1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vật lí và đời sống 2

5 437 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 145,5 KB

Nội dung

HIỆN TƯỢNG NGUYỆT THỰC Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Trên tất cả các điểm nằm ở bán cầu quay về Mặt Trăng đều có thể nhìn thấy nguyệt thực. Vào các đêm rằm Mặt Trăng hướng toàn bộ bề mặt được Mặt trời chiếu sáng của nó về phía Trái Đất, do đó Mặt trăng rất sáng có màu vàng. Tuy nhiên thi thoảng ta vẫn thấy vào đêm rằm Mặt Trăng không có màu vàng mà là một đĩa tròn có màu đỏ sẫm. Đó là hiện tượng Nguyệt Thực. Nguyệt thực bắt đầu xuất hiện ở phía đông. Các loại nguyệt thực T rái Đất được Mặt Trời chiếu sáng đồng thời cũng cản các tia sáng từ Mặt Trời tạo ra một vùng bóng tối trải dài trong không gian. Mặt Trăng chuyển động tròn quanh Trái Đất nên có thể sẽ “đi” vào vùng tối này. Lúc này Mặt Trăng không còn được Mặt Trời chiếu sáng trực tiếp, do đó Trăng không sáng như bình thường. Ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới Trái Đất sẽ để lại phía sau vùng bóng đen vùng nửa tối. Nguyệt thực bán phần: Khi Mặt Trăng đi vào vùng nửa tối ta có bán Nguyệt thực (Nguyệt thực bán dạ ). Quan sát hiện tượng này ta chỉ thấy Mặt Trăng tối đi một chút so với bình thường. thường khó nhìn thấy bằng mắt thường do ánh chói của Mặt Trời giảm thiểu. Nguyệt thực toàn phần : Khi Mặt Trăng đi qua nằm hoàn toàn trong vùng bóng đen ta có Nguyệt thực toàn phần. Quan sát Mặt Trăng trong hiện tượng này ta thấy lần lượt xuất hiện tất cả các pha của các trường hợp trước. Đặc biệt hơn khi Mặt Trăng nằm hoàn toàn trong vùng bóng đen ta sẽ thấy nó có màu đỏ sẫm(do khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra tia Mặt Trời trước khi đến được Mặt Trăng đã chiếu vào chóp bóng của Trái Đất bị khí quyển Trái Đất khúc xạ. Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) xuyên qua, do đó, Mặt Trăng thường hiện ra dưới màu đỏ nhạt. ) Tùy thuộc vào đường đi của Mặt Trăng trong vùng nửa tối mà thời gian quan sát được Nguyệt thực nhiều hay ít. Nguyệt thực một phần: Khi Mặt Trăng tiếp giáp với vùng bóng đen ta có Nguyệt thực một phần. Quan sát hiện tượng này ta sẽ thấy cung tròn của bóng Trái Đất hiện rõ trên Mặt Trăng. Chính nhờ hiện tượng này mà Aristos đã phát hiện ra Trái Đất có hình cầu. Quan sát thực nghiệm Nguyệt thực thường diễn ra vào các đêm rằm, khi Mặt trăng đi vào vùng tối phía sau Trái đất. Lúc này Mặt trăng không còn được Mặt trời chiếu sáng trực tiếp nên không sáng như bình thường. Khi Mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối sẽ diễn ra nguyệt thực bán dạ, khi vào vùng tối sẽ có nguyệt thực toàn phần hoặc một phần Chu kỳ một nguyệt thực Nguyên nhân xảy ra hiện tượng nhật thực nguyệt thực chu trình nhật thực nguyệt thực: Nhật thực nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng che khuất lẫn nhau Thời xưa, khi chưa có nhiều nhận thức về vũ trụ, con người không hiểu về 2 hiện tượng này thường đưa ra các cách giải thích khác nhau: Có một câu chuyện thần thoại phương đông kể rằng 2 nữ thần Mặt Trời Mặt Trăng là do Ngọc Hoàng sinh ra có nhiệm vụ thay nhau đi giám sát dân cư từng vùng. Chồng của 2 nữ thần này là một con Gấu. Khi gấu đi với một trong hai người vợ thì khi đó dưới hạ giới người ta thấy Mặt Trời hoặc Mặt Trăng