1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sinh kế và thu nhập của hộ gia đình huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

93 56 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 860,58 KB

Nội dung

Hoạt động sinh kế phi nông nghiệp của hộ gia đình huyện Định Hóa được đánh giá khá đa dạng và phong phú, là nguồn thu nhập quan trọng cho bà con nông dân địa phương và đang có xu hướng n

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

THÁI NGUYÊN, 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

THÁI NGUYÊN, 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Phan Thị Huế

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng

và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn PGS TS Dương Văn Sơn đã tận

tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Có được kết quả này, tôi không thể không nói đến công lao và sự giúp đỡ của Uỷ ban nhân dân huyện Định Hóa, các phòng ban chức năng những người

đã cung cấp số liệu, tư liệu khách quan, chính xác giúp đỡ tôi đưa ra những phân tích đúng đắn

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Phan Thị Huế

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN vii

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa của đề tài 3

5.1 Ý nghĩa khoa học 3

5.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4

1.1.1 Sinh kế 4

1.1.2 Hộ nông dân 6

1.1.3 Thu nhập của hộ gia đình 8

1.2 Cơ sở thực tiễn 14

1.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan 15

1.3.1 Các công trình nghiên cứu có liên quan trên thế giới 15

1.3.2 Một số nghiên cứu về sinh kế ở Việt Nam 18

1.3.3 Một số nghiên cứu về thu nhập của hộ gia đình 19

1.3.4 Bài học kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 24

1.4 Bài học kinh nghiệm cho huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 30

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Định Hóa 32

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 32

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 32

Trang 6

2.3 Phương pháp nghiên cứu 35

2.3.1 Chọn điểm nghiên cứu 35

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 36

2.3.3 Phương pháp xử lý phân tích thông tin số liệu 37

2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 40

2.4.1 Các chỉ tiêu chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Định Hóa 40

2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá nguồn lực và hoạt động sinh kế của hộ

gia đình huyện Định Hóa 40

2.4.3 Nhóm chỉ tiêu về thu nhập của hộ gia đình 40

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41

3.1 Nguồn lực và hoạt động sinh kế của hộ gia đình huyện Định Hóa 41

3.1.1 Một số nguồn lực chủ yếu của hộ gia đình huyện Định Hóa 41

3.1.2 Một số hoạt động sinh kế chủ yếu của hộ gia đình huyện Định Hóa 56

3.1.3 Thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp của hộ gia đình 61

3.2 Yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình huyện Định Hóa 63

3.2.1 Yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông nghiệp của hộ gia đình 64

3.2.2 Yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập phi nông nghiệp của hộ gia đình 68

3.3 Một số giải pháp chủ yếu cải thiện sinh kế, góp phần nâng cao

thu nhập cho hộ gia đình huyện Định Hóa 72

3.3.1 Nhóm giải pháp chung 72

3.3.2 Một số nhóm giải pháp cụ thể 73

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 79

1 Kết luận 79

2 Khuyến nghị 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

KT- XH :

HĐND :

UBND :

MTTQ :

PTNT :

CNH - HĐH :

XĐGN :

GPMB :

Kinh tế - Xã hội Hội đồng Nhân dân

Ủy ban nhân dân Mặt trận tổ quốc Phát triển Nông thôn Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Xóa đói giảm nghèo

Giải phóng mặt bằng

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Hộ điều tra tại 03 xã đại diện 36

Bảng 2.2 Hộ điều tra phân theo kinh tế hộ 36

Bảng 3.1 Độ tuổi, học vấn, nhân khẩu và lao động của các hộ 45

Bảng 3.2 Lao động nông lâm nghiệp, phi nông nghiệp và lao động được đào tạo 47

Bảng 3.3 Bình quân đất đai phân theo nhóm hộ của huyện Định Hóa 49

Bảng 3.4 Tình trạng nhà ở phân theo kinh tế hộ 51

Bảng 3.5 Số lượng máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp 52

Bảng 3.6 Vốn sản xuất và vay vốn phân theo kinh tế hộ 54

Bảng 3.7 Nhu cầu vay vốn của hộ gia đình 55

Bảng 3.8 Số hộ trồng và diện tích một số cây trồng chính 57

Bảng 3.9 Số hộ nuôi và số đầu một số vật nuôi chính phân theo kinh tế hộ 59

Bảng 3.10 Ngành nghề phi nông nghiệp của hộ gia đình 60

Bảng 3.11 Thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp phân theo kinh tế hộ 61

Bảng 3.12 Các biến sử dụng trong mô hình hồi quy Cobb - Douglas 63

Bảng 3.13 Diễn giải các biến số trong mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng

đến thu nhập nông nghiệp 65

Bảng 3.14 Tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến thu nhập nông nghiệp 67 Bảng 3.15 Diễn giải các biến số trong mô hình hồi quy đa biến yếu tố ảnh hưởng thu nhập phi nông nghiệp của hộ gia đình 68

Bảng 3.16 Tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến thu nhập phi nông nghiệp của hộ gia đình 70

Trang 9

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Học viên: Phan Thị Huế

Đề tài: “Sinh kế và thu nhập của hộ gia đình huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 8.62.01.15

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận, lý thuyết và thực tiễn liên quan đến hoạt động sinh kế và thu nhập của hộ gia đình nông thôn Đề tài tập trung đánh giá nguồn lực của hộ, hoạt động sinh kế và thu nhập của hộ huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Đồng thời phân tích yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu Để từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện hoạt động sinh kế, góp phần tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương

2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng công cụ là phiếu điều tra đã chuẩn bị trước Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp 180 hộ gia đinh nông thôn tại 3 xã Bảo Cường, Sơn Phú và Tân Thịnh đại diện cho huyện Định Hóa Số liệu điều tra được phân tích bằng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích hồi quy đa biến yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình

3 Kết quả nghiên cứu chính và kết luận

3.1 Kết quả nghiên cứu chính

Kết quả nghiên cứu chính đã chỉ ra rằng:

Nguồn nhân lực của huyện Định Hóa khá dồi dào, có thể đáp ứng cho yêu cầu lao động không chỉ trong nội bộ huyện mà còn có thể cung cấp nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên cùng như các tỉnh khác như Hà Nội, Bắc Ninh,… Hoạt động sinh kế trồng trọt chủ yếu gồm lúa, chè, sắn,…

Trang 10

Hoạt động sinh kế chăn nuôi gồm: lợn, gia cầm, trâu bò,… với quy mô chăn nuôi vẫn cung tự cấp Trong đó, các hộ nghèo do thiếu đất để trồng cây lương thực (lúa) nên dẫn đến tình trạng nghèo Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún chưa quy hoạch được vùng sản xuất hàng hóa, khâu tiêu thụ sản phẩm còn nhiều bất cập

Hoạt động sinh kế phi nông nghiệp của hộ gia đình huyện Định Hóa được đánh giá khá đa dạng và phong phú, là nguồn thu nhập quan trọng cho bà con nông dân địa phương và đang có xu hướng ngày càng phát triển bào gồm: làm công nhân, kinh doanh dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống, chế biến nông sản,…

Thu nhập về nông nghiệp vẫn được coi là nguồn thu nhập của đại đa số

hộ gia đình nông thôn (155 hộ, chiếm 86,1% số hộ điều tra) với bình quân mỗi

hộ thu 54,44 triệu đồng/hộ Số hộ có thu nhập phi nông nghiệp tuy ít hơn (46

hộ, chiếm 25,6% số hộ điều tra), song thu nhập phi nông nghiệp đạt cao so với thu nhập nông nghiệp, bình quân đạt 82,47 triệu đồng/hộ Điều đáng chú ý là hộ thuần nông có thu nhập nông nghiệp cao hơn hộ hỗn hợp kiêm cả nông nghiệp

và phi nông nghiệp Đồng thời hộ phi nông nghiệp có thu nhập phi nông nghiệp cao hơn hộ hỗn hợp kiểm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp

Để có thể gia tăng cả thu nhập nông nghiệp và thu nhập phi nông nghiệp cần chú ý gia tăng nhân khẩu và vốn đầu tư sản xuất Riêng với thu nhập nông nghiệp cần chú ý gia tăng số lao động nông nghiệp và diện tích đất canh tác Còn đối với thu nhập phi nông nghiệp cần gia tăng số lao động phi nông nghiệp, tổng diện tích đất đai và diện tích nhà ở

3.2 Kết luận chủ yếu của đề tài

Để cải thiện sinh kế, góp phần nâng cao thu nhập hộ gia đình huyện Định Hóa cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp khác nhau, từ các nhóm giải pháp chung như: đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại; phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề để tăng thu nhập về phi nông nghiệp; đào tạo nhân lực, lao động, việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông

Trang 11

thôn; phát triển Chương trình “mỗi xã phường một sản phẩm”, nâng cao thu

nhập cho người dân nông thôn, đồng thời thực hiện các nhóm giải pháp cụ thể

về nông nghiệp (như trồng trọt, chăn nuôi, tổ chức sản xuất, liên kết hợp tác…),

phi nông nghiệp cũng như đối với từng nhóm hộ khác nhau về kinh tế

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sinh kế là những hoạt động để nuôi sống bản thân và gia đình Các hoạt động sinh kế của một hộ nông dân bao gồm hai nhóm hoạt động sinh kế: nông nghiệp và phi nông nghiệp Việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng,

Nước ta là một nước nông nghiệp, sản xuất lương thực là chủ yếu và dựa vào các nguồn lực sẵn có như đất đai, rừng,… để người dân sinh sống Ở khu vực miền núi khi chưa có yếu tố khoa học kỹ thuật thì những hộ có nhiều nguồn lực hơn thì cuộc sống sẽ được đảm bảo hơn Tuy nhiên, dân số thì ngày càng tăng, các nguồn lực sẵn có như đất đai ngày càng bị thu hẹp Đặc biệt là ở vùng miền núi người dân sẽ có nhiều khó khăn hơn trong việc sản xuất và họ tiếp thu khoa học kỹ thuật chậm hơn và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng khó hơn do điều kiện của địa hình

Định Hoá là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 50 km Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, kinh tế nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến, nhưng tốc độ vẫn còn chậm, chưa rõ nét và thiếu bền vững Trong cơ cấu kinh tế, sản xuất nông, lâm nghiệp đóng vai trò chủ yếu, nhưng vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, sinh kế nghèo nàn, thu nhập thấp và đang gia tăng khoảng cách thu nhập giữa các nhóm hộ, hàng hóa chậm phát triển Tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao, tỷ lệ lao động trong các ngành, lĩnh vực còn bất cập, Trước thực trạng về hoạt động sinh kế của người dân huyện Định Hóa như vậy Rất cần có cái nhìn tổng thể về thực trạng hoạt động sinh kế và thu nhập của các hộ, Việc nghiên cứu về thu nhập và hoạt động sinh kế của người dân địa phương, giúp ta hiểu rõ được những hoạt động sinh

kế và thu nhập chủ yếu của bà con Từ đó đánh giá được xem nguồn thu nhập,

Trang 13

hoạt động sinh kế nào là chủ yếu và có vai trò quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Sinh kế và thu nhập của hộ gia đình huyện Định Hóa, tỉnh

Thái Nguyên

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận, lý thuyết và thực tiễn liên quan đến hoạt động sinh kế và thu nhập của hộ gia đình nông thôn;

- Đánh giá hoạt động sinh kế và thu nhập của hộ gia đình tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên;

- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu;

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện hoạt động sinh kế, góp phần tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương

3 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động sinh kế và thu nhập của

hộ gia đình tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

- Đối tượng điều tra khảo sát là hộ gia đình khác nhau về nghề nghiệp, bao gồm hộ thuần nông, hộ hỗn hợp và hộ phi nông nghiệp cũng như khác nhau về phân loại kinh tế

4 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Số liệu thứ cấp được thu thập trên toàn bộ huyện Số liệu sơ cấp được thu thập ở cấp hộ gia đình tại 3 xã đại diện là Tân Thịnh, Bảo Cường và Sơn Phú

- Về thời gian: Luận văn tập trung thu thập số liệu từ các năm 2015 - 2018

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu nguồn lực, hoạt động sinh kế

và thu nhập của hộ gia đình tại huyện Định Hóa qua các năm 2015 - 2018 và

Trang 14

đề xuất giải pháp đến năm 2022 Hộ gia đình khác nhau về nghề nghiệp bao gồm hộ nông nghiệp, hộ hỗn hợp và hộ phi nông nghiệp Phân tích nguồn lực

hộ, hoạt động sinh kế và thu nhập của hộ gia đình được thực hiện dựa trên phân loại kinh tế của hộ Thu nhập của hộ trong nghiên cứu này bao gồm thu nhập nông nghiệp và thu nhập phi nông nghiệp

5 Ý nghĩa của đề tài

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

Sinh kế của nông hộ là hoạt động kiếm sống của con người, được thể hiện qua hai lĩnh vực hay còn gọi hai nhóm hoạt động chính là nông nghiệp và phi nông nghiệp Nếu như hoạt động nông nghiệp bao gồm: Trồng trọt (Lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, cây ăn quả, rau màu,…); chăn nuôi (Lợn, gà, trâu, bò, cá,…) và lâm nghiệp (Trồng cây keo, bạch đàn, mỡ, rừng,…), thì hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu bao gồm các dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống, buôn bán và các ngành nghề khác

Như vậy, trong phạm vi tài liệu này, sinh kế của người dân nông thôn được hiểu là các hoạt động sản xuất nông nghiệp để nuôi sống cho chính gia đình họ Vì vậy, xây dựng kế hoạch chiến lược cải thiện sinh kế chính là việc góp phần cải thiện sinh kế địa phương, thông qua đó góp phần phát triển kinh

tế và xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng và người dân

Tiếp cận sinh kế thì cần tập trung trước hết và đầu tiên với con người

Nó cố gắng đạt được sự hiểu biết chính xác và thực tế về sức mạnh của con người (tài sản hoặc tài sản vốn) và cách họ cố gắng biến đổi chúng thành kết quả sinh kế hữu ích

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sinh kế Theo một số tác giả, sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (gồm các nguồn lực vật chất

Trang 16

và xã hội như: cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, mặt nước, đường xá, máy móc thiết bị phục vụ cho đời sống của người dân,…) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện để kiếm sống của con người (trích theo Phạm Đăng Định, 2015)

Sinh kế được hiểu đơn giản là phương tiện đảm bảo đời sống của con người Sinh kế có thể được xem xét ở các mức độ khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sinh kế quy mô hộ gia đình Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu, tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống

Như vậy, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về hoạt động sinh kế của người dân, có phạm vi hẹp hơn so với các nguồn vốn sinh kế với ngũ giác sinh kế chúng ta thường thấy Hoạt động sinh kế của người dân nông thôn được hiểu là các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp để nuôi sống cho chính gia đình họ Vì vậy, cải thiện sinh kế bền vững chính là việc cải thiện, cải tiến các hoạt động sinh kế về trồng trọt, chăn nuôi

và các hoạt động phi nông nghiệp, nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế

và xóa đói giảm nghèo Triết lý đối với hoạt động sinh kế là: những hoạt động sinh kế nào càng được nhiều hộ gia đình lựa chọn và phát triển thì những hoạt động sinh kế đó càng quan trọng đối với cộng đồng địa phương, do đó đánh giá hoạt động sinh kế thường được dựa trên số hộ, tỷ lệ hộ có hoạt động sinh kế, dựa vào quy mô hoạt động sinh kế (như diện tích cây trồng bình quân hộ, số đầu gia súc bình quân hộ, số mét vuông ao cá bình quân hộ,…)

Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai Trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tố đẹp cho tương lai

Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc sau: Lấy con người làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của người dân, xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn

Trang 17

thương, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với đối tác, bền vững và năng động

Tiếp cận sinh kế thì cần tập trung trước hết và đầu tiên với con người

Nó cố gắng đạt được sự hiểu biết chính xác và thực tế về sức mạnh của con người (tài sản hoặc tài sản vốn) và cách họ cố gắng biến đổi chúng thành kết quả sinh kế hữu ích (trích theo Phạm Đăng Định, 2015)

Cần chú ý rằng, khái niệm hoạt động sinh kế trong đề tài này hoàn toàn khác với nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình và cộng đồng, một khái niệm có phạm vi rộng hơn, sẽ được đề cập trong những nghiên cứu khác

1.1.2 Hộ nông dân

Nói đến sự tồn tại của hộ nông dân (còn được gọi tắt là nông hộ) trong nền kinh tế trước hết cần thấy rằng: hộ nông dân không chỉ có ở nước ta mà còn có ở tất các các nước có nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới Hộ nông dân đã tồn tại qua nhiều phương thức và vẫn đang tiếp tục phát triển

Như vậy, hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, ) ở các mức độ khác nhau Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập tuyệt đối và toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của nền kinh tế quốc dân Khi trình độ phát triển lên mức cao của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thị trường, xã hội càng mở rộng

và đi vào chiều sâu, thì các hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một vùng, một nước Điều này càng có ý nghĩa đối với các hộ nông dân nước ta hiện nay (Trích theo Lê Anh

Vũ và Nguyễn Đức Đồng, 2017)

Trang 18

Cùng với khái niệm hộ nông dân, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm hộ gia đình Hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung (nhân khẩu) Đối với những hộ có

từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai

Cần chú ý rằng trong hộ gia đình có chủ hộ, là người có vai trò điều hành, quản lý gia đình, giữ vị trí chủ yếu, quyết định những công việc của hộ

Hộ nông dân hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hàng hoá phụ thuộc rất nhiều vào trình độ sản xuất kinh doanh, khả năng kỹ thuật, quyền làm chủ những tư liệu sản xuất và mức độ vốn đầu tư của mỗi hộ gia đình Việc phân loại hộ nông dân có căn cứ khoa học sẽ tạo điều kiện để xây dựng chính sách tín dụng phù hợp nhằm đầu tư đem lại hiệu quả

Hộ nông dân có thể chia thành: (1) Hộ thuần nông: là những hộ gia đình

mà việc làm của mọi thành viên trong hộ thuộc khu vực nông nghiệp; (2) Hộ sản xuất kinh doanh: là những hộ gia đình mà việc làm của mọi thành viên trong hộ thuộc khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ; (3) Hộ nông nghiệp - làm công: là những hộ gia đình mà việc làm của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực nông nghiệp vừa là làm công ăn lương; (4) Hộ nông nghiệp - sản xuất kinh doanh: là những hộ gia đình mà việc làm của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực nông nghiệp vừa thuộc khu vực công nghiệp hoặc khu vực dịch vụ, hoặc thuộc cả ba khu vực; (5) Hộ sản xuất kinh doanh - làm công: là những hộ gia đình mà việc làm của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực công nghiệp, dịch vụ vừa là làm công ăn lương; (6) Hộ nông nghiệp - sản xuất kinh doanh - làm công, gọi chung là hộ hỗn hợp: là những hộ gia đình

mà việc làm của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực nông nghiệp vừa thuộc khu vực công nghiệp, dịch vụ, vừa có làm công ăn lương

Trang 19

Trên thực tế hiện nay, dưới sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và hội nhập, nghề nghiệp của hộ gia đình nông thôn đang có sự biến đổi nhanh chóng Rất khó có hộ thuần nông nghiệp với 100% thành viên gia đình đều làm nghề nông, thuộc khu vực nông nghiệp, bởi sẽ có một bộ phận thanh niên, thậm chí trung niên trong số các nhóm hộ này đã rời khỏi khu vực nông nghiệp để làm việc bán thời gian, hoặc toàn bộ thời gian cho khu vực phi nông nghiệp như làm công nhân ở các khu công nghiệp, làm thuê ở các khu đô thị,… Trong phạm vi đề tài này, tác giả tập trung phân tích đánh giá hoạt động sinh kế và thu nhập của các nhóm hộ khác nhau về nghề nghiệp là: Thuần nông nghiệp, hộ hỗn hợp kiêm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp và hộ hoàn toàn phi nông nghiệp

- Căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ người ta có thể chia thành các nhóm hộ khác nhau về kinh tế như: Hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ cận nghèo và hộ nghèo

Trong phạm vi đề tài này, tác giả sử dụng cách phân loại hộ theo kinh tế, tức là thu nhập trên đây để so sánh, đánh giá các hoạt động sinh kế cũng như thu nhập của hộ gia đình nông thôn sinh sống tại huyện Định Hóa

1.1.3 Thu nhập của hộ gia đình

Chúng ta đều biết: Mức sống dân cư cao hay thấp, sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch giữa hộ giàu và hộ nghèo, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là mức thu nhập của từng hộ gia đình Vì vậy, thu nhập của gia đình sẽ quyết định quy mô và cơ cấu tiêu dùng của hộ gia đình

Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế ở Việt Nam đã sử dụng chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp để đánh giá thu nhập của hộ gia đình Theo đó, thu nhập hỗn hợp của nông hộ là phần thu được sau khi lấy tổng thu trừ đi chi phí vật chất, trừ đi tiền công thuê ngoài và trừ chi phí khác (bao gồm thuế, khấu hao tài sản cố định, ) Vận dụng các quan điểm này, thu nhập của nông hộ ở địa bàn nghiên cứu được xác định là phần thu còn lại của tổng thu sau khi trừ đi chi phí vật chất và dịch vụ, khấu hao và thuế để có được khoản thu đó Nguồn thu của hộ

Trang 20

gia đình bao gồm các khoản thu từ (1) tiền lương, tiền công; (2) hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi); (3) các hoạt động thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng); (4) các hoạt động lâm nghiệp; (5) hoạt động thương mại, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn (viết tắt là ngành nghề) và (6) các khoản thu khác (trợ cấp, cho, biếu, tặng, )

Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định (thường là một năm), bao gồm: (1) Thu từ tiền công, tiền lương; (2) Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (3) Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (4) Thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần tuý, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được)

Thu nhập của hộ = Tổng thu của hộ - Tổng chi phí vật chất và dịch vụ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ

Thu nhập bình quân một nhân khẩu được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ gia đình cho số nhân khẩu của hộ

Thu nhập là giá trị thu được (quy ra thóc hoặc tiền) sau khi đã trừ đi chi phí trung gian, tức là chi phí vật chất và khấu hao tài sản cố định

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm cả công lao động và lợi nhuận thu được do người sản xuất trong một chu kỳ sản xuất trên quy mô diện tích Thu nhập hỗn hợp gồm cả thu nhập

về nông nghiệp, thu nhập về phi nông nghiệp và các khoản thu khác của hộ gia đình Trong đề tài này, có hai thu nhập được xác định là thu nhập nông nghiệp

và thu nhập phi nông nghiệp Còn thu nhập hỗn hợp được hiểu là tổng thu nhập, bao gồm cả thu nhập về nông lâm nghiệp thủy sản (gọi tắt là thu nhập nông nghiệp), các khoản thu từ tiền công, tiền lương, thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp và các khoản thu khác

MI = GO - IC - TSX - C1

Trang 21

MI: Thu nhập hỗn hợp

GO: Giá trị sản xuất (của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong

1 thời kỳ nhất định của hộ, thường là 1 năm)

IC: Chi phí trung gian

TSX: Thuế sản xuất

C1: Khấu hao tài sản cố định

- Thu nhập ổn định: Là khả năng tạo thu nhập một cách ổn định, lâu dài qua các năm, đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ

- Phân loại thu nhập: theo mức độ, thì thu nhập bao gồm: Thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên

+ Thu nhập thường xuyên: Là các khoản thu nhập có tính chất lặp đi lặp lại và ổn định như: tiền lương, tiền trợ cấp, các khoản thu nhập do các tổ chức

tố xã hội như nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác, học vấn

Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng

Thu nhập bình quân đầu người/năm là tổng các nguồn thu nhập của hộ/năm chia đều cho số thành viên trong gia đình

Trong đề tài này, thu nhập của hộ gia đình được hiểu bao gồm toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong thời gian một năm, ứng với các nhóm hộ khác nhau về nghề nghiệp Có hai loại thu nhập:

Trang 22

- Thu nhập nông nghiệp: Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản sau khi đã trừ chi phí sản xuất vật chất và thuế sản xuất Thu nhập nông nghiệp đến

từ hộ thuần nông và hộ hỗn hợp kiêm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp

- Thu nhập phi nông nghiệp: Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (không tính tiền rút tiết kiệm, vay thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được) và các khoản thu từ tiền công, tiền lương, tiền phụ cấp, tiền làm thuê,… Thu nhập phi nông nghiệp đến từ các nhóm hộ phi nông nghiệp và hộ hỗn hợp kiêm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp

Văn bản quản lý Nhà nước có liên quan đến thu nhập của người dân đang được áp dụng hiện nay được thể hiện quan hai Chương trình Mục tiêu quốc gia là Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới Sau đây, chúng ta lần lượt đi tìm hiểu những nội dung liên quan đến thu nhập được thể hiện ở cả hai Chương trình Mục tiêu quốc gia này:

a) Đối với Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững

Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chuẩn nghèo theo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, thì các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều gồm các tiêu chí về thu nhập và tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch

vụ xã hội cơ bản, cụ thể như sau:

Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản gồm:

- Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch

và vệ sinh; thông tin

Trang 23

- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho

giai đoạn 2016 - 2020 ở nước ta như sau:

* Đối với hộ nghèo

- Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

* Đối với hộ cận nghèo

- Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức

độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên

900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức

độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

* Đối với hộ có mức sống trung bình

- Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng

Trang 24

- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên

1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng

Cần lưu ý rằng: rất có thể không có xã, xóm vùng ngoại thị của thành phố Bắc Kạn thuộc diện điều chỉnh của Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhưng các tiêu chí và chuẩn nghèo trên đây cần được sử dụng như một thước đo để đối chiếu so sánh khi khảo sát thu nhập của hộ gia đình trong nghiên cứu này

b) Đối với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới

Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1980/QĐ-TTg quy định Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 Trong đó, tiêu chí về thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020, chỉ tiêu chung là từ 45 triệu đồng/người trở lên; còn đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung bộ là từ 36 triệu đồng/người trở lên; vùng Đồng bằng sông Hồng là từ 50 triệu đồng/người trở lên; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên là từ 41 triệu đồng/người trở lên; vùng Đông Nam Bộ là từ 59 triệu đồng/người trở lên; Đồng bằng sông Cửu Long là từ 50 triệu đồng/người trở lên Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020, chỉ tiêu chung là từ 6% trở xuống Chỉ tiêu theo vùng đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc là từ 12% trở xuống; vùng Đồng bằng sông Hồng

từ 2% trở xuống; vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ từ 5% trở xuống; Tây Nguyên từ 7% trở xuống; vùng Đông Nam Bộ từ 1% trở xuống và Đồng bằng sông Cửu Long từ 4% trở xuống

Cũng nằm trong Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, tại Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 5/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ việc ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020 có quy định rõ Tiêu chí Sản xuất - Thu nhập - Hộ nghèo như sau:

- Tổ chức sản xuất: Có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của xã, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu

Trang 25

quả, thích ứng với biến đổi khí hậu; có ít nhất 02 hợp tác xã kiểu mới liên kết làm ăn có hiệu quả;

- Thu nhập bình quân đầu người của xã tại thời điểm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu phải cao hơn từ 1,5 lần trở lên so với thu nhập bình quân đầu người tại thời điểm được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới;

- Không có hộ nghèo (trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định, hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc do bệnh hiểm nghèo)

Như vậy, cả ba văn bản quản lý nhà nước quy định trên đây có liên quan đến thu nhập cũng sẽ được đề cập trong đề tài luận văn này và sẽ được sử dụng như một thang chuẩn để đối chiếu so sánh với thu nhập thực tế của người dân tại địa phương khi khảo sát

+ Thứ nhất: Xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng ở nông thôn Mạng lưới đường bộ bổ sung cho mạng lưới đường sắt, phá thế cô lập Các vùng ở xa (Bắc, Đông bắc, Nam), đầu tư xây dựng đập nước ở các vùng

+ Thứ hai: Chính sách mở rộng diện tích canh tác và đa dạng hóa sản phẩm như cao su ở vùng đồi phía Nam, ngô, mía, bông, sắn, cây lấy sợi ở vùng núi phía Đông Bắc

+ Thứ ba: Đẩy mạnh công nghiệp hóa công nghiệp hóa chế biến nông sản để xuất khẩu như: Ngô, sắn, sang các thị trường Châu Âu và Nhật Bản

+ Thứ tư: Thực hiện chính sách đầu tư nước ngoài và chính sách thay thế nhập khẩu trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ Nhà nước cũng thực hiện chính

Trang 26

sách trợ giúp tài chính cho nông dân như: cho nông dân vay tiền với lái suất thấp, ứng trước tiền cho nông dân và cam kết mua sản phẩm với giá trị định trước, cùng với nhiều chính sách khác đã thúc đẩy vùng núi Thái Lan phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa Hàng năm có khoảng 95% sản lượng cao

su, hơn 4 triệu tấn dầu cọ do nông dân sản xuất ra Song trong quá trình thực hiện có bộc lộ một số vấn đề còn tồn tại: Đó là việc mất cân bằng sinh thái, là hậu quả của một nền nông nghiệp làm nghèo kiệt đất đai Kinh tế vẫn mất cân đối giữa các vùng, xu hướng nông dân rời bỏ nông thôn ra thành thị lâu dài hoặc rời bỏ nông thôn theo thời vụ ngày càng gia tăng

1.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan

1.3.1 Các công trình nghiên cứu có liên quan trên thế giới

Qua quá trình tìm hiểu của tác giả, nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đi sâu phân tích về hoạt động sinh kế của người dân, đặc biệt chú ý đến đời sống của cư dân nghèo khổ Ý tưởng nghiên cứu về sinh kế xuất hiện nhiều trong các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Doward, F.Eliss, Morrison, Các tác giả đều cho rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân cũng như từng hộ gia đình Hiện nay, các đề tài liên quan đến hoạt động sinh kế và bàn về cách thức để xây dựng mô hình sinh

kế bền vững cũng vô cùng phong phú Những câu hỏi tại sao, phải làm như thế nào vẫn đang tìm câu trả lời Làm thế nào để lựa chọn một sinh kế bền vững, hay nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là gì?, (trích theo Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh, 2012)

Frank Ellis (1999) với nghiên cứu ““Rural livelihood diversity in

developing countries: evidence and policy implications”, ODI Poverty Briefings series”, đã nghiên cứu về sinh kế và chính sách XĐGN như: nghiên cứu về đa dạng sinh kế nông thôn ở các nước đang phát triển, đã xem xét đa dạng sinh kế như là một chiến lược sống còn của các hộ gia đình nông thôn ở các nước đang phát triển Mặc dù vẫn có tầm quan trọng hàng đầu, nhưng nông

Trang 27

nghiệp ngày càng không thể cung cấp đủ phương tiện sống còn ở nông thôn Mục tiêu của nghiên cứu, thứ nhất, là nhằm nâng cao nhận thức về đa dạng sinh kế trong các phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn; thứ hai, để xem xét các tương tác giữa đa dạng hóa và đói nghèo, năng suất nông nghiệp, quản

lý tài nguyên thiên nhiên và quan hệ giới ở nông thôn; và thứ ba, để nâng cao

sự hiểu biết chính sách về sinh kế nông thôn đa dạng (trích theoTrần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh, 2012)

Nghiên cứu của Zerihun Gudeta Alemu (2012) là ““Livelihood Strategies

in Rural South Africa: Implications for Poverty Reduction”, International Association of Agricultural Economists (IAAE) Triennial Conference, Foz do Iguacu, Brazil”, đã nghiên cứu ở Nam Phi, đã phân tích cuộc điều tra quy mô lớn các hộ gia đình gần đây; phân loại chiến lược sinh kế thành bốn nhóm chiến lược sinh kế cụ thể và phù hợp với phúc lợi của các hộ gia đình nông thôn; và phân tích những khó khăn về KT- XH mà các hộ nghèo phải đối mặt

để đạt được các chiến lược sinh kế cao Hai cách tiếp cận được áp dụng để đạt được các mục tiêu này: Thử nghiệm ưu thế ngẫu nhiên và hồi quy logistic

đa biến Họ thấy rằng các hộ gia đình có thu nhập từ việc làm trong các hoạt động phi nông nghiệp và nông nghiệp thì tốt hơn các hộ khác Phân tích các đặc điểm KT- XH của hộ gia đình nông thôn cũng cho thấy tuổi, nguồn lực lao động, giáo dục và đặc điểm của cộng đồng về tiếp cận với cơ sở hạ tầng là một số rào cản mà các hộ nghèo ở nông thôn phải đối mặt với các chiến lược sinh kế (trích theoTrần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh, 2012)

Nghiên cứu của Doreen S Nakiyimba (2014): “Poverty reduction and

sustainability of rurallivelihoods through microfinance institutions”, A case of BRAC Microfinance, Kakondo sub-county Rakai district Uganda; Bachelor’s thesis; School of social studies” Nghiên cứu về giảm nghèo và tính bền vững của sinh kế nông thôn thông qua các tổ chức tài chính vi mô tại huyện Kakondo quận Rakai Uganda đã nêu rằng tài chính vi mô được coi là một

