ĐỊA 7 2010-2011

125 390 0
ĐỊA 7 2010-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS TT PHƯỚC AN GIÁO ÁN : ĐỊA 7 Tuần: 1 Ngày soạn: 22/08/2010 Tiết: 1 Ngày dạy:23-28/8/2010 PHẦN 1: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG BÀI 1 DÂN SỐ I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: -HS cần hiểu và nắm vững về dân số, mật độ DS, tháp tuổi. Hiểu DS là nguồn lao động của một địa phương, hiểu nguyên nhân của sự gia tăng và bùng nổ DS. Biết được hậu quả của bùng nổ DS đối với các nước đang phát triển và cách giải quyết. 2.Kĩ năng: -Rèn kĩ năng nhận biết, khai thác thông tin từ các biểu đồ DS và tháp tuổi. 3.Thái độ: -Thông qua bài học để giáo dục ý thức về DS – KHHGĐ đối với cộng đồng, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của đất nước. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: -Biểu đồ tháp tuổi hình 1.1 phóng to. -Biểu đồ gia tăng DS tự nhiên thế giới (H1.2) -Biểu đồ tỉ lệ gia tăng DS (H1.3, 1.4) 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài trước ở nhà. III. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại gợi mở … IV. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2.Bài mới: Hoạt động của GV & HS Nội dung *HĐ1: Cá nhân, nhóm nhỏ. -HS đọc thuật ngữ “dân số” tr186: -GV đưa ra số liệu cụ thể: Tính đến ngày 1/4/1999 DS nước ta là 76,3 triệu người. ? Bằng cách nào người ta lại biết được DS của một địa phương trong một thời điểm nhất định? ? Điều tra DS sẽ tìm hiểu được những vấn đề gì? DS có ý nghĩa gì đối với sự phát triển KT- XH? ? DS thường được thể hiện cụ thể băng loại biểu đồ nào? -HS quan sát hình 1.1: ? Tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra đến 4 tuổi ở mỗi tháp có khoảng bao nhiêu bé trai, bao nhiêu bé gái? ? So sánh số người trong độ tuổi lao động ở hai tháp? (Số lao động ở tháp 2 nhiều hơn ở tháp 1) 1. Dân số, nguồn lao động: -Dân số là tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được tính ở một thời điểm cụ thể. -Các cuộc điều tra dân số cho ta biết tình hình DS, nguồn lao động… của một địa phương. -DS được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi (tháp dân số) -Tháp tuổi cho ta biết đặc điểm cụ thể của DS về giới tính, độ tuổi, nguồn GV : LÊ THỊ KIM ANH 1 TRƯỜNG THCS TT PHƯỚC AN GIÁO ÁN : ĐỊA 7 ? Nhận xét hình dạng của 2 tháp tuổi? (về đáy, thân của tháp) -GV giới thiệu 3 dạng tổng quát của tháp tuổi: (Trẻ, già, ổn định.) ? Qua phân tích trên, tháp tuổi cho ta biết đặc điểm gì của DS? *HĐ2: Nhóm nhỏ. -HS đọc kênh chữ mục 2: Phân biệt gia tăng DS tự nhiên và gia tăng DS cơ giới? -HS quan sát hình 1.2: ? Nhận xét về tình hình tăng DS thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX? +DS tăng nhanh từ năm nào? (1804) dốc. +DS tăng vọt từ năm nào? (1960) dốc đứng. ? Vì sao trong nhiều thập kỉ đầu DS tăng chậm, đến thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX DS tăng nhanh? -HS trình bày, nhận xét bổ sung. -GV chốt ý  HS ghi nhớ. -Chuyển ý. *HĐ3: Cả lớp -nhóm. -HS quan sát H1.2 & kênh chữ mục 3: ? DS thế giới tăng nhanh đột ngột vào thời gian nào? ở những châu lục nào? Vì sao? ? Thế nào là “bùng nổ dân số”? Bùng nổ DS xảy ra khi nào? -HS quan sát H1.3 & 1.4: Nhóm 1&2: hình 1.3: Các nước phát triển Nhóm 3&4: hình 1.4: Các nước đang phát triển. ? Nhận xét về tỉ lệ sinh, tử, tăng tự nhiên ở mỗi nhóm nước? ? Trong giai đoạn từ 1950 2000 nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng DS cao hơn? Tại sao? -HS thảo luận: Bùng nổ DS gây ra những hậu quả gì? Biện pháp khắc phục như thế nào? -GV liên hệ tình hình DS ở Việt Nam. lao động hiện tại và tương lai của địa phương. 