tuyển tập những kinh nghiệm nói tiếng anh
Những bước đầu tiên để luyện nói tiếng Anh 1. Phát âm đúng: Không ai yêu cầu người vừa mới học tiếng Anh đã phải có khả năng phát âm tiếng Anh hoàn hảo. Điều quan trọng là người học cần có cách phát âm đúng mỗi khi sử dụng một từ tiếng Anh. Hai nguồn tài liệu phổ biến nhất cung cấp phát âm chuẩn có thể kể đến là từ điển và băng/ đĩa. Với việc luôn mở cuốn từ điển Anh-Việt ra không chỉ để tìm hiểu nghĩa của từ mà còn để tra cách đọc của mỗi từ, bạn có thể chắc chắn về cách phát âm của mình. Bên cạnh đó, việc thường xuyên nghe và bắt chước giọng nói của người bản xứ trong băng/đĩa cũng có tác dụng đáng kể. Tuy nhiên, song song với việc dùng từ điển và nghe băng, bạn còn phải chú trọng đến việc “sử dụng chúng thường xuyên”. Ông cha ta đã nói: “muốn nảy mầm thì phải gieo hạt”, vì vậy đừng nản chí khi bạn mới chỉ học được một vài ngày. Học phát âm ẩn chứa nhiều điều thú vị hơn bạn tưởng đấy! Cuối cùng, hãy cho khả năng phát âm của mình được “va chạm” nhiều hơn với môi trường thực tế. Đừng để nó chỉ bị bó hẹp trong một không gian toàn băng, đĩa, sách vở và bản thân bạn. Hãy giao tiếp, hãy nói chuyện, hãy tích cực sử dụng tiếng Anh trong đời sống hàng ngày của mình để “viên ngọc phát âm” của bạn ngày càng sáng bóng hơn. 2. Nhấn câu và từ đúng: Tiếng Anh không có thanh điệu như tiếng Việt nhưng người Anh nói chuyện vẫn vô cùng uyển chuyển và biểu cảm bởi họ nhấn vào trọng âm từ và trọng âm câu. Qui tắc nhấn câu cơ bản chỉ có một vài điểm cơ bản cần bạn lưu ý: Trong câu hỏi: Lên cao giọng ở cuối câu hỏi Yes/No và xuống giọng, hay nói cách khác là không lên giọng ở cuối các câu hỏi có từ để hỏi (What, Where, When, How, Who…). Trong câu khẳng định: những từ chính (key word) nắm giữ những thông tin quan trọng của câu như danh từ, động từ chính, tính từ cần được nhấn mạnh. Nói cách khác chúng cần được phát ra với một âm cao hơn các từ khác trong câu. Trong câu phủ định: cũng như câu khẳng định, chỉ khác thay vì nhấn vào động từ chính thì bạn nhấn vào từ phủ định not, hoặc nhất vào cả cụm từ phủ định viết tắt kèm với trợ động từ. Ví dụ:: can’t, don’t, doesn’, didn’t, mustn’t, etc. Nếu trọng âm câu giúp câu nói tiếng Anh của bạn uyển chuyển và biểu cảm thì trọng âm từ lại giúp người nghe “nhận diện” từ tiếng Anh mà bạn đang nói đến. Mỗi một từ nhiều hơn một âm tiết trong tiếng Anh đều có trọng âm của nó, và điều quan trọng ở đây là bạn cần biết được trọng âm của từ mỗi khi nhìn vào nó. Cách đơn giản nhất là ghi nhớ nó cùng với nghĩa, cách phát âm của một từ mỗi khi bạn học. 3. Vốn từ vựng và ngữ pháp căn bản: Về mặt ngữ pháp: trước hết bạn cần nắm được 12 thì cơ bản trong tiếng Anh và một số qui tắc cơ bản của ngữ pháp. Ví dụ: động từ không chia khi nó đứng sau các” động từ khuyết thiếu như: can, could, may, must, should, etc. Nói cách khác bạn sẽ bỏ “s” hoặc “es” hoặc “ed” hoặc không chia ở bất kì dạng nào, quá khứ hay phân từ hai. Tương tự, qui tắc trạng từ bổ nghĩa cho cả câu hoặc cho động từ trước nó, tính từ bổ nghĩa cho danh từ. Về mặt từ vựng, bạn cần có vốn từ về những chủ đề phổ biến, có thể kể đến các chủ đề như: trường học, gia đình, nhà cửa, mua sắm, etc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm được các dạng phái sinh của một từ mỗi khi học. Ví dụ: bạn cập nhật một động từ mới là inspire /in'spaiə/ từ này có dạng phái sinh danh từ là inspiration và do