1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

May tinh va suc khoe

8 351 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 68,5 KB

Nội dung

Những đều cần biết khi sử dụng máy tính PHẦN I: TƯ THẾ NGỒI CHUẨN XÁC KHI SỬ DỤNG MÁY TÍNH Sử dụng máy thông thường cần rất nhiều điều kiện, máy tính tất nhiên là không thể thiếu được nhưng bàn đặt máy tính, ghế ngồi, khoảng cách giữa người sử dụng với máy tính tư thế ngồi đều rất quan trọng. Sơ đồ đơn giản về việc sử dụng máy tính được miêu tả như sau: Khoảng cách giữa màn hình với mặt đất: 90 – 116cm Độ cao của bàn: 51 – 67cm Góc của tâm mắt nhìn: 15 - 25 0 Khoảng cách từ mắt đến màn hình: 45 – 65cm Đệm đặt chân Ghế tựa lưng CÁCH BỐ TRÍ KHÔNG GIAN BÀN MÁY TÍNH Bàn máy tính là nơi làm việc hằng ngày, nếu bố trí hợp lí sẽ nâng cao hiệu quả công việc. Thiết kế bàn máy tính cần căn cứ vào tính chất đặc điểm công việc mỗi người. Thông thường bàn máy tính được thiết kế theo chữ L hoặc chữ U, mặt bàn cần có một không gian làm việc vừa đủ để khi viết sử dụng máy tính vẫn đảm bảo được một khoảng cách hợp lý. Đối với người sử dụng thường xuyên phải đánh văn bản, cặp đựng giấy tờ thường được để bên trái máy tính, bố trí dưới tầm nhìn của mắt, chỉ cần hơi nghiêng đầu là có thế nhìn thấy. CÁC ĐIỀU KIỆN KHI SỬ DỤNG GHẾ NGỒI Ghế máy tính nâng đỡ cả cơ thể người sử dụng, nó quyết định góc nhìn của mắt độ thỏa mái của vai, cánh tay. Do đó ghế dùng cho viêc sử dụng máy tính rất quan trọng, không phải chiếc ghế nào cũng có thể dùng. Một chiếc ghế dùng khi sử dụng máy tính loại tốt cần phải có đầy đủ 3 điều kiện sau: 1. Ghế phải đủ sức đỡ được toàn bộ cơ thể, vững chắc, tốt nhất là loại có bánh xe, rất thuận tiện cho tư thế làm việc xoay người để láy tài liệu. 2. Độ cao của ghế có thể điều chỉnh được, người sử dụng máy tính có thế lựa chọn được độ cao thích hợp nhất để lưng, khuỷu tay, cổ tay ở trạng thái thoải mãi. 3. Ghế cần phải có tay vịn phần tựa lưng để người sử dụng máy tính có thể đựa vào khi nghỉ ngơi. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ CÓ TƯ THẾ NGỒI ĐÚNG Bàn ghế dùng khi làm việc với máy tính đã đạt yêu cầu, vậy khi làm việc còn cần có tư thế ngồi như thế nào? Dưới đây là 9 điều cần chú ý để giúp bạn có tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính: 1. Hai vai thả lỏng tự nhiên, lưng tựa vào ghế một cách thỏa mái. 2. Cẳng tay trên buông xuống tự nhiên. 3. Cẳng tay cánh tay trên tạo thành một góc 90 0 , sai số cho phép khoảng 10 – 20 0 . 4. Cổ tay cẳng tay cần được duy trì ở vị trí nằm ngang, tránh để cổ tay quá gập. 5. Đùi mặt ghế ngồi cần phải ở phương nằm ngang, nếu cảm thấy áp lực ở đùi có thể dùng ghế kê chân. 6. Cẳng chân đùi tạo thành một góc khoảng 90 0 đồng thời tạo cho chân một không gian hoạt động vừa đủ để thay đổi tư thế. 7. Màn hình cần phải đặt ở chính diện người sử dụng tránh xoay người khi làm việc. 8. Thời gian đứng để làm việc cần được rút ngắn hết sức, đồng thời phải để hai chân có không gian di chuyển. 