Trang 28

trong những cơ chế, giải pháp giảm nghèo ở các nước nghèo hiện nay Nghiên cứu này đã đặt mục tiêu tìm ra ảnh hưởng của tài chính vi mô đối với sinh kế của phụ nữ ở quận Kakondo, huyện Rakai ở Uganda Để tìm ra ảnh hưởng của tài chính vi mô tới sinh kế, một nhóm khách hàng là nữ giới đã được phỏng vấn Kết quả khảo sát cho thấy sinh kế của người dân sau khi có được tín dụng tài chính vi mô là rất thành công, tuy nhiên không phải tất cả số người được khảo sát đã sử dụng hiệu quả tín dụng tài chính vi mô, sự kém hiệu quả này một phần do kiến thức, kỹ năng và mục đích đầu tư, một phần do lãi suất vay cao, có những phụ nữ phải thuế chấp tài sản do không có khả năng thanh toán đúng hạn Qua đó nghiên cứu chỉ ra rằng nếu thời hạn vay được dịch chuyển, linh động hơn thì người dân sẽ có thêm thời gian kiếm tiền để trả nợ Sự điều chỉnh này sẽ giúp người vay có thể đạt được những ảnh hưởng tích cực từ tài chính vi mô, do đó dẫn đến bền vững về sinh kế

Nghiên cứu của Shanta Paudel Khatiwada và các cộng sự (2017)

“Household Livelihood Strategies and Implication for Poverty Reduction in

Rural Areas of Central Nepal, Sustainability”, vol 9, issue 612” là một nỗ lực nhằm đánh giá chiến lược sinh kế của các hộ gia đình nông thôn, điều tra mức thu nhập cao và xác định các yếu tố dẫn đến lựa chọn các chiến lược tốt hơn ở nông thôn Nepal Dữ liệu sơ cấp thu thập được trong 453 hộ gia đình từ 3 thôn của miền trung Nepal được phân tích định lượng trong khuôn khổ sinh kế bền vững Nghiên cứu này phân loại các hộ gia đình vào các nhóm chiến lược sinh

kế chính Kết quả cho thấy đa số (61%) các hộ đa dạng hóa thu nhập của họ cho các nguồn phi nông nghiệp Sự đa dạng sinh kế đối với các chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp được 16% số hộ áp dụng là chiến lược gần đây nhất với chiến lược thương mại hóa, bao gồm13% số mẫu và có liên quan đến giảm nghèo Việc giữ đất, giáo dục, nông nghiệp và đào tạo kỹ năng, tiếp cận tín dụng, và gần với đường xá và trung tâm thị trường là những yếu tố chủ yếu trong việc áp dụng các chiến lược sinh kế cao hơn Khuyến khích các hộ nghèo

Trang 29

theo các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp theo định hướng thị trường bằng cách cải thiện tiếp cận với giáo dục, đào tạo nghề, tín dụng nông thôn và

cơ sở hạ tầng nông thôn là rất quan trọng để giảm nghèo ở các vùng nông thôn

miền trung Nepal (trích theo Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh, 2012)

1.3.2 Một số nghiên cứu về sinh kế ở Việt Nam

Mỗi vùng miền, địa phương có những thế mạnh, lợi thế so sánh là khác nên các hoạt động sinh kế được người dân lựa chọn sẽ phù hợp với từng địa phương đó Việc nghiên cứu các vấn đề sinh kế của nông hộ được Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế nghiên cứu tại Việt Nam để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm quản lý tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là đối với các vùng nông thôn miền núi Nhìn chung các hộ dân tộc thiểu số kinh tế khó khăn phải phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn lực nhiều hơn là các hộ sinh sống ở đồng bằng, đô thị Họ phụ thuộc vào canh tác nông nghiệp nhỏ bé để sinh sống và khi chất lượng đất, nước, rừng và các nguồn lực khác bị giảm sút, chất lượng cuộc sống của hộ cũng bị giảm đi theo

Quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin tài liệu và nghiên cứu đề tài này chúng tôi biết được trong thời gian qua đã có có rất nhiều những công trình nghiên cứu khoa học xoay quanh chủ đề sinh kế, trong đó có một số chủ đề nghiên cứu cụ thể như sau:

Tác giả Hoàng Mạnh Quân trong một nghiên cứu về đặc điểm văn hóa kiến thức bản địa và chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đakrong (tỉnh Quảng Trị) đã tìm ra mối liên hệ giữa kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số với chiến lược sinh kế của vùng đồng bào dân tộc nơi đây Đề tài cũng đưa ra những điểm được và chưa được trong việc vận dụng kiến thức bản địa vào các hoạt động sinh kế, đề cập đến việc xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững để người dân tự xây dựng và phát triển chiến lược sinh kế cho bản thân

và gia đình vừa đảm bảo điều kiện sống hiện tại vừa bảo đảm cho sự phát triển vững chắc cho tương lai (trích theo Phạm Đăng Định, 2015)

Trang 30

Cũng với một nghiên cứu của Trường Đại học Nông Lâm Huế trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu Phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam (VS/RDE/01)”, đề tài này nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển nông thôn bằng cách xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các viện/trường để cùng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm Sự liên kết trong nước, khu vực và thế giới sẽ làm cơ sở phát triển cho phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành đa lĩnh vực trong phát triển, nhằm nâng cao năng lực cá nhân về nghiên cứu và đào tạo PTNT ở các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam

Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những kinh nghiệm nghiên cứu đa ngành

và liên kết giữa khoa học tự nhiên và xã hội trong quá trình tìm hiểu hệ thống nông thôn bền vững Đồng thời, phát huy kinh nghiệm tiếp cận chính diện trong nghiên cứu như phân tích sinh kế và tư duy hệ thống và phát huy tính liên tục trong nghiên cứu đối với chính sách và thực thi chính sách về PTNT và tình hình sinh kế ở nông thôn (trích theo Phạm Đăng Định, 2015)

Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững tại xã Phong Mỹ miền Trung Việt Nam của trường Đại học khoa học và đời sống Praha - Czech

Nghiên cứu này được thực hiện ở xã Phong Mĩ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài này nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học Đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu phương thức sinh kế của người dân, phân tích các nguồn vốn về con người, và nguồn vốn tự nhiên, các khả năng sử dụng nguồn đất sẵn có và những nguồn tài nguyên khác như: tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tác động đến hoạt động sinh kế của người dân Ngoài ra, đề tài cũng vẽ nên một bức tranh về cuộc sống của người dân qua các chỉ báo về thu nhập, cơ cấu chi tiêu, tình hình giáo dục y tế, tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương (trích theo Phạm Đăng Định, 2015)

1.3.3 Một số nghiên cứu về thu nhập của hộ gia đình

Trước hết, trong bối cảnh hiện nay cả nước chỉ còn thực hiện 2 Chương trình Mục tiêu quốc gia là Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững,

Trang 31

do đó xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững đang trở thành nội dung quan trọng trong triển khai hai Chương trình Mục tiêu quốc gia của Chính phủ Việt Nam Bởi vậy, hơn lúc nào hết thu nhập của hộ gia đình nông thôn, nhất là nông dân đang trở nên một vấn đề đã và đang được nhiều công trình nghiên cứu đề cập Sau đây là một số vị dụ điển hình:

Tác giả Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Văn Trịnh và Phan Thuận (2014) đã tiến hành nghiên cứu một đề tài nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trồng lúa ở Cần Thơ Đề tài đã tiến hành khảo sát

190 hộ gia đình trồng lúa thuộc các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ để phân tích mức độ ảnh hưởng của ngành trồng lúa đến thu nhập của nông hộ Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là thống kê mô tả và hồi quy đa biến Kết quả cho thấy, thu nhập của người trồng lúa vẫn còn thấp Nghiên cứu cũng xác định các yếu tố như diện tích canh tác, chi tiêu sản xuất, giá lúa, sản lượng lúa và giới tính ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến thu nhập của người trồng lúa ở Cần Thơ Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Nhìn chung, thu nhập của bà con nông dân trồng lúa ở Cần Thơ vẫn còn thấp so với thu nhập bình quân của thành phố Nghiên cứu còn cho thấy các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa như diện tích đất canh tác, chi tiêu cho sản xuất, giá lúa, sản lượng lúa và giới tính chủ hộ Phát hiện này không chỉ có sự thống nhất với các nghiên cứu trước đó

mà còn bổ sung thêm các yếu tố đầu ra ảnh hưởng đến thu nhập của bà con nông dân trồng lúa Điều này cho thấy, những phát hiện của nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng thuyết phục về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa ở Cần Thơ hiện nay Đồng thời, qua phân tích kết quả khảo sát, nghiên cứu đã cho thấy rằng, người nông dân trồng lúa vẫn chưa thật sự an tâm

