1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Hướng dẫn an toàn sử dụng cầu trục

18 3,5K 144
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 175,5 KB

Nội dung

Tài liệu hướng dẫn an toàn sử dụng cầu trục

Trang 1

Mục lục:

Đề mục Trang số Lần sửa đổi Mục lục

Phần 1: Những khái niệm cơ bản

Phần 2: Các thông số cơ bản của thiết bị nâng

Phần 3: Thiết bị nâng yêu cầu an toàn trong

sử dụng

Phần 4: Những qui định an toàn về móc, cáp,

tang quấn cáp và phanh

Phần 5: Những qui định an toàn về điện

Phần 6: Các thiết bị an toàn trên thiết bị nâng

Phần 7: Thang máy yêu cầu an toàn trong sử dụng

Phần 8: Câu hỏi ôn tập

1 2 4 5 8 14 15 17 18

Giám đốc duyệt Ngời soạn thảo

Trang 2

Phần 1 Những khái niệm cơ bản I.Thiết bị nâng.

Thiết bị nâng là một tổ hợp máy và các bộ phận kết cấu kim loại chịu lực trong khi làm việc, để di chuyển hoặc nâng hạ các vật nặng Đặc điểm làm việc của các cơ cấu thiết bị nâng hạ là ngắn hạn, lặp đi lặp lại và có thời gian dừng Chuyển động chính của máy là nâng hạ vật theo phơng thẳng đứng, ngoài ra còn có một số chuyển động khác để dịch chuyển vật trong mặt phẳng ngang nh chuyển động quay quanh trục máy, di chuyển máy, chuyển động lắc quanh trục ngang (nâng hạ cần) Bằng sự phối hợp các chuyển

động máy có thể dịch chuyển vật đến bất cứ vị trí nào trong không gian làm việc của nó

Những thiết bị nâng thuộc đối tợng thực hiện tiêu chuẩn TCVN 4244-86 “Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng” bao gồm:

- Máy trục

- Pa lăng điện

- Tời điện

- Pa lăng, tời thủ công

- Máy nâng

1. Máy trục:

Máy trục là những thiết bị nâng hoạt động theo chu kỳ dùng để nâng, chuyển tải (đợc giữ bằng móc hoặc các bộ phận mang tải khác) trong không gian

Theo cấu tạo máy trục đợc chia thành 3 kiểu:

- Máy trục kiểu cầu

- Máy trục kiểu cần

- Máy trục kiểu đờng cáp

1.1.Máy trục kiểu cần:

Máy trục kiểu cần là máy trục có bộ phận mang tải treo ở cần hoặc ở xe con di chuyển theo cần Máy trục kiểu cần tuỳ thuộc vào cấu tạo và hệ di chuyển đợc phân thành:

- Cần trục ô tô

- Cần trục bánh lốp

- Cần trục bánh xích

- Cần trục tháp

- Cần trục chân đế

- Cần trục cột buồm

- Cần trục công xôn

Cần trục ô tô là máy trục kiểu cần có cần liên kết trên bệ quay đặt trực tiếp trên

khung ô tô

Cần trục bánh lốp là máy trục kiểu cần có cần liên kết trên bệ quay đặt trực tiếp

trên khung bánh lốp chuyên dùng

Cần trục bánh xích là máy trục kiểu cần di chuyển bằng bánh xích.

Cần trục tháp là máy trục kiểu cần có cần liên kết ở phần trên của tháp

Cần trục chân đế là máy trục kiểu cần có cần liên kết với bộ quay đặt trên chân

đế

Cần trục cột buồm là máy trục kiểu cần có cần liên kết bằng khớp nối lên cột

buồng thẳng đứng có điểm tựa dới và trên

Trang 3

Cần trục công xôn là máy trục kiểu cần mà bộ phận mang tải treo trên công xôn

liên kết với trục hoặc phần đỡ của máy trục hoặc treo trên xe con di chuyển theo công xôn

1.2.Máy trục kiểu cầu:

Máy trục kiểu cầu là máy trục có bộ phận mang tải treo trên xe con, treo trên cần

của xe con hoặc pa lăng di chuyển theo cầu chuyển động

Máy trục kiểu cầu gồm: cầu trục, cổng trục, nửa cổng trục

- Cầu trục là máy trục kiểu cầu có cầu tựa trực tiếp lên đờng ray đặt ở mặt đất qua hai chân chống

- Cổng trục là máy trục kiểu cầu có cầu tựa trực tiếp lên đờng ray đặt ở mặt đất qua hai chân chống

- Nửa cổng trục là máy trục kiểu cầu một đầu cầu tựa trực tiếp lên ray một đầu cầu tựa lên ray qua chân chống

1.3.Máy trục kiểu đờng cáp:

Máy trục kiểu đờng cáp là máy trục có bộ phận mang tải treo trên xe con di

chuyển theo cáp cố định trên các trụ đỡ

Máy trục kiểu đờng cáp gồm: máy trục cáp và cầu trục cáp

- Máy trục cáp là máy trục kiểu đờng cáp mà cáp liên kết với hai đầu cuối của cầu đặt trên các trụ đỡ

- Cầu trục cáp là máy trục kiểu đờng cáp mà cáp liên kết với hai đầu cuối của cầu đặt trên các trụ đỡ

2.Xe tời chạy theo đờng ray ở trên cao

2.1.Pa lăng điện:

- Pa lăng là thiết bị nâng đợc treo vào kết cấu cố định hoặc treo vào xe con

- Pa lăng có dẫn động bằng động cơ điện gọi là pa lăng điện

- Pa lăng có dẫn động bằng tay gọi là pa lăng thủ công

2.2 Tời

Tời là thiết bị nâng dùng để nâng hạ và kéo tải Tời có thể hoạt động độc lập nh

một thiết bị hoàn chỉnh riêng và có thể đóng vai trò một bộ phận của các thiết bị nâng phức tạp khác

Tời dẫn động bằng động cơ điện gọi là tời điện

Tời dẫn động bằng tay gọi là tời thủ công

2.3 Máy nâng

Máy nâng là thiết bị nâng mà bộ phận mang tải đợc nâng hạ theo khung dẫn hớng.

Trang 4

Phần 2 Các thông số cơ bản của thiết bị nâng

Các thông số cơ bản của thiết bị nâng là các thông số xác định đặc tính về kích

th-ớc, lực, động học và tính chất làm việc của thiết bị nâng

Các thông số cơ bản của thiết bị nâng bao gồm:

1. Trọng tải: Là trọng lợng lớn nhất của vật nâng mà máy có thể nâng đợc ở trạng

thái làm việc nhất định nào đó của máy (ở tầm với cho trớc, vị trí phần quay của máy )

2. Mô men tải: Khái niệm mô men tải chỉ có ở các máy trục kiểu cần Mô men tải là

tích số giữa trọng tải và tầm với tơng ứng Mô men tải có thể là không đổi hay thay

đổi theo tầm với

3. Tầm với: Là khoảng cách từ trục quay của phần quay của máy trục đến trục quay

cuả móc

4. Độ cao nâng: Là khoảng cách từ mặt bằng máy đứng đến tâm thiết bị mang vật ở

vị trí cao nhất Với các cần trục có tay cần thì chiều cao nâng thay đổi phụ thuộc vào tầm với

5. Khẩu độ: Là khoảng cách theo phơng ngang giữa đờng trục của hai đờng ray mà

trên đó máy di chuyển

6. Đờng đặc tính tải trọng: Là đồ thị mô tả mối quan hệ giữa sức nâng, tầm với và

chiều cao nâng

7 Các thông số động học:

Các thông số động học bao gồm các tốc độ của các chuyển động riêng rẽ trên máy:

- Tốc độ chuyển động tịnh tiến lên xuống của vật nâng Vn (nâng vật), Vh (hạ vật)

- Tốc độ di chuyển của máy trên mặt phẳng ngang Vdc

- Tốc độ quay của phần quay quanh trục thẳng đứng của máy

- Thời gian thay đổi tầm với T, là khoảng thời gian để thay đổi tầm với từ tầm với nhỏ nhất Rmin đến tầm với lớn nhất Rmax Đôi khi ngời ta cho tốc độ thay đổi tầm với trung bình