2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX. - Nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực KT-XH, y tế nên DS thế giới tăng nhanh trong hai thế kỉ gần đây. 3.Sự bùng nổ dân số: -Bùng nổ DS là sự gia tăng DS tự nhiên nhanh và đột ngột. -Bùng nổ DS xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân của DS thế giới lên đến 2,1%. -Các nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng DS tự nhiên cao. -Bằng các chính sách DS và phát triển KT-XH, nhiều nước đã hạ thấp được tỉ lệ gia tăng DS hợp lí. 3.Củng cố: -Biểu đồ tháp tuổi cho ta biết được đăc điểm gì của DS? -Bùng nổ DS thường xảy ra ở các nhóm nước nào? -Tỉ lệ gia tăng DS bình quân của thế giới ở mức độ nào thì được coi là bùng nổ DS? 4.Dặn dò: -Làm BT 2,3 sgk -Soạn bài 2: Sự phân bố dân cư … Chú ý phân tích hình 2.1 và 2.2 GV : LÊ THỊ KIM ANH 2 TRƯỜNG THCS TT PHƯỚC AN GIÁO ÁN : ĐỊA 7 Tuần: 1 Ngày soạn: 22/08/2010 Tiết: 2 Ngày dạy:23-28/8/2010 B ÀI 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS biết được dân cư trên thế giới phân bố không đều, biết những vùng đông dân cư trên thế giới. Nhận biết được sự khác nhau và sự phân bố của 3 chủng tộc chính trên thế giới. 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc bản đồ phân bố dân cư, nhận biết được 3 chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và trên thực tế. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức đoàn kết, bình đẳng giữa các chủng tộc. II. Chuẩn bị: -Bản đồ dân cư thế giới. III. Tiến trình lên lớp: 1.Kiểm tra Bài cũ: Câu hỏi: Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết. Trả lời: -Bùng nổ DS thế giới xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân lên đến 2,1% -Nguyên nhân: Do những tiến bộ trong các lĩnh vực KT-XH và y tế tỉ lệ sinh vẫn tăng cao trong khi tỉ lệ tử giảm nhanh bùng nổ dân số. -Hậu quả: Nhiều trẻ em, gánh nặng về ăn, mặc, ở, học hành, y tế, việc làm… đối với những nước có nền kinh tế chậm phát triển. -Biện pháp khắc phục: Kiểm soát sinh đẻ, phát triển giáo dục, tiến hành cách mạng trong nông nghiệp, công nghiệp… 2. D ạy bài mới: Hoạt động của GV & HS Nội dung -GV cho HS phân biệt 2 khái niệm: Dân số, dân cư. -HS đọc thuật ngữ “mật độ dân số” (sgk-tr187) ? Nêu cách tính MĐDS. ? Mật độ DS trung bình của thể giới là bao nhiêu? *HĐ1: Nhóm nhỏ. -HS quan sát H2.1 và bản đồ: + Xác định những khu vực tập trung đông dân. + Xác định hai khu vực có MĐDS cao nhất. ? Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư trên thế giới? ? Quan sát bản đồ và cho biết: Dân cư thế giới tập trung đông ở những vùng nào? -Liên hệ ở nước ta: Dân cư tập trung đông ở vùng nào? Nơi nào dân cư ở thưa thớt? Giải thích nguyên nhân? ? Tại sao ngày nay con người có thể sống ở mọi 1. Sự phân bố dân cư: -Mật độ dân số: (sgk) -Mật độ DS trung bình của thế giới là 46 người/km 2 -Dân cư trên thế giới phân bố không đều. -Những nơi có điều kiện sinh sống và giao thông thuận lợi thì có MĐDS cao. GV : LÊ THỊ KIM ANH 3 TRƯỜNG THCS TT PHƯỚC AN GIÁO ÁN : ĐỊA 7 nơi trên trái đất? *HĐ2: Cá nhân, nhóm nhỏ. -HS quan sát H2.2: ? Dựa vào đâu để phân biệt các chủng tộc? ? Hãy chỉ ra chủng tộc của 3 người trong ảnh? ? Cho biết nơi phân bố chủ yếu của các chủng tộc. ? Dân cư nước ta thuộc chủng tộc nào? ?Hãy lấy dẫn chứng để chứng minh rằng: Các chủng tộc trên thế giới sống bình đẳng với nhau. -Giáo dục tư tưởng về sự bình đẳng của các chủng tộc (hình 2.2 thể hiện rõ 3 chủng tộc cùng chung sống, cùng làm việc…) 2. Các chủng tộc: -Căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi…) để chia dân cư trên thế giới thành 3 chủng tộc chính: +Môn gô lô it: Châu Á +Nê grô it: Châu Phi +Ơ rô pê ô it: Châu Âu 3.Củng cố: *Chọn ý trả lời đúng trong những câu sau: -Dựa vào lược đồ hình 2.1, dân cư thế giới tập trung đông nhất ở các châu lục thuộc: a. Đông bán cầu b. Tây bán cầu. -Châu lục đông dân nhất thế giới hiện nay là: a. Châu Âu b. Châu Á c. Châu Phi d. Châu Mĩ *Ghép các chủng tộc với nơi sinh sống chủ yếu cho đúng: Chủng tộc: Nơi sinh sống chủ yếu: 1. Môn gô lô it a. Châu Âu 2. Nê grô it b. Châu Á 3.Ơ rô pê ô it c. Châu Phi 4.Dặn dò: -Soạn bài 3: Quần cư, đô thị hoá. -Sưu tầm tranh ảnh về làng xóm ở nông thôn, thành thị của Việt nam và thế giới Tuần: 2 Ngày soạn: 29/08/2010 Tiết: 3 Ngày dạy:30/8-4/9/2010 Bài 3 : QUẦN CƯ – ĐÔ THỊ HOÁ I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS biết những đặc đỉểm cơ bản của các loại quần cư.Biết sơ lược về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị. 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết các loại quần cư qua ảnh hoặc qua thực tế. Nhận biết được sự phân bố của các siêu đô thị đông dân trên thế giới. II. Chuẩn bị: -Bản đồ dân cư và đô thị thế giới. -Tranh ảnh về các loại quần cư. III. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: GV : LÊ THỊ KIM ANH 4 TRƯỜNG THCS TT PHƯỚC AN GIÁO ÁN : ĐỊA 7 Câu hỏi: Xác định trên bản đồ những nơi tập trung đông dân cư của thế giới. Giải thích tại sao những khu vực đó lại đông dân cư? Trả lời: -HS xác định trên bản đồ. -Giải thích: Những nơi có điều kiện sinh sống thuận lợi, giao thông dễ dàng… là những nơi tập trung đông dân cư. 3. Bài mới: Hoạt động của GV & HS Nội dung *HĐ1: Cá nhân, nhóm. -HS đọc thuật ngữ: “Quần cư” tr 188 sgk: (Dân cư sống quy tụ lại ở một nơi, một vùng) -HS thảo luận nhóm: Nhóm 1,2: Tìm hiểu về quần cư nông thôn. Nhóm 3,4: Quần cư đô thị. -Các nhóm dựa vào H3.1, 3.2 và hiểu biết thực tế để thảo luận các nội dung sau: Cách tổ chức sinh sống, MĐDS, lối sống, hoạt động kinh tế chính. -GV kẻ bảng, HS điền kết quả, nhận xét bổ sung. -GV chuẩn kiến thức. 1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị: Các yếu tố Quần cư nông thôn Quần cư đô thị Cách tổ chức sinh sống Nhà cửa xen đồng ruộng, quây quần thành làng, xóm. Nhà ống, nhà cao tầng, quy hoạch thành phố, phường. Mật độ dân số Dân cư thưa Dân cư rất đông đúc Lối sống Dựa vào truyền thống dòng họ, có phong tục, tập quán, lễ hội riêng Cộng đồng có tổ chức, tuân thủ theo pháp luật, quy định và nếp sống văn minh, bình đẳng Hoạt động kinh tế chính sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp Sản xuất công nghiệp, dịch vụ -Liên hệ: Nơi em và gia đình đang định cư thuộc kiểu quần cư nào? ? Hiện nay kiểu quần cư nào đang thu hút số đông dân cư tới sinh sống và làm việc? *HĐ2: Cả lớp. -HS đọc thuật ngữ “đô thị hóa” (tr187) -HS đọc kênh chữ đoạn 1, mục 2: ? Đô thị xuất hiện sớm nhất vào lúc nào? Ở đâu? (Thời cổ đại ở Trung Quốc, Ấn độ, La Mã) ?Các đô thị xuất hiện do những nhu cầu gì của xã hội? (Trao đổi hàng hoá, kinh tế phát triển…) ? Những yếu tố quan trọng nào thúc đẩy quá -Hiện nay trên thế giới tỉ lệ người sống trong các đô thị ngày càng tăng. 2. Đô thị hoá. Các siêu đô thị: -Các đô thị xuất hiện từ thời cổ đại. -Hiện nay số người sống trong đô thị chiếm khoảng 50% DS thế giới. GV : LÊ THỊ KIM ANH 5 TRƯỜNG THCS TT PHƯỚC AN GIÁO ÁN : ĐỊA 7 trình phát triển đô thị? (sự phát triển của thương nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp) ? Khi nào thì được gọi là “siêu đô thị”? -HS quan sát H3.3: ? Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất? Xác định trên bản đồ và đọc tên các siêu đô thị đó. ? Năm 2000 thế giới có bao nhiêu siêu đô thị? ? Các siêu đô thị phân bố chủ yếu ở đâu? Vì sao? ? Các siêu đô thị phát triển nhanh chóng ở các nhóm nước nào? ?Quá trình phát triển tự phát của các đô thị và siêu đô thị để lại những hậu quả gì? -Liên hệ thực tế, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở các đô thị đông dân. -Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng trở thành các siêu đô thị. -Trong những năm gần đây các siêu đô thị trên thế giới tăng nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển. 4.Củng cố: -Chọn ý trả lời đúng trong những câu sau đây: *Trên thế giới tỉ lệ người sống ở đô thị và người sống ở nông thôn ngày càng: a. Tăng ở đô thị, giảm ở nông thôn b. Giảm ở đô thị, tăng ở nông thôn c. Tăng cả ở đô thị và nông thôn d. Giảm ở cả đô thị và nông thôn. *Siêu đô thị có số dân cao nhất thế giới theo thống kê năm 2000 là: a. Tô-ki-ô (Nhật Bản) b. Niu yooc (Hoa Kì) c. Bắc Kinh (Trung Quốc) d. Luân đôn (Anh) ĐÁP ÁN: 1-a 2-a 5.Dặn dò: -Làm BT2sgk. -Chuẩn bị bài thực hành. Tuần: 2 Ngày soạn: 29/08/2010 Tiết: 4 Ngày dạy:30/8-4/9/2010 Bài 4: THỰC HÀNH Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi I. Mục tiêu: 1.Kiến thức : -Qua tiết thực hành, HS được củng cố lại các khái niệm về mật độ dân số, sự phân bố dân cư không đều trên thế giới, các khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị ở Châu Á. 2.Kỹ năng : -Củng cố lại các kỹ năng nhận biết một số cách thể hiện MDDS, phân bố dân số và các đô thị trên lược đồ dân số, kỹ năng đọc, khai thác các thông tin qua biểu đồ tháp tuổi. II.Chuẩn bị: - Bản đồ hành chính VN. - Biểu đồ tháp tuổi của TP.HCM. - Lược đồ dân cư Châu Á. III. Hoạt động trên lớp: GV : LÊ THỊ KIM ANH 6 TRƯỜNG THCS TT PHƯỚC AN GIÁO ÁN : ĐỊA 7 1. Ổn định tổ chức: 2.Bài cũ: Nêu sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị. Trả lời: khác nhau về cách tổ chức sinh sống, cấu trúc nhà ở, MDDS, lối sống, hoạt động