Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
151 KB
Nội dung
ĐỀ CƯƠNG BÀI DẠY Bài 11: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI ( Tiết 1) Giáo viên lên lớp: Thầy Phan Anh Tuấn. Sinh viên kiến tập: Hoàng Trúc Giang. Địa điểm: Trường THPT Quốc học- Huế. Thời gian: 4/11/2009 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Học sinh biết: + Tính chất vật lí của NH 3 . - Học sinh hiểu: + Cấu tạo phân tử NH 3 + Tính chất hóa học của NH 3 ( tính bazơ yếu và khả năng tạo phức). 2. Kĩ năng: - Tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng để rút ra kết luận. - Nhận biết NH 3 . - Giải bài tập hóa học lien quan. - Từ công thức cấu tạo suy ra tính chất của NH3 3. Ý thức, thái độ: - Hiểu được sự liên quan chặt chẽ giữa bản chất và hiện tượng. II. Trọng tâm: - Cấu tạo của NH 3 . - Tính chất hóa học của NH 3 . III. Phương pháp: - Thuyết trình nêu vấn đề - Đàm thoại Ơrixtic, nêu và giải quyết vấn đề. - Thí nghiệm biểu diễn, sử dụng phương tiện trực quan. IV. Chuẩn bị của GV và HS: 1. GV: - Phương tiện trực quan: video cấu tạo phân tử NH 3 , thí nghiệm giếng phun. - Dụng cụ, hóa chất: dd NH 3 , quì tím, dd CuCl 2 . 2. HS: - Chuẩn bị bài cũ, xem bài mới. V. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: + Câu hỏi: Tại sao nói N 2 vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử? Cho phản ứng minh họa? + Trả lời: N 2 có số oxi hóa trung gian là 0, vì vậy trong các phản ứng, tùy thuộc vào chất phản ứng mà N 2 thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử. Khi tác dụng với chất oxi hóa nó thể hiện tính khử còn khi tác dụng với chất khử nó thể hiện tính oxi hóa. Tính oxi hóa: N 2 + 3H 2 → 2NH 3 N2 + 6Li → 2Li 3 N Tính khử: N 2 + O 2 → 2NO 3. Bài mới: - Vào bài: Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu một hợp chất chứa nitơ đó là NH 3 . Trước đây, người ta cho rằng NH 3 chỉ được tạo thành trong cơ thể sống. Điều này hoàn toàn không đúng, bởi vì NH 3 có thể được tạo thành từ các chất vô cơ. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: - Yêu cầu Hs nhắc lại cấu hình của N, H. - Viết CT e, CTCT của NH 3 , xác định số OXH của N. - Từ đặc điểm cấu tạo suy ra tính chất vật lí nào? + Liên kết trong phân tử NH3 là liên kết gì? Dự đoán nó sẽ tan trong dung môi nào? + Trên nguyên tử N còn đôi e nào chưa tham gia liên kết không? + Vì vậy nó có khả năng tham gia liên kết nào? + Nó có khả năng nhận H + không? - Nguyên tử N lai hóa sp 3 . Phân tử NH 3 có dạng tứ diện đều đỉnh là N δ- đáy là tam giác đều có 3H δ+ ở 3 đỉnh. - Chiếu mô hình phân tử NH 3 . Cho biết đặc điểm liên kết trong phân tử NH 3 ? N: 1s22s22p3 H: 1s1 . . H : N : H CTe . . H -3 H─N─H CTCT │ H - NH3 có kiểu liên kết CHT phân cực nên tan trong các dung môi phân cực như nước. - Trên nguyên tử N còn một đôi e chưa tham gia liên kết. - Liên kết cho nhận. - NH 3 có khả năng nhận H + tạo thành liên kết cho nhận. - Quan sát. A. Amoniac: I. Cấu tạo: . . H : N : H CTe . . H -3 H─N─H CTCT │ H - Phân tử NH 3 có cấu tạo hình chóp. -Liên kết N-H trong NH 3 là liên kết CHT phân cực NH 3 là phân tử có cực. Hoạt động 2: - Lấy một ít NH 3 vào ống nghiệm cho HS quan sát. - Yêu cầu HS nêu tính chất có thể quan sát được. - NH 3 nặng hay nhẹ hơn không khí, có thể thu NH3 bằng cách nào? - NH 3 tan nhiều trong nước tạo thành dd NH 3 . - Bật máy chiếu thí nghiệm về tính tan nhiều của NH 3 trong nước( TN giếng phun). - Tại sao nước lại phun thành tia có màu hồng? - Quan sát, nhận xét. - Trả lời. - NH 3 nhẹ hơn kk, có thể thu bằng cách úp ngược bình. - Quan sát TN, nhận xét, kết luận. - NH 3 phân cực tan nhiều trong nước tạo thành dd có tính bazơ làm áp suất trong bình giảm đột ngột làm nước bị hút vào trong ống thủy tinh vuốt nhọn phun thành tia. II. Tính chất vật lí: - Chất khí, không màu, mùi khai, sốc, nhẹ hơn kk. - Khí NH 3 tan nhiều trong nước dd NH 3 có tính bazơ yếu. - Ở 20 0 C, V NH3 /V H2O = 800/1. - Dd NH 3 25% có D = 0.91g/cm 3 . - T o hóa lỏng : -34 0 C, T o hóa rắn : -78 0 C, T o hủy : 600 0 C. Hoạt động 3: - Từ đặc điểm cấu tạo của NH3 có thể suy ra tính chất hóa học nào? - Thế nào là một bazơ theo quan điểm Brontest? - Tính chất của một bazơ là gì? - Phương trình biểu diễn NH 3 có tính bazơ. - TN biểu diễn: cho quì tím vào dd NH 3 . Hoạt động 4: - Có khả năng nhận H+ thể hiện tính bazơ. Có số OXH là -3, thấp nhất nên thể hiện tính khử. - Có khả năng nhận H+ - Tác dụng với axit, oxit axit, dung dịch muối, làm quì tím hóa xanh, fenolphtalein hóa hồng. -NH 3 + H 2 O NH 4+ + OH - - Quan sát, nhận xét. III. Tính chất hóa học: 1. Tính bazơ yếu: a. Tác dụng với H 2 O: - NH 3 + H 2 O NH 4+ + OH - kb = 1,8.10 -5 . - OH - làm cho dd có tính bazơ yếu, làm quì hóa xanh, fenolftalein hóa hồng. Nhận biết NH 3 bằng quì ẩm. b. Tác dụng với axit: ( tạo - Lên bảng viết phương trình phản ứng, pt ion NH3 tác dụng với axit H2SO4, HCl? - Chiếu video thí nghiệm sự tạo thành khói amoniclorua. + Khói màu trắng là gì? - TN biểu diễn: dd NH 3 có khả năng làm kết tủa dd FeCl3. + Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng? - Dự đoán hiện tượng và viết ptpư khi cho ddAlCl3 tác dụng với ddNH3? - Lên bảng. - Quan sát, nhận xét. + Khói màu trắng là những tinh thể nhỏ NH4Cl. - Quan sát hiện tượng. - Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. - Lên bảng viết ptpư. - Xuất hiện kết tủa keo trắng Al(OH)3. - Lên bảng viết ptpư. Kết tủa là Cu(OH) 2 . thành muối amoni ). 