vậy cách sử dụng này cũng cần được lưu vào bộ nhớ của bạn. Bên cạnh việc sở hữu một vốn từ vựng cơ bản và thuần tuý như vậy, sẽ rất có ích khi bạn thêm vào câu nói của mình những thành ngữ, tục ngữ và một chút tiếng lóng đúng chỗ khi giao tiếp. Người nghe sẽ cảm thấy nói chuyện với bạn thú vị và hấp dẫn hơn khá nhiều Một số hướng dẫn giúp phát âm tiếng Anh c huẩn Trong tiếng Anh, phát âm tiếng Anh là phần rất khó và để phát âm chuẩn tiếng Anh là điều dường như rất khó với nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người cải thiện kĩ năng phát âm của mình. 1. Phụ âm đứng trước nguyên âm Về nguyên tắc, khi có một phụ âm đứng trước một nguyên âm, bạn đọc nối phụ âm với nguyên âm. Ví dụ "mark up", bạn đọc liền chứ không tách rời 2 từ (/ma:k k٨p/*). Tuy nhiên, điều này không phải dễ, nhất là đối với những từ tận cùng bằng nguyên âm không được phát âm, ví dụ: "leave (it)" đọc là /li:v vit/; "Middle (East)", /midl li:st/, . Hoặc đối với những cụm từ viết tắt, ví dụ "LA" (Los Angeles) bạn phải đọc là /el lei/; "MA" (Master of Arts), /em mei/ . Lưu ý, khi một phụ âm có gió đứng trước nguyên âm, trước khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển phụ âm đó sang phụ âm không gió tương ứng. Ví dụ "laugh" được phát âm là /f/ tận cùng, nhưng nếu bạn dùng trong một cụm từ, ví dụ "laugh at someone", bạn phải chuyển âm /f/ thành /v/ và đọc là /la:v væt/. 2. Nguyên âm đứng trước nguyên âm Điều này có thể rất mới mẻ với nhiều người. Về nguyên tắc, bạn sẽ thêm một phụ âm vào giữa 2 nguyên âm để nối. Có 2 quy tắc để thêm phụ âm như sau: - Đối với nguyên âm tròn môi (khi phát âm, môi bạn nhìn giống hình chữ "O"), ví dụ: "OU", "U", "AU", . bạn cần thêm phụ âm "W" vào giữa. Ví dụ "do it" sẽ được đọc là /du: wit/. - Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm, môi bạn kéo dài sang 2 bên), ví dụ: "E", "I", "EI", . bạn thêm phụ âm "Y" vào giữa. Ví dụ "I ask" sẽ được đọc là /ai ya:sk/. Bạn thử áp dụng 2 quy tắc này để phát âm: USA /ju wes sei/, VOA /vi you wei/, XO /eks sou/, . 3. Phụ âm đứng trước phụ âm Về nguyên tắc, khi có 2 hay nhiều hơn phụ âm cùng nhóm đứng gần nhau, thì chỉ đọc 1 phụ âm mà thôi. Ví dụ "want to" (bao gồm 3 phụ âm N, T, T cùng nhóm sau răng đứng gần nhau) sẽ được đọc là /won nə/*. 4. Các trường hợp đặc biệt - Chữ U hoặc Y, đứng sau chữ cái T, phải được phát âm là /ch/, vd. not yet /'not chet/*; picture /'pikchə/*. - Chữ cái U hoặc Y, đứng sau chữ cái D, phải được phát âm là /dj/, vd. education /edju:'keiòn/. - Phụ âm T, nằm giữa 2 nguyên âm và không là trọng âm, phải được phát âm là /D/, vd. trong từ tomato /tou'meidou/; trong câu I go to school /ai gou də sku:l/. Note: Nói thì nói vậy . Chứ "chìa khóa vàng" khi nói tiếng Anh thỏai mái, ai cũng hiểu là phải tự tin, bình tĩnh .và nói ra những ý mình muốn diễn đạt tốt nhất có thể .Lúc đầu tập nói thì không nên nói nhanh, mà phải to, rõ từng chữ Đừng ngại khi nói sai . Độc thoại - một phương pháp hay để luyện nói tiếng Anh Một người học tiếng Anh khôn ngoan luôn tranh thủ mọi cơ hội tìm một ai đó có thể nói chuyện với họ bằng tiếng Anh. Nhưng tại một quốc gia khi tiếng Anh chỉ là một ngoại ngữ thì ai sẽ muốn nói tiếng Anh với bạn? Và liệu nói chuyện một mình bằng tiếng Anh có giúp gì trong việc giao tiếp không? Khi tham gia một khoá học tiếng Anh, bạn sẽ có những cơ hội tuyệt vời để nói tiếng Anh với giáo viên cũng như với các học viên khác. Nếu giáo viên tiếng Anh của bạn có đặt câu hỏi, hãy tranh thủ mọi cơ hội để trả lời bằng tiếng Anh. Nếu bạn được yêu cầu thảo luận theo cặp hay theo nhóm, hãy cố gắng dùng tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Đừng quá lo lắng rằng mình sẽ nói sai vì đây mới chỉ là bước luyện tập để chuẩn bị chứ chưa phải là thực tế. Hơn nữa, nếu bạn không nói ra thì làm sao bạn biết mình còn yếu phần nào để khắc phục. Câu lạc bộ tiếng Anh Ở đâu có các khoá học tiếng Anh sẽ có các câu lạc bộ tiếng. Ở đó các bạn sẽ được tiếp xúc, nói chuyện bằng tiếng Anh với những người có cùng niềm đam mê học tiếng giống như bạn. Họ có thể ở rất nhiều lứa tuổi cũng như trình độ khác nhau. Vì vậy, khi tham gia vào những câu lạc bộ tiếng bạn sẽ có một cơ hội tuyệt vời để luyện nói tiếng Anh, mở rộng quan hệ cũng như trau dồi thêm về kỹ năng giao tiếp và kiến thức xã hội. Nếu chỗ bạn sống vẫn chưa có một câu lạc bộ tiếng Anh, hãy tập hợp những người bạn cùng khoá ngoại ngữ với bạn và tổ chức một câu lạc bộ cho riêng mình. Bạn sẽ được lợi rất nhiều từ hoạt động này. Đi mua sắm Bạn có thể sẽ không ngờ được là khả năng nói tiếng Anh lại có thể cải thiện nhờ việc đi mua sắm bình thường chứ không chỉ là đi mua sách học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy tên rất nhiều cửa hàng cũng như tên các sản phẩm ngoại nhập bằng tiếng Anh. Chỉ cần để ý một chút là bạn có thể làm giàu vốn từ vựng của mình theo kiểu vừa học vừa chơi rất thú vị. Hơn thế nữa, vốn từ phong phú về mọi mặt của đời sống sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh với người bản xứ. Trên đường, bạn cũng sẽ gặp rất nhiều chữ số như biển số xe, số điện thoại, số nhà .v.v… Hãy nói thầm chúng bằng tiếng Anh. Đây không phải là một đoạn hội thoại hoàn chỉnh nhưng việc này sẽ giúp bạn hình thành thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh và bạn có thể “bật” ra các từ tiếng Anh một cách nhanh chóng khi cần đến. Điểm du lịch Các điểm du lịch nổi tiếng trong thành phố luôn có rất nhiều khách du lich ngoại quốc. Họ rất sẵn lòng nói chuyện bằng tiếng Anh với bạn (nếu đó là tiếng mẹ đẻ hoặc ngoại ngữ hai của họ) vì đâu phải lúc nào cũng có người có thể hiểu họ nói gì ở một đất nước như Việt Nam. Hãy tận dụng mọi cơ hội để giao tiếp với du khách nói tiếng Anh, biết đâu bạn có thể giúp đỡ họ đồng thời cải thiện được khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của bản thân. Bài hát tiếng Anh Hãy nghe những bài hát tiếng Anh mà bạn thích, nhắc lại lời và hát theo nhạc. Hát đi hát lại nhiều lần để thuộc lời và hát được tự nhiên hơn. Việc này sẽ giúp cải thiện trí nhớ của bạn khi nghe tiếng Anh và phát triển những cơ mà bạn cần để phát âm chuẩn. Bí quyết giúp bạn nói tiếng Anh giỏi là đừng ngại nói. Hãy cố gắng nói ra bằng tiếng Anh những điều bạn nghĩ ngay cả khi bạn mắc lỗi vì không ai có thể tiến bộ khi chưa nhìn thấy thiếu sót của mình. Hãy luôn ghi nhớ “Người không bao giờ mắc sai lầm là người không làm gì cả”. Hãy để những lỗi mà bạn mắc phải trở thành công cụ hữu ích trong việc hoàn thiện kỹ năng giao tiếp. . số hướng dẫn giúp phát âm tiếng Anh c huẩn Trong tiếng Anh, phát âm tiếng Anh là phần rất khó và để phát âm chuẩn tiếng Anh là điều dường như rất khó với. để luyện nói tiếng Anh Một người học tiếng Anh khôn ngoan luôn tranh thủ mọi cơ hội tìm một ai đó có thể nói chuyện với họ bằng tiếng Anh. Nhưng tại một