kinh tế… 3. Bài mới: - GV giới thiệu yêu cầu của bài thực hành. - Bài mới. Hoạt động của GV & HS Nội dung * HĐ1: Cá nhân -HS đọc yêu cầu của BT1 -GV treo bản đồ hành chính Việt Nam -HS xác định vị trí của tỉnh Thái Bình trên bản đồ (thuộc vùng ĐB Sông Hồng) -Hướng dẫn HS phân tích lược đồ: ? Bảng chú giải có mấy thang MĐDS. ? Nơi nào có MĐDS cao nhất.? là bao nhiêu?. ? Những nơi nào có MĐDS từ 10003000 người/ km 2 . (6 huyện). ? Nơi nào có MĐDS thấp nhất? là bao nhiêu? -GV cung cấp số liệu MĐDS của Việt Nam. Năm 2003 là 246 người / km 2 . ? So sánh MĐDS của Thái Bình với MĐDS trung bình của cả nước ? * HĐ2: Nhóm -Nhóm 1,2 : phân tích tháp tuổi 1989. -Nhóm 3,4 : phân tích tháp tuổi 1999. Về : Đáy tháp (Nhóm tuổi dưới lao động) Thân tháp (Nhóm tuổi lao động) -Từ phân tích trên, so sánh để rút ra kết luận: ? Tháp tuổi năm 1989 là tháp có kết cấu DS gì? ? Tháp tuổi năm 1999 là tháp có kết cấu DS gì? -HS trình bày, nhận xét, bổ sung. -GV chuẩn kiến thức. * HĐ3: Cá nhân. -HS quan sát lược đồ H4.4: (Nêu trình tự các bước đọc lược đồ) ? Tìm trên lược đồ những khu vực tập trung 1. Bài tập 1: Nhận xét MĐDS của tỉnh Thái Bình: -Nơi có MĐDS cao nhất là thị xã Thái Bình >3000 người/km 2 . -Nơi có MĐDS thấp nhất là huyện Tiền Hải <1000 người/km 2 .  Thái Bình là tỉnh có MĐDS thuộc loại cao của nước ta. 2. Bài tập 2: Nhận xét tháp tuổi của TP.HCM năm 1989 và 1999. -Tháp tuổi năm 1989 có kết cấu dân số trẻ. -Tháp tuổi năm 1999 có kết cấu dân số già. Sau 10 năm hình dáng tháp thay đổi: +Nhóm tuổi lao động tăng. +Nhóm tuổi dưới động giảm. 3. Bài tập 3: Nhận xét sự phân bố dân cư và các đô thị của Châu Á: GV : LÊ THỊ KIM ANH 7 TRƯỜNG THCS TT PHƯỚC AN GIÁO ÁN : ĐỊA 7 nhiều chấm nhỏ(500.000 người). Mật độ chấm dày nói lên điều gì? (MĐDS cao nhất) ? Xác định trên bản đồ dân số Châu Á những KV tập trung đông dân cư nhất. -HS Tìm trên lược đồ sau đó xác định trên bản đồ dân số Châu Á các đô thị và các siêu đô thị. ? Các đô thị lớn thường phân bố ở đâu? Vì sao? ( Ven biển, dọc các sông lớn  Thuận lợi phát triển kinh tế…) -HS nhắc lại khái niệm “Siêu đô thị”. -Những KV tập trung đông dân của Châu Á là: Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á. -Các đô thị lớn tập trung nhiều ở khu vực Đông Á, Nam Á (Ven biển, dọc các sông lớn.) 4.Củng cố: - Các đô thị và siêu đô thị phân bố như thế nào trên lục địa Châu Á? Giải thích sự phân bố đó. 5. Dặn dò: - Xem lại các dạng tháp tuổi - Cách thể hiện MĐDS trên lược đồ ( Nền màu, chấm điểm) - Chuẩn bị kỹ bài 5:- Ôn các đới khí hậu trên trái đất( lớp 6) - Ranh giới các đới khí hậu - Đặc điểm của khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa) Tuần: 3 Ngày soạn: 5/9/2010 Tiết: 5 Ngày dạy:6-11/9/2010 Phần hai: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÝ Chương I : MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI ĐỚI NÓNG Bài 5 : Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm I. Mục tiêu: 1.Kiến thức :-HS xác định được vị trí của đới nóng trên thế giới và các kiểu môi trường trong đới nóng. Trình bày được đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm (nhiệt độ và lượng mưa cao quanh năm, có rừng rậm thường xanh quanh năm). 