêng, trống, voi, ngựa, kiếm, ấn… Thủy khấu : Nơi nước đến minh đường và nơi nước từ minh đường đi (cấp và thoát nước). Minh đường : Nước tụ trước huyệt để nuôi dưỡng khí mạch của huyệt. Long sinh : Long mạch sống động, bò ngoằn ngoèo, quay đầu, vẫy đuôi. Long tử ; Long mạch nằm ngay đơ, đuồn đuỗn như lươn, cá chết. Long cường : Long mạch nổi lên to lớn hùng vĩ, ngạo nghễ. Long nhược : Long mạch nhỏ nhắn, sắc thái thư thả, ung dung. Tóm lại cái gì có nước là thủy, cái gì có thớ đất là long, bất kỳ không gian nào (nhà và các phòng ốc) cũng dụng phép tỏ trạch, tỏ nước, tỏ long mà xét đoán. Thời hiện tại, đất hẹp, người đông, các khu dân cư xây dựng theo quy hoạch, khó thể tự ý tầm long và lập trạch theo ý muốn cá nhân. Tuy nhiên, trí tuệ và tập quán của con người vẫn là thiết lập các khu dân cư trên đất lành chim đậu, và kiến thức tầm long của Địa Lý Tả Ao vẫn được con cháu kế thừa. 7 . (tầm long) của Địa Lý Tả Ao (Tỏ mạch, tỏ nước, tỏ long mới tường), trình tự như sau : Long mạch : Long mạch là mạch đất chạy trên mặt đất trong có khí mạch. khí mạch của huyệt. Long sinh : Long mạch sống động, bò ngoằn ngoèo, quay đầu, vẫy đuôi. Long tử ; Long mạch nằm ngay đơ, đuồn đuỗn như lươn, cá chết. Long

Ngày đăng: 29/09/2013, 10:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w