1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề kiểm tra HKII

3 109 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 58 KB

Nội dung

PHÒNG GD – ĐT ĐAK RÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II. TRƯỜNG THCS TRIỆU NGUYÊN Môn: Ngữ văn 9. ………………………………………………………………………………………………… I/ PHẨN TRẮC NGHIỆM: Chọn và khoanh tròn cho câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả đối với người đọc sách trong văn bản “Bàn về đọc sách”? A. Nên lựa chọn sách mà đọc. B. Đọc sách phải kĩ. C. Cần có phương pháp đọc sách. D. Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phu khoe của. Câu 2: Theo em hành trang quan trọng để bước vào thế kỉ mới đó là gì? A. Một trình độ học vấn cao. B. Tiềm lực bản thân con người. C. Một cơ sở vật chất tiên tiến. D. Những thời cơ hội nhập. Câu 3: Nhận định nào sau đây nói đúng về nhân vật Nhĩ? A. Là người đi nhiều, biết nhiều về mọi nơi nhưng lại hời hợt đối với quê hương. B. Là người suốt đời chỉ mong muốn những điều nhỏ bé nhưng lại không đạt được. C. Là người biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp gần gũi bình dị của quê hương. D. Là người suốt đời sống trong đau khổ dằn vặt. Câu 4: Hình ảnh “Bờ đất là dốc đứng phía bên này sông” là biểu tượng cho điều gì? A. Những khó khăn gian khổ của quê hương. B. Những khó khăn gian khổ của đời người. C. Phần thiếu hụt của cuộc đời mỗi người. D. Những trở ngại không thể vượt qua. Câu 5: Nội dung chính trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” là gì? A. Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ. B. Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn. C. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn. D. Vẻ đẹp của người lính công binh trên đường Trường Sơn. Câu 6: Câu nào trong các câu sau có dụng khởi ngữ? A. Nói, cô ấy nói rất hay và cười, thì cười rất duyên. B. Nói rất hay và cười rất duyên là thế mạnh của cô ấy. C. Cô ấy nói thì nói rất hay và cười thì cười rất duyên. D. Cô ấy nói rất hay và cười rất duyên. Câu 7: Tổ hợp từ “Lên rừng xuống biển” trong bài thơ “Con cò” được xếp vào loại nào? A. Thành ngữ. B. Tục ngữ. C. Khẩu ngữ. D. Hô ngữ Câu 8: Hình ảnh con cò trong bài thơ “Con cò”được sáng tạo bằng biện pháp nghệ thuật tu từ nào? A. Nhân hoá. B. Hoán dụ. C. So sánh. D. Ẩn dụ. Câu 9: Bài “Mùa xuân nho nhỏ” được viết bằng nguồn cảm xúc nào? A. Cảm xúc từ vẻ đẹp và truyền thống của đất nước. B. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế. C. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân nơi thôn quê dân dã. D. Cảm xúc về thời điểm đáng ghi nhớ của dân tộc. Câu 10: Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh “Con chim hót, cành hoa, nốt trầm”? A. Là những gì đẹp nhất của mùa xuân. B. Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống. C. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có. D. Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ. Câu 11: Câu thơ “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chính mùa xuân”đã sử dụng phép tu từ gì? A. So sánh. B. Ẩn dụ . C. Hoán dụ . D. Nhân hoá. Câu 12: Câu văn “Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra” thuộc loại câu gì? A. Câu đơn. C. Câu ghép không có từ nối các vế câu. B. Câu ghép D. Câu ghép có từ nối các vế câu. II/PHẦN TỰ LUẬN: Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về những chuyển biến giao mùa được thể hiện trong bài “Sang thu”. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II. Môn : Ngữ Văn 9 Năm học 2008 – 2009. I/ Phần trắc nghiệm:(3 điểm) Đúng mỗi câu đạt 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/A C B A D C A A D B D B C II/Phần tự luận:(7 điểm) Bài làm cần đạt những yêu cầu sau: 1, Về hình thức: - Xác định đúng thể loại đề ra: Văn nghị luận về vấn đề trong bài thơ. - Phạm vi: bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. - Hình thức: + Bố cục đầy đủ ba phần, rõ ràng, chặt chẽ. + Trình bày đẹp, lời văn sáng tạo, trau chuốt. 2, Về nội dung: a, Mở bài: - Giới thiệu chung về tác giả và bài thơ. - Dẫn dắt đưa vấn đề cần phân tích vào bài. b, Thân bài: Cần lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để làm rõ sự cảm nhận tinh tế của tác giả trong khoảnh khắc giao mùa. - Sự cảm nhận đầu tiên: hương ổi, gió, sương. - Cảm nhận tiếp theo: dòng sông, chim, mây. - Cuối cùng đó là sự cảm nhận về nắng, sấm, hàng cây. Phân tích được những nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ. Khi phân tích cần chú ý trích thơ. Có thể liên hệ với các bài thơ khác có cùng chủ đề để thấy rõ cái hay của bài thơ. c, Kết bài: Tổng kết về giá trị nghệ thuật của bài thơ. Vị trí bài thơ trong lòng người đọc. . PHÒNG GD – ĐT ĐAK RÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II. TRƯỜNG THCS TRIỆU NGUYÊN Môn: Ngữ văn 9. …………………………………………………………………………………………………. về những chuyển biến giao mùa được thể hiện trong bài “Sang thu”. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II. Môn : Ngữ Văn 9 Năm học 2008 – 2009. I/ Phần

Ngày đăng: 21/09/2013, 01:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1, Về hình thức: - đề kiểm tra HKII
1 Về hình thức: (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w