1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Huỳnh Thúc Kháng.

4 305 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Huỳnh Thúc Kháng Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Huỳnh Thúc Kháng Tên: Huỳnh Thúc Kháng Hán-Nôm:黃黃黃 Tên thật:Huỳnh Hanh Tự:Giới Sanh Ngày sinh:1876 Ngày mất:21 tháng 5 năm 1947 Tên khác:Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng hay Hoàng Thúc Kháng [1] (chữ Hán: 黃黃黃, thuở nhỏ có tên là Huỳnh Hanh, tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên [Vườn chè]; 1876–1947) là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng của Quảng Nam. Người Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: "cụ Huỳnh". Huỳnh Thúc Kháng là một trong Thập Ngũ Phụng Tề Phi của đất Quảng Nam xưa, ông là thủ khoa của kỳ thi hương năm 1900 (Canh Tý). Mục lục [ẩn] • 1 Tiểu sử • 2 Học hành rất rộng, chí khí rất bền . • 3 Tưởng nhớ • 4 Tác phẩm 1 • 5 Tham khảo • 6 Chú thích • 7 Liên kết ngoài [sửa] Tiểu sử Ông người làng Thạnh Bình, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Huỳnh Thúc Kháng đi học lúc 8 tuổi, đến năm 13 tuổi đã văn hay chữ tốt. Năm Canh Tý (1900), ông dự thi Hương và đậu Giải nguyên. Ông nổi tiếng ở kinh đô Huế, sánh cùng Trần Quý Cáp, Phạm Liệu. Năm Giáp Thìn (1904), ông đỗ Tiến sĩ. Ông cùng với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân. Vì lý do đó, ông bị bắt trong năm Mậu Thân (1908), rồi bị đày ở Côn Đảo suốt 13 năm (1908-1921) mới được trả tự do. Năm 1926, ông đắc cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kì. Trong ba năm hoạt động ở Viện, ông cương quyết tranh đấu trong nghị trường, rồi nhân việc chống lại Khâm sứ Pháp Jabouille, ông từ chức. Năm 1927, ông sáng lập tờ báo Tiếng Dân, [2] làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo này tại Huế cho đến khi tờ báo này bị đình bản (1943). Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra tham gia nội các Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm quyền Chủ tịch nước. Thời gian này ông còn là chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt). Cuối năm 1946, ông là đặc phái viên của chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 21 tháng 4 năm 1947, ông lâm bệnh nặng và mất tại gia đình chị Võ Thị Tuyết, thôn Phú Bình, xã Hành Phong, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Làm theo tâm nguyện của cụ, nhân dân đã an táng cụ trên đỉnh núi Thiên Ấn. Nơi đây là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi – "Thiên Ấn niên hà" (Ấn trời đóng xuống sông). Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật có giá trị, được một người cháu nuôi trong dòng tộc bảo quản. [sửa] Học hành rất rộng, chí khí rất bền . Trong thư gửi vĩnh biệt cụ Huỳnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Cụ Huỳnh là người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà Cụ trước đây bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường gian nan cực khổ, nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ chẳng những không sờn, mà lại thêm cương quyết. Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu. Cả đời Cụ Huỳnh chỉ phấn đầu cho dân được tự do, nước được độc lập, đến ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập Chính phủ ta mời Cụ ra. Tuy đã 71 tuổi, nhưng Cụ vẫn hăng hái nhận lời, 2 Cụ nói: "Trong lúc phục hưng dân tộc, xây dựng nước nhà thì bất kỳ già, trẻ, trai, gái, ai cũng ra sức phụng sự Tổ quốc"". [sửa] Tưởng nhớ Để tưởng nhớ đến ông nhiều tỉnh thành và thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam .có những con đường và ngôi trường THPT mang tên ông. [sửa] Tác phẩm Huỳnh Thúc Kháng đồng thời là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu văn học và lịch sử. Ông còn có nhiều bút danh khác như: Sử Bình Tử, Tha Sơn Thạch, Khi Ưu Sinh, Xà Túc Tử, Thức Tự Dân, Ưu Thời Khách, Hải Âu, Ngu Sơn, Khách Quan . Tác phẩm chủ yếu còn giữ hiện nay là: • Thi Tù Tùng Thoại • Lịch sử Phan Tây Hồ tiên sinh • Thơ văn với thời đại • Thi văn các nhà chí sĩ Việt Nam (kí Phi Bằng) • Huỳnh Thúc Kháng niên phố • Bức thư gởi Cường Đế • Và rất nhiều thơ chữ Quốc ngữ, chữ Hán có giá trị khác . Bài thơ Bài ca lưu biệt của ông viết năm 1908, trước khi ông bị đày ra Côn Đảo, từng được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân miền Trung thời kỳ Pháp thuộc: Trăng trên trời có khi tròn khi khuyết, Người ở đời đâu khỏi tiết gian nan. Đấng trượng phu tuỳ ngộ nhi an, Tố hoạn nan hành hồ hoạn nạn. Tiền lộ định tri thiên hữu nhãn, Thâm tiêu do hứa mộng hoàn gia, Bấy nhiên năm cũng vẫn chưa già. Nọ núi Ấn, này sông Đà, Non sông ấy còn chờ ta thêu dệt. Kìa tụ tán chẳng qua là tiểu biệt, Ngựa Tái ông hoạ phúc biết về đâu! Một mai kia con tạo khéo cơ cầu, Thảy bốn biển cũng trong vòng trời đất cả. Ư bách niên trung tu hữu ngã, Dẫu đến lúc núi sụp, biển lồi, trời nghiêng, đất ngả, Tấm lòng vàng, tạc đá vẫn chưa mòn. Trăng kia khuyết đó lại tròn! 3 Huỳnh Thúc Kháng 8 tuổi đi học, 13 tuổi đã văn hay chữ tốt, 16 tuổi đi thi Hương, nổi tiếng ở Kinh đô Huế, sánh cùng Trần Quý Cáp, Phạm Liệu, được xếp vào hạng Tam hùng, năm 29 tuổi ông đỗ Tiến sĩ, được nhân dân sở tại gọi là Ngũ hổ. Ông là một trong những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân mới được trả về đất liền, ứng cử vào Viện Dân biểu Trung kỳ năm ông 51 tuổi, sau hai năm ông từ chức. Ngày 10/8/1927, ông sáng lập ra nhà in và báo tiến Dân cho đến năm 1943. Suốt thời gian này ông vừa làm chủ nhiệm nhà in Huỳnh Thúc Kháng và chủ bút tờ báo Tiếng dân. Ông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra tham gia nội các Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ sau cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Đến năm 1946, khi Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm Quyền Chủ tịch nước. Thời gian này cụ còn là chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân. Cuối năm 1946, cụ là đặc phái viên của Chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến hành chính nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Nghĩa Hành lúc bấy giờ là an toàn khu, là Thủ phủ của vùng tự do Liên Khu V. Nhiều cơ quan chính quyền các cấp, nhiều đơn vị bộ đội vệ quốc đoàn đóng tại nhà dân. Quân với dân như “cá với nước”. Ngoài trong thống nhất, trên dưới một lòng quyết tâm đánh thắng giặc pháp xâm lược. Tháng 3/1947, cụ Huỳnh Thúc Kháng lâm bịnh nặng và qua đời đúng vào ngày 21/4/1947 tại gia đình chị Võ Thị Tuyết thôn Phú Bình, xã Hành Phong, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Làm theo tâm nguyện của cụ, nhân dân đã đưa cụ lên an táng trên đỉnh núi Thiên Ấn. Nơi đây là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi – “Thiên Ấn niên hà” (Ấn trời đóng xuống sông). Trong khi tiến hành lễ quốc tang cụ Huỳnh Thúc Kháng, Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Ban tổ chức lễ tang đã trang trọng uy nghiêm đọc bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi vào: “Cụ Huỳnh là người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà Cụ trước đây bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường gian nan cực khổ, nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ chẳng những không sờn, mà lại thêm cương quyết. Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm siêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu. Cả đời Cụ Huỳnh chỉ phấn đầu cho dân được tự do, nước được độc lập, đến ngày nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập Chính phủ ta mời Cụ ra. Tuy đã 71 tuổi, nhưng Cụ vẫn hăng hái nhận lời, Cụ nói: “Trong lúc phục hưng dân tộc, xây dựng nước nhà thì bất kỳ già, trẻ, trai, gái, ai cũng ra sức phụng sự Tổ Quốc. Cụ Huỳnh tạ thế, nhưng cái chí vì nước, vì nhà của Cụ vẫn luôn sống mạnh mẽ trong lòng hai mươi triệu đồng bào chúng ta”. Và, trong bài điếu văn “Thương tiếc cụ Huỳnh Thúc Kháng” đọc đầy xúc động của đại diện Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi đã kết thúc bằng hai vế đối thật súc tích, đầy ý nghĩa: “ Làm nghệ sĩ không vinh, tù Côn Lôn không nhục, khí tiết cội Tùng trơ mộ gốc Lãnh Bộ trưởng trọn tài, quyền Chủ tịch trọn đức, tinh anh sao Vĩ chiếu ngàn thu”. (Thế Nguyễn) 4 . Huỳnh Thúc Kháng Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Huỳnh Thúc Kháng Tên: Huỳnh Thúc Kháng Hán-Nôm:黃黃黃 Tên thật :Huỳnh Hanh. mất:21 tháng 5 năm 1947 Tên khác:Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng hay Hoàng Thúc Kháng [1] (chữ Hán: 黃黃黃, thuở nhỏ có tên là Huỳnh Hanh, tự Giới Sanh, hiệu là Mính

Ngày đăng: 20/09/2013, 11:10

Xem thêm: Huỳnh Thúc Kháng.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w