Trang 5

Phần 3 Thiết bị nâng yêu cầu an toàn trong sử dụng

1.Tất cả các thiết bị nâng thuộc danh mục các cơ số máy, thiết bị có yêu cầu về an toàn theo qui định của Nhà nớc đều phải đợc đăng kí và xin cấp giấy phép sử dụng theo các thủ tục hiện hành

2.Đơn vị sử dụng chỉ đợc phép sử dụng những thiết bị nâng có tình trạng kỹ thuật tốt,

đã đợc đăng kí và có giấy phép sử dụng đang còn thời hạn Không đợc phép sử dụng thiết bị nâng, các bộ phận mang tải cha qua khám nghiệm và cha đợc cấp giấy phép

sử dụng

3.Chỉ đợc phép bố trí những ngời điều khiển thiết bị nâng đã đợc đào tạo và cấp giấy phép chứng nhận Những ngời buộc móc tải, đánh tín hiệu phải là thợ chuyên nghiệp, hoặc thợ nghề khác nhng phải qua đào tạo

4.Công nhân điều khiển thiết bị nâng phải nắm chắc đặc tính kỹ thuật, tính năng tác dụng của các bộ phận cơ cấu của thiết bị, đồng thời nắm vững các yêu cầu về an toàn trong quá trình sử dụng thiết bị

5.Chỉ đợc phép sử dụng thiết bị nâng theo đúng tính năng, tác dụng và đặc tính kỹ thuật của thiết bị do nhà máy chế tạo qui định Không cho phép nâng tải có khối lợng vợt trọng tải của thiết bị nâng

6.Không cho phép sử dụng thiết bị nâng có cơ cấu nâng đợc đóng mở bằng ly hợp ma sát hoặc ly hợp vấu để nâng hạ và di chuyển ngời, kim loại lỏng, vật liệu nổ, chất

độc, bình đựng khí nén hoặc chất lỏng nén

7.Chỉ đợc phép chuyển tải bằng thiết bị nâng qua nhà xởng, nhà ở hoặc chỗ có ngời khi có các biện pháp đảm bảo an toàn riêng biệt loại trừ đợc khả năng gây sự cố và tai nạn lao động

8.Chỉ đợc dùng hai hay nhiều thiết bị nâng để cùng nâng một tải trong các trờng hợp

đặc biệt và phải có giải pháp an toàn đợc tính toán và duyệt Tải phân bố lên mỗi thiết bị nâng không đợc lớn hơn trọng tải Trong giải pháp an toàn phải có sơ đồ buộc móc tải, sơ đồ di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thớc, vật liệu và công nghệ chế tạo các thiết bị phụ trợ để móc tải Phải giao trách nhiệm cho ngời có kinh nghiệm về công tác nâng chuyển chỉ huy trong suốt quá trình nâng chuyển

9.Trong quá trình sử dụng thiết bị nâng không cho phép:

- Ngời lên xuống thiết bị nâng khi thiết bị nâng đang hoạt động

- Ngời ở trong bán kính quay phần quay của cần trục

- Ngời ở trong vùng hoạt động của thiết bị nâng mang tải bằng nam châm, chân không hoặc gầu ngạm

- Nâng hạ và di chuyển tải khi có ngời đứng ở trên tải

- Nâng tải trong tình trạng tải cha ổn định hoặc chỉ móc một bên của móc kép

- Nâng tải bị vùi dới đất, bị các vật khác đè lên bị liên kết bằng bu lông hoặc bê tông với các vật khác

- Dùng thiết bị nâng để lấy cáp hoặc xích buộc tải đang bị vật khác đè lên

- Đa tải qua lỗ cửa sổ hoặc ban công khi không có sàn nhận tải

- Chuyển hớng chuyển động của các cơ cấu khi cơ cấu cha ngừng hẳn

- Nâng tải lớn hơn trọng lợng tơng ứng với tầm với và vị trí của chân chống phụ của cần trục

Trang 6

- Cẩu với, kéo lê tải.

- Vừa dùng ngời đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải

10.Phải đảm bảo lối đi tự do cho ngời điều khiển thiết bị nâng khi điều khiển bằng nút bấm từ mặt đất hoặc sàn nhà

11.Khi cầu trục và cần trục công xôn di động đang làm việc, các lối lên và ra đờng ray phải đợc rào chắn

12.Cấm ngời ở trên hành lang của cầu trục và cần trục công xôn khi chúng đang hoạt

động Chỉ cho phép tiến hành các công việc vệ sinh, tra dầu mỡ, sửa chữa trên cầu trục và cần trục công xôn khi đã thực hiện các biện pháp đảm bảo làm việc an toàn (phòng ngừa rơi ngã, điện giật )

13.Đơn vị sử dụng phải qui định và tổ chức thực hiện hệ thống trao đổi tín hiệu giữa ngời buộc móc tải với ngời điều khiển thiết bị nâng Tín hiệu sử dụng phải đợc qui

định cụ thể và không thể lẫn đợc với các hiện tợng khác ở xung quanh

14.Khi ngời sử dụng thiết bị nâng không nhìn thấy tải trong suốt quá trình nâng hạ và

di chuyển tải, phải bố trí ngời đánh tín hiệu

15.Trớc khi nâng chuyển tải xấp xỉ trọng tải, phải tiến hành nhấc tải lên độ cao không lớn hơn 300mm, giữ tải để kiểm tra phanh, độ bền của kết cấu kim loại và độ ổn định của cần trục Nếu không đảm bảo an toàn, phải hạ tải xuống để sử lý

16.Khi nâng, chuyển tải ở gần các công trình, thiết bị chớng ngại vật, phải đảm bảo

an toàn cho các công trình, thiết bị và những ngời ở gần chúng

17.Các thiết bị nâng làm việc ngoài trời phải ngừng hoạt động khi tốc độ gió lớn hơn tốc độ gió cho phép theo thiết kế của thiết bị đó

18.Đối với thiết bị nâng làm việc ngoài trời, không cho phép treo pa nô, áp phích, khẩu hiệu hoặc che chắn làm tăng diện tích cản gió của thiết bị nâng

19.Phải xiết chặt các thiết bị kẹp ray, thiết bị chống tự di chuyển của các cần trục tháp, cổng trục, cần trục chân đế khi kết thúc làm việc hoặc khi tốc độ gió vợt tốc độ gió cho phép Khi có bão phải có biện pháp gia cố thêm đối với các loại máy trục nói trên

20.Chỉ đợc phép hạ tải xuống vị trí đã định, nơi loại trừ đợc khả năng rơi, đổ hoặc

tr-ợt Chỉ đợc phép tháo bỏ dây treo các kết cấu bộ phận lắp ráp khỏi móc, khi các kết cấu và bộ phận đó đã đợc cố định chắc chắn và ổn định

21.Trớc khi hạ tải xuống hào, hố, giếng phải hạ móc không tải xuống vị trí thấp nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang lớn hơn 1,5 vòng thì mới đợc phép nâng, hạ tải

22.Phải ngừng hoạt động của thiết bị nâng khi:

- Phát hiện các vết nứt ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại

- Phát hiện biến dạng d của kết cấu kim loại

- Phát hiện phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng

- Phát hiện móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn quá giá trị cho phép, bị rạn nứt hoặc h hỏng khác

- Phát hiện đờng ray của thiết bị nâng h hỏng hoặc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

23.Khi bốc, xếp tải lên các phơng tiện vận tải phải đảm bảo độ ổn định của phơng tiện vận tải

24.Ngời buộc móc tải chỉ đợc phép đến gần tải khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 1mét tính từ mặt sàn chỗ ngời móc tải đứng

Trang 7

25.Thiết bị nâng phải đợc bảo dỡng định kỳ Phải sửa chữa thay thế các chi tiết, bộ phận đã bị h hỏng, mòn quá qui định cho phép

26.Khi sửa chữa thay thế các chi tiết, bộ phận của thiết bị nâng phải có biện pháp đảm bảo an toàn

Sau khi thay thế, sửa chữa các bộ phận chi tiết quan trọng nh kết cấu kim loại, cáp, móc, phanh phải tiến hành khám nghiệm có thử tải thiết bị nâng trớc khi đa vào sử dụng

Trang 8

Phần 4 Những qui định an toàn về móc, cáp

tang quấn cáp và phanh

I Cáp thép:

Cáp thép là chi tiết rất quan trọng, đợc sử dụng trong hầu hết các máy nâng Các yêu cầu chung đối với cáp là:

- An toàn trong sử dụng

- Độ mềm cao, dễ uốn cong, đảm bảo độ nhỏ gọn của cơ cấu, của máy

- Đảm bảo độ êm dịu, không gây ồn khi làm việc trong cơ cấu và máy nói chung

- Trọng lợng riêng nhỏ, giá thành thấp

- Đảm bảo độ bền lâu, thời hạn sử dụng lớn

Cáp thép đợc chế tạo từ những sợi thép các bon tốt (ít lu huỳnh, phốt pho) Các sợi thép đợc chế tạo bằng công nghệ kéo nguội có đờng kính từ 0,5 đến 2-3mm các sợi thép này đợc bện thành cáp bằng các thiết bị bện chuyên dùng Để chống rỉ, ngời ta tráng lớp kẽm lên sợi thép, tuy nhiên sợi thép sau khi tráng kẽm có độ bền giảm đi 10%

Đặc điểm quan trọng nhất và quí nhất của cáp thép bện là chế tạo bằng các sợi thép có giới hạn bền tăng lên rất cao nhờ vật liệu đợc lèn đi lèn lại nhiều lần (biến cứng) trong quá trình kéo thành sợi, trị số Kk đạt đến 14.000-20.000kg/cm2, nghĩa là gấp 2-3 lần giới hạn của các loại thép tơng ứng chế tạo bằng cán thông thờng

Kết cấu của cáp, nghĩa là cách bện cáp có ảnh hởng rất lớn đến độ mềm và độ bền mòn của cáp Cáp bện đơn là loại có kết cấu đơn giản nhất, trong đó các sợi đợc bện thành những lớp đồng tâm quanh sợi lõi Loại cáp này có độ cứng lớn, do đó không dùng

đợc trong các công việc của những máy trục mà cáp phải vòng qua pu ly và quấn quanh tang có đờng kính khá nhỏ Cáp bện đơn đợc dùng để chằng cột buồm, dùng làm cáp kéo, làm cáp tải của đờng gòng treo

Cáp bện kép thích hợp với các công việc của máy trục, nh tên gọi, nó đợc bện bằng hai thao tác: đầu tiên các sợi thép bện thành dánh, sau đó dánh bện thành cáp ở tâm của cáp và đôi khi ở cả tâm của dánh có lõi mềm bằng dây đay, sợi bông hoặc amiăng Lõi này là một trong những nhân tố chính quyết định độ mềm của cáp Việc nghiên cứu các loại cáp bện có kết cấu khác nhau chứng tỏ rằng độ mềm của cáp tăng lên cùng với số l-ợng lõi Vì lý do đó một thời gian trong thực tế đã xuất hiện cáp bện ba, quá trình bện gồm ba thao tác: mới đầu những sợi dây nhỏ đợc bện thành dánh đơn, giữa có lõi mềm, sau đó dánh đơn bện thành dánh kép, giữa cũng có lõi và cuối cùng dánh kép bện thành cáp, giữa cũng lại có lõi Do quá trình công nghệ nh trên, giữa các sợi thép có lõi mềm khiến độ mềm của cáp tăng lên Tuy vậy cáp bện ba không đợc dùng nhiều lắm vì phải dùng thép nhỏ, bị mòn nhanh do tiếp xúc với bề mặt pu ly và tang, cha nói đến việc chế tạo phức tạp và giá thành cao

Nh vậy loại cáp chính dùng cho máy trục là cáp bện kép Cáp có thể bện xuôi, trong đó các sợi bện thành dánh và dánh bện thành cáp theo cùng một chiều; và bện chéo, trong đó các dánh và cáp đợc bện theo các chiều trái nhau Cáp bện chéo áp không sát vào bề mặt của pu ly và tang, lại cứng hơn lên bị mòn nhanh hơn là cáp bện xuôi Vì vậy chủ yếu lên dùng cáp bện xuôi

Trờng hợp nâng tải trọng bằng một nhánh cáp (không có pa lăng) phải dùng cáp bện chéo vì cáp bện xuôi sẽ bị xoắn lại

Trang 9

Tiêu chuẩn loại bỏ cáp thép

theo số sợi đứt và mức độ mòn của các sợi lớp ngoài cùng

Khi dây cáp thép đang dùng có sợi đứt, rỉ, mòn phải căn cứ vào các qui định sau

đây để xét việc loại bỏ:

1- Những cáp thép đợc chế tạo từ những sợi có đờng kính nh nhau khi có số sợi đứt trên một bớc bện lớn hơn giá trị ghi trong bảng 1 phải loại bỏ

Bảng 1

Số sợi đứt lớn nhất cho phép trên một bớc bện

Hệ số dự trữ bền ban

đầu của cáp khi tỉ số

D/d theo đúng qui

định của tiêu chuẩn

này

Cấu tạo của cáp, số sợi 6x19=114 6x37=222 6x61=366 18x19=342 Bện

chéo Bện xuôi Bện chéo Bện xuôi Bện chéo Bện xuôi Bện chéo Bện xuôi

Số sợi đứt cho phép lớn nhất trên một bớc bện

Đến 6

Từ 6 đến 7

Trên 7

12 14 16

6 7 8

22 26 30

11 13 40

36 38 40

18 19 20

36 38 40

18 19 20 2- Bớc bện của cáp là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của một tao cáp sau khi đã cuộn đúng một vòng xung quanh dây cáp Bớc bện của cáp đợc xác định

nh sau: trên bề mặt của một tao bất kỳ nào đó đánh dấu (điểm A hình 1) từ đó đếm dọc theo tâm cáp bằng số tao cáp có trong cáp ( ví dụ bằng 6 đối với cáp 6 tao) và

ở sau tao cuối cùng (ở trong trờng hợp 6 tao lấy tao thứ 7) đánh dấu thứ 2 (điểm B) Khoảng cách giữa A và B là bớc bện của cáp

Đối với cáp đợc bện theo nhiều lớp (ví dụ cáp 18x19=342 sợi lõi gai có 6 tao ở lớp trong và 12 tao ở lớp ngoài) thì bớc bện đợc xác định theo số tao ở lớp ngoài.

Trang 10

3- Những dây cáp thép đợc chế tạo từ những sợi có đờng kính khác nhau thì lúc xác

định việc loại bỏ cáp phải căn cứ vào bảng 1 nhng trong trờng hợp này số sợi đứt phải tính theo số sợi đứt qui đổi Khi tính số sợi đứt qui đổi, qui ớc cứ 1 sợi nhỏ

đứt là 1 còn 1 sợi lớn đứt là 1,7

Ví dụ: cáp 6x19=114 + lõi gai bện chéo có hệ số dự trữ bền ban đầu là 6 có 6 sợi nhỏ

và 5 sợi lớn bị đứt, hãy xác định chất lợng cáp

Số sợi đứt qui đổi trong trờng hợp này là:

6x1+5 x1,7= 14,5 sợi

Theo bảng 1 thì số sợi đứt cho phép đến 12 nhng ở đây số sợi là 14,5 vậy cáp phải loại bỏ

4- Khi cáp thép có cấu tạo không giống cấu tạo của các cáp ở trong bảng 1 thì số sợi

đứt cho phép trên 1 bớc bện của cáp đó đợc xác định bằng cách sau:

Lấy tiêu chuẩn loại bỏ của cáp ở trong bảng 1 có cấu tạo và số lợng sợi bện gần giống với cấu tạo và số lợng sợi bện của cáp đang cần tìm rồi nhân với hệ số sau đây: Tổng số sợi của cáp không có trong bảng 1

Tổng số sợi của cáp có trong bảng 1 sẽ đợc tiêu chuẩn loại bỏ cáp không có trong bảng 1

Ví dụ: cáp 8x19=152 bện xuôi có hệ số dự trữ bền ban đầu là 10 (loại cáp này không có trong bảng 1) Xác định số sợi đứt cho phép của cáp đó Cáp 6x19=114 sợi

Bước bện

Bước bện

Hình 1

Xác định bước bện của cáp 6 tao a) Cáp bện chéo; b) Cáp bện xuôi

Ngày đăng: 25/10/2012, 10:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w