2NH 3 + H 2 SO 4 → (NH 4 ) 2 SO 4 NH3 + HCl → NH4Cl Pt ion: NH 3 + H + → NH 4 + Chú ý: NH 3(k) + HCl (k) → NH 4 Cl (r ) Nhận biết NH3(khí), HCl(khí). c. Tác dụng với dd muối : (có các hidroxit không tan) như Cu2+, Fe3+, Fe2+, Al3+ … FeCl3 + 2NH 3 + 2H 2 O → Fe(OH) 3 nâu đỏ + 2NH 4 Cl AlCl3+3NH 3 +3H 2 O→ Al(OH) 3 ↓ keo trắng + 3NH 4 Cl. - Phản ứng tổng quát: Mn+ + nNH3 + H2O → M(OH)n + nNH4+. Hoạt động 4: - TN biểu diễn: Cho ddNH 3 vào ống nghiệm đựng CuCl 2 đến dư. - Yêu cầu HS quan sát hiện tượng, giải thích, viết phương trình phản ứng? - Thuyết trình: Trong phân tử NH3 trên nguyên tử N còn một đôi e chưa tham gia liên kết, các kim loại chuyển tiếp có các obitan trống. Sự tạo thành các ion phức [Cu(NH 3 ) 4 ] 2+ , [Ag(NH 3 ) 2 ] + , . xảy ra do các phân tử NH3 kết hợp - Qs, nhận xét. - Xuất hiện kết tủa xanh lam sau đó kết tủa tan ra, dd có màu xanh thẫm. - Giải thích: NH 3 có khả năng hòa tan một số kết tủa tạo phức chất. - Lên bảng viết phương trình phản ứng. CuCl 2 + 2NH 3 +2H 2 O → 2NH 4 Cl + Cu(OH) 2 Cu(OH) 2 + 4NH 3 → [Cu(NH 3 ) 4 ](OH) 2 2.Khả năng tạo phức: - Dd NH 3 có khả năng hòa tan hidroxit và muối ít tan của một số kim loại như Cu, Zn, Ag, Ni, Cd, Hg . tạo thành dung dịch phức chất. CuCl 2 +2NH 3 +2H 2 O → 2NH 4 Cl + Cu(OH) 2 xanh lam Cu(OH) 2 ↓ xanhlam + 4NH 3 → [Cu(NH 3 ) 4 ](OH) 2 Cu(OH) 2 + 4NH 3 → [Cu(NH 3 ) 4 ] 2+ + 2OH - xanh thẫm AgCl + 2NH 3 → [Ag(NH 3 ) 2 ]Cl AgCl + 2NH 3 → [Ag(NH 3 ) 2 ] + + Cl - - [Cu(NH 3 ) 4 ] 2+ , [Ag(NH 3 ) 2 ] + với các ion Cu2+, Ag+ . bằng các liên kết cho nhận giữa đôi e chưa tham gia liên kết của N với các obitan trống của kim loại. được tạo thành do NH 3 kết hợp với Cu 2+, Ag + bằng liên kết cho nhận. 4. Củng cố: Bài 1: Nhận biết các khí sau: N2, O2, Cl2, NH3, CO2. Bài 2: Cho 20ml dd Al2(SO4)3 tác dụng với dd NH3 đến dư được kết tủa. Cho kết tủa tác dụng với 10ml dd NaOH 2M đến khi kết tủa vừa tan hết. a. Viết ptpư, pt ion thu gọn. b. Tính CM của Al2(SO4)3. Bài 3: N 2 NH 3 Cu(OH) 2 → CuO → Cu [Cu(NH 3 ) 4 ] 2+ ĐỀ CƯƠNG BÀI DẠY Bài 11: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI ( Tiết 2) Giáo viên lên lớp: Thầy Phan Anh Tuấn. Sinh viên kiến tập: Hoàng Trúc Giang. Địa điểm: Trường THPT Quốc học – Huế. Thời gian: 5/10/2009 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Học sinh biết: + Vai trò quan trọng của NH 3 trong đời sống và trong sản xuất. + Ứng dụng và điều chế NH 3 trong công nghiệp và trong phòng TN. + Tính chất vật lí, vai trò quan trọng của muối amoni trong đời sống và sản xuất. - Học sinh hiểu: + Tính khử của NH 3 , tính chất hóa học của muối amoni. 