bại che khuất người ta phải đuổi gấu đi bằng cách gõ mạnh vào chiêng ,trống hay cối giã gạo.v.v Cũng có chuyyện cho rằng đó là khi Mặt Trăng hoặc Mặt Trời đã bị gấu ăn mất: Ở Thổ Nhĩ Kì, vào năm 1877, người ta đã chĩa súng về phía Mặt Trời bắn liên tiếp vì cho rằng quỷ Satan đã ăn mất Mặt Trời của họ. Khi có nhật thực toàn phần, trên mặt đất xuất hiện những bóng nhỏ như những làn sóng lướt đi, còn chân trời thì loé lên những vầng hào quang rực lửa. Sử gia Herodot đã ghi lại một trận đánh kết thúc bất ngờ giữa quân Lidia quân Midia vì các binh sĩ 2 bên đều kinh hoàng khi thấy hiện tượng này. Đến nay nhờ sự phát triển ngành thiên văn học, người ta dễ dàng xác định trận đánh đó diễn ra vào ngày 28 tháng 5 năm 585 trước công nguyên. Đến nay chúng ta có thể giải thích hiện tượng này như sau: Mặt phẳng Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời gọi là mặt phẳng Hoàng Đạo, còn mặt phẳng Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất gọi là mặt phẳng Bạch Đạo. Nếu Hoàng Đạo Bạch Đạo trùng nhau thì tháng nào cũng có Nguyệt Thực (và Nhật Thực) song vì Hoàng Đạo Bạch Đạo lệch nhau một góc khoảng 5 độ nên hiện tượng Nguyệt Thực (và cả Nhật Thực) ít diễn ra hơn nhiều. Vì Bạch đạo nghiêng so với Hoàng đạo nên 2 mặt phẳng này cắt nhau tạo thành một giao tuyến trong đó có 2 điểm nối tâm gọi là 2 tiết điểm của bạch đạo. Nhật thực hay nguyệt thực sẽ xảy ra khi Mặt Trăng nằm tại một trong hai tiết điểm. Dưới ánh sáng Mặt Trời, Trái Đất Mặt Trăng tạo ra phía sau mình một nón bóng tối khổng lồ. Khi 3 thiên thể nằm trên giao tuyến nói trên thì trục của 2 nón bóng tối này cùng nằm trên mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng. Khi Mặt Trăng đi qua tiết điểm giữa Trái Đất Mặt Trời (ngày không Trăng) ,cái nón bóng tối của nó quét qua Trái Đất tạo thành 1 bóng đen .Những khu vực bị bóng đen đó bao phủ khi đó xảy ra nhật thực. Ngược lại, khi Mặt trăng đi qua tiết điểm đối xứng bên kia Trái Đất (ngày Trăng tròn), nó đi qua cái nón bóng tối của Trái Đất không nhận được ánh sáng đến từ Mặt Trời, do đó xảy ra nguyệt thực. Cũng vì nón bóng tối của Trái Đất lớn hơn rất nhiều so với Mặt Trăng nên nguyệt thực xảy ra trong một thời gian dài thấy được nhiều nơi trên Trái Đất. Hình trên biểu diễn chuyển động của Mặt Trăng của Trái Đất, cho thấy mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng giữ nguyên phương trong không gian nên Nguyệt Thực chỉ xảy ra khi tiết tuyến ( giao tuyến của Hoàng Đạo Bạch Đạo ) trùng với đường thẳng nối tâm Mặt Trời – Trái Đất. Trên Bạch Đạo chỉ có hai vị trí thỏa mãn điều kiện này. Khi xung đối nếu trăng cách tiết điểm dưới 5 độ sẽ có Nguyệt Thực toàn phần. Nếu trăng cách tiết điểm từ 5 đến 11 độ sẽ có Nguyệt Thực một phần hoặc Nguyệt Thực bán dạ Từ đặc điểm đó nhật nguyệt thực chỉ có thể xảy ra khi hệ Trái Đất Mặt Trăng ở vị trí B D, nghĩa là trong một năm chỉ có khả năng xảy ra 2 kì nhật nguyệt thực. Thực ra vì 3 thiên thể khảo sát có kích thước khá lớn, nên hiện tượng nhật nguyệt thực đã có thể xảy ra khi Mặt Trời Mặt Trăng giao hội hay xung đối ở gần tiết tuyến. Từ kích thước góc của các thiên thể góc nghiêng giữa hoàng đạo bạch đạo, người ta đã tính toán thấy rằng mỗi kì nhật nguyệt thực có thể có một hoặc hai lần nhật thực chỉ có một lần nguyệt thực hoặc không có lần nào. Nếu như có kì nhật thực xảy ra đầu năm, kì thứ hai vào giữa năm thì kì thứ ba có thể xảy ra cuối năm. Như vậy trong một năm có ít nhất 2 lần nhật thực, nhiều nhất có năm lần. Nguyệt thực ít xảy ra hơn, trong một năm có thể không có nguyệt thực, năm nhiều nhất có ba lần nguyệt thực. Sở dĩ người ta nhìn thấy nguyệt thực nhiều hơn vì khi có nguyệt thực, ở một nữa diện tích trái đất nghĩa là một nửa thế giới nhìn thấy mặt trăng đi vào chùy bóng tối của trái đất, còn nhật thực nhất là nhật thực toàn phần chỉ được nhìn thấy bóng trong một dải hẹp mà chùy bóng tối mặt trăng quét lên mặt đất Vậy: Nhật thực ít có khả năng quan sát thấy hơn nguyệt thực, mặc dù trên thực tế tần suất nhật thực nhiều hơn. do: Nhật thực chỉ có thể quan sát thấy từ một bộ phận nhỏ dân cư sống tại các khu vực bóng Mặt Trăng quét qua, còn nguyệt thực có thể được quan sát thấy bởi toàn bộ dân cư sống tại bán cầu đêm. Nhật thực toàn phần ít khi xảy ra vì bóng của Mặt Trăng in xuống Trái Đất chỉ tạo thành một vết rất nhỏ so với bóng của Trái Đất cái bóng đó lướt đi với tốc độ 1km/s. Tại 1 điểm nhất định khi muốn thấy 2 lần nhật thực toàn phần kế tiếp nhau cần đợi 250-300 năm Chu kỳ nguyệt thực Theo các cách tính chi tiết , trong một năm dương lịch số nhật nguyệt thực tối đa là 7( 5 nhật thực 2 nguyệt thực hoặc 4 nhật thực 3 nguyệt thực), tối thiểu là 2 nhật thực. Hiện tượng nhật nguyệt thực là hiện tượng che khuất lẫn nhau do mặt trăng chuyển đông quanh trái đất trái đất chuyển động quanh mặt trời. Vì 2 thiên thể này chuyển động với chu kỳ hoàn toàn xác định, nên hiện tượng nhật nguyệt thực cũng diễn ra theo một trật tự có chu kỳ xác định. Chu kì này bằng bội số chung nhỏ nhất của 3 chu kỳ thành phần (chu kì tuần trắng =29.52 ngày, tháng tiết điểm – chu kì mặt trăng trở lại một tiết điểm xác định = 27,21 ngày năm tiết điểm bằng 346.62 ngày), là bằng 6585.32 ngày (hay 18 năm 11,32 ngày). Trong mỗi chu kì có 70 lần nhật nguyệt thực (41 nhật thực + 29 nguyệt thực).Tuy số nguyệt thực trong mỗi chu kì diễn ra ít hơn nhật thực, nhưng ở mỗi nơi trên Trái Đất người ta thấy nguyệt thực được nhiều hơn. Ngày nay người ta đã có các bảng cho biết các lần nhật nguyệt thực hàng ngàn năm trong quá khứ cũng như trong tương lai. . trắng =29 . 52 ngày, tháng tiết điểm – chu kì mặt trăng trở lại một tiết điểm xác định = 27 ,21 ngày và năm tiết điểm bằng 346. 62 ngày), là bằng 6585. 32 ngày. thực và chu trình nhật thực nguyệt thực: Nhật thực và nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng và

Ngày đăng: 20/09/2013, 07:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời - Vật lí và đời sống 2
guy ệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời (Trang 1)
Hình trên biểu diễn chuyển động của Mặt Trăng và của Trái Đất, cho thấy mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng giữ nguyên phương trong không gian nên Nguyệt Thực chỉ xảy ra khi tiết tuyến ( giao tuyến của Hoàng Đạo và  Bạch Đạo ) trùng với đường thẳn - Vật lí và đời sống 2
Hình tr ên biểu diễn chuyển động của Mặt Trăng và của Trái Đất, cho thấy mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng giữ nguyên phương trong không gian nên Nguyệt Thực chỉ xảy ra khi tiết tuyến ( giao tuyến của Hoàng Đạo và Bạch Đạo ) trùng với đường thẳn (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w