HINH HOC 8 Tiết10 ĐỐI XỨNG TRỤC Ngày soạn: 20 - 9 - 2010 A- Mục tiêu: - Kiến thức: Nắm chắc định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một trục(là đường thẳng), nhận biết hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một trục , hình thang cân là hình có trục đối xứng, từ đó nhận biết được hai hình đối xứng nhau qua một trục trong thực tế. - Kĩ năng: Học sinh biết dựng một điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước. Rèn kĩ năng chứng minh một điểm đối xứng với một điểm cho trước qua một trục. - Thái độ: Biết vận dụng những hiểu biết về đối xứng trục để vẽ hình, gấp hình . B- Phương pháp: - Vấn đáp – Giải quyết vấn đề C- Chuẩn bị của GV – HS: - Giáo viên: Nghiên cứu SGK, tài liệu, thước, com pa - Học sinh: Ôn lại khái niệm đường trung trực của đoạn thẳng, xem bài trước ở nhà. Chuẩn bị thước, compa… D- Tiến trình dạy – học: I. Ổn định lớp:(1’) II. Kiểm tra bài cũ:(5ph) HS1: Đường trung trực của một đoạn thẳng là gì? Cho đường thẳng d và một điểm A (A ∉ d). Hãy vẽ điểm A' sao cho d là đường trung trực của đoạn thẳng AA'. III. Nội dung bài mới: a) Đặt vấn đề:(1ph) Giáo viên chỉ vào hình vẽ và nói: d là trung trực của AA / khi điểm A và A / gọi là gì?Đường thẳng d gọi là gì? Vì sao có thể gấp tờ giấy làm tư để cắt chữ H. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. b) Triển khai bài dạy: Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu k/n hai điểm đối xứng qua một đường thẳng (5ph). HĐ1.1: Tiếp cận khái niệm: GV: Chỉ vào hình vẽ và giới thiệu: A và A / gọi là 2 điểm đ.xứng nhau qua đ.thẳng d. HĐ1.2: Hình thành khái niệm: GV: Vậy thế nào là 2 điểm đ.xứng nhau qua đ.thẳng d? HS: Phát biểu như sgk GV: Viết bằng kí hiệu lên bảng. GV: Nếu M ∈ d ⇒ M ’ nằm ở đâu? HS: M' cũng thuộc d và M trùng M' 1) Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng: * Định nghĩa: - Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng đó. Chú ý: - Nếu M thuộc đường thẳng d thì M' cũng thuộc d (M trùng M'). Hoạt động 2: Tìm hiểu 2 hình đ.xứng qua một đ.thẳng (13ph). HĐ2.1: Tiếp cận khái niệm: GV: Cho đoạn thẳng AC và một đường thẳng d - Hãy vẽ hình đối xứng của điểm A, C qua d - Lấy điểm B ∈ AC, vẽ điểm đxứng với B qua d. HS: Một hs lên bảng vẽ . GV: Có n.xét gì về các điểm đxứng của A, B, C? HS: Nếu 3 điểm A, B, C thẳng hàng ⇒ A ’ , B ’ , C ’ thẳng hàng. 2) Hai hình đối xứng qua một đường thẳng: * Định nghĩa : - Hai hình được gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia và ngược lại. HINH HOC 8 GV: Kiểm tra lại nhận xét bằng thước và giới thiệu: Qua hình ảnh 2 đoạn thẳng AC và A ’ C ’ ta gọi 2 đoạn thẳng đó là 2 hình đ.xứng nhau qua d HĐ2.2: Hình thành khái niệm: GV: Vậy thế nào gọi là hai hình đối xứng nhau qua 1 đường thẳng? HS: Phát biểu như sgk HĐ2.2: Củng cố khái niệm: GV: Treo bảng phụ vẽ hình 53 lên bảng và y/cầu: Hãy chỉ ra các hình đối xứng nhau qua d HS: Trả lời miệng . GV: Yêu cầu hs gấp hình 53 theo đường thẳng d. - N.xét gì về AC và A ’ C ’ , ΔABC và ΔA ’ B ’ C ’ HS: Thực hiện rồi rút ra nhận xét GV: Y/c hs tìm các hình đ.x nhau trong thực tế * Đường thẳng d gọi là trục đối xứng. Ví dụ: (sgk) * Định lí: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau. Hoạt động 3: Tìm hiểu hình có trục đối xứng (10ph). HĐ3.1: Tiếp cận khái niệm: GV: Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH - Tìm các hình đối xứng của mỗi cạnh của ΔABC qua đường cao AH? HS:Qua AH thì:A đ.xứng với A, B đ.xứng với C, H đ.xứng với H GV: Có nhận xét gì về các hình trên? HS: Mọi điểm của ΔABC đối xứng qua AH đều nằm trên đường thẳng đó. HĐ3.2: Hình thành khái niệm: GV: Vậy 1 hình như thế nào thì có trục đối xứng? HS: Phát biểu như sgk . HĐ3.2: Củng cố khái niệm: GV: Treo bảng phụ vẽ các hình: Δ đều, hình tròn, chữ A hoa lên bảng và y/c: - Hình nào có trục đ.x và có bao nhiêu trục đ.x? HS: Trả lời . GV: Yêu cầu hs vẽ một hình thang cân lên giấy rồi thử gấp lại để xem thử hình thang cân có trục đối xứng không HS: Thực hiện rồi rút ra nhận xét 3) Hình có trục đối xứng: * Định nghĩa: - Nếu mọi điểm thuộc hình H đều có điểm đối xứng qua đường thẳng d cũng thuộc hình H thì đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H. * Định lí : Đường thẳng d qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân đó. IV- Củng cố:(8ph) GV: Đặt các câu hỏi: ? Khi nào hai điểm đối xứng nhau qua một đ.thẳng? ? Thế nào là hai hình đối xứng nhau qua một đ.thẳng? ? Khi nào một hình có trục đối xứng? GV: cho hs làm bài tập 35, 37 V- Hướng dẫn học tập ở nhà:(2ph) a) Bài vừa học: - Xem lại các định nghĩa đã học, cách vẽ một đoạn thẳng, đường thẳng, tam giác đối xứng qua 1 đường thẳng - Bài tập về nhà 36, 38, 39, 40, 41(sgk) b) Bài sắp học: - Tiết sau : Luyện tập . HINH HOC 8 Tiết 10 ĐỐI XỨNG TRỤC Ngày soạn: 20 - 9 - 2 010 A- Mục tiêu: - Kiến thức: Nắm chắc định nghĩa hai điểm. đường thẳng thì chúng bằng nhau. Hoạt động 3: Tìm hiểu hình có trục đối xứng (10ph). HĐ3.1: Tiếp cận khái niệm: GV: Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao