Một ngườiHàNội xưa (LĐ) - Cách đây vài ba tháng đã hai lần nghỉ ngơi cuối tuần bàn về “Người Hà Nội”. Tìm được cho ra cái đặc trưng của ngườiHàNội hôm nay, một đô thị mới phình rộng thành ba ngàn kilômét vuông, lại được bổ sung thêm một nền văn hoá Xứ Đoài quý báu nhưng còn xa lạ với văn minh đô thị thật là không đơn giản vì dường như nó chưa định hình sau một thời gian dài đã khó định hình vì quá nhiều biến đổi. Nhưng dường như đã có một cốt cách “Hà Nội xưa” hình thành cùng với một thành phố mới ra đời cách đây mới hơn mười giáp tuổi. Cái thành phố dựng lên trên nền Kẻ Chợ ấy được tạo nên bởi sự kết hợp những chất liệu của hai nền văn hoá Đông-Tây nên ra được cái chất thị dân thời hiện đại. Rồi thêm cái nguồn văn hiến chứa chan cả nhiều thế kỷ vun đắp của một kinh đô vẫn chưa cạn khi nó chỉ còn là cố đô của thời cận đại. Chính cái môi cảnh lịch sử ấy đã nảy nở ra trên cái thành phố non trẻ này cái tâm hồn vừa cổ kính lại vừa lãng mạn mà làm nên những thế hệ vàng góp phần khai sáng nên những giá trị mới mẻ của một nền tri thức mới và hiện đại. Cái thế hệ ấy là những trí thức, những công chức, những văn nghệ sĩ hay những chính khách sống trên đất HàNội cuối cùng cũng bị cuốn hút vào những biến động thời cuộc với niềm khát khao được tự do và tạo ra nhiều số phận khác nhau trong những thay đổi lúc tan lúc hợp của Đất nước . Giống như lý thuyết về “văn hoá vùng biên” cho rằng những nhân tố truyền thống thường được bảo lưu không phải ở vùng “lõi” về địa dư, bởi lẽ ở đó nó luôn chịu sự tác động phải biến đổi thuận theo sự phát triển. Những nhân tố truyền thống ấy lại thường được bảo lưu ở một vùng biên nơi mà những nhân tố ấy được bảo lưu như một giá trị đã khẳng định. Tìm lại một bát phở mà Thạch Lam, Vũ Bằng hay Nguyễn Tuân đã từng ăn của những gánh phở trên lề hè HàNội những thập kỷ 40 của thế kỷ XX về trước, sẽ khó tìm thấy ở trên phố phường thành phố HàNội hôm nay. Đôi khi có thể tìm thấy ở mộtnơi xa xôi nào đó trên trái đất, những cư dân HàNội rời thành phố của mình di cư đi nơi khác mang theo những giá trị đã định hình như một công thức không thể thay đổi. Phải là chất nước dùng không một chút mỳ chính, phải là vỏ hộp sữa Hugo bằng nhôm dùng làm ống đũa v.v . Con ngườiHàNộixưa có lẽ cũng vậy, phải là những con người đã từng gắn bó với HàNội rồi xa HàNội mới giữ được nét xưa cũ. Chính nhờ ký ức và niềm tiếc nhớ (nostalgy) giống như cái tủ lạnh đã lưu giữ được những nét xưa của HàNội mà những người sống mãi ở HàNội lại làm thay đổi hay rơi vãi vì chính những thay đổi thường nhật trong cuộc sống của mình giữa lòng một thành phố cũng luôn thay đổi . Vì thế, tôi thích gặp những người “Hà Nội xưa” như thế, có thể là những Việt kiều, những cũng có thể là những ngườiHàNội tản cư ra vùng tự do thời đầu Kháng chiến chống Pháp rồi do hoàn cảnh mà không trở lại HàNội được. Nói chuyện với những người “Hà Nội xưa” sẽ tìm lại được nhiều chất liệu của HàNộimột thời đã qua . Lần nghỉ ngơi cuối tuần này, tôi gặp một ngườiHàNội xưa như thế, lâu năm sống ở nước ngoài nay sống ở thành phố Hồ Chí Minh, tuổi sắp 90, vốn là một ngườiHàNội gốc. Đó là nhạc sĩ Phạm Duy. Quả y như rằng, câu giáo đầu của ông già tóc bạc phơ nhưng phong độ này là một sự phân bua: “Tôi không dám nhận mình là một ngườiHàNội mặc dù tôi sinh ra ở Hà Nội” (Ông sinh ngày 5-10-1921 nên chỉ một tuần nữa ông mới chớm vào tuổi 90). Cả đời trai trẻ tôi chỉ ở HàNội chừng hai chục năm, trước khi theo gánh hát đi đây đó, gặp lúc kháng chiến là đi lên chiến khu rồi gặp hoàn cảnh trở lại chốn cũ rồi lại đi tiếp nửa thế kỷ sau mới trở về, không phải để sống mà để thăm lại HàNội . Nói thế để thấy rằng ký ức của tôi về HàNội thì không còn nhiều, mà có còn thì chỉ là một “Hà Nội xưa”. Ông nói đúng là ký ức của mình chỉ là về một “Hà Nội xưa”, kỷ niệm về một thời đang lớn, nhưng ký ức ấy thì đầy ắp khi đọc những hồi ức của Phạm Duy khi viết về HàNội như một không gian sáng tạo của nền Nhạc Việt thời cận đại. Nhưng trong câu chuyện ông chỉ thích nói về những ngày thơ trẻ: “Tôi sinh ra ở Nhà hộ sinh phố Hàng Cót (40 Rue Takou - vốn là tên một rạp hát của người Tàu có sớm nhất ở HàNội trước khi người Tây lập phố) và lớn lên tại số nhà 54 phố Hàng Dầu (ngôi nhà này bây giờ được chủ nhân xây khách sạn nên rất tiện để mỗi lần Phạm Duy về HàNội có thể ở trọ tại đó mà hồi tưởng thời thơ bé của mình). Ông tiếp tục khai lý lịch: “Ông nội tôi là người đã từng giữ chức “thiên hộ” (chef de quatier) trông coi một khu phố trong nội thành, còn bố tôi cũng từng làm hội viên trong Hội đồng Thành phố, nhưng bỏ ghế ra làm báo về sau được nhiều người biết tới, đó là nhà văn Phạm Duy Tốn mà sách giáo khoa hay dùng truyện ngăn “Sống chết mặc bay” đăng trên báo Nam Phong để dẫn chứng cho sự thối nát của quan lại thời phong kiến đế quốc ngày xưa. Mẹ tôi là con gái một ông đồ ở phố Hàng Gai (phố này xưa chuyên bán giấy bút cho học trò, lại bán đồ chơi cho con trẻ mà nổi tiếng nhất là các ông tiến sĩ giấy, mơ ước một thời của tất thảy các phụ huynh mong con học hành để đỗ đạt rồi làm quan). Một lý lịch như thế đích thực Phạm Duy là một ngườiHàNội gốc rồi. Và ký ức tuổi thơ của ông cũng kích thích tất cả những ai đã từng có tuổi thơ ở cái thành phố dễ lây kỷ niệm này. Ông kể: “Tuổi nhỏ tôi thường hay ra bờ hồ Hoàn Kiếm để chơi với bạn bè cùng trang lứa với tất cả những trò tinh nghịch lúc bấy giờ (bắt dế, đá bóng…). Tôi còn làm thơ con cóc như thế này về khu phố nhà tôi: “Hàng Ngang sang Hàng Đào/ Hàng Đào vào Hàng Bạc/ Hàng Bạc tạt sang Hàng Mắm/ Hàng Mắm ngắm xuống Hàng Bè/ Hàng Bè về Hàng Dầu (nhà tôi đấy)/ Hàng Dầu trông ra đấu Lò Sũ/ Lò Sũ có một lũ (ép vận đấy) Bờ Sông/ Bờ Sông trông thấy cây cầu/ Trên cầu có tàu chạy .”. Đó là cái thế giới thu hẹp của đôi chân bé bỏng không đi đâu xa quá Chợ Đồng Xuân hay đầu cầu Đu Me (Pont Doumer). Ông già Phạm Duy say sưa kể những câu chuyện tuổi thơ gợi lại ở nơi tôi chính tuổi thơ của mình cho dù tôi thua ông tới ngót 30 tuổi. Bởi vì những điều ấy nó vẫn được trao truyền như câu đồng dao truyền khẩu mà ông đọc cho tôi nghe để chứng minh cái tinh ranh của lũ trẻ Hà thành: “Ma cà bông (Vagabon là bọn trẻ lang thang vô gia cư), ma cà cúi/ Lúi húi vườn hoa/ Ông Tây (còn tôi lại nhớ là “ông Cẩm” tức là cảnh sát) bắt được hỏi nhà mày đâu?/ Nhà tôi ở phố Hàng Dầu (với tôi là Hàng Đường)/ Số nhà năm bốn (với tôi là hai bẩy) đứng đầu du côn .”