1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn kê toán TMU kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực việt nam

75 77 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp được xác định theo từng kỳ kế toán tháng, quý, năm, là phầnchênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động sản xuất kinhdoanh trong kỳ

Trang 1

TÓM LƯỢC

Công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam là một doanhnghiệp hoạt động trên địa bàn Hà Nội – nơi được đánh giá là thị trường năng động,tiềm năng và công ty đang ngày càng khẳng định được vị thế, hình ảnh trong lòngkhách hàng về khả năng cung ứng dịch vụ chất lượng cao Để có được những địnhhướng phát triển tốt thì công tác kế toán đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là

kế toán kết quả kinh doanh, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Qua thời gian thực tập tại công ty, trước một số thực trạng về công tác kếtoán kết quả kinh doanh của công ty cùng với sự hướng dẫn của Giáo viên hướngdẫn TS Hoàng Thị Bích Ngọc, tôi đã hoàn thành được đề tài khóa luận tốt nghiệpcủa mình “Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH du lịch và dịch vụ côngđoàn điện lực Việt Nam”

Qua quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận, tôi đã phần nào thấy rõ hơntầm quan trọng của công tác kế toán trong doanh nghiệp mà đặc biệt là công tác kếtoán kết quả kinh doanh Dựa trên tình hình thực tế hoạt động của công ty, cùng vớinhững lý thuyết chuyên môn, chuyên ngành đã học và sự hướng dẫn của giảng viên,tôi đã làm rõ được các vấn đề về lý thuyết và nghiên cứu thực trạng kế toán kết quảkinh doanh tại công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam, từ

đó thấy được những thành công đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong côngtác kế toán kết quả kinh doanh

Dựa trên những vấn đề còn tồn tại ở trên tôi đã đề xuất những giải pháp, kiếnnghị nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH

du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam

i

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Hoàng Thị Bích Ngọc – Bộ môn kế toánquản trị đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện bài khóaluận tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa kế toán – Đại học Thươngmại, những người đã hết lòng truyền đạt kiến thức trong bốn năm học vừa qua Vớivốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng trong quá trìnhnghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu giúp em tự tin bước vào đời

Em xin chân thành cảm ơn giám đốc cùng các anh chị nhân viên, đặc biệt lànhân viên phòng kế toán của công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lựcViệt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập nghiên cứu vàthu thập dữ liệu tại công ty để em có thể hoàn thành bài khóa luận này

Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài khóa luận khôngtránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của thầy cô đểbài khóa luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Thoa

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

4 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 2

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH 5

1.1 Lý luận cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh 5

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến kế toán kết quả kinh doanh 5

1.1.2 Yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán kết quả kinh doanh 7

1.2 Nội dung về kế toán kết quả kinh doanh 9

1.2.1 Kế toán kết quả kinh doanh theo quy định chuẩn mực kế toán Việt Nam 9

1.2.2 Kế toán kết quả kinh doanh theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành 12

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 22

2.1 Tổng quan và các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam 22

2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam .22

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: 24

2.1.2 Tình hình nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam 27

2.2 Thực trạng của kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam 30

iii

Trang 4

2.2.1 Nội dung và phương pháp nghiên cứu kết quả kinh doanh tại công ty TNHH

du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam 30

2.2.2 Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam 35

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 42

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu kế toán kết quả kinh doanh tại công ty .42

3.1.1 Những kết quả đã đạt được 42

3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 45

3.2 Các đề xuất, kiến nghị về kế toán kết quả kinh doanh tại công ty 46

3.3 Điều kiện thực hiện 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch và dịch

vụ công đoàn điện lực Việt Nam 24

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam 25

v

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng để đánh giá hiệuquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng năm, là một bộ phận quantrọng của kế toán doanh nghiệp

Kế toán kết quả kinh doanh cho ta cái nhìn tổng hợp và chi tiết về hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ đắc lực cho các nhà quản trị trong quá trìnhquản lý và phát triển doanh nghiệp Việc xác định đúng kết quả hoạt động kinhdoanh sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được ưu và nhược điểm,những vấn đề còn tồn tại ở doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, đề

ra các phương án kinh doanh chiến lược đúng đắn và thích hợp hơn cho các kỳ tiếptheo

Việc xác định tính trung thực, hợp lý, chính xác và khách quan của các thôngtin về kết quả kinh doanh trên các Báo cáo tài chính là sự quan tâm đầu tiên của cácđối tượng sử dụng thông tin tài chính đặc biệt là các nhà đầu tư vì vậy cần phải hoànthiện hơn nữa công tác kế toán kết quả kinh doanh

Trên thực tế hiện nay, việc thực hiện kế toán kết quả kinh doanh tại các doanhnghiệp bên cạnh những điểm thuận lợi thì vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế.Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lựcViệt Nam, cũng như qua các cuộc phỏng vấn khảo sát và kết quả tổng hợp thực tập

đã cho thấy công tác kế toán kết quả kinh doanh về cơ bản đã thực hiện theo đúngchế độ kế toán hiện hành Nhưng việc theo dõi sổ sách kế toán vẫn còn gặp nhiềukhó khăn, hạn chế Chính vì vậy việc hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh là vấn

đề quan trọng và rất cần thiết đối với công ty hiện nay, để các nhà quản trị doanhnghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có những đánh giá chính xác nhấtphục vụ cho việc ra quyết định, chiến lược kinh doanh tại doanh nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

2.1 Về mặt lý luận.

Khóa luận đi sâu nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về kế toán kết quảkinh doanh và hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến kế toán kết quả kinh doanh

1

Trang 8

tại doanh nghiệp theo chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ (ban hành theo thông

tư 133/2016/TT-BTC ban hành 26/8/2016, có hiệu lực ngày 01/01/2017, thay thếquyết định 48/2006/QĐ-BTC) và chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành

2.2 Về mặt thực tiễn.

Khóa luận đi sâu tìm hiểu, khảo sát và phân tích tình hình kế toán kết quả kinhdoanh tại công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam để thấyđược thực trạng công tác kế toán, sự khác nhau giữa những quy định của Chuẩnmực, Chế độ và các quy định của Nhà nước với thực tế áp dụng tại công ty Từ đóđưa ra những đánh giá ưu, nhược điểm, những khó khăn, và tồn tại cần phải giảiquyết trong công tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH du lịch và dịch

vụ công đoàn điện lực Việt Nam đồng thời đưa ra các quan điểm, giải pháp khắcphục nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

- Đối tượng nghiên cứu: kế toán kết quả kinh doanh

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: tại công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lựcViệt Nam

+ Về thời gian: trong thời gian thực tập từ 25/2/2018 – 25/4/2018

+ Số liệu: đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu kế toán của năm 2017

4 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Kế toán kết quả kinh doanh tại công tyTNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam”, để đảm bảo thông tinđược thu thập nhanh chóng, chính xác, đáp ứng được nhu cầu phân tích và nghiêncứu đề tài, em đã sử dụng chủ yếu hai phương pháp nghiên cứu: thu thập dữ liệu và

xử lý dữ liệu Số liệu sau khi được thu thập tại công ty sẽ được xử lý, phân tích đểđưa ra kết quả cuối cùng về thực trạng vấn đề nghiên cứu

* Phương pháp thu thập dữ liệu:

- Phương pháp thu thập sơ cấp: quan sát thực tế

Quan sát thực tế: Thông tin được thu thập thông qua quan sát trực tiếp việc

phân công công việc và thực hiện kế toán của cán bộ, nhân viên kế toán của công

ty, theo dõi quá trình từ khâu vào chứng từ, luân chuyển chứng từ, tới khâu nhập dữ

Trang 9

liệu vào sổ sách kế toán, lên bảng cân đối tài khoản, lập BCTC Những thông tinnày giúp đánh giá được phần nào quy trình thực hiện các công việc Mặt khác,những thông tin này không phụ thuộc vào câu trả lời hay trí nhớ của các nhân viên

kế toán, nhờ đó kết quả thu được sẽ khách quan và chính xác hơn, làm tăng độ tincậy của thông tin

- Phương pháp thu thập thứ cấp: dựa trên chính sách và chế độ kế toán củaNhà nước, BCTC, sổ kế toán và các chứng từ kế toán của công ty, …

Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các chứng từ, sổ sách (sổ tổnghợp, sổ chi tiết), các BCTC của công ty, … Ngoài ra, còn dựa trên các chuẩn mực

kế toán số 01, 02, 14, 17, các sách chuyên ngành kế toán, các luận văn của khóatrước cũng giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu Từ đó, cũng giúp có được nhữngthông tin cụ thể hơn về vấn đề nghiên cứu như: doanh thu, giá vốn, các khoản chiphí, … Các thông tin thu thập được góp phần bổ sung và kiểm nghiệm các thông tinthu được từ các phương pháp khác, đồng thời giúp tìm ra ưu, nhược điểm của kếtoán kết quả kinh doanh tại công ty

* Phương pháp xử lý dữ liệu: gồm đối chiếu so sánh năm 2016 và năm 2017,diễn giải phân tích

Phương pháp đối chiếu so sánh: So sánh, đối chiếu kết quả kinh doanh của

năm 2016 với năm 2017 để thấy được tình hình kinh doanh của công ty đang pháttriển theo xu hướng nào Từ đó, đề ra được các biện pháp, đề xuất giúp công tyhoàn thiện hơn hệ thống kế toán, hệ thống quản lý để mang lại hiệu quả kinh doanhtốt nhất cho công ty

Phương pháp phân tích: Tất cả các thông tin thu thập được sau các quan sát

thực tế và điều tra được ghi chép cẩn thận, sau đó được hoàn thiện và sắp xếp lạimột cách có hệ thống Các thông tin thu được từ tất cả các phương pháp trên đượctập hợp lại, phân loại, chọn lọc các thông tin có thể sử dụng được Tất cả các thôngtin sau khi được xử lý được dùng làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích, đánh giátình hình hoạt động của công ty và thực trạng của công tác kế toán kết quả kinhdoanh

3

Trang 10

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.

Gồm 3 chương:

- Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán kết quả kinh doanh

Nội dung của chương nêu khái quát các khái niệm cơ bản có liên quan, yêucầu, nhiệm vụ và nội dung cơ bản của kế toán kết quả kinh doanh trong doanhnghiệp

- Chương II: Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH dulịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam

Nội dung của chương trình bày những thông tin cơ bản về doanh nghiệpnghiên cứu, tình hình các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán kết quả kinh doanh tạicông ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam Trên cơ sở lýthuyết, đưa ra thực trạng về kế toán kết quả kinh doanh tại công ty gồm: chứng từ

sử dụng, tài khoản sử dụng, sổ kế toán và trình bày thông tin

- Chương III: Các kết luận và đề xuất về kế toán kết quả kinh doanh tại công

ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam.

Từ những thực trạng về công tác kế toán kết quả kinh doanh rút ra được nhữngkết luận, đánh giá về vấn đề nghiên cứu: những điểm đã đạt được và những hạn chếcòn tồn tại Từ đó đề xuất các giải pháp cần khắc phục để hoàn thiện hệ thống kếtoán kết quả kinh doanh tại công ty

Trang 11

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH

1.1 Lý luận cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh.

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến kế toán kết quả kinh doanh.