2.Kỹ năng :-Rèn kỹ năng đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của môi trường xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt rừng rậm xích đạo ẩm xanh quanh năm. Nhận biết được môi trường xích đạo ẩm qua một đoạn văn và qua ảnh chụp. 3.Thái độ :- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở đới nóng- xích đạo ẩm. II. Chuẩn bị: - Bản đồ các môi trường địa lý. - Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm, rừng ngập mặn. III. Hoạt động trên lớp: 1.Ổn định tổ chức: 2.Bài mới: - GV giới thiệu bài. + G.V cho HS quan sát bản đồ các môi trường địa lý, gợi ý để HS nhớ lại 5 vành đai nhiệt bao quanh trái đất ( 1nóng, 2 ôn hòa và 2 lạnh) + Hướng cho HS chú ý quan sát kỹ môi trường đới nóng sẽ học trong tiết này. Hoạt động của GV & HS Nội dung GV : LÊ THỊ KIM ANH 8 TRƯỜNG THCS TT PHƯỚC AN GIÁO ÁN : ĐỊA 7 *HĐ1: Nhóm nhỏ - HS quan sát H5.1: ? Xác định vị trí của đới nóng .(Nằm trong khoảng các vĩ độ nào? ) ? Dựa vào kiến thức lớp 6 và cho biết đặc điểm về nhiệt độ, mưa, gió ở đới nóng. - HS trình bày GV chuẩn kiến thức trên bản đồ. - HS lên bảng xác định lại vị trí của đới nóng trên bản đồ. - HS tiếp tục quan sát H5.1: ? Trong đới nóng gồm có mấy kiểu môi trường. Xác định các kiểu MT đó trên bản đồ. - GV lưu ý HS: Môi trường hoang mạc có ở cả đới nóng và đới ôn hòa nên sẽ học riêng. - HS đọc đoạn 2 ( Mục I SGK tr15) ? Vì sao ở đới nóng có thực, động vật, phong phú và là khu vực đông dân cư? - HS xác định vị trí của MT xích đạo ẩm trong lược đồ H5.1:( nằm trong khoảng các vĩ độ nào?) * HĐ2: Nhóm - HS quan sát H5.2 : ? Đọc nội dung của hình 5.2. ? Tìm và xác định vị trí của Singapo trên bản đồ. - Nhóm 1,2: phân tích nhiệt độ của Singapo - Nhóm 3,4: phân tích lượng mưa. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. (+ Nhiệt độ ít dao động (từ 25  28 o C)  Nóng quanh năm  chênh lệch 3 o . + Lượng mưa: - Nhiều quanh năm ( khoảng 1500  2500 mm) - Tháng ít mưa nhất: khoảng 170 mm - Tháng nhiều mưa nhất: khoảng 250mm  chênh lệch khoảng 80 mm) ? Qua biểu đồ của Singapo (tiêu biểu cho MT xích đạo ẩm), em có kết luận gì về đặc điểm khí hậu của MT xích đạo ẩm?. - GV lưu ý HS: Biên độ nhiệt trong năm nhỏ (khoảng 3 o C) nhưng biên độ nhiệt ngày - đêm tương đối lớn (khoảng 10 o C). Thường mưa vào chiều tối kèm theo sấm chớp. - Chuyển ý : Với đặc điểm khí hậu như vậy thì động, thực vật ở MT này phát triển như thế nào? * HĐ3: Nhóm nhỏ I. Đới nóng: - Đới nóng trải dài giữa hai chí tuyến thành một vành đai liên tục bao quanh trái đất.(Khoảng 30 o B30 o N). - Trong đới nóng gồm 4 kiểu MT: + MT xích đạo ẩm. + MT nhiệt đới. + MT nhiệt đới gió mùa. + MT hoang mạc. II. Môi trường xích đạo ẩm: - Vị trí: Nằm chủ yếu trong khoảng từ 5 o B5 o N. 1. Khí hậu: - Nắng nóng và mưa nhiều quanh năm + Nhiệt độ: Từ 2528 o C + Mưa trung bình: 1500 2500 mm + Độ ẩm: trên 80% 2. Rừng rậm xanh quanh năm: GV : LÊ THỊ KIM ANH 9 TRƯỜNG THCS TT PHƯỚC AN GIÁO ÁN : ĐỊA 7 - HS quan sát H5.3 và H5.4: ? Nhận xét quang cảnh của rừng rậm. ? Rừng có mấy tầng chính? ? Tại sao rừng ở đây có nhiều tầng? - HS trình bày GV chuẩn bị kiến thức. ? Đặc điểm của thực vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới động vật? - HS quan sát H5.5: ? Rừng ngập mặn thường có nhiều ở vùng nào trong MTXĐ ẩm? Rừng ngập mặn có vai trò gì? -Rừng rậm rạp, nhiều tầng, xanh tốt quanh năm. Động vật phong phú. - Vùng cửa sông, ven biển lầy bùn có nhiều rừng ngập mặn. 3.Củng cố : - Xác định trên bản đồ vị trí của các kiểu môi trường trong đới nóng. Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào? - Môi trường xích đạo ẩm có đặc điểm gì? 4. Dặn dò: -HS học bài, làm các BT 1, 2, 3, 4. Chú ý BT 3, 4 -Soạn bài: Môi trường nhiệt đới: Chú ý quan sát lược đồ để xác định vị trí và nêu các đặc điểm khí hậu của môi trường. Tuần: 3 Ngày soạn: 5/9/2010 Tiết: 6 Ngày dạy:6-11/9/2010 Bài 6: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI I. Mục tiêu: 1.Kiến thức :-HS nắm được đặc điểm của môi trường nhiệt đới, nhận biết đựơc cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là xa van ( hay đồng cỏ cao nhiệt đới). 2.Kỹ năng :-Củng cố và rèn kỹ năng đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, củng cố kỹ năng nhận biết môi trường địa lý qua ảnh chụp. II. Chuẩn bị: - Bản đồ các môi trường địa lý. - Tranh ảnh về xa van. III. Hoạt động trên lớp: 1.Ổn định tổ chức: 2.Bài cũ : ? Xác định trên bản đồ “các môi trường địa lý”, vị trí của đới nóng. Xác định các kiểu môi trường của đới nóng. * Trả lời: - Đới nóng nằm khoảng 30 o B 30 o N (giữa 2 chí tuyến) - Gồm 4 kiểu MT: MT xích đạo ẩm, MT nhiệt đới, MT nhiệt đới gió mùa, MT hoang mạc. ? Xác định vị trí và nêu đặc điểm của MT xích đạo ẩm. * Trả lời: - Vị trí :Từ 5 o B 5 o N. - Đặc điểm: t o cao quanh năm (25 28 o C). Mưa nhiều quanh năm (1500 2500 mm) Rừng rậm rạp nhiều tầng phát triển xanh tốt quanh năm, nhiều thú và chim muông nhất thế giới. 3. Bài mới: Hoạt động của GV & HS Nội dung GV : LÊ THỊ KIM ANH 10 [...]... mưa - Đại diện các nhóm trình bày : ? Tháng có to cao nhất ở 2 địa điểm ? Tháng có to thấp nhất ? Biên độ nhiệt của 2 địa điểm => nhận xét chung về to của 2 địa điểm ? Số tháng có mưa của 2 địa điểm ? Thời kỳ mưa nhiều nhất ? Lượng mưa trung bình năm của 2 địa điểm ( Malacan 841 mm, Giamêna 6 47 mm) => Nhận xét chung về lượng mưa của 2 địa điểm - Chuyển ý: * HĐ 2 : Cá nhân/ nhóm nhỏ - HS quan sát H6.3... dẫn làm BT3: -So sánh tỉ lệ DS đô thị: Cao nhất: Nam Mĩ 79 % -Tính và so sánh tốc độ đô thị hoá từng châu lục năm 2001 so với năm 1950: Châu Á = ( 37- 15).100:15 =146,6%  gấp 1, 47 lần năm 1950 ( cao nhất) Châu Âu = ( 73 -56).100:56 = 30,4%  gấp 0,3 lần năm 1950 Châu Phi = 120%  gấp 1,2 lần Bắc Mĩ = 17, 2%  gấp 0, 17 lần (thấp nhất) Nam Mĩ = 92 ,7%  gấp 0,93 lần  Châu Á có tốc độ đô thị hóa cao nhất,... 27/ 9-2/10/2010 DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG 19 GV : LÊ THỊ KIM ANH TRƯỜNG THCS TT PHƯỚC AN GIÁO ÁN : ĐỊA 7 HS biết được nguyên nhân của di dân và đô thị ở đới nóng Biết nguyên nhân hình thành và những vấn đề đang đặt ra cho các đô thị, siêu đô thị ở đới nóng 2.Kĩ năng: Bước đầu rèn cách phân tích các sự vật, hiện tượng địa lí (các nguyên nhân di dân) củng cố kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa. .. *HĐ2: Cả lớp -Học sinh quan sát h7.5 và 7. 