LIPIT I. BÀI TẬP TỰ LUẬN 1. Xà phòng là gì ?. Tại sao xà phòng có tác dụng giặt rửa ?. 2. Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp ?. 3. Đun 85g chất béo trung tính với 250ml dd NaOH 2M cho đến khi phản ứng kết thúc. Để trung hòa lượng NaOH còn dư cần dùng 97ml dung dịch H 2 SO 4 1M. a.Để xà phòng hoá hoàn toàn 1 tấn chất béo trên cần bao nhiêu kg NaOH nguyên chất. b.Từ 1 tấn chất béo đó có thể tạo ra bao nhiêu kg glixêrol và bao nhiêu kg xà phòng 72%. 4.Cho 0,25ml NaOH vào 20g chất béo trung tính (lượng axit béo coi như không đáng kể) và nước rồi đun lên. Sau phản ứng kết thúc cần dung 180ml dung dịch HCl 1M để trung hoà lượng NaOH dư. a.Tính khối lượng NaOH nguyên chất cần xà phòng hoá 1 tấn chất béo trên. b.Tính khối lượng glixêrol và xà phòng thu được từ 1 tấn chất béo đó, 5.Tổng số m g KOH cần dùng để trung hoà axít cacboxylic tự do và xà phòng hoá hoàn toàn chất béo có trong 1g chất béo gọi là chỉ số xà phòng hoá. Tính chỉ số xà phòng hoá 1 tấn chất béo biết khi xà phòng hoá hoàn toàn 25,2 g chất béo đó cần 900ml dung dịch KOH 0,1M 6. Tính chỉ số xà phòng hóa của chất béo có chỉ số axit bằng 6 chứa tristearoylglixerol còn lẫn một luợng axit stearic. 7. Cần bao nhiêu kg chất béo chứa 90% khối lượng tristearin để sản xuất 1 tấn xà phòng chứa 72% khối lượng muối. II. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1 Khi thủy phân bất kỳ chất béo nào cũng thu được A. glixerol. B. axit oleic. C. axit panmitic. D. axit stearic. Câu 2 Phát biểu nào sau đây là đúng nhất? A. Lipit là trieste của glixerol với các axit béo. B. Axit béo là các axit mocacboxylic mạch cacbon không phân nhánh. C. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa và là phản ứng thuận nghịch. D. Phương pháp thông thường sản xuất xà phòng là đun dầu thực vật hoặc mỡ động vật với dung dịch NaOH hoặc KOH. Câu 3 Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. Chất béo không tan trong nước. B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố. D. Chất béo là tri este của glixerol và các axit monocacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh. Câu 4 Ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở trạng thái lỏng vì đây là loại chất béo A. chứa chủ yếu các gốc axit béo no. B. chứa hàm lượng khá lớn các gốc axit béo không no. C. chứa chủ yếu các gốc axit béo thơm. D. dễ nóng chảy, nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Câu 5 Khi đun nóng chất béo với dung dịch H 2 SO 4 loãng ta thu được A.glixerol và axit béo. B.glixerol và muối của axit béo. C.glixerol và axit monocacboxylic. D.ancol và axit béo. Câu 6 Từ dầu thực vật làm thế nào để có được bơ nhân tạo? A.Hiđro hoá axit béo. B.Hiđro hoá chất béo lỏng. C.Đehiđro hoá chất béo lỏng. D.Xà phòng hoá chất béo lỏng. Câu 7 Trong cơ thể chất béo bị oxi hoá thành những chất nào sau đây? A.NH 3 và CO 2 . B. NH 3 , CO 2 , H 2 O. C.CO 2 , H 2 O. D. NH 3 , H 2 O. Câu 8 Khi thủy phân chất nào sau đây sẽ thu được glixerol? A. Muối B. Este đơn chức C. Chất béo D. Etyl axetat Câu 9 Mỡ tự nhiên có thành phần chính là A. este của axit panmitic và các đồng đẳng. B. muối của axit béo. C. các triglixerit D. este của ancol với các axit béo. Câu 10 Đun hỗn hợp glixerol và axit stearic, axit oleic ( có H 2 SO 4 làm xúc tác) có thể thu được mấy loại trieste đồng phân cấu tạo của nhau? A. 3 . B. 5 . C. 4 . D. 6 . Câu 11 Để điều chế xà phòng, người ta có thể thực hiện phản ứng A. phân hủy mỡ. B. thủy phân mỡ trong dung dịch kiềm. C. axit tác dụng với kim loại D. đehiđro hóa mỡ tự nhiên Câu 12 Ở ruột non cơ thể người , nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật chất béo bị thuỷ phân thành A.axit béo và glixerol. B.axit cacboxylic và glixerol. C.CO 2 và H 2 O. D. axit béo, glixerol, CO 2 , H 2 O. Câu 13 Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ cần dùng A.nước và quỳ tím. B.nước và dd NaOH . C.dd NaOH . D.nước brom. Câu 14 Khi đun nóng glixerol với hỗn hợp 3 axit béo C 17 H 35 COOH, C 