một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp • Cần phải tăng cường năng lực quản trị kinh doanh, năng lực quản trị chiến lược của các giám đốc và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp, Đây là yếu tố cần thiết vì các giám đốc và cán bộ quản lý là những người đưa ra quyết định, xác định hướng đi của doanh nghiệp họ phải có năng lực quản trị và luôn phải nâng cao năng lực quản trị để hướng doanh nghiệp theo con đường phát triển đúng đắn thì doanh nghiệp mới tồn tại lâu dài được. • Xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho các doanh nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng. Hệ thống kế toán quản trị có thể giúp cho DN đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình, giúp cho các chủ DN đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn một cách khoa học. • Bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. • Tăng cường sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. • Hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp và cung cấp thông tin công nghệ, thị trường, tạo lập và phát triển thị trường công nghệ cho các doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược Marketing và chiến lược hậu mãi. 2.1.2.7. Đặc điểm về nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là yếu tố rất quan trọng dùng cho quá trình sản xuất. Đối với công ty cổ phần tư vấn và xây dụng Kinh Bắc Việt. Thì nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá tình hoạt động xây lắp càng quan trọng hơn vì đây là nền tảng đánh giá chất lượng công trình và tiến độ thi công của công ty. Nguồn nguyên vật liệu cung ứng cho các hoạt động xây lắp của công ty hầu hết được lấy từ nguồn trong nước. Các nhà cung ứng đều là bạn hàng lâu năm của công ty hoặc cùng thuộc tổng công ty nên có nguồn cung với giá cả hợp lý, chất lượng ổn định, và có uy tín. Vì vậy nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho công ty hoạt động khá ổn định. 2.2.2.4. Chất lượng sản phẩm Công ty cổ phần xây dựng số 1 kinh doanh nhiều loại ngành nghề nhưng chủ yếu là xây dựng công nhiệp và bất động sản. Công ty đã được trao nhận giải thưởng chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Với việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn này chất lượng các sản phẩm và dịch vụ mà Công ty cung cấp luôn luôn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng dù là khách hàng khó tính. Không chỉ dừng lại ở việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO9001 công ty luôn quan tâm và liên hệ chặt chẽ với khách hàng, đảm bảo cung ứng các sản phẩm dịch vụ tốt nhất nhanh nhất. Công ty luôn cố gắng cung cấp các sản phẩm, vận chuyển thiết bị, vật tư đến công trường chuẩn xác để đảm bảo tiến độ thi công của chủ đầu tư, không gây nên sự chậm tiến độ. Điều đó tạo ra lòng tin tưởng của khách hàng đối với công ty, và nó có thể năng cao vị thế của công ty đối với khách hàng qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Với phương châm không ngừng phát triển, đầu tư đổi mới, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu đa dạng của khách hàng công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh, mở rộng dòng sản phẩm của mình theo hướng đa dạng hóa. Việc mở rộng các ngành nghề kinh doanh đã tạo ra cho công ty thêm những thị trường mới, tạo nên năng lực cạnh tranh theo hướng quy mô. Tuy kinh doanh nhiều ngành nghề nhưng công ty định hướng rất rõ ràng ngành nghề chính của mình là xây dựng dân dụng và bất động sản tạo nên thương hiệu uy tín trên thị trường xây dựng, tạo sức cạnh tranh cho công ty. 2.2.3. Phân tích năng lực cạnh tranh theo ma trận SWOT 2.2.3.1. Điểm mạnh Khi phân tích năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp theo SWOT thì ta thường đề cập đến 4 yếu tố đó là điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – nguy cơ. Trong đó điểm mạnh là yếu tố mà doanh nghiệp có lợi thế, là yếu tố làm nên sự thành công của công ty, là yếu tố mà nhờ đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không ngừng tăng lên để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, chiếm lĩnh cả thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Diểm mạnh của công ty cổ phần xây dựng số 1 đó là một doanh nghiệp hoạt động gần 40 năm trong thị trường công nghiệp xây dựng có vốn đầu tư sở hữu nhà nước chiếm trên 50% tạo