6: -Môi trường nhiệt đới gió mùa là ? Nhận xét sự thay đổi về cảnh sắc thiên nhiên MT đa dạng và phong phú nhất của qua hai bức ảnh? Đó là sự thay đổi của môi đới nóng trường nhiệt đới gió mùa theo yếu tố nào? -Gió mùa có ảnh hưởng lớn tới cảnh 13 GV : LÊ THỊ KIM ANH TRƯỜNG THCS TT PHƯỚC AN (theo thời gian  theo mùa) GIÁO ÁN : ĐỊA 7 sắc thiên nhiên và cuộc sống... Hoạt động của GV & HS Nội dung -HS quan sát hình 5.1: Môi trường nhiệt đới gió mùa chủ yếu thuộc khu vực nào của Châu Á? *HĐ1: Cá nhân, nhóm nhỏ -HS quan sát H .7. 1 và 7. 2: 1/ Khí hậu: 12 GV : LÊ THỊ KIM ANH TRƯỜNG THCS TT PHƯỚC AN GIÁO ÁN : ĐỊA 7 -GV hướng dẫn HS đọc, hiểu các ký hiệu trong lược đồ, xác định được vị trí của N.Á và ĐNÁ ? Nhận xét hướng gió thổi về mùa hạ và mùa đông ở khu vực Nam Á và... Nam ?Gió mùa có tác động gì đến chế độ nhiệt và mưa của khu vực? -HS quan sát h7.3 và 7. 4: -Các nhóm phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của 2 địa điểm ( t0 mùa hạ, mùa đông; biên độ nhiệt; lượng mưa trung bình)  Kết luận: Hà Nội có mùa đông lạnh MumBai nóng quanh năm ( Do mùa đông có dãy Himalaya ngăn gió lạnh) Cả 2 địa điểm đều có lượng mưa lớn Về mùa đông ở Hà nội mưa nhiều hơn ở Mumbai ?Tại... phân bố các kiểu rừng ở đới ôn hoà • Kĩ năng: Tiếp tục củng cố thêm về kĩ năng đọc, phân tích ảnh và bản đồ địa lí, bồi dưỡng kĩ năng nhận biết các kiểu khí hậu ôn đới qua các biểu đồ và qua ảnh II/ Chuẩn bị: 26 GV : LÊ THỊ KIM ANH TRƯỜNG THCS TT PHƯỚC AN GIÁO ÁN : ĐỊA 7 -Bản đồ các môi trường địa lí III/ Hoạt động trên lớp: 1 Ổn định: 2 Bài cũ: Câu hỏi: Xác định vị trí của đới nóng trên bản đồ Đới... phía đông của lục địa, ở gần cực hay gần chí tuyến) ? Các dòng biển nóng chảy qua ven bờ của những nơi nào? Có ảnh hưởng gì đến khí hậu ở những vùng chúng chảy qua? ? Ở đại lục Âu-Á, từ tây  đông có những kiểu MT nào? Từ bắc nam có những kiểu MT nào?  Kết luận *HĐ4: Nhóm -HS quan sát các biểu đồ khí hậu và các ảnh tương ứng 27 GV : LÊ THỊ KIM ANH TRƯỜNG THCS TT PHƯỚC AN GIÁO ÁN : ĐỊA 7 (sgk tr 44) -Thay... trường: +Vùng cận nhiệt đới gió mùa: Lúa nước, đậu tương, bông, cam, quýt… +Vùng Địa Trung Hải: Nho, rượu vang, GV : LÊ THỊ KIM ANH TRƯỜNG THCS TT PHƯỚC AN GIÁO ÁN : ĐỊA 7 -HS xác định trên bản đồ các vùng nông nghiệp cam, chanh, ô liu… chủ yếu +Vùng ôn đới hải dương: Lúa mì, củ cải đường, rau quả, chăn nuôi bò… +Vùng ôn đới lục địa: Lúa mì, đại mạch, khoai tây, ngô, nuôi bò, ngựa… +Vùng hoang mạc ôn đới:... nhiều máy móc và kĩ thuật canh tác, phải có nguồn tiêu thụ tương đối ổn định…) 15 GV : LÊ THỊ KIM ANH TRƯỜNG THCS TT PHƯỚC AN GIÁO ÁN : ĐỊA 7 4 Củng cố: -Ở nước ta hiện nay đang tồn tại những hình thức sx nông nghiệp nào? Cần làm gì để đẩy mạnh sx nông nghiệp ở nước ta, địa phương ta? -Nêu sự khác nhau của các hình thức sx nông nghiệp ở đới nóng? 5 Dặn dò: -Làm BT2, 3 (tr 28) -Soạn bài 9: Chú ý phân tích . nhất ở 2 địa điểm. ? Tháng có t o thấp nhất. ? Biên độ nhiệt của 2 địa điểm. => nhận xét chung về t o của 2 địa điểm. ? Số tháng có mưa của 2 địa điểm Cá nhân, nhóm nhỏ -HS quan sát H .7. 1 và 7. 2: 1/ Khí hậu: GV : LÊ THỊ KIM ANH 12 TRƯỜNG THCS TT PHƯỚC AN GIÁO ÁN : ĐỊA 7 -GV hướng dẫn HS đọc, hiểu các

Ngày đăng: 27/09/2013, 06:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan