Vị thuốctừcây cau Nhiều bộ phận của câycau có tác dụng chữa bệnh tốt trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Rễ cau: Thường dùng loại rễ màu trắng mọc lộ ra trên mặt đất, gọi là rễ cau nổi. Dược liệu được thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Chữa đái rắt, đái són: Rễ cau 10g, rễ trầu không 10g (có thể dùng thân và lá) thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng liền vài ngày cho đến khi khỏi. Phụ nữ có thai không được dùng. Chữa thận hư, liệt dương: Rễ cau nổi dùng độc vị với liều 20 – 30g dưới dạng nước sắc. Hoặc rễ cau 8g, ba kích 20g, thục địa 20g, hoài sơn 20g, sâm bố chính 40g, quế thanh 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sao vàng (trừ quế), tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật hoặc sirô làm thành viên to bằng quả táo. Ngày uống 5 viên trước khi đi ngủ. Dùng liền trong 1 tháng. Chữa phù thũng: Rễ cau non 4g, rễ dứa dại 8g, nướng, vỏ cây đại 8g, sao vàng, hương phụ 8g, hoắc hương 8g, tía tô 8g, hậu phác 8g, rễ si 8g. Sắc uống trong ngày. (Kinh nghiệm của nhân dân ở các tỉnh phía Nam). Chữa hen suyễn: Rễ cau 30g, mốc câycau 20g, sắc uống trong ngày. Lá cau: Lá cau 20g và vỏ cây núc nác 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống; kết hợp lấy lá đinh lăng lót giường nằm, dùng cho trẻ em hay khóc về đêm, kinh giật. Quả cau: Hái quả già chưa ngả màu vàng đỏ, đem tước bỏ vỏ ngoài, bổ đôi (có thể đồ trước khi bổ), tách hạt (để riêng), đập giập thành từng mảnh rồi phơi hay sấy khô làm đại phúc bì. Liều dùng hằng ngày 6 – 9g, thường dùng phối hợp với nhiều vịthuốc khác trong những trường hợp sau: Chữa phù thũng, mạch phù, bụng trướng: Đại phúc bì (chích), tang bạch bì (chích), phục linh bì, sinh khương bì, trần bì, mỗi thứ lượng bằng nhau, thái nhỏ, phơi khô, tán rây bột. Mỗi lần uống 12g dưới dạng nước sắc. Chữa ngoại cảm, phong hàn, tức ngực, họng đau, nôn mửa, miệng nhạt khô: Đại phúc bì, bạch chỉ, tử tô, phục linh mỗi vị 30g, bán hạ, bạch truật, trần bì, hậu phác, cát cánh mỗi thứ 60g, hoắc hương 90g, cam thảo chích 70g. Tất cả phơi khô, nghiền nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần uống 6g với nước sắc có 3 lát gừng và 1 quả đại táo. Có nơi, người ta dùng mo cau làm đại phúc bì. Hạt cau: Lấy hạt ở quả già, phơi hoặc sấy khô. Có người còn nhúng hạt vào nước sôi trước khi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, ngâm hạt vào nước 2 – 3 ngày cho mềm, rồi thái mỏng, phơi trong râm cho khô (để sống), sao vàng hoặc sao đen. Hạt cau có vị đắng, chát, cay, tính ấm, có tác dụng trừ giun sán, giảm sốt, làm se. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng hạt cau khô 80g, đập nhỏ, nấu với 2 bát rượu, lấy một bát, uống dần cho đến hết trong một giờ để chữa giun sán. Hạt cau phối hợp với hạt bí ngô tẩy sán rất tốt. Sáng sớm lúc đói, ăn 60 – 120g hạt bí ngô để cả vỏ hoặc 40 – 100g hạt đã bóc vỏ. Hai giờ sau, uống nước sắc hạt cau với liều 30g cho trẻ con dưới 10 tuổi, 50 – 60g cho phụ nữ và đàn ông bé nhỏ, 80g cho người lớn. Nước sắc hạt cau với liều nêu trên được chế bằng cách đun với 600ml nước, sắc còn 150 – 200ml. Nhỏ dung dịch gelatin 2,5% để kết tủa hết tamin. Lọc, tiếp tục cô còn 100ml, uống làm một lần. Khoảng nửa giờ sau, uống một liều thuốc tẩy 30g magiê sulfat rồi sau đó đi ngoài, sẽ ra giun. Để chữa sốt rét, lấy hạt cau 2g, thường sơn 6g, cát căn 4g, thảo quả 1g, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày. Hạt cau già 2g, búp tre non 4g, lá chè tươi 10g, sao vàng, rễ uống chữa kiết lỵ, kinh niên. Hạt cau 10g, sơn tra 10g, sắc uống chữa khó tiêu, bụng đầy trướng. Dùng ngoài, bột hạt cau rắc làm thuốc cầm máu. Buồng cau điếc: Theo các sách thuốc cổ, buồng cau điếc đốt tồn tính (không để cháy thành than) tán nhỏ, mỗi lần 4 – 6g ăn với cháo hoa chữa hen suyễn hoặc 8g uống với nước tiểu trẻ em (đồng tiện) vào lúc đói chữa khí hư. Theo kinh nghiệm dân gian, buồng cau điếc được dùng trong những trường hợp sau: Chữa băng huyết: Buồng cau điếc 40g, ngải cứu 20g, trắc bá 20g, bạc hà 20g. Buồng cau điếc thái nhỏ, sắc lấy nước đặc. Các dược liệu khác sao vàng, tán bột mịn,chia làm 3 lần uống với nước sắc buồng cau. Thuốc còn có tác dụng với nhiều trường hợp chảy máu khác. Hoặc buồng cau điếc 40g, gương sen 1 – 2 cái, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày. Chữa ho gà: Buồng cau điếc 0,5kg, lá táo 3kg, lá chanh 3kg, rễ dâu 3kg, ích mẫu 2kg, hy thiêm 2kg, rau má 1kg, cam thảo 0,3kg, đường 0,5kg. Tất cả nấu thành cao lỏng, thêm đường, cô còn 1.000ml. Trẻ em từ 1 – 3 tuổi, uống 20ml mỗi ngày; 4 – 6 tuổi 30ml, 7 – 12 tuổi 40ml. Chia làm 3 – 4 lần. Dùng 15 – 20 ngày. Dùng ngoài, buồng cau điếc đốt tồn tính với hạt bồ hòn, tóc rối, mai ba ba, vỏ cây thông (lượng mỗi thứ bằng nhau) rồi trộn với vôi, bồ hóng và nước tiểu trẻ em (lượng vừa đủ), đánh đều thành bột nhão, bôi hằng ngày chữa chốc đầu, lở loét. Buồng cau điếc đốt tồn tính còn là tá dược để bao viên thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ ra máu. Mốc cây cau: Tên khác là phấn câycau hay rêu cây cau. Đó là những mảng mỏng, màu trắng xám, bám ở gốc và thân cây cau, được thu hoạch quanh năm, sao qua rồi phối hợp với một số vịthuốc khác theo công thức sau: - Mốc câycau 40g, bồ hóng (ô long vĩ 20g). Hai thứ giã nhỏ, trộn đều, rịt vào vết thương đang chảy máu, máu sẽ cầm ngay. - Mốc câycau 20g, phấn cây chè 16g, sao, bồ hóng 8g, phèn phi 4g, tán nhỏ mịn, trộn đều. Dùng rắc vết thương để cầm máu và đóng vảy. Thuốc được đặt tên là bột tử sinh cơ (kinh nghiệm của lương y Nguyễn Văn Long, tỉnh Hưng Yên). - Mốc câycau 20g, tinh tre 20g, lá chuối hột 10g. Tất cả đốt tồn tính, tán nhỏ, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Chữa băng huyết, nôn ra máu. DS. Đỗ Huy Bích . Vị thuốc từ cây cau Nhiều bộ phận của cây cau có tác dụng chữa bệnh tốt trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Rễ cau: Thường dùng. loét. Buồng cau điếc đốt tồn tính còn là tá dược để bao viên thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ ra máu. Mốc cây cau: Tên khác là phấn cây cau hay rêu cây cau. Đó