9. Cần phải sắp xếp sao cho có thể tự do thay đổi tư thế làm việc. KHOẢNG CÁCH GIỮA MẮT VỚI MÀN HÌNH GÓC NHÌN BAO NHIÊU LÀ TỐT NHẤT? Mắt là cơ quan rất quan trọng đối với người sử dụng máy tính, mắt cũng là cơ quan dễ dàng bị tổn thương nhất, góc nhìn khoảng cách thích hợp có thể có tác dụng bảo vệ nhất định cho mắt. 1. Khoảng cách giữa mắt màn hình khoảng 45 – 65cm là tương đối tốt, hoặc giữ khoảng cách giữa mắt cánh tay không dưới 40cm. 2. Góc nhìn phải duy trì khoảng 10 – 20 0 , không nên vượt quá 30 0 , đồng thời nên để tầm nhìn màn hình tạo thành 90 0 là tốt nhất. CÁC BÀI THỂ DỤC ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ DÀNH CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MÁY TÍNH. Các bài tập vận động đơn giản có thể giúp người sử dụng máy tính hoạt động gân cốt giải tỏa những buồn bực trong lòng, thông thường nên vận động trước hoặc sau khi làm việc với máy tính thời gian nghỉ ngơi giữa giờ làm việc. Nội dung luyện tập bao gồm các bài thể dục về mắt, tay, cổ, vai lưng… những bài thể dục này giúp thân chân tay được vận động, thể chất tinh thần thoải mái hơn. 1. Bài tập cho mắt: Nhắm mắt thư giãn Xoa dịu mắt (Dùng hai tay xoa vào nhau cho nóng lên, sau đó úp hai lòng bàn tay vào hai mắt hoặc có thể dùng khăn mắt ướt đắp lên mắt. Đảo con ngươi theo vòng tròn Mát xa cơ (Dùng ngón tay mát xa phân cơ trên dưới của mắt) 2. Bài tập cho tay: Vươn cổ tay Vẩy tay lên xuống Mát xa cổ tay Mát xa đầu ngón tay Gập mở ngón cái Duỗi tay (Các ngón tay của hai bàn tay đan vào nhau, lòng bàn tay hướng ra bên ngoài, cố gắng căng lòng bàn tay) 3. Bài tập cho cổ: Cúi ngẩng đầu Vươn cổ Mát xa cổ Xoay cổ 4. Bài tập cho vai: Bài tập xoay vòng (cánh tay thả lỏng, lấy bả vai làm trọng tâm xoay, xoay được một số vòng rồi chuyển tay) Nâng vai (Dùng lực nâng hai vai lên, để yên một vài giây rồi hạ xuống) Vươn vai. BẠN CÓ SỬ DỤNG BÀN PHÍM ĐÚNG CÁCH KHÔNG? Để điều khiển được máy tính, nhất thiết phải ra mệnh lệnh cho máy tính, cách thông thường nhất là sử dụng chuột bàn phím. Mặc dù hiện nay mọi người đều điều khiển máy tính bằng chuột, không dùng bàn phím vẫn hoàn thành phần lớn công việc, nhưng khi đánh máy vẫn phải dựa vào bàn phím. Ngoài ra còn sử dụng phím tắt đúng cách còn thuận tiện hơn khi dùng chuột vì vậy việc sử dụng bàn phím cũng rất quan trọng. Trước khi sử dụng máy tính bạn nhất định phải nắm rõ cách sử dụng bàn phím chuẩn xác, để hình thành thói quen tốt. Khi sử dụng bàn phím, đầu tiên bạn phải chú ý đến tư thế, nếu tư thế không đúng thì không thể gõ chữ nhanh chuẩn xác cũng dễ dẫn đến mỏi tay, để có tư thế đúng cần phải: 1. Tư thế ngồi phải ngay ngắn, lưng phải thẳng, vai thả lỏng, hai chân đặt tự nhiên trên mặt đất. 2. Cổ tay để thẳng, hai khuỷu tay buông nhẹ, nhẹ nhàng dịch sát về phía nách, ngón tay cong vừa phải tự nhiên, đặt nhẹ lên các phím cơ bản. 3. Bản thảo cần ghi chép để ở bên trái bàn phím, tầm nhìn nên tập trung vào màn hình, không nên thường xuyên nhìn bàn phím để tránh tầm nhìn được dao động, tăng độ mệt mỏi cho mắt. 4. Độ cao thấp của ghế cần phải điều chỉnh để có một vị trí thích hợp thuận tiện cho các ngón tay gõ phím. Khi đã có tư thế đúng bạn cần phải có một phương pháp gõ đúng: 1. Thông thường các ngón tay đặt trên các phím cơ bản khi gõ một ngón tay chỉ đảm nhận một vài phím tương ứng, không thể làm lẫn lộn. 2. Khi gõ chữ một ngón gõ chữ, các ngón khác cần phải ở trạng thái sẵn sàng trên phím cơ bản. 3. Cổ tay để thẳng, ngón tay để cong tự nhiên, gõ phím chỉ giới hạn trong các khớp ngón tay, cơ thể bộ phận khác không cần tiếp xúc với bàn làm việc hoặc bàn phím. 4. Khi gõ phím, tay nâng lên, chỉ có các ngón tay cần gõ phím mới có thể vươn dài để gõ, không nên ấn hoặc đè phím. Sau khi gõ xong một phím các ngón tay cần trở về đặt trên các phím cơ bản, không nên dừng lại trên các phím đang gõ. 5. Tốc độ cần phải đều, dùng lực gõ nhẹ, có tiết tấu, khôg nên dùng lực quá mạnh. KHOẢNG THỜI GIAN THÍCH HỢP CHO VIỆC SỬ DỤNG MÁY TÍNH Rất nhiều người làm việc không thể tách rời được máy tính dường như họ ngồi trước máy tính cả ngày lẫn đêm, điều này không hề có lợi cho sức khỏe. Tốt nhất thì cứ sử dụng máy tính khoảng 40 phút thì nghỉ ngơi một lần, đứng lên thực hiện một số động tác thể dục về mắt, cổ, tay . để các cơ được thả lỏng. Nên ngồi xa màn hình, khi cần làm việc lâu, tốt nhất là có một chiếc ghế tựa để lưng có chỗ dựa. Ngoài ra, khi sử dụng máy tính không nên kiễng chân làm cho xương chậu bị lệch gây ra sưng tấy cơ lưng. BÀN PHÍM CHUỘT MÁY BẨN ĐẾN MỨC NÀO? Nếu như nói rằng bàn phím là một bãi rác kiểu mới cũng không phải là cường điệu. Khi vệ sinh bàn phím trong phòng làm việc, sẽ phát hiện ra rằng ngoài bụi bẩn, bàn phím còn chứa rất nhiều thứ khác như vụn bánh, bột cà phê, vụn tẩy, tóc . có tư liệu chỉ ra rằng bình quân mỗi tháng có 2 gam các loại rác này chồng chất lên bàn phím. Ngoài ra trên bàn phím còn ẩn giấu một lượng lớn vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được. Vì người sử dụng tiếp xúc với bàn phím, chuột nhiều nhất, mà rất nhiều người sử dụng máy tính hằng năm không làm sạch màn hình lau rửa một số thiết bị như bàn phím, chuột nên trên bề mặt của chúng thường bám mồ hôi, vết dầu mỡ, nước bọt của người sử dụng máy, bàn phím cũng chất đầy bụi bẩn . trong đó ẩn dấu những vi khuẩn gây bệnh như khuẩn liên cầu. Theo nghiên cứu của các học giả người Mĩ, đã phát hiện ra trên bàn phím chuột có vi khuẩn gây hại nhiều hơn gấp 400 lần so với vi khuẩn trong phòng vệ sinh. Nhân viên làm việc tại một số công ty thường mắc các bệnh về da, mắt, đường tiêu hóa, nguyên nhân chính là họ đã không chú ý đến vệ sinh màn hính, bàn phím chuột. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, khi sử dụng bàn phím nhất định phải thực hiện các yêu cầu sau: 1. Trước sau khi sử dụng máy tính, nhất định phải rửa tay hoặc mang bên mình loại dầu có thành phần tiêu độc. 2. Trong khi sử dụng bàn phím không nên ăn. 3. Khi sử dụng máy tính, cần hết sức tránh việc tay tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận như: mắt, mặt, da, mũi, tai. 4. Làm sạch bàn phím theo định kì, đồng thời duy trì sự khô ráo thoáng mát cho bàn phím tránh để các vi khuẩn sinh sôi. 5. Trước khi sử dụng máy tính công cộng như ở quán Internet, nên dùng khăn giấy lau sạch bàn phím chuột để tránh nhiễm bệnh. CÁCH LÀM SẠCH BÀN PHÍM Thời gian bạn sử dụng máy tính cũng lâu rồi, màn hình, bàn phím chuột khó tránh khỏi việc bị nhiễm bụi bẩn, lúc này bạn nên tiến hành làm vệ sinh các thiết bị máy tính. Phương pháp làm sạch máy tính tốt nhất là sử dụng thuốc làm sạch máy chuyên nghiệp, dùng gạc chấm một lượng nhỏ rồi nhẹ nhàng lau sạch vì thuốc làm sạch máy chuyên nghiệp sử dụng chất hóa sinh bọt để làm sạch nên không làm tổn hại đến các bộ phận của máy tính. Hai tuần bạn nên vệ sinh máy tính một lần. Dưới đây là hai sự nhầm lẫn phổ biến khi làm sạch máy tính: 1. Nước: Dùng nước làm sạch máy tính không những không thể loại trừ được các vi khuẩn vi rút có trên bề mặt máy tính mà còn rất dễ thấm vào máy tính làm cho chất lượng máy tính kém đi hoặc các linh kiện trong máy tính bị oxy hóa, bị gỉ. 2. Cồn: Cồn mặc dù có thể tiêu độc, diệt vi khuẩn, có lợi cho việc bảo vệ sức khỏe của con người nhưng lại gây ra tổn hại rất lớn đến các thiết bị máy móc. Vì rất nhiều linh kiện máy tính đều quét một lớp chống oxy hóa, chức năng hòa tan của cồn rất cao nên có thể ăn mòn lớp bảo vệ này, rút ngắn tuổi đời của máy tính. Vì vậy, làm sạch máy tính cũng cần phải chú ý. Vì sức khỏe của bạn máy tính, bạn hãy dùng phương pháp chuẩn để làm sạch máy tính. BỮA ĂN HỢP LÝ CHO NGƯỜI CHUYÊN SỬ DỤNG MÁY TÍNH Trong phòng máy tính đã được sử dụng trong thời gian dài, các ion âm dương trong môi trường sẽ mất đi sự cân bằng, gây hại cho sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, màn hình không ngừng biến đổi thất thường các loại kí tự ngồn ngộn trên dưới sẽ kích thích mắt, người sử dụng máy tính sẽ có cảm giác mỏi mắt, mỏi vai, đau lưng . nếu cơ thể ở trong tình trạng mất nước, dinh dưỡng không đủ, thiếu vitamin thì khả năng đối kháng của cơ thể sẽ giảm xuống dễ dàng nhiễm bệnh. Ăn uống hàng ngày một cách hợp lý sẽ rất có lợi cho sức khỏe đặc biệt là người sử dụng máy tính. Bữa sáng: đầy đủ dinh dưỡng nhiệt lượng. Bữa trưa: ăn nhiều thức ăn có hàm lượng protein cao như: thịt bò, thịt dê, gà, vịt, nội tạng động vật, các loại cá, các loại đậu sản phẩm chế biến từ đậu. Bữa tối: nên ăn nhẹ, ăn nhiều thức ăn giàu vitamin như các loại rau, củ, quả tươi. Dùng các loại thức ăn có hàm lượng mỡ photpho cao giúp bộ não khỏe mạnh, ví dụ: lòng đỏ trứng, cá, tôm, quả hồ đào, lạc . Nên ăn các loại thức ăn có tác dụng bảo vệ mắt, phòng ngừa cận thị các bệnh về mắt các loại thức ăn này gồm có gan động vật, sữa bò, sữa dê, bơ, kê, quả hồ đào, cà rốt, cải xanh, rau chân vịt, cải trắng, cà chua, rau muống . Hằng ngày uống một ít chè xanh, lá chè chứa lipopolysaccharide là chất có thể cải thiện công năng tạo máu, trong thời gian ngắn có thể tăng cường khả năng miễn dịch. BA CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ BẢO VỆ MẮT 1. Điều tiết mắt: Vào buổi sáng ở những nơi không khí trong lành, bạn hãy đứng thật thoải mái. Đầu tiên bạn để hai mắt nhìn thẳng về một mục tiêu ở địa điểm khá xa, rồi dần dần thu nhỏ tầm nhìn, đến khi khoảng cách chỉ còn khoảng 35cm, bạn lại phóng tầm nhìn ra địa điểm ban đầu. Cứ lặp lại như vậy nhiều lần sau đó thực hiện các động tác hít thở sẽ rất lợi cho chức năng điều tiết của mắt. 2. Thư giãn mắt: Mỗi buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ bạn chọn tư thế đứng hoặc ngồi, nhắm mắt hai bàn tay mát xa nhanh vào nhau, sau đó nhanh chóng xoa nhẹ lên mắt, lúc này mắt sẽ cảm thấy như có một luồng hơi ấm, cứ lặp lại như vậy nhiều lần có thể tuần hoàn máu trong mắt, làm cho mắt linh hoạt hơn. 3. Xông mắt: Lấy nước nóng, khăn nóng hoặc hơi nóng xông mắt, mỗi ngày làm 1 đến 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút, cũng có thể xông mắt khi rửa mặt, uống nước nóng. Cũng có thể trong lúc hãm để lấy nước cốt hoa cúc, lá tre thì tiến hành xông mắt, đợi khi nước ấm thì dùng thuốc nước để rửa mắt, như vậy mới có tác dụng giúp mắt thanh nhiệt. . tập cho vai: Bài tập xoay vòng (cánh tay thả lỏng, lấy bả vai làm trọng tâm xoay, xoay được một số vòng rồi chuyển tay) Nâng vai (Dùng lực nâng hai vai lên,. gồm các bài thể dục về mắt, tay, cổ, vai lưng… những bài thể dục này giúp thân và chân tay được vận động, thể chất và tinh thần thoải mái hơn. 1. Bài tập

Ngày đăng: 27/09/2013, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w