c.7 Hiệu trưởng phối hợp vớicác lực lượng giáo dục 1. Mối quan hệ giữa tổ chức Đảng và Chính quyền. 1.1 Phương thức và hình thức lãnh đạo của Đảng trong trường học. + Đảng uỷ lãnh đạo hiệu trưởng có ba nội dung trọng yếu: Lãnh đạo xây dựng, thực hiện nhiệm vụ chính trị; lãnh đạo công tác tổ chức và cán bộ; lãnh đạo bằng kiểm tra. + Đảng uỷ lãnh đạo công đoàn gồm hai nội dụng quan trọng: Lãnh đạo bảo vệ, chăm lo quyền lợi hợp pháp của người lao động; Lãnh đạo công đoàn thực hiện nhiệm vụ chính trị của trường. + Đảng uỷ lãnh đạo trực tiếp Đoàn/Đội về phương hướng, nhiệm vụ, tư tưởng, tổ chức cán bộ. Nội dung và phương thức lãnh đạo của đảng bộ đúng đắn, phù hợp thực tiễn tạo nên sức mạnh tổng hợp cho các tổ chức trong trường, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong trường học. 1.2 Mối quan hệ của hiệu trưởng trường học với tổ chức Đảng. - Đảng đề ra các nghị quyết và lãnh đạo hiệu trưởng thực hiện nghị quyết của đảng bằng các phương thức lãnh đạo của đảng. - Hiệu trưởng tuyệt đối tuân theo các nghị quyết của đảng và cụ thể hoá các nghị quyết đó trong xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. - Hiệu trưởng định ra các nhiệm vụ của chính quyền theo chức năng của trường và theo nhiệm vụ chuyên môn. Sau đó báo cáo với đảng và xin ý kiến lãnh đạo của đảng để thực hiện. - Tổ chức đảng xem xét, bàn bạc thống nhất các nhiệm vụ của chính quyền để ra các nghị quyết nhằm lãnh đạo, vận động các đảng viên, các tổ chức đoàn thể và quần chúng trong trường thực hiện các nhiêm vụ chuyên môn do Hiệu trưởng (chính quyền đề xuất). - Đảng thường xuyên đi sâu đi sát các hoạt động của chính quyền để có những uốn nắn kịp thời nhằm là cho mọi hoạt động của chính quyền không chệch hướng. Khi không có sự thống nhất giữa hiệu trưởng và cấp ủy: + Cấp ủy báo cáo lên cấp ủy cấp trên + HT báo cáo xin ý kiến của Sở/Phòng Trong khi chờ ý kiến của cấp trên tạm thời thực hiện theo ý kiến của hiệu trưởng (nguyên tắc thủ trưởng). 2. Mối quan hệ giữa hiệu trưởng với tổ chức công đoàn. Quan hệ phối hợp giữa Hiệu trưởng và Công đoàn trong trường học là sự vận dụng mềm dẻo, có tính nguyên tắc về quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn với thủ trưởng đơn vị cơ quan. Công đoàn phối hợp với chính quyền thông qua quyền hạn của tổ chức Công đoàn như sau: - Quyền kiến nghị, tham gia ý kiến của Công đoàn đối với Hiệu trưởng: + Xây dựng chương trình kế hoạch năm học. + Dự hội nghị của trường và các cuộc họp quan trọng do Hiệu trưởng tổ chức. + Tham gia giải quyết và sắp xếp việc làm của cán bộ, giáo viên, nhân viên. + Tham gia quản lý hoạt động bảo hiểm xã hội. + Giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Quyền cùng thực hiện công việc của Công đoàn với Hiệu trưởng: + Tổ chức thi đua. + Chăm lo công tác bảo hiểm xã hội. + Quản lý quỹ phúc lợi. - Quyền thoả thuận quyết định của Công đoàn với Hiệu trưởng: + Quy định mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với Công đoàn. + Quyết định tiền lương, thưởng, nhà ở, kỷ luật. + Điều kiện làm việc, cung cấp thông tin cho Công đoàn. + Thời gian hoạt động, điều kiện hoạt động của cán bộ Công đoàn. - Quyền “đối thoại” giữa Công đoàn và Hiệu trưởng. - Đại diện người lao động đối thoại với Hiệu trưởng. Nội dung phối hợp: - Xây dựng và thực hiện kế hoạch nhà nước ở trường học. - Xây dựng tập thể sư phạm và tổ chức công đoàn vững mạnh. - Thực hiện chế độ chính sách và chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên. Cụ thể là tổ chức tốt hội nghị cán bộ công chức và các phong trào thi đua thực hiện kế hoạch. Cải tiến lề lối làm việc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. Phối hợp có hiệu quả trong các hội đồng được thành lập theo quy định. Thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan. Phối hợp trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức. 3. Mối quan hệ giữa hiệu trưởng với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong trường học. - Xây dựng các phong trào: + Căn cứ vào mục tiêu giáo dục, chủ trương, phương hướng của Đảng uỷ nhà trường và các văn bản pháp quy, chính quyền xây dựng kế hoạch, chương trình hành động để các tổ chức Đoàn/Đội tham gia vào chương trình của chính quyền. Xây dựng các phong trào phải phù hợp với tâm sinh lý của tuổi trẻ, phù hợp tôn chỉ, mục đích của mỗi tổ chức. Thông qua các phong trào để nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Thông qua các phong trào để nâng cao nhận thức chính trị, truyền thống yêu nước, lòng tin tưởng vào Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa. Thông qua phong trào để nâng cao sức khoẻ bằng các hình thức thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ, tự giác, tự quản của tuổi trẻ. Kết hợp phong trào của môi trường học vớicác phong trào do Trung ương Đoàn và Trung ương Hội mỗi tổ chức phát động. Ví dụ như xây dựng phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước” . + Thông qua các phong trào nói trên, đoàn viên/đội viên thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của Nhà trường, tạo môi trường cho họ hoạt động, cống hiến, xây dựng chính quyền và đấu tranh, ngăn chặn mọi tiêu cực trong trường và bên ngoài tác động vào Nhà trường. - Mối quan hệ và trách nhiệm của mỗi bên: oàn là t ch c chính tr trong nhà tr ng nên quan h gi a hi uĐ ổ ứ ị ườ ệ ữ ệ tr ng và oàn là quan h ph i h p d i s lãnh đ o c a chi b ngưở Đ ệ ố ợ ướ ự ạ ủ ộ Đả nh m th c hi n t t m c tiêu giáo d c th h tr ngày m t hoàn thi nằ ự ệ ố ụ ụ ế ệ ẻ ộ ệ h n v nhân cách. M i quan h này d a trên tinh th n “ơ ề ố ệ ự ầ Xây d ng, hự ỗ tr và h p tácợ ợ ”. + Xây d ng: Góp ph n xây d ng t ch c oàn v ng m nh đ ch cự ầ ự ổ ứ Đ ữ ạ ể ự hi n t t ch c n ng giáo d c c a oàn. Là ng i có kinh nghi m t ch c,ệ ố ứ ă ụ ủ Đ ườ ệ ổ ứ hi u tr ng c n góp ý t ch c nhân s , xây d ng b máy, đ nh h ngệ ưở ầ ổ ứ ự ự ộ ị ướ ho t đ ng và chú ý b i d ng đ i ng cán b c t cán c a oàn.ạ ộ ồ ưỡ ộ ũ ộ ố ủ Đ + H tr : Hi u tr ng có trách nhi m h tr kinh phí, t o c s v tỗ ợ ệ ưở ệ ỗ ợ ạ ơ ở ậ ch t và các đi u ki n đ oàn t ch c ho t đ ng giáo d c h c sinh.ấ ề ệ ể Đ ổ ứ ạ ộ ụ ọ + H p tác: Hi u tr ng góp ý hoàn thi n các ch tr ng, ph ngợ ệ ưở ệ ủ ươ ươ h ng ho t đ ng oàn, t o đi u ki n đ oàn phát huy vai trò ho tướ ạ ộ Đ ạ ề ệ ể Đ ạ đ ng đ c l p sáng t o và linh ho t trong th c ti n.ộ ộ ậ ạ ạ ự ễ Thông qua các hoạt động trên, hiệu trưởng cùng với Đoàn/Đội xây dựng quy chế làm việc; nội quy, quy định cho các loại hoạt động; xây dựng quy chế kiểm tra, thanh tra và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; thống nhất chương trình kế hoạch hoạt động giáo dục với Đoàn/Đội; giúp đỡ, tạo điều kiện cho Đoàn/Đội hoat động; chỉ đạo đội ngũ sư phạm phối hợp tốt với Đoàn/Đội, với chi đoàn giáo viên. Phương thức hoạt động giữa chính quyền và Đoàn/Đội trong trường học vừa có tính chất vận động, vừa có tính chất pháp lý. Như vậy phương thức phối hợp của chính quyền với tổ chức Đoàn/Đội trong trường học vừa có tính chất quản lý Nhà nước lại vừa có cả tính chất của đoàn thể. 4. Mối quan hệ giữa hiệu trưởng với Ban đại diện cha mẹ học sinh Hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức sự phối hợp để đạt được mục tiêu phối hợp giữa nhà trường với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Mục tiêu đó là thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường và gia đình. Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Bằng nhiều hình thức khác nhau, hiệu trưởng có trách nhiệm chủ động phối hợp xây dựng, củng cố Ban đại diện cha mẹ học sinh vững mạnh; tổ chức sự cộng tác với Ban đại diện cha mẹ học sinh; chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại diện và gia đình học sinh. Cụ thể: - Tổ chức tốt hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm; - Xây dựng Ban đại diện cha mẹ học sinh cấp trường/cấp lớp; - Định hướng cho Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động. - Chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và gia đình học sinh: + Ghi sổ liên lạc nhà trường-gia đình. Đó là hình thức thông tin viết quan trọng. + Thăm gia đình học sinh nhằm tìm hiểu học sinh và qua trao đổi, bàn bạc giúp cha mẹ các em làm tốt việc giáo dục con cái. + Mời cha mẹ học sinh tới trường là một trong các hình thức gặp gỡ trao đổi riêng từng người. Đối với học sinh chưa ngoan hoặc có vấn đề gì đó, chỉ mời cha mẹ học sinh khi thật cần thiết. Trường hợp mời 2-3 lần mà họ không tới thì phải kết hợp với đại diện cha mẹ học sinh đến thăm họ. Mời cha mẹ học sinh đến trường, đến lớp ở cương vị khách tham dự nhân dịp hội trường, báo cáo kết quả giảng dạy hoặc tùy theo điều kiện và khả năng của họ tham gia vào tổ chức vui chơi, học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp là việc nên làm nhiều hơn. + Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm có thể gởi thư tới cha mẹ học sinh khi cần, gặp cha mẹ học sinh tại trường khi họ có yêu cầu; liên hệ bằng điện thoại để trao đổi kịp thời với cha mẹ có học sinh cá biệt. + Theo kế hoạch chung của trường, định kỳ tổ chức các cuộc họp cha mẹ học sinh lớp, có thể kết hợp tổ chức tọa đàm. Nội dung họp cha mẹ học sinh lớp phải tập trung bàn sâu, bàn kỹ về biện pháp giáo dục học sinh. Văn bản tham khảo: a) Công đoàn: 40-LCT/HĐNN8, 133-HĐBT, 302-HĐBT, Điều lệ Công đoàn, 02/2004/TTr-TLĐ, 699/2000/QĐ-TLĐ, 01/TTr-TLĐ, 119/2004/TTLT-BTC-TLĐLĐVN, 777/2004/QĐ-TLĐ, 97/TTr-TLĐ, 1594/QĐ-TLĐ, 1375/QĐ-TLĐ, 1262/QĐ-TLĐ, 530/2006/QĐ-TLĐ, 02/2005/NQLT-TLĐLĐVN-BGD&ĐT, 1675/2003/QĐ-TLĐ, 395/2002/QĐ-TLĐLĐVN. b) Hội khuyến học Việt Nam: Điều lệ hội, 87/1997/TT-BTC, 50-CT/TW, 29/1999/CT-TTg. c) Hội cựu giáo chức Việt Nam: 61/2004/QĐ-BNV. d) Ban đại diện cha mẹ học sinh: 11/2008/QĐ-BGDĐT. đ) Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Điều lệ Đoàn, 70/2003/QĐ-TTg, 10/2003/NQ-BGDĐT-TWĐ. e) Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam: Điều lệ Hội. g) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Điều lệ Đội. . 1594/QĐ-TLĐ, 1375/QĐ-TLĐ, 1262/QĐ-TLĐ, 530/2006/QĐ-TLĐ, 02/2005/NQLT-TLĐLĐVN-BGD&ĐT, 167 5/2003/QĐ-TLĐ, 395/2002/QĐ-TLĐLĐVN. b) Hội khuyến học Việt Nam: Điều. diện cha mẹ học sinh: 11/2008/QĐ-BGDĐT. đ) Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Điều lệ Đoàn, 70/2003/QĐ-TTg, 10/2003/NQ-BGDĐT-TWĐ. e) Hội Liên hiệp thanh