. Lớn lên, tôi đi học ở 4 trường: Trường tiểu học Nguyễn Du, trường trung học Thăng Long, trường Kỹ nghệ thực hành, Trường Cao đẳng Mỹ thuật nên tôi có các ông thày như Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Võ Nguyên Giáp, Tô Ngọc Vân… và có các người bạn học như nhà thơ Quang Dũng, các hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, Phan Kế An . Mười bẩy tuổi tôi đã rời HàNội đi kiếm sống với đủ các nghề khác nhau (dạy học tư, thư ký toà án, trợ giáo, thợ rèn, thợ điện, làm ruộng…) ở nhiều nơi từ Móng Cái, đến Hưng Yên, lên Yên Thế ra Kiến An . Đến năm hai mốt tuổi tôi mới làm bài hát đầu tay theo thơ Nguyễn Bính, bài “Cô hái mơ” rồi theo gánh hát Đức Huy đi khắp Bắc Nam. Rồi gặp Cách mạng bùng nổ, Kháng chiến lên đường . rồi đường đời đun đẩy gặp cả thành đạt lẫn gian truân . Tất cả chỉ chừng 20 năm ở Hà Nội, nhưng HàNội gắn trong tâm trí thì . cả đời. Tôi hỏi: Như thế dường như với ông chỉ là “suốt đời hướng về Hà Nội?”. Nhạc sĩ Phạm Duy trả lời: “Đúng ra phải nói là có rất nhiều khoảnh khắc đáng nhớ về HàNội vì phải sống xa Hà Nội. Đó là lúc phải sống ở Trạm Trôi với vú nuôi xa mẹ đang làm ăn ở Hà Nội; là lúc ở Chiến khu khi tham gia kháng chiến nhớ mẹ đang sống trong thành phố tạm chiếm mà không thể nào về thăm mẹ cho đến khi mẹ qua đời cũng không có ở bên; là lúc phải đi vòng tránh Vành đai HàNội để từ Thanh Hoá lên Bắc Kạn tham dự Đại hội Văn hoá; rồi trở về HàNội vài năm cùng Đoàn Gió Nam biểu diễn ở Nhà hát Lớn . Tiếp đó là những năm tháng đằng đẵng xa HàNội những tưởng không bao giờ trở lại được . Vậy mà vẫn có cái hạnh phúc của ngày trở về gặp lại ngườixưa cảnh cũ tuy có thay đổi cảnh vật, có vắng vẻ người thân nhưng vẫn còn kịp gặp lại những ngườixưa quen biết như Nguyễn Đình Thi, Phan Kế An . và cả Tố Hữu nữa Gần đây nhất còn có hạnh phúc trong ánh đèn sân khấu Nhà hát Lớn trong buổi trình diễn “Phạm Duy-Ngày trở về”. Trước lúc chia tay tôi hỏi thêm: “Nhạc sĩ có nhiều sáng tác về HàNội không?”. Giọng ông trầm xuống: “Tôi đi rất nhiều nơi trên đất nước mình, làm rất nhiều bài hát, những quả thật và đáng tiếc nữa, là tôi không có nhiều sáng tác về Hà Nội. Cũng có những bài như “Gươm Tráng sĩ”, “Tôi đi từ lúc trăng tơ”, “Mơ dạo chiều xuân Hà Nội” . Nhưng bạn có thể thấy rằng ở trong rất nhiều bài hát, khi nào có thể tôi đều lồng vào đó nỗi nhớ nhung (nostalgy) HàNội .”. Rồi ông đọc cho tôi những đoạn ca từ trong nhiều bài hát của ông và với giọng chân thành ông nói rằng mình đã nghe rất nhiều bài hát của các nhạc sĩ viết về Hà Nội, rất hay và làm tôi càng nhớ. “Tôi thấy yêu và nhớ HàNội hơn cho dù HàNội giờ đây rất gần vì từ nhiều năm nay tôi đã được sống trong lòng đất nước”. Tôi hỏi với thêm một câu: “Vậy thì sao nhạc sĩ không về HàNội mà sống”. Ông cười nhẹ nhõm: “Ở xa càng thương hơn, mới có được nỗi nhớ về Hà Nội”. Đúng là mộtngười “Hà Nội xưa” ! Dương Trung Quốc . nhà tôi: “Hàng Ngang sang Hàng Đào/ Hàng Đào vào Hàng Bạc/ Hàng Bạc tạt sang Hàng Mắm/ Hàng Mắm ngắm xuống Hàng Bè/ Hàng Bè về Hàng Dầu (nhà tôi đấy)/ Hàng. Một người Hà Nội xưa (LĐ) - Cách đây vài ba tháng đã hai lần nghỉ ngơi cuối tuần bàn về Người Hà Nội . Tìm được cho ra cái đặc trưng của người Hà Nội