1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TT 09-1993-BGD

3 206 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ——— Số: 09/TT-GD&ĐT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ———————————— Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 1993 THÔNG TƯ Về việc hướng dẫn treo, chào Quốc kỳ và hát Quốc ca Thực hiện thông báo số 31/LB ngày 15/2/1993 của Chính phủ về việc treo quốc kỳ, chào cờ và hát quốc ca; thời gian qua các đơn vị và nhà trường trong toàn ngành giáo dục và đào tạo đã thực hiện có nền nếp. Nhưng nhìn chung chưa thống nhất, nhiều nơi làm còn chưa được nghiêm túc. Đề củng cố nền nếp tốt đã có, tăng cường giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, sinh viên, Bộ hướng dẫn thực hiện việc treo quốc kỳ và hát quốc ca như sau: 1. Đơn vị và vị trí treo quốc kỳ - Tất cả các cơ quan: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở phòng Giáo dục - Đào tạo (nếu ở trong một khuôn viên riêng) các viện, các trung tâm, doanh nghiệp thuộc Bộ quốc kỳ được treo ở một vị trí trang trọng nhất do thủ trưởng cơ quan quyết định. - Các nhóm trẻ, lớp học mẫu giáo, học nghề tư thục, dân lập không có điều kiện treo cờ ở trước của thì phải dành một chỗ trang trọng trên tường trước mặt học sinh ngồi học đóng lên đó một lá quốc kỳ có kích thước thích hợp. - Các trường học từ mầm non đến đại học treo quốc kỳ trên cột cờ trồng tại sân trường (nơi tập trung tổ chức các buổi lễ lớn của trường). 2. Thời gian treo quốc kỳ: Tất cả các cơ quan, đơn vị trường học treo quốc kỳ từ 6 giờ đến 18 giờ hằng ngày. 3. Kích thước quốc kỳ, cột cờ, bệ cột cờ: - Các cơ quan đơn vị đóng riêng biệt không có sân, treo cờ ở trước cửa; dùng cờ có cán gỗ, kích thước quốc kỳ, chiều dài cán phải hài hòa với bộ mặt quan và cảnh quan của cơ quan. - Các trường từ mầm non đến đại học; Căn cứ vào cảnh quan, quy mô xây dựng của trường để chọn dùng các kích thước cột cờ, quốc kỳ sao cho phù hợp: + Cột cờ dài: 6m, 8m, 10m làm bằng các vật liệu: tre, gỗ, ống thép tròn, sơn xanh biển hoặc trắng, có ròng rọc và dây để kéo cờ. Cột cờ trống trên một bệ xây hoặc đắp cao hơn bề mặt sân từ 0,5 đến 1m. + Quốc kỳ: 1m x 1,5m 1,2m x 1,8m 1,4m x 2,1m Quốc kỳ sau khi hạ phải gấp để trong hộp (chuyên dùng) nghiêm chỉnh. 4. Treo và hạ quốc kỳ: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, nhà trường phân công cho phòng Quản trị, phòng Bảo vệ, những người trực tuần nhiệm vụ treo quốc kỳ hằng ngày. Người treo và hạ quốc kỳ phải mặc trang phục nghiêm chỉnh (áo bỏ trong quần và đi giầy hoặc dép có quai hậu) treo, hạ quốc kỳ với thái độ nghiêm túc, thành kính. 5. Chào Quốc kỳ và hát quốc ca: - Tất cả các trường từ nầm non đến trung học phổ thông đều phải thực hiện chào quốc kỳ vào sáng thứ 2, trước giờ học buổi sáng và hạ quốc kỳ hàng tuần vào chiều thứ 7, sau giờ học buổi chiều. Cụ thể, các lớp học buổi sáng thứ hai làm lễ chào quốc kỳ; các lớp học buổi chiều thứ bẩy làm lễ hạ quốc kỳ. Các ngành học: đại học, trung học chuyên nghiệp và học nghề; do đặc điểm không thường xuyên tập trung tại trường, lớp, nên chỉ phải tổ chức chào quốc kỳ và hạ quốc kỳ trong các buổi lễ khai giảng; sơ kết học kỳ; bế giảng năm học; tốt nghiêp ra trường và tại các buổi mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc. Khi hành lễ phải ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, nơi nào có đồng phục thì phải mặc đồng phục. Đội viên phải quàng khăn đỏ, đoàn viên phải cài huy hiệu đoàn. Các lớp học sinh xếp hàng ngay ngắn tại vị trí do chỉ huy buổi lễ chỉ định. Tổng chỉ huy chào quốc kỳ là Hiệu trưởng. Trong các buổi lễ chào và hạ quốc kỳ tất cả học sinh, sinh viên đều phải hát quốc ca nghiêm trang, đúng lời, đúng nhạc. Nhà trường, đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường phải tổ chức cho học sinh, sinh viên học hát đúng lời và nhạc bài quốc ca. Người được chọn kéo cờ trong buổi lễ phải là một học sinh chăm ngoan, phải được hướng dẫn động tác kéo cờ sao cho khi bài quốc ca kết thúc thì việc kéo lên hoặc hạ quốc kỳ cũng vứa xong. Giáo viên mẫu giáo, tiểu học có mặt tại trường trong buổi lễ cũng phải tập trung chào quốc kỳ cùng với học sinh. Trong buổi lễ cán bộ, công nhân viên nhà trường không được đi lại lộn xộn, ai có mặt ở nơi làm lễ phải đứng nghiêm cho đến khi làm lễ xong. Các buổi lễ lớn của trường có mời khách và đông đảo giáo viên, công nhân viên, có thể dùng băng nhạc quốc ca trong lễ chào quốc kỳ. Ngoài hai buổi chào và hạ quốc kỳ sáng thứ hai và chiều thứ 7, việc treo và hạ quốc kỳ hàng ngày tại các trường thực hiện như mục 4 của thông tư này. Các đơn vị và nhà trường phải chuẩn bị tốt các buổi lễ chào và hạ quốc kỳ để tránh những sơ xuất làm cho buổi lễ thiếu nghiêm túc. Thông tư này được quán triệt và thực hiện thống nhất trong toàn ngành Giáo dục và đào tạo từ năm học 1993-1994. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (để báo cáo), - Các đơn vị trực thuộc đề thực hiện; - Các trường ĐH (để thực hiện); - Các Sở GD-ĐT (để quán triệt và đôn đốc các trường, thuộc phạm vi KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỨ TRƯỞNG (Đã ký) Trần Chí Đáo 2 quản lý của Sở thực hiện) - Các Bộ có trường; - Lưu HC, PC. 3 . BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ——— Số: 09 /TT- GD&ĐT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày đăng: 27/09/2013, 15:10

Xem thêm: TT 09-1993-BGD

w