2. Kĩ năng: + Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng để giải thích điều kiện của phản ứng tổng hợp NH 3 từ N 2 và H 2 . + Hiểu được sự liên quan chặt chẽ giữa bản chất và hiện tượng. + Dựa vào cấu tạo phân tử để giải thích tính chất vật lí và hóa học của muối amoni. + Rèn luyện khả năng lập luận logic và viết phương trình trao đổi. + Nhận biết ion NH 4+ 3. Ý thức, thái độ: - Nâng cao tình cảm yêu khoa học. - Có ý thức gắn những hiểu biết vào đời sống. II. Trọng tâm: - Tính khử của NH 3 . - Tính chất hóa học của muối amoni. III. Phương pháp: - Thuyết trình nêu vấn đề. - Đàm thoại Ơrixtic nêu và giải quyết vấn đề. - Thí nghiệm biểu diễn. IV. Chuẩn bị của GV: - Dụng cụ hóa chất: Muối amoni NH 4 Cl, (NH 4 ) 2 SO 4 , kiềm đặc. - Video qui trình sản xuất NH 3 trong công nghiệp, tác dụng của NH 3 với Clo, sự phân hủy NH 4 Cl. V. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Viết CTCT của NH 3 , xác định số OXH của N trong phân tử, từ đó có thể dự đoán NH 3 thể hiện tính chất hóa học nào. 3. Bài mới: - Vào bài: + Hôm trước ta đã biết NH 3 có tính bazơ và khả năng tạo phức, ngoài ra nó còn thể hiện tính khử. + Muối amoni thường được sử dụng làm phân bón cung cấp chất đạm cho cây. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về tính chất của nó. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: - Nhận xét về số OXH của N trong NH 3 , rút ra kết luận gì? - Video TN biểu diễn NH3 tác dụng với Clo. - NH 3 tác dụng với Clo tạo khói trắng, vì sao? -3, thấp nhất. thể hiện tính khử. - Quan sát nhận xét. 2NH 3 + 3Cl 2 → N 2 0 +6HCl HCl sinh ra tác dụng với NH 3 tạo thành tinh thể NH 4 Cl(khói trắng) 3.Tính khử: a. Tác dụng với O 2 : - Đốt trong O 2 , NH 3 cháy với ngọn lửa màu vàng. 4NH 3 +3O 2 → 2N 0 2 + 6H 2 O - Đốt trong kk: 4NH 3 +5O 2 → 4NO + 6H 2 O . b. Tác dụng với Clo: 2NH 3 + 3Cl 2 → N 2 0 +6HCl HCl + NH3 → NH4Cl r c. Tác dụng với kim loại: 2NH 3 + 3CuO o t → 3Cu +N 2 0 +3H 2 O Hoạt động 2: - NH 3 có ứng dụng gì trong đời sống, sản xuất? - Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát sơ đồ hình 26. - Để tăng hiệu suất cuẩ phản ứng điều chế NH 3 ta phải làm gì? - HS đọc SGK và trả lời. - Do pư tỏa nhiệt nên phải hạ nhiệt độ, tăng áp suất để cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận. IV. Ứng dụng: - Sản xuất HNO 3 . - Sản xuất phân bón: (NH 4 ) 2 CO, (NH 4 ) 2 SO 4 , NH 4 NO 3 . - Điều chế hidrazin làm nhiên liệu cho tên lửa. - Chất làm lạnh. V. Điều chế: 1. Trong PTN: - Muối amoni + kiềm: 2NH 4 Cl + Ca(OH) 2 → 2NH 3 + CaCl 2 +2H 2 O - Đun nóng dd NH 3 . 2. Trong CN: N 2(k) + 3H 2(k) →2NH 3 ∆H = - 92 kJ Chú ý: Nhiệt độ thích hợp là: 450-500 0 C Áp suất thích hợp là: 200-300 atm Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 3: - Nêu một số muối amoni mà em biết? Cho học sinh quan sát tinh thể NH 4 Cl, hòa tan vào nước, thử dd với giấy quì. Nó có đặc điểm gì? NH 4 Cl, (NH 4 ) 2 SO 4 , NH 4 NO 3 . - Tinh thể, tạo thành từ gốc cation NH 4+ và anion gốc axit. - Có tính axit. B. Muối amoni: I. Tính chất vật lí: - Tinh thể, tạo thành từ gốc cation NH 4+ và anion gốc axit như Cl - , SO 4 2- , NO 3 - . - Muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hoàn toàn, dd tạo thành có tính axit do chứa NH 4 + . NH 4 + + H 2 O NH 3 + H 3 O + Hoạt động 4: - Viết ptpư, pt ion thu gọn của pư sau: NH 4 Cl đ+ NaOH đ Dự đoán sản phẩm tạo thành? NH 4 Cl đ + NaOH đ NH 3 + NaCl + H2O NH 4+ + OH - NH 3 + H 2 O II. Tính chất hóa học: 1. Phản ứng trao đổi ion: NH 4+ + OH - NH 3 + H 2 O Phản ứng điều chế NH3 trong PTN. NH 4 Cl +AgNO 3 → AgCl↓ + NH 4 NO 3 Cl - +Ag + → AgCl ↓. Hoạt động 5: - Nhận xét về gốc axit trong hai muối NH4Cl, NH 4 NO 3 ? - Chiếu video sự phân hủy NH 4 Cl. Giải thích sự tạo thành các tinh thể màu trắng dưới tấm kính. - Gốc Cl- của axit HCl không có tính OXH, gốc NO 3 - của axit HNO 3 có tính OXH. Quan sát, nhận xét, giải thích hiện tượng. 2. Phản ứng nhiệt phân: a. Muối amoni chứa gốc axit không có tính OXH bị nhiệt phân tạo thành NH 3 : NH 4 Cl (r ) → NH 3(k) + HCl (k) . HCl + NH 3 → NH 4 Cl (NH 4 ) 2 CO 3 →NH 3 +NH 4 HCO 3 NH 4 HCO 3 →NH 3 +CO 2 + H 2 O Ứng dụng làm bột nở xốp bánh. b. Muối amoni chứa gốc axit có tính OXH mạnh như HNO 2 , HNO 3 khi nhiệt phân cho N 2 , N 2 O. NH 4 NO 2 → N 2 + 2H 2 O . NH 4 NO 3 → N 2 O + 2H 2 O Điều chế N 2 , N 2 O trong PTN. 4. Củng cố: - Hoàn thành dãy chuyển hóa sau: N 2 NH 3 NH 4 NO 3 N 2 O [Cu(NH 3 ) 4 ] 2+ Cu(OH) 2 → CuO → Cu ĐỀ CƯƠNG BÀI DẠY BÀI 12: AXIT NITTRIC VÀ MUỐI NITRAT. Giáo viên lên lớp: Sinh viên kiến tập: Địa điểm: Thời gian: I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Học sinh biết: + Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của axit nitric. + Phương pháp điều chế axit nitric trong PTN và trong công nghiệp. + Ứng dụng của axit nitric. - Học sinh hiểu: + Tính chất hóa học của axit nitric. - Học sinh vận dụng: + Nắm được các tính chất của axit nitric để biết cách sử dụng an toàn hơn. + Vận dụng những tính chất hóa học được để làm toán. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng xác định số OXH của các nguyên tố trong hợp chất - Dự đoán sản phẩm tạo thành sau phản ứng. - Viết và cân bằng pt phản ứng oxi hóa-khử - Tiến hành TN, quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng để rút ra kết luận. - Giải bài toán liên quan. 3. Ý thức, thái độ: - Hiểu được sự liên quan chặt chẽ giữa bản chất và hiện tượng. - Cẩn thận, tiết kiệm khi sử dụng hóa chất. - Có ý thức bảo vệ môi trường. II. Trọng tâm: - Tính chất hóa học của axit nitric. III. Phương pháp: - Thuyết trình. - Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. - Sử dụng phương tiện trực quan, TN biểu diễn. - Tổ chức hoạt động nhóm. IV. Chuẩn bị của GV và HS: 1. GV: - Phương tiện trực quan: video, TN biểu diễn. - Dụng cụ và hóa chất: + Ống nghiệm. + Dd HNO 3 , quì tím, CuO, dd Ca(OH) 2 , CaCO 3 , Cu, HNO 3 đặc, Fe. 2. HS: - Đọc bài trước ở nhà. V. Tiến trình bài học: