Ngày soạn: 4/9/2008 Ngày dạy : 6/9/2008 Tiết 2 –Bài 2 : HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC I.Mục tiêu 1.Về kiến thức Qua bài giảng học sinh cần : -Hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc -Biết được vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ -Phân biệt giữa phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba 2.Về kĩ năng Vận dụng các phương pháp của hình chiếu vuông góc để vẽ được các hình chiếu Đứng , Bằng , Cạnh từ các vật thể đơn giản 3.Về thái độ HS có ý thức học tập tích cực đối với môn học , chủ động trong việc tiếp thu kiến thức , có tính sáng tạo trong khi làm bài II.Chuẩn bị 1.Giáo viên -Nghiên cứu SGK, SGV , các tài liệu tham khảo , soạn giáo án -Đồ dùng dạy học của giáo viên 2.Học sinh -Vở ghi , SGK, đọc trước bài ở nhà -Đồ dùng học tập của học sinh III.Tiến trình bài dạy 1.Kiểm tra bài cũ (5’) a.Câu hỏi : Tỉ lệ là gì ? có mấy loại tỉ lệ? b.Đáp án : -Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó -Có 3 loại tỉ lệ : +Tỉ lệ 1:1 -tỉ lệ nguyên hình +Tỉ lệ 1:x -tỉ lệ thu nhỏ +Tỉ lệ x:1 -tỉ lệ phóng to ( x = 2, 5, 10…) 2.Nội dung bài mới Nội dung TG HĐ của GV&HS I.Phương pháp chiếu góc thứ nhất ( PPCGT1) -Vật thể được đặt giữa người quan sát và mp chiếu 20’ Hoạt động 1.Tìm hiểu phương pháp chiếu góc thứ nhất GV trong phần kĩ thuật côngnghệ 8 , HS đã học một số nội dung cơ bản của phương pháp các hình chiếu vuông góc , vì vậy giáo viên đặt ra câu hỏi để HS nhớ lại kiến thức Trong PPCGT1, vật thể được đặt như thế nào đối với các mp hình chiếu Đứng , Bằng , Cạnh ? -Vật thể chiếu được đặt trong 1góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu Đứng , Bằng , Cạnh từng đôi một vuông góc với nhau -Mặt phẳng chiếu bằng mở xuống dưới , mặt phẳng chiếu cạnh mở sang phải để các hình chiếu cùng nằm trên mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ -Hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu đứng , hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng II.Phương pháp chiếu góc thứ ba ( PPCGT3) -Mặt phẳng chiếu được đặt giữa người quan sát và vật thể -Vật thể chiếu được đặt trong một góc tạo bởi 3 mặt phẳng chiếu đứng , chiếu bằng , chiếu cạnh từng đôi một vuông góc -Mặt phẳng chiếu bằng được mở lên trên , mặt phẳng chiếu cạnh mở sang trái để các hình chiếu này cùng nằm trên mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ -Hình chiếu bằng đặt trên hình chiếu đứng -Hình chiếu cạnh đặt bên trái hình chiếu đứng 15’ Vật thể chiếu được đặt trong 1góc tạo thành bởi các mp hình chiếu nào ? Sau khi chiếu , mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở ra như thế nào ? Trên bản vẽ , các hình chiếu được bố trí như thế nào ? Hoạt động 2 Tìm hiểu phương pháp chiếu góc thứ ba GV cho học sinh quan sát H 2.3 SGK và cho biết trong PPCGT3 , em hãy cho biết vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình chiếu bằng , hình chiếu cạnh ? Vật thể chiếu được đặt trong 1góc tạo thành bởi các mp hình chiếu nào ? Sau khi chiếu , mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở ra như thế nào ? Trên bản vẽ , các hình chiếu được bố trí như thế nào ? 4.Củng cố và hướng dẫn học bài (5’) -Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật thể ? -Nêu sự khác nhau của PPCGT1 và PPCGT3 ? -Trả lời các câu hỏi theo SGK -Làm bài tập trang 13-SGK -Đọc trước bài số 3 chuẩn bị kiến thức cho tiết sau . Hoạt động 1.Tìm hiểu phương pháp chiếu góc thứ nhất GV trong phần kĩ thuật công nghệ 8 , HS đã học một số nội dung cơ bản của phương pháp các hình chiếu