nên thương hiệu, uy tín khá tốt cho công ty trên cả nước. Công ty còn có điểm mạnh là: có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn; một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm luôn được trang bị củng cố kiến thức đầy đủ về cả kiến thức và quản lý; công ty có mục tiêu và định hướng phát triển rõ ràng theo các kỳ kế hoạch 5 năm, 1 năm, những kỳ kế hoạch này luôn luôn đưa ra những con số nhất định để mọi người trong công ty cùng cố gắng hoàn thành thông qua đó công ty đã đưa ra chiến lược phát triển một cách hợp lý và phù hợp với khả năng của mình. Công ty hàng năm đều đầu tư thêm trang thiết bị đây là dự án phát triển chiều sâu của công ty làm tiến độ thi công được cải thiện, an toàn lao động được đảm bảo nâng cao được chất lượng công trình cả về kỹ thuật và mỹ thuật được các chủ đầu tư đánh giá cao. Công ty còn rất quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên và có nhiều hoạt động thể thao đã được tổ chức trong công ty, lập ra quy chế văn hóa trong công ty càng nâng cao thêm hình ảnh uy tín của công ty trong xã hội; luồng vốn kinh doanh của công ty khá lớn đảm bảo lượng cung vốn cho đầu tư. 2.2.3.2. Điểm yếu Bên cạnh những điểm mạnh của Kinh Bắc Việt vấn còn tồn tại nhiều diểm yếu đó là phần lớn các thiết bị dùng cho xây dựng đã sử dụng được trên 10 năm tuy đã đầu tư thêm thiết bị mới nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất dẫn tới năng suất giảm, chi phí sửa chữa lớn. Năng suất lao động của công ty còn thấp, chí phí sản xuất cao dẫn đến giá thành sản phẩm và dịch vụ của công ty còn khá cao làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm của công ty. Tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của công ty còn lớn, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty vì việc huy động nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh gặp nhều khó khăn nhiều lúc thiếu và không kịp thời làm mất thời cơ kinh doanh của công ty gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trình độ một số cán bộ điều hành sản xuất kinh doanh trong công ty còn hạn chế. Đôi khi không đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong thời đại mới, không theo kịp xu hướng phát triển của toàn công ty gây ảnh hưởng đến các cán bộ khác, làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty. 2.2.3.3. Cơ hội Khi nhắc đến cơ hội để một doanh nghiệp phát triển thông thường chúng ta muốn đề cập đến các yếu tố bên ngoài tạo ra sự thuận lợi cho sự phát triển của công ty. Cơ hội đầu tiên đó là đất nước ta đang trong quá trình hiện đại hóa - công nghiệp hóa nên đòi hỏi về xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó lĩnh vực chính mà công ty hoạt động chính là xây lắp, xây dựng các công trình cơ quan, nhà ở…Vì vậy giai đoạn này mở ra cho Công ty cơ hội thực hiện các dự án về xây dựng nhà ở, xây dựng các nhà máy, trường học, bệnh viện và các công trình khác. Hiện nay thế giới đang áp dụng các thiết bị, công nghệ tiên tiến vào nhiều ngành nghề khác nhau từ sản xuất ô tô, máy móc đến các thiết bị chuyên dùng…và ngành xây dựng cũng không nằm ngoài vùng phủ sóng của các công nghệ hiện đại. Ngày càng có nhiều các trang thiết bị hiện đại được sử dụng cho việc xây dựng, xây lắp, và vận chuyển… điều đó tạo ra cơ hội để Công ty cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất sản xuất và giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ, từ đó tạo chỗ đứng của mình trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Ngành xây dựng cơ sở hạ tầng thì vẫn còn nhận được nhiều sự ưu đãi của nhà nước, có thể chỉ là trong khoảng thời gian ngắn nhưng đó vẫn là cơ hội để công ty tiếp tục tạo chỗ đứng của mình, tiếp tục đầu tư phát triển theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn. 2.2.3.4. Nguy cơ Nguy cơ là những yếu tố có khả năng đe dọa đến vị trí hiện thời của công ty, là những nhân tố có tính chất cạnh tranh với công ty, là những nhân tố có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Theo nhu quy luật tất yếu đã tồn tại cơ hội ắt hẳn phải tồn tại nguy cơ cho công ty. Theo xu hướng thị trường ngành nào có tỷ lệ lợi nhuận càng cao thì sự cạnh tranh càng khốc liệt. Điều đó có nghĩa là ngày càng nhiều các công ty nhảy vào kinh doanh ở các ngành có lợi nhuận cao và ngành xây dựng chính là ngành đó. Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO làm cho càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thi trường trong nước tạo ra sức ép cạnh tranh lớn đe dọa đén thị phần của công ty trên thị trường. Tuy công ty là thành viên của Tổng công ty Kinh Bắc Việt,JSC nhưng trên thị trương có quá nhiều công ty xây dựng là một sức ép rất lớn nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh là vô cùng cần thiết. Tình hình kinh tế thế giới suy giảm, lạm phát trong nước tăng cao, giá thành các yếu tố như: điện, nước. nguyên vật liệu tăng, nhà nước ra chính sách thắt chặt tiền tệ đế kìm chế lạm phát, lãi suất ngân hàng cao các doanh nghiệp khó có thể vay l;àm kiềm chế sản xuất phát triển, thị trường bất động sản đóng băng tất cả những điều kiện này tạo ra rất nhiều rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Duy trì và tiếp tục phát triển công ty mạnh toàn diện với nhiều ngành nghề, sản phẩm, có năng lực cạnh tranh cao, đủ sức đảm nhận những công trình lớn và công nghệ hiện đại. Xây dựng đội ngũ quản lý năng động, có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường. Xây dựng một tập thể công nhân kỹ thuật có tay nghề vững vàng và có tác phong công nghiệp. Nâng thu nhập bình quân lên hơn 3,827 triệu đồng/người/tháng Đặc biệt năm 2012 tình hình kinh tế trong nước còn gặp rất nhiều khó khăn thể hiện trong chính sách vĩ mô, chính sách tiền tệ chưa được nới lỏng, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản, kiềm chế lạm phát vẫn là chính sách ưu tiên trong điều hành kinh tế. Đứng trước những khó khăn về kinh tế này, công ty đã xem xét rất kĩ lưỡng các điều kiện, khả năng rủi ro và xây dựng kế hoạch thực hiện năm 2012 sát với thực tế và đảm bảo tính an toàn hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu chủ yếu: Giá trị tổng sản lượng: 900.000 triệu đồng Giá trị doanh thu: 630.000 triệu đồng Lợi nhuận trước thuế: 55.00 triệu đồng Thu nhập bình quân: 4,078 triệu đồng/người/tháng 3.1.2. Định hướng phát triển Phát triển công ty tăng trưởng bền vững, phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp. Hướng tới thành lập một số công ty con trong thời gian tới để công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con với 2 lĩnh vực mũi nhọn là xây lắp và kinh doanh bất động sản. Ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động xây dựng, hợp tác với những đối tác nước ngoài trong vệc nghiên cứu và sử dụng công nghệ. Đặc biệt chú trọng đến đội ngũ cán bộ chuẩn bị hồ sơ thầu và quản lý dự án chuyên nghiệp, tìm kiếm các dự án xây dựng có quy mô lớn và mang lại lợi nhuận cao cho công ty giảm các công trình có cơ chế giá và thanh quyết toán không rõ ràng. Tập trung các nguồn lực để thúc đẩy các dự án đang thực hiện, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình Tăng cường công tác kiểm tra giám sát tại công ty và các đơn vị trực thuộc. 3.1.3. Nhiệm vụ chủ yếu Hoàn thành dự án khu văn phòng và nhà ở cao cấp để bàn giao cho khách hàng vào cuối năm 2013. Tiếp tục triển khai chi tiết dự án Cao Xanh-Hà Khánh, Quảng Ninh tùy theo thị tình hình thị trường bất động sản. Về công tác thi công xây lắp: tăng cường công tác quản lý giám sát trong thi công, chấn chỉnh công tác chất lượng, kiểm soát tiến độ thi công, các biện pháp thi công phải có tính khả thi cao đi kèm yếu tố kinh tế; biên soạn chỉnh sửa, bổ sung các quy trình quản lý kĩ thuật cho phù hợp; nghiên cứu, áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phảm, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo công tác an toàn lao động. Điều hành ổn định sản xuất, nâng cao năng lực toàn diện của doanh nghiệp, áp dụng mô hình quản lý phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp. Lập kế hoạch nhằm xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ cả về số lượng và chất lượng, nâng cao ăng lực quản lý từ công ty cho đến các đơn vị Hướng tới các dự án cố giá trị lớn, khách hàng tiềm năng và khách hàng có quan hệ lâu năm. Tăng cường công tác thanh quyết toán thu hồi nợ là nhiệm vụ trọng tâm. . 1.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp • Cần phải tăng cường năng lực quản trị kinh doanh, năng lực quản trị chiến lược của. sức cạnh tranh cho công ty. 2.2.3. Phân tích năng lực cạnh tranh theo ma trận SWOT 2.2.3.1. Điểm mạnh Khi phân tích năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp