Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 52 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
52
Dung lượng
4,04 MB
Nội dung
1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NHÂN GIỐNG NẤM NGHỀ NHÂN GIỐNG VÀ SẢN XUẤT NẤM TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: / QĐ-BNN-TCCB ngày tháng năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) Hà Nội - Năm 2009 MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Lời tựa 4 Giới thiệu về mô đun 6 Bài 1. Quy trình nhân giống nấm 7 1. Sơ đồ quy trình nhân giống nấm 7 2. Giống nấm 8 3. Môi trường nhân giống nấm 9 3.1. Môi trường phân lập giống gốc, giống cấp I 9 3.2. Môi trường nhân giống cấp II 11 3.3. Môi trường nhân giống cấp III 12 4. Nuôi sợi và bảo quản giống 13 5. Vô trùng trong quá trình nhân giống nấm 14 5.1. Ý nghĩa của vô trùng trong nhân giống nấm 14 5.2. Các nguồn tạp nhiễm và cách xử lý 14 Bài 2. Nhân giống nấm cấp I 16 1. Chuẩn bị giống gốc 16 2. Chuẩn bị môi trường nhân giống nấm cấp I 16 2.1. Công thức môi trường cấp I 16 2.2. Các bước tiến hành 17 3. Cấy chuyền giống nấm cấp I 23 3.1. Kiểm tra phòng cấy, tủ cấy và dụng cụ cấy giống 23 3.2. Cấy chuyền từ ống giống gốc sang môi trường cấp I 24 4. Nuôi sợi giống nấm cấp I 27 4.1. Kiểm tra điều kiện môi trường phòng nuôi 27 4.2. Chọn nhiễm và phân lập giống nấm cấp I 28 4.3. Bảo quản giống nấm cấp I 29 5. Vệ sinh phòng cấy, thiết bị, dụng cụ sau khi cấy 30 Bài 3. Nhân giống nấm cấp II 31 1. Chuẩn bị giống nấm cấp I 31 2. Làm môi trường nhân giống nấm cấp II 31 2.1. Công thức môi trường cấp II 31 2.2. Các bước tiến hành 31 3. Cấy chuyền giống nấm cấp II 35 2 3.1. Kiểm tra phòng cấy, tủ cấy và dụng cụ cấy giống 35 3.2. Cấy chuyền giống từ giống cấp I sang môi trường nhân giống cấp II 35 4. Nuôi sợi giống nấm cấp II 38 4.1. Kiểm tra điều kiện môi trường phòng nuôi sợi 38 4.2. Chọn nhiễm và phân lập giống nấm cấp II 38 4.3. Bảo quản giống nấm cấp II 39 5. Vệ sinh phòng cấy, thiết bị, dụng cụ sau khi cấy 40 Bài 4. Nhân giống nấm cấp III 41 1. Chuẩn bị giống nấm cấp II 41 2. Chuẩn bị môi trường nhân giống nấm cấp III 41 2.1 Công thức môi trường cấp III 42 2.2. Các bước tiến hành 42 3. Cấy chuyền giống nấm cấp III 47 3.1. Kiểm tra phòng cấy, tủ cấy và dụng cụ cấy giống 47 3.2. Cấy chuyền từ giống nấm cấp II sang môi trường nhân giống cấp III 47 4. Nuôi sợi giống nấm cấp III 49 4.1. Kiểm tra điều kiện môi trường phòng nuôi sợi 49 4.2. Chọn nhiễm và phân lập giống nấm cấp II 50 4.3. Bảo quản giống nấm cấp III 50 4.4. Vận chuyển giống nấm cấp III 51 5. Vệ sinh phòng cấy, thiết bị, dụng cụ sau khi cấy 51 Tài liệu tham khảo 53 3 LỜI TỰA Thực hiện Quyết định của Thủ tướng số 11/2006/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 01 năm 2006 phê duyệt "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020"; Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/6/2007 phê duyệt Đề án “Phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học trong lĩnh vực Thủy sản” và Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 01 năm 2008 phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020”. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng Chương trình phát triển CNSH Nông nghiệp với các nội dung chủ yếu thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Chương trình tập trung vào phát triển Công nghệ sinh học về giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ bảo quản, công nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản…nhằm đưa nền nông nghiệp Việt Nam lên một tầm cao mới, chuyển từ một nền sản xuất số lượng sang nền sản xuất chất lượng có sức cạnh tranh ngày một cao trên trường Quốc tế. Đào tạo ngắn hạn về “Nhân giống và sản xuất nấm” là một phần nội dung của Chương trình phát triển CNSH Nông nghiệp, nhằm đào tạo nguồn nhân lực chuyên về sản xuất nấm và giống nấm cho các địa phương trong cả nước, từng bước hướng tới một nền sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu quy mô công nghiệp. Để triển khai việc đào tạo, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình về “Nhân giống và sản xuất nấm”. Thực hiện nhiệm vụ Bộ giao, Ban chủ nhiệm đã thực hiện các công việc sau: - Tổ chức điều tra khảo sát nhu cầu đào tạo nghề tại các cơ sở sản xuất giống nấm và trồng nấm ăn, nấm dược liệu, trên cơ sở đó xác định được những công việc, những kiến thức, kỹ năng cần thiết đối với người sản xuất giống nấm và trồng nấm. - Tổ chức Hội thảo phân tích nghề và phân tích công việc theo phương pháp DACUM. Các thành viên của tiểu ban DACUM, là các công nhân trực tiếp sản xuất, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý trực tiếp làm việc ở các cơ sở sản xuất nấm và giống nấm thành đạt, có quy mô khác nhau. Hội thảo đã xây dựng được một sơ đồ phân tích nghề gốm các nhiệm vụ và các công việc của nghề gọi là sơ đồ DACUM. Từ sơ đồ DACUM Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình dạy nghề tiến hành phân tích công việc thành các bước, tiêu chuẩn thực hiện, vật liệu, trang thiết bị, kiến thức, kỹ năng cần thiết làm cơ sở thiết kế khung chương trình dạy nghề. - Xây dựng chương trình dạy nghề ngắn hạn, trình độ sơ cấp nghề trên cơ sở phân tích nghề. Chương trình đã xác định mục tiêu, thời gian và nội dung đào tạo, đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề từ cơ sở phân tích nghề thành các môn học/mô đun (1 môn học, 7 mô đun). 4 - Biên soạn bộ giáo trình các mô đun/môn học của Chương trình ngắn hạn “Nhân giống và sản xuất nấm” gồm 7 quyển: 1) Giáo trình môn học Khái quát về nghề nhân giống và sản xuất nấm 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ, vật tư, nguyên liệu, hóa chất chuyên dùng trong nhân giống và nuôi trồng nấm 3) Giáo trình mô đun Nhân giống nấm 4) Giáo trình mô đun Làm giá thể nuôi trồng nấm 5) Giáo trình mô đun Cấy giống và nuôi sợi 6) Giáo trình mô đun Chăm sóc và thu hái nấm 7) Giáo trình mô đun Bảo quản và chế biến nấm Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Điều hành Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường – Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn; nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm công nghệ sinh học thực vật - Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở sản xuất nấm, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban điều hành Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Nhân giống và sản xuất nấm”. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các môn học/mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Bộ giáo trình được biên soạn lần đầu, nên còn nhiều hạn chế và thiếu sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ 5 GIỚI THIỆU VỀ MÔ ĐUN VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Nhân giống nấm là mô đun chuyên môn của nghề Nhân giống và sản xuất nấm, phải được học sau mô đun Chuẩn bị nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ, vật tư, nguyên liệu, hoá chất chuyên dùng trong nhân giống và nuôi trồng nấm. - Mô đun Nhân giống nấm mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nhân giống nấm và thái độ thực hiện công việc của người sản xuất giống nấm. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN Học xong mô đun này người học có khả năng: - Trình bày được các bước và yêu cầu kỹ thuật trong quy trình nhân giống nấm. - Nhận biết và chọn được giống nấm đạt tiêu chuẩn để cấy chuyền; - Thực hiện được việc chuẩn bị môi trường và cấy chuyền giống nấm theo yêu cầu kỹ thuật; - Nhận biết và loại bỏ được các giống nấm không đạt tiêu chuẩn; - Trình bày được điều kiện nuôi sợi và bảo quản giống nấm; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN Bài 1. Quy trình nhân giống nấm Bài 2. Nhân giống nấm cấp I Bài 3. Nhân giống nấm cấp II Bài 4. Nhân giống nấm cấp III CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP CHÍNH TRONG MÔ ĐUN 1. Học trên lớp phần lý thuyết cơ bản trong mô đun: sơ đồ quy trình nhân giống nấm; công thức môi trường cấp I, II, III; điều kiện môi trường nuôi sợi giống nấm và bảo quản giống nấm 2. Thực tập tại xưởng trường: thực hiện các bước pha chế môi trường nhân giống nấm cấp I, II, III; thực hiện các bước cấy chuyền giống nấm. 6 BÀI 1 QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG NẤM 1. Sơ đồ quy trình nhân giống nấm Nhân giống nấm là khâu đầu tiên và quan trọng trong nghề sản xuất nấm, trải qua nhiều công đoạn và nhiều cấp khác nhau. Quá trình nhân giống đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, thiết bị dụng cụ tương đối phức tạp. Một quá trình nhân giống nấm được mô tả tổng quát theo sơ đồ sau (hình 1.1). 7 Giống gốc Giống cấp I Giống cấp III Môi trường cấp I Giống cấp II - Cấy chuyền - Nuôi sợi - Cấy chuyền - Nuôi sợi - Cấy chuyền - Nuôi sợi Nuôi trồng Bảo quản Bảo quản Bảo quản Nhân giống cấp I Nhân giống cấp II Nhân giống cấp III Môi trường cấp II Môi trường cấp III Hình 3.1. Quy trình nhân giống nấm Thực tế chúng ta thấy có nhiều trường hợp nấm mọc mà không cần giống nấm như trên những đống rơm rạ ngoài tự nhiên hay một gốc cây gỗ khô… và vào mùa có thời tiết mưa ẩm thường thấy xuất hiện các loại nấm: nấm rơm, nấm mèo nấm linh chi,… quá trình phát sinh nấm này là do bào tử nấm phát tán tự do trong không khí và gặp điều kiện tự nhiên thuận lợi: nhiệt độ, độ ẩm thích hợp… bào tử nấm sẽ sinh trưởng và phát triển hình thành quả thể nấm. Trong sản xuất nấm nếu chỉ thu nhận giống từ tự nhiên thì năng suất không cao. Vì vậy, từ lâu người ta tìm mọi cách để tạo nguồn giống nhân tạo làm tăng chất lượng, tính ổn định của giống nấm và mục tiêu cuối cùng là tăng năng suất cho người trồng nấm. 2. Giống nấm Ngày nay việc sử dụng các loại giống nấm (nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm linh chi, nấm trà tân…) nhân tạo để nuôi trồng nấm chiếm số lượng rất lớn nhằm đạt được sản lượng nấm cao và phẩm chất tốt hay nói cách khác mang lại hiệu quả kinh tế cao. Như vậy, một giống nấm sử dụng trong nuôi trồng nấm sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, năng suất hay nói cách khác là quyết định đến sự thành bại của nghề trồng nấm. Do vậy mà việc chọn lựa một loại giống đạt tiêu chuẩn để sử dụng là rất quan trọng và công việc chọn lựa này rất phức tạp. Để chọn lựa được một giống nấm đạt yêu cầu chất lượng cần phải có kỹ năng phân lập, lựa chọn và phải có một số kinh nghiệm nhất định vì sợi nấm rất nhỏ, khó nhận biết trạng thái sinh lý của sợi nấm bằng mắt thường. Tuy nhiên, cũng có thể nhận biết được một loại giống nấm tốt thông qua các chỉ tiêu sau: - Độ thuần khiết: một giống nấm tốt chỉ có một loại sợi nấm phát triển trong môi trường nuôi cấy chúng. - Trạng thái hệ sợi nấm: sợi nấm tốt gần như đồng nhất về màu sắc và sợi nấm mọc khỏe, thẳng và chia nhánh đều, ít những dạng sợi xấu như: rối bông, móc câu, đổi màu…, không có hiện tượng vết đậm, vết nhạt khác nhau trên hệ sợi, không tiết dịch màu vàng trong môi trường nuôi sợi. - Sự lão hóa của tơ nấm biểu hiện qua những đặc điểm sau: + Kết màng: các sợi nấm ở vách (ống nghiệm, chai hoặc túi giống) 8 bắt đầu kết thành màng mỏng, tách rời khỏi vách và nằm sát xuống môi trường (cơ chất). + Tiết nước: sợi nấm khi già xuất hiện ngày càng nhiều các giọt nước từ màu trắng sang vàng trong, nước tích tụ thành vũng trong môi trường. + Đổi màu: sợi nấm già có màu tối, xám tro hoặc màu nâu, riêng sợi nấm rơm có màu vàng. Trong quá trình nhân giống cũng như nuôi trồng nấm ta phải thường xuyên lưu ý đến chất lượng giống nấm trước khi sử dụng, không nên sử dụng những giống không đạt chất lượng: giống quá già hoặc quá non, giống bị lão hoá, sinh trưởng và phát triển yếu sẽ ảnh hưởng đến năng suất. 3. Môi trường nhân giống nấm Muốn nhân giống bất kỳ loại nấm nào, điều trước tiên là cần có môi trường dinh dưỡng. Môi trường dinh dưỡng của từng loại nấm khác nhau thì tương đối khác nhau, tuy nhiên cũng đảm bảo đầy đủ các nguồn dinh dưỡng chủ yếu sau đây: nguồn cacbon, nguồn nitơ, các chất khoáng và vitamin. Tuỳ từng cấp độ nhân giống mà ta lựa chọn thành phần môi trường dinh dưỡng để nhân giống nấm khác nhau, thông thường ở những cấp độ nhân giống cấp II, cấp III (giống cho sản xuất) thì thành phần môi trường nhân giống tương đối gần giống với môi trường nuôi trồng nấm. 3.1. Môi trường phân lập giống gốc, giống cấp I Người ta thường dùng môi trường thạch đĩa, thạch nghiêng để phân lập, cấy chuyền và nhân giống cấp I. Có nhiều loại môi trường dùng để phân lập, và nhân giống nấm cấp I các loại, có thể chia thành 3 nhóm môi trường: môi trường tự nhiên, môi trường bán tổng hợp, môi trường tổng hợp. - Môi trường tự nhiên: là môi trường dựa trên các sản phẩm tự nhiên (khoai tây, cá rốt, giá đậu…), các bộ phận của cây (rễ, lá, vỏ cây)…, môi trường này có thành phần hóa học thay đổi. - Môi trường bán tổng hợp: có một hay nhiều nguồn đạm hữu cơ (pepton), đường, tinh bột,…, môi trường này thường được sử dụng, sợi nấm phát triển đều và tốt. 9 - Môi trường tổng hợp: gồm một số hóa chất nhất định. Hóa chất bổ sung vào môi trường nuôi cấy nấm chủ yếu là các nguyên tố khoáng như: K, P, Mg, … các chất này thường ở dạng muối như: KH 2 PO 4 , K 2 HPO 4 , MgSO 4 , KCl, P 2 O 5 … nồng độ sử dụng từ 0,1 – 0,3%. Ngoài ra, để giúp cho sự phát triển của nấm, có thể thêm vào các chất như: vitamin B 1 (thiamin), asparagin, axit glutamic,… với nồng độ rất nhỏ từ 0,002 – 0,005%. Trong một vài trường hợp, người ta còn bổ sung một hoặc vài loại kháng sinh để ngăn chặn các mầm bệnh, thường dùng là: streptomycin với nồng độ 30 mg/lit, tetraxyclin, terramycin với nồng độ: 20 mg/lit. Một số công thức môi trường thường dùng như sau: * Môi trường thạch – khoai tây Khoai tây : 200g Giá đậu xanh : 200g Bột ngô + cám gạo : 25g Đường (glucose hoặc sacchrose): 20g Agar : 20g pH : 7,0 Nước chiết đủ 1 lít. * Môi trường Raper Dịch chiết nấm men : 2g Pepton : 2g KH 2 PO 4 : 0,46g K 2 HPO 4 : 1g MgSO 4 .7H 2 O : 0,5g Glucose : 20g Agar : 20g Nước cất đủ : 1lit pH : 6,5 * Môi trường Agaricus Khoai tây : 200g 10