để làm giàu cho bản thân trên mảnh ruộng quê hương bởi vì giá lúa luôn bấp bênh và năng suất lúa thường không ổn định Trong điều kiện hiện nay, quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh cũng khiến cho người nông dân mất

Trang 32

đất màu mỡ để sản xuất nông nghiệp, diện tích đất canh tác bị thu hẹp đã làm giảm năng suất lúa Kết quả là thu nhập của người trồng lúa giảm

Còn tác giả Nguyễn Lan Duyên (2014) đã sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng mô hình hồi quy nhằm xác định các yếu

tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở tỉnh An Giang trên cơ sở hệ thống

dữ liệu sơ cấp thu thập từ 598 nông hộ được chọn ngẫu nhiên Kết quả ước

lượng cho thấy các yếu tố như trình độ học vấn, diện tích đất, thời gian sống tại địa phương, khoảng cách từ nơi ở đến đô thị, lượng vốn vay, lãi suất và số lao động có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang Kết quả cũng cho thấy nhiều lao động trong độ tuổi vẫn còn sống phụ thuộc, làm giảm thu nhập bình quân đầu người của hộ Bên cạnh đó, nông hộ sống càng gần đô thị thì sẽ

có cơ hội cải thiện thu nhập bởi có thể bán được sản phẩm trực tiếp với giá cao hơn trong khi chi phí vận chuyển, bảo quản thấp hơn, đồng thời có thể tham gia các hoạt động phi nông nghiệp để làm tăng thu nhập Từ kết quả nghiên cứu và thực tế ở An Giang, nghiên cứu có một số khuyến nghị nhằm nâng cao thu nhập của nông hộ như sau: Nhà nước cần phát triển hệ thống trường lớp ở nông thôn với nhiều hình thức (thường xuyên, không thường xuyên, ngắn hạn,…) và có chính sách hỗ trợ, khuyến khích bà con nông dân (đặc biệt là các chủ hộ trẻ tuổi) đến học để nâng cao trình độ Cần tạo việc làm cho họ thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, chú trọng những sản phẩm có giá trị cao và có tiềm năng xuất khẩu Tạo điều kiện khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở nông thôn, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa

ở các thị tứ, thị trấn hay các cụm tuyến dân cư (vượt lũ) Cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của mọi người trong việc mỗi người cố gắng học lấy một nghề Bên cạnh đó, cần đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, kết nối trung tâm hành chính xã, thị trấn, thị xã với nông hộ nhằm phục vụ cho việc vận chuyển sản phẩm dễ dàng và nhanh chóng đưa sản phẩm

Trang 33

trực tiếp đến tay người tiêu dùng Triển khai các biện pháp để hỗ trợ, tạo mối liên kết giữa nông hộ với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành nghề,… trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Tạo điều kiện để tổ hợp tác, hợp tác xã đổi mới nội dung hoạt động, mở rộng quy mô, ngành nghề sản xuất kinh doanh Xây dựng các khu chợ nông thôn và chợ đầu mối ở các vùng và tiểu vùng sản xuất nông sản tập trung Đồng thời, nhà nước cần hỗ trợ các tổ chức tín dụng có sự tham gia của nông dân (Quỹ tín dụng nhân dân, Hợp tác xã tín dụng, nhóm tiết kiệm của nông dân và các hình thức hỗ trợ vốn do các tổ chức đoàn thể lập ra, ) để hỗ trợ nông dân Ngân hàng Nhà nước cần triển khai thực hiện tốt Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm

2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các hướng dẫn thực hiện của ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các hình thức cho vay tín chấp đối với nông nghiệp, nông thôn Trong

đó, cần quan tâm đến chính sách cho vay với kỳ hạn linh động hơn và thủ tục đơn giản hơn Chính phủ cần xem xét việc chuyển tiền hỗ trợ mua lúa tạm trữ

từ doanh nghiệp sang nông hộ để nông hộ có thêm vốn sản xuất, đầu tư phương tiện bảo quản sản phẩm và không bị ép giá bởi các trung gian (thương lái) hay đôi khi chính các doanh nghiệp Đoàn thể cần phát huy vai trò của mình trong việc thành lập các quỹ hỗ trợ sản xuất, tổ (nhóm) vay vốn để hỗ trợ các thành viên trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nông hộ cần tính toán đến việc tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn để tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận tín dụng, qua đó giúp làm tăng thu nhập

Trong một công trình nghiên cứu của mình, tác giả Chu Thị Kim Loan

và Nguyễn Văn Hướng (2015) đã khái quát thực trạng nguồn lực và ảnh hưởng của chúng tới thu nhập của nông hộ tỉnh Thanh Hóa qua kết quả điển cứu tại hai huyện Hà Trung và Thọ Xuân Kết quả nghiên cứu được tổng hợp chủ yếu

từ số liệu điều tra của 80 nông hộ, phương pháp phân tích chính là thống kê mô

tả và hồi qui đa biến Nghiên cứu cho thấy chất lượng lao động, qui mô đất đai

Trang 34

và lượng vốn của các nông hộ điều tra còn ở mức thấp Thu nhập của nông hộ

ở mức bình quân 72 triệu đồng/năm, đặc biệt thu nhập từ tiền lương, tiền công đóng góp một tỷ lệ khá cao trong tổng thu nhập của hộ Các nguồn lực của nông hộ như qui mô đất sản xuất, số lượng và trình độ học vấn của lao động, giá trị phương tiện sản xuất tỷ lệ thuận với thu nhập của hộ, trong đó qui mô đất sản xuất có ảnh hưởng lớn nhất Ngoài ra, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, giới tính của chủ hộ và vị trí địa lý cũng có tác động tới thu nhập của nông

hộ Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn lực lao động, qui mô đất đai và nguồn vốn của các nông hộ điều tra còn ở mức tương đối thấp Trung bình, một nông

hộ có 3,2 lao động với trình độ tốt nghiệp phổ thông cơ sở, 7.758 m2 đất và 41,6 triệu đồng tiền vốn Thu nhập của nông hộ ở mức bình quân khoảng 72 triệu đồng/hộ/năm; điều đáng chú ý là thu nhập từ tiền lương, tiền công đóng góp một tỷ lệ khá cao trong tổng thu nhập của nông hộ Hệ số ước lượng của các biến nguồn lực như qui mô đất sản xuất, số lượng và trình độ học vấn của lao động, giá trị phương tiện sản xuất của nông hộ mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê; trong đó qui mô đất sản xuất có ảnh hưởng lớn nhất tới thu nhập của nông hộ Điều này ngụ ý nông hộ có thể cải thiện các nguồn lực này

để tăng thu nhập Do vậy, chính quyền địa phương nên tiếp tục khuyến khích nông hộ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch đất đai và phát triển ngành nghề Những nông hộ có thế mạnh về các ngành nghề phi nông nghiệp có thể chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập từ ngành này và chuyển dịch đất đai cho các nông hộ khác canh tác Đồng thời, công tác giáo dục và đào tạo cũng nên được tăng cường hơn, không chỉ với các nông dân hiện tại mà cả thế

hệ học sinh, thanh niên - những công dân tương lai đóng góp nhiều vào thu nhập của nông hộ ở địa phương Ngoài ra, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cũng có tác động tới thu nhập của nông hộ Vì thế, thúc đẩy phát triển thị trường tín dụng nông thôn cũng là điều cần thiết để tăng cơ hội cho nông hộ tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý và thủ tục đơn giản, từ đó nâng cao thu nhập

Trang 35

Còn theo tác giả Lê Đình Hải (2017), trong công trình nghiên cứu về thu nhập của nông hộ tại huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội), tác giả cho biết: Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập hỗn hợp của của các nông hộ trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là rất cấp thiết bởi vì nó

là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ trên địa bàn nghiên cứu Để đạt mục tiêu nghiên cứu, trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành khảo sát trực tiếp 60 hộ nông dân trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến đã chỉ

ra được 3 nhân tố có ảnh hưởng một cách đáng kể đến thu nhập hỗn hợp của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu, bao gồm: (1) Qui mô vốn vay, (2) Diện tích đất của nông hộ, (3) Áp dụng kỹ thuật vào sản xuất Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao thu nhập hỗn hợp cho các nông hộ trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, bao gồm các nhóm giải pháp sau đây: (i) Tạo vốn cho hộ nông dân; (ii) Giải quyết và điều chỉnh quan hệ ruộng đất; (iii) Tăng cường công tác khuyến nông và tập huấn

kỹ thuật cho hộ nông dân Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ huyện Ba Vì như sau: (1) Tạo vốn cho nông dân vì qua điều tra thực tế ta thấy, hầu hết các hộ sản xuất trong huyện đều thiếu vốn, mặc dù các hình thức cho nông hộ vay vốn ở địa phương khá phong phú; (2) Giải quyết và điều chỉnh quan hệ ruộng đất theo hướng đẩy nhanh quá trình "dồn điền đổi thửa" tiến tới ổn định ruộng đất Đồng thời khuyến khích

và tạo điều kiện cho các hộ có khả năng tham gia đấu thầu như nhau, cả đất dự trữ và đất mặt nước đã và chưa sử dụng, để một mặt phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông hộ, mặt khác đưa đất đai của huyện vào sử dụng đầy đủ, hợp lý; (3) Tăng cường công tác khuyến nông và tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân theo các nhóm đối tượng nông hộ khác nhau về kinh tế

1.3.4 Bài học kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Thu nhập của các hộ nông dân Việt Nam những năm gần đây đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp

Trang 36

Năm 2015, theo kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo cả nước,

số hộ nghèo về thu nhập là 1.777.758 hộ, tương ứng 7,47% trong tổng số 9,88% tỷ lệ hộ nghèo cả nước; số hộ nghèo thiếu hụt đa chiều là 573.270 hộ, tương ứng 2,41% trong tổng số 9,88% tỷ lệ hộ nghèo cả nước);

Năm 2016, số hộ nghèo về thu nhập là 1.583.764 hộ, tương ứng 6,56% trong tổng số 8,23% tỷ lệ hộ nghèo cả nước; số hộ nghèo thiếu hụt đa chiều là 349.628 hộ, tương ứng 1,45% trong tổng số 8,23% tỷ lệ hộ nghèo cả nước;

Năm 2017, tổng số hộ nghèo là 1.642.489/24.511.255 tổng số hộ dân, tương ứng 6,70% (trong đó: số hộ nghèo về thu nhập là 1.423.912 hộ, tương ứng 86,69% so với tổng số hộ nghèo và 5,81% so với tổng số hộ dân; số hộ nghèo thiếu hụt đa chiều là 212.229 hộ, tương ứng 12,92% so với tổng số hộ nghèo và 0,87% so với tổng số hộ dân);

Như vậy, cùng với việc giảm số hộ nghèo chung giai đoạn 2015-2017, tỷ

lệ số hộ nghèo thiếu hụt đa chiều cũng có xu hướng giảm trong tổng số tỷ lệ hộ nghèo chung, kể cả ở các chiều và chỉ số thiếu hụt

- Đến cuối năm 2018, tỷ lệ nghèo cả nước còn dưới 6%, giảm khoảng 1,3% so với đầu năm 2018, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm trên 4% (Theo cáo cáo số 435/BC-CP, ngày 05/10/2018 của Chính phủ)

1-Do vậy, Đảng và Nhà nước ta xác định việc giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân là một trong những quốc sách hàng đầu, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội

1.3.4.1 Bài học huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Công tác giảm nghèo luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, chính quyền huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang Có sự cố gắng từ nhiều phía, lại được thụ hưởng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, bộ mặt nông thôn vùng cao có sự đổi thay đáng kể, nhiều hộ nghèo có điều kiện vươn lên, từng bước cải thiện đời sống

Trang 37

Sơn Động là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh với khoảng 7,3 vạn người, gồm 14 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 47,2% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số như: Dao, Tày, Nùng, Sán Chí, Cao Lan, 19/23 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn Trao đổi với bà Vi Thị Tú, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện được biết, do địa hình nhiều đồi núi, giao thông cách trở nên dù có tiềm năng để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp nhưng trong quá trình triển khai công tác giảm nghèo, địa phương gặp không ít thách thức Năm 2015, sau tổng điều tra hộ nghèo với phương thức tiếp cận đa chiều, toàn huyện có hơn 9,6 nghìn hộ nghèo, chiếm tỷ lệ

50,8% “Trước thực tế này, chúng tôi luôn xác định, muốn giảm nghèo thì

trước hết phải thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí vươn lên của bà con Vì vậy, ngoài đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đơn vị thường xuyên tham mưu với lãnh đạo huyện quan tâm bố trí kinh phí để hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo”, bà Tú nói

Với phương châm “cho cần câu hơn xâu cá”, cách làm thiết thực này

được bà con ủng hộ Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi được hỗ trợ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao Điển hình như: Chè Bát Tiên ở thị trấn Thanh Sơn; ba kích ở xã Bồng Am; măng Bát Độ tại xã An Lập; nuôi lợn rừng ở xã Tuấn Đạo; nuôi ong ở Yên Định Là một trong những hộ nghèo được hỗ trợ sinh kế, gia đình anh Pháo Văn Chít, chị Đỗ Thị Thà, thôn Trại Chùa, xã Yên Định đã thoát nghèo năm 2017 Theo đánh giá của ông Trương Văn Hải, chủ tịch UBND xã Yên Định: hầu hết các hộ thoát nghèo những năm gần đây đều mạnh dạn trồng cây ăn quả như cam, táo và nuôi ong Xác định đây là hướng đi chủ lực, xã tiếp tục dành kinh phí hỗ trợ vốn, cây, con giống, hướng dẫn kỹ thuật

để hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số có những điều kiện ban đầu để phát triển kinh

tế Đồng thời, tập trung kinh phí của Chương trình 30a cho việc cải tạo đường giao thông liên thôn, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản

Năm 2017, huyện Sơn Động còn hơn 8,1 nghìn hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 41,2%, giảm 5% so với năm trước, đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ

Trang 38

huyện đề ra Tuy vậy, để duy trì kết quả giảm nghèo bền vững không phải việc dễ dàng Ngoài nhận thức của một bộ phận người nghèo chưa thực sự chuyển biến, còn tồn tại tư tưởng trông chờ, ỷ lại thì vấn đề thiếu vốn đầu tư cũng đang là lực cản Để khắc phục, cấp ủy, chính quyền các địa phương trong huyện đã tập trung nghiên cứu, lồng ghép các nguồn lực để phát huy tối đa hiệu quả

Cụ thể như trước đây, người dân thôn Chao, xã An Lập đi lại rất khó khăn do con đường đất trời nắng thì bụi, còn mưa lại lầy lội Năm 2017, với quyết tâm cao, huy động tổng hợp mọi nguồn lực, xã đầu tư hơn 2 tỷ đồng xây dựng 4 km đường tại thôn Chao Khi công trình được đưa vào sử dụng, bà con

đi lại, vận chuyển hàng hóa nhanh gọn, góp phần tạo đà cho phát triển kinh tế

Bên cạnh đó, hoạt động tích cực của các tổ chức hội, đoàn thể cũng góp phần vận động, hỗ trợ nhiều hộ tìm hướng thoát nghèo Điển hình như Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện xây dựng các mô hình tiết kiệm như: Hũ gạo, nuôi lợn đất, tiết kiệm điện, ở 100% cơ sở hội Nguồn quỹ này không chỉ dành tặng quà động viên, chia sẻ khó khăn mà phần lớn được chi cho hội viên nghèo vay

để gắn trách nhiệm, mở mang sản xuất, kinh doanh

Ông Giáp Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Động cho biết, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, làm thay đổi nhận thức để người nghèo tự lực vươn lên; phân bổ hợp lý các nguồn lực trên cơ sở ưu tiên thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số Trong đó, đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với phát triển kinh tế rừng, tập trung sản xuất cây lâm nghiệp, dược liệu với ba sản phẩm mũi nhọn gồm: Ba kích, nấm lim, mật ong rừng và một số nông đặc sản khác

1.3.4.2 Bài học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre

Đề án phát triển đa dạng sinh kế, thoát nghèo bền vững tỉnh giai đoạn

2016 - 2020 (gọi tắt là Đề án sinh kế) là sáng kiến của tỉnh Bến Tre Hộ nghèo

Trang 39

tham gia đề án này được hướng dẫn cách mưu sinh hiệu quả, có thu nhập ổn định, biết quản lý thu nhập, chi tiêu thông qua việc ghi chép nhật ký Đề án đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, có 15.858 hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững

Qua cuộc giám sát của HĐND tỉnh cho thấy, hầu hết người nghèo tham

gia đề án sinh kế không tự ghi chép “Nhật ký hộ gia đình” mà được công chức

xã, đoàn thể ghi thay, hoặc chỉ ghi qua loa để “đối phó” với đoàn giám sát

Việc thực hiện đề án này có đến 4 loại sổ gồm: sổ nhật ký hộ gia đình - dành cho hộ gia đình tham gia đề án ghi chép thu, chi, tiếp nhận hỗ trợ, quá trình sản xuất của mình; sổ ghi chép thông tin dành cho cán bộ xã, đoàn thể được phân công hỗ trợ gia đình hộ nghèo; sổ của trưởng ấp để tổng hợp tình hình hộ tham gia sinh kế trong ấp; sổ của xã để tổng hợp tình hình hộ tham gia sinh kế trong

xã Ở nhiều hộ, khi so sánh thông tin được lấy trực tiếp từ hộ gia đình với thông tin ghi chép trong sổ là khác nhau

Mỗi xã, đoàn giám sát chia làm 4 nhóm, đến thăm khoảng 12 hộ, theo đánh giá sơ bộ, phần nhiều hộ cho hay họ chưa hiểu hoặc có rất ít thông tin về

đề án sinh kế, do đó chưa thấy được cái hay, lợi ích của việc tham gia đề án sinh kế Điều băn khoăn của những người tham gia đoàn giám sát là nhiều cán

bộ xã không hiểu hết ý nghĩa của đề án nên việc tuyên truyền chưa quyết liệt

để thay đổi nhận thức người nghèo

Bà Đỗ Thị Thu Thảo - Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre, thành viên

đoàn giám sát nói tại buổi giám sát UBND huyện Giồng Trôm: “Đây là một

đề án mang tính nhân văn, ngoài giúp người nghèo thoát nghèo, việc thực hiện đề án còn tạo cho người nghèo luôn tư duy, suy nghĩ kế - cách để thoát nghèo bền vững Đề án cũng mang tính khoa học bởi nó chỉ dẫn người nghèo ghi chép hàng ngày quá trình sản xuất, thực hiện sinh kế của gia đình mình,

để sau này truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng Cách làm của đề án là do tỉnh học từ tổ chức Seed to Table của người Nhật để áp dụng, giúp người dân mình phát triển sinh kế”

Trang 40

Bà Ino Mayu - nhà sáng lập tổ chức Seed to Table từng chia sẻ trên một trang thông tin điện tử năm 2016 rằng, việc giúp người nghèo cải thiện sinh kế, cần nhất là phải sát dân, có phương pháp tiếp cận, chứ nhiều tiền chưa chắc đã làm được Để hiểu người nghèo, bà đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với người nghèo

Điểm “nghẽn” lớn nhất của đề án sinh kế là người dân không ghi chép

nhật ký hàng ngày và kế hoạch phát triển sinh kế của từng hộ cũng không có, hoặc có thì rất chung chung, dẫn đến không thực hiện được theo yêu cầu đề

án Một số nơi khi có đoàn giám sát đến thì gom sổ nhật ký của hộ dân về chia

nhau ghi chép để “đối phó”, có cán bộ phải thức suốt đêm do phải ghi dùm

Cho thấy, các cán bộ xã chưa theo sát dân Trong khi đó, theo đề án, người nghèo được xem là chủ thể của đề án, chính người nghèo phải phát huy năng lực, thế mạnh của mình để vươn lên thoát nghèo và họ cần người chỉ dẫn phương cách làm ăn; mặt khác, các tổ chức đoàn thể tại địa phương được cho

là có vai trò tiếp cận, hướng dẫn hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất nhưng lại thiếu sự quan tâm sâu sát với người nghèo

Cũng theo bà Đỗ Thị Thu Thảo, phía xã cần quan tâm tuyên truyền thay đổi nhận thức người dân, giúp người dân tiếp cận lại thông tin Bên cạnh đó, người dân cần tập trung tận dụng tối đa diện tích đất mình có, thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết với nhau cùng làm ăn, dạy nghề, kết nối doanh nghiệp để giúp người nghèo có thu nhập ổn định

Để có cán bộ gần dân, sát dân, chỉ dẫn được cho dân phương cách làm ăn,

Đỗ Thị Thu Thảo đề nghị UBND cấp huyện cần chỉ đạo cải cách hành chính giảm bớt thời gian hội họp cho cán bộ xã để cán bộ ở cơ sở có thời gian gần gũi với người nghèo, giúp họ lập kế hoạch phát triển sinh kế giảm nghèo Vì theo một đánh giá, thống kê, cán bộ xã trong 1 năm có đến hàng trăm cuộc họp, 6 tháng đầu năm tiếp nhận khoảng 800 văn bản vừa chỉ đạo, vừa báo cáo, vừa thực hiện, rất nhiều công việc, không có thời gian để giúp người nghèo Bà cho rằng, những

Ngày đăng: 24/04/2020, 10:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Lan Duyên (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang. Quyển 3 (số 2) năm 2014, trang 63- 69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang
Tác giả: Nguyễn Lan Duyên
Năm: 2014
2. Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Văn Trịnh và Phan Thuận (2014). Yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trồng lúa tại Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 31 (2014), trang 117 - 123 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trồng lúa tại Cần Thơ
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Văn Trịnh và Phan Thuận (2014). Yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trồng lúa tại Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 31
Năm: 2014
3. Phạm Đăng Định (2015). Nghiên cứu hoạt động sinh kế cộng đồng nhằm phát triển sản xuất tại hai xã Phúc An và Vĩnh Kiên (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái). Luận văn thạc sỹ Phát triển nông thôn, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hoạt động sinh kế cộng đồng nhằm phát triển sản xuất tại hai xã Phúc An và Vĩnh Kiên (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái)
Tác giả: Phạm Đăng Định
Năm: 2015
4. Lê Đình Hải (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 4-2017, trang 162-171 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Tác giả: Lê Đình Hải
Năm: 2017
5. Nguyễn Duy Hoàn (2017). Sinh kế của người dân ven KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh kế của người dân ven KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Duy Hoàn
Năm: 2017
7. Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh (2012). Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam. Báo cáo khoa học. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam
Tác giả: Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh
Năm: 2012
8. Chu Thị Kim Loan, Nguyễn Văn Hướng (2015). Ảnh hưởng của nguồn lực đến thu nhập của nông hộ tỉnh Thanh Hóa: Nghiên cứu điển hình ở huyện Thọ Xuân và Hà Trung. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 6 (1051-1060), trang 1051 - 1060 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của nguồn lực đến thu nhập của nông hộ tỉnh Thanh Hóa: Nghiên cứu điển hình ở huyện Thọ Xuân và Hà Trung
Tác giả: Chu Thị Kim Loan, Nguyễn Văn Hướng
Năm: 2015
9. Võ Thành Nhân (2011). Phân tích thu nhập của hộ gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế phát triển. Đại học Đà Nẵng, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thu nhập của hộ gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi
Tác giả: Võ Thành Nhân
Năm: 2011
6. Huyện ủy Định Hóa (2015). Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Định Hóa nhiệm kỳ 2015 - 2020 Khác
10. Thủ tướng Chính phủ (2015). Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chuẩn nghèo theo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 Khác
11. Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 Khác
12. Thủ tướng Chính phủ (2018). Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 5/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ việc ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020 Khác
13. Thủ tướng Chính phủ (2019). Quyết định số 03/2019/QĐ-TTg ngày ngày 15 tháng 01 năm 2019 về việc ban hành tiêu chí xác định xã, thôn hoàn thành mục tiêu dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2010 Khác
14. Lê Anh Vũ và Nguyễn Đức Đồng (2017). Phát triển kinh tế hộ và trang trại gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững ở Tây Nguyên. Nxb Khoa học Xã hội, 2017 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w