17 H 33 COOH, C 17 H 31 COOH để thu được các chất béo khác nhau. Số CTCT có thể có là bao nhiêu? A.9. B.18. C.15. D.12. Câu 15 Khi thủy phân chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp hai muối C 17 H 35 COONa, C 15 H 31 COONa có khối lượng hơn kém nhau 1,817 lần. Trong phân tử X có A. 3 gốc C 17 H 35 COO. B. 2 gốc C 17 H 35 COO C. 2 gốc C 15 H 31 COO D. 3 gốc C 15 H 31 COO Câu 16 Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam một loại chất béo trung tính cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Khối lượng muối natri thu được sau khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là A.17,80 gam . B.19,64 gam . C.16,88 gam . D.14,12 gam . Câu 17 Đun nóng một lượng chất béo cần vừa đủ 40 kg dd NaOH 15%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (kg) glixerol thu được là A. 13,8 . B. 6,975. C. 4,6. D. 8,17. Câu 18 Thể tích H 2 (đktc) cần để hiđrohoá hoàn toàn 1 tấn olein nhờ xúc tác Ni là bao nhiêu lit? A.76018 lit. B.760,18 lit. C.7,6018 lit. D.7601,8 lit. Câu 19 Khối lượng olein cần để sản xuất 5 tấn stearin là bao nhiêu kg? A.4966,292 kg . B.49600 kg . C.49,66 kg . D.496,63 kg . Câu 20 Khi đun nóng 4,45 gam chất béo ( Tristearin) có chứa 20% tạp chất với dd NaOH ta thu được bao nhiêu kg glixerol? (Biết hiệu suất phản ứng đạt 85 %.) A.0,3128 kg. B.0,3542 kg. C.0,43586 kg. D.0,0920 kg. Câu 21 Chất béo luôn có một lượng nhỏ axít tự do. Số miligam KOH dùng để trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo.Để trung hoà 8,4 gam chất béo cần 9,0 ml dd KOH 0,1M. Chỉ số axit của chất béo là A.2. B.5. C.6. D.10. Câu 22 Để trung hoà 4,0 g chất béo có chỉ số axit là 7 thì khối lượng của KOH cần dùng là A.28 mg. B.280 mg. C.2,8 mg. D.0,28 mg. Câu 23 Khi cho 178 kg chất béo trung tính cần dùng vừa đủ 120 kg ddNaOH 20% (Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). khối lượng xà phòng thu được là: A.61,2kg B.183,6kg C.122,4kg D.Giá trị khác Câu 24 Xà phòng hoá hoàn toàn 100 gam chất béo cần 19,72 gam KOH. Chỉ số xà phòng hoá của chất béo là A.0,1972. B.1,9720. C.197,20. D.19,720. Câu 25 Trong các công thức sau, công thức nào là của chất béo? A.C 3 H 5 (OOCC 4 H 9 ) 3 B.C 3 H 5 (OOCC 17 H 35 ) 3 C.(C 3 H 5 ) 3 OOCC 17 H 35 D.C 3 H 5 (COOC 17 H 35 ) 3 III. BÀI TẬP NÂNG CAO Câu 26 Số mg KOH dùng để xà phòng hoá hết lượng triglixerit có trong 1 gam chất béo được gọi là chỉ số este của loại chất béo đó.Chỉ số este của một loại chất béo chứa 89% tristearin là bao nhiêu? A.168 . B.16,8 . C.1,68. D.33,6. Câu 27 Số miligam KOH dùng để xà phòng hóa hết lượng triglixerit và trung hòa lượng axit béo tự do có trong 1 gam chất béo được gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Một loại chất béo chứa 2,84% axit stearic còn lại là tristearin. Chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo trên là A. 189. B. 66,73. C. 200. D. 188. Câu 28 Xà phòng hoá 1 kg chất béo có chỉ số axit băng 7, chỉ số xà phòng hoá 200, khối lượng glixerol thu được là A.352,43 gam. B.105,69 gam. C.320,52 gam. D.193 gam Câu 29 Số miligam KOH dùng để trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo. Để xà phòng hóa 10 kg triolein có chỉ số axit bằng 7 cần 1,41 kg natri hidroxit. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng xà phòng nguyên chất thu được là A. 10344,8 gam B. 10367,3 gam C. 1034,48 gam D. 11403,0 g Câu 30. Xà phòng hóa một hợp chất có công thức phân tử C 10 H 14 O 6 trong dd NaOH dư thu được glixerol và hỗn hợp gồm 3 muối (không có đồng phân hình học). Công thức của 3 muối là: A. CH 2 =CH-COONa, CH 3 -CH 2 -COONa , HCOONa B. HCOONa, CH≡C-COONa, CH 3 -CH 2 COONa C. CH 2 =CHCOONa, HCOONa, CH≡C-COONa D. CH 3 COONa, HCOONa, CH 3 CH=CH-COONa (ĐH khối A 2009) . LIPIT I. BÀI TẬP TỰ LUẬN 1. Xà phòng là gì ?. Tại sao xà phòng có tác dụng giặt. axit panmitic. D. axit stearic. Câu 2 Phát biểu nào sau đây là đúng nhất? A. Lipit là trieste của glixerol với các axit béo. B. Axit béo là các axit mocacboxylic