* Khái niệm về kết quả kinh doanh:

Kết quả kinh doanh: là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh tế đã được

thực hiện trong một kỳ nhất định, được xác định trên cơ sở tổng hợp tất cả các kếtquả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp được xác định theo từng kỳ kế toán (tháng, quý, năm), là phầnchênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động sản xuất kinhdoanh trong kỳ kế toán đó Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp có lãi,nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí thì doanh nghiệp bị lỗ (Giáo trình kế toán tài chính, TS.Nguyễn Tuấn Duy và TS Đặng Thị Hòa đồng chủ biên, 2010, Đại học Thương mại)

Kết quả hoạt động kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu tài chính với trị giá vốn hàng bán, chi phíbán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính (Giáo trình kế toán tàichính, TS Nguyễn Tuấn Duy và TS Đặng Thị Hòa đồng chủ biên, 2010, Đại họcThương mại)

Kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các

khoản chi phí khác ngoài dự tính của doanh nghiệp, hay những khoản thu khôngmang tính chất thường xuyên, hoặc những khoản thu có dự tính nhưng có ít khảnăng xảy ra do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mang lại (Giáo trình kế toántài chính, TS Nguyễn Tuấn Duy và TS Đặng Thị Hòa đồng chủ biên, 2010, Đạihọc Thương mại)

* Khái niệm doanh thu, thu nhập:

Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ

kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (Hệ thống Chuẩn mực kế toán ViệtNam, Bộ Tài Chính, 2006, NXB Thống kê, VAS 14)

5

Trang 12

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ

thu được từ các hoạt động, từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu nhưbán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoảnphụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) (Hệ thống Chuẩn mực kế toán ViệtNam, Bộ Tài Chính, 2006, NXB Thống kê, VAS 14)

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: là phần còn lại của doanh

thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanhnghiệp nộp theo phương pháp trực tiếp) trong kỳ kế toán, là căn cứ để tính kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp,PGS.TS Đinh Thị Mai, 2011, NXB Tài chính)

Doanh thu hoạt động tài chính: phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ

tức lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.(Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp, PGS.TS Đinh Thị Mai, 2011, NXB Tàichính)

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:

- Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho

khách hàng mua hàng với khối lượng lớn (VAS 14)

- Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém

phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu (VAS 14)

- Hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị

khách hàng trả lại và từ chối thanh toán (VAS 14)

Thu nhập khác: là những khoản góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt

động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu (VAS 14)

* Khái niệm chi phí:

Chi phí: là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán

dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh cáckhoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cổđông và chủ sở hữu (Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, VAS 01)

Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất

động sản đầu tư, giá thành của các sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp)bán trong kỳ (Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, VAS 01)

Trang 13

Chi phí bán hàng: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí về lao động

sống, lao động vật hóa và các khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình bảoquản và tiêu thụ hàng hóa (Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, VAS 01)

Chi phí quản lý doanh nghiệp: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao

phí về lao động sống, lao động vật hóa và các khoản chi phí cần thiết khác phục vụcho quá trình quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp (Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, VAS 01)

Chi phí tài chính: phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm:

các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chiphí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh liên kết, chi phí giao dịch bánchứng khoán, lỗ tỷ giá hối đoái… (Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, VAS 01)

Chi phí khác: là các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh

trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như: chi phí

về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền do khách hàng vi phạm hợpđồng… (VAS 01)

Thuế thu nhập doanh nghiệp: bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu

nhập chịu thuế TNDN, được xác định theo quy định của Luật thuế TNDN hiệnhành (VAS 17)

Chi phí thuế TNDN: là số thuế TNDN phải nộp được tính trên thu nhập chịu

thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành (Hệ thống chuẩn mực kế toánViệt Nam, VAS 17)

1.1.2 Yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán kết quả kinh doanh.

- Yêu cầu của kế toán kết quả kinh doanh

Các khoản doanh thu và thu nhập khác phải được theo dõi và phản ánh mộtcách kịp thời khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh Kế toán phải quản lý tốt và phảnánh chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để từ đó giúp cho các nhà quản trịnắm bắt được nội dung của từng nghiệp vụ kinh tế cụ thể

Các khoản chi phí phát sinh tại công ty cũng cần phải được ghi chép một cáchđầy đủ và chính xác, để các nhà quản trị biết cách cân đối sao cho hợp lý các khoảnchi phí phát sinh để làm thế nào hạ thấp được tỷ suất chi phí từ đó làm tăng kết quảkinh doanh Kế toán kết quả kinh doanh cần phát hiện và ngăn chặn việc phát sinh

7

Trang 14

những chi phí bất hợp lý, những chi phí không cần thiết gây ra lãng phí cho doanhnghiệp Các chi phí cần được phản ánh đúng, đầy đủ, kịp thời lên sổ sách, chứng từ

để tránh tình trạng thâm hụt và chi tiêu không có cơ sở

- Nhiệm vụ của kế toán kết quả kinh doanh

Ghi chép đầy đủ, kịp thời, tính toán đúng đắn các khoản doanh thu, thu nhập

và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp nhằm xác định chính xác kết quảkinh doanh Các chứng từ phải được ghi chép và tập hợp một cách khoa học để khivào sổ kế toán được chính xác, dễ kiểm tra, đảm bảo không bị thừa hoặc thiếunghiệp vụ phát sinh

Tính toán và xác định chính xác chi phí thuế TNDN và đảm bảo thực hiệnđúng nghĩa vụ đối với Nhà nước Kế toán không những phải xác định chính xác màcòn cần phải kịp thời, đúng lúc để cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý khicần thiết Mỗi khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán phải ghi chép ngay đểtránh sau đó quên hoặc bỏ sót nghiệp vụ Khóa sổ và lập Báo cáo tài chính kịp thờitheo đúng yêu cầu của Nhà nước, cung cấp thông tin cho những bên liên quan khi

họ cần Kế toán phải phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở cácchứng từ đã được tập hợp, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, quy định mở đầy đủ các

sổ sách cần thiết và các báo cáo khi nhà quản lý, các bên liên quan có yêu cầu Bêncạnh việc kế toán cần phản ánh nghiệp vụ phát sinh kịp thời, đầy đủ thì kế toán còncần phải phản ánh các nghiệp vụ phát sinh một cách rõ ràng để dễ kiểm tra, đốichiếu, so sánh Quá trình luân chuyển, lưu trữ và ghi chép chứng từ phải thật minhbạch và rõ ràng để khi cần phải giải trình về bất kỳ thông tin nào trên báo cáo được

dễ dàng hơn

Kết quả hoạt động kinh doanh phải được xác định chính xác Các báo cáo phảiđược lập một cách cẩn thận, số liệu kiểm tra chính xác trước khi nộp cho nơi nhậntheo quy định và theo yêu cầu của quản lý Số liệu kế toán được ghi chép, báo cáolên cấp trên phải có bằng chứng đầy đủ, khách quan đúng với thực tế, bản chất nộidung và đúng giá trị của những nghiệp vụ kinh tế phát sinh; số liệu kế toán phảiđúng, không xuyên tạc và không bóp méo số liệu

Trang 15

1.2 Nội dung về kế toán kết quả kinh doanh.

1.2.1 Kế toán kết quả kinh doanh theo quy định chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Kế toán kết quả kinh doanh cần tuân thủ theo các nguyên tắc được quy địnhtrong các Chuẩn mực kế toán liên quan: VAS 01 – chuẩn mực chung, VAS 02 –hàng tồn kho, VAS 14 – doanh thu và thu nhập khác, VAS 17 – thuế thu nhậpdoanh nghiệp

* VAS 01 – Chuẩn mực chung:

- Cơ sở dồn tích: để kết quả kinh doanh được phản ánh một cách chính xác,trung thực và hợp lý thì phải theo dõi chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp bằng cách ghi sổ kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế Cácnghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả,nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ vào thời điểm phát sinh,không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đươngtiền Kết quả thu được từ kế toán kết quả kinh doanh được thể hiện trên BCTC, dovậy BCTC lập trên cơ sở dồn tích sẽ phản ánh chính xác tình hình tài chính củadoanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai

- Hoạt động liên tục: Kế toán kết quả kinh doanh phải được thực hiện trên cơ

sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinhdoanh bình thường trong tương lai gần, nhờ đó kết quả hoạt động kinh doanh kỳnày sẽ mang tính kế thừa và nối tiếp logic với các kỳ kế toán trước và sau

- Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Kếtoán kết quả kinh doanh khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận mộtkhoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó

- Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán kết quả kinh doanh màdoanh nghiệp đã lựa chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kếtoán năm Có như vậy kết quả kinh doanh mới được phản ánh một cách chính xác,nhanh chóng và kịp thời

- Thận trọng: Kết quả kinh doanh cần được xác định một cách nhanh chóng

và kịp thời nhưng phải đảm bảo được tính chính xác và trung thực của số liệu trênBCTC của doanh nghiệp Do đó, kế toán cần phải xem xét, cân nhắc và phán đoán

kỹ lưỡng khi lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc

9

Trang 16

thận trọng áp dụng trong kế toán kết quả kinh doanh đòi hỏi:

+ Phải lập các khoản dự phòng cho kỳ tiếp theo nhưng không lập quá lớn, làmảnh hưởng đến kết quả thực tế thu được từ hoạt động kinh doanh trong kỳ hiện tại.+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập, vì nếulàm như vậy thì kết quả kinh doanh cuối kỳ sẽ không chính xác và trung thực

+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ và chi phí để việc xácđịnh kết quả kinh doanh cuối kỳ đảm bảo tính chính xác

+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn vềkhả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng

về khả năng phát sinh chi phí Có như vậy kế toán kết quả kinh doanh mới thực sựhiệu quả và chính xác

- Trọng yếu: Kết quả kinh doanh phản ánh năng lực và hiệu quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán Đây chính là cơ sở để các nhà quảntrị doanh nghiệp có những nhìn nhận và đánh giá chính xác nhất phục vụ cho nhữngquyết định, những chiến lược kinh doanh tại doanh nghiệp Do đó, số liệu kế toánkết quả kinh doanh phải chính xác và trung thực, không được có sai lệch so vớithực tế

Nếu những thông tin trên BCTC thiếu chính xác thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc

ra quyết định của các đối tượng sử dụng BCTC của đơn vị

* VAS 02 – Hàng tồn kho:

Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc.Kết quả kinh doanh muốn được xác định và phản ánh một cách chính xác thìphải xác định được chính xác các yếu tố tham gia vào quá trình này Trong đó yếu

tố giá gốc hàng tồn kho là một chỉ tiêu quan trọng đối với kế toán kết quả kinhdoanh ở các doanh nghiệp

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phíliên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng tháihiện tại Trong đó:

- Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm: giá mua, các loại thuế không đượchoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chiphí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho Các khoản chiết khấuthương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất

Trang 17

được trừ khỏi chi phí mua.

- Chi phí chế biến bao gồm: những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản xuấtsản phẩm

- Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho gồm: chi phí nguyên vậtliệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mứcbình thường; một số chi phí bảo quản hàng tồn kho; chi phí bán hàng và chi phíquản lý doanh nghiệp

* VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác:

Chỉ tiêu doanh thu và thu nhập đóng một vai trò rất quan trọng trong kế toán kếtquả kinh doanh Do vậy, doanh thu phải được xác định một cách chính xác Doanh thuchỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thuđược

Xác định doanh thu: doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản

đã thu hoặc sẽ thu được

Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng: theo mục 10 chuẩn mực số 14, doanhthu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền

sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sởhữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ: doanh thu cung cấp dịch vụ

được ghi nhận khi thỏa mãn tất cả bốn điều kiện:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó

- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kếtoán

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao

11

Trang 18

dịch cung cấp dịch vụ đó.

Đối với doanh thu hoạt động tài chính: theo mục 24 của Chuẩn mực số 14,

doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợinhuận được chia Việc ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính phải thỏa mãn đồngthời hai điều kiện sau:

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ các giao dịch đó

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

Đối với thu nhập khác: theo mục 30 chuẩn mực số 14, thu nhập khác bao gồm:

thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; thu tiền phạt khách hàng do vi phạmhợp đồng; thu tiền bảo hiểm được bồi thường; thu được các khoản nợ phải thu đãxóa sổ tính vào chi phí kỳ trước; khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thunhập; thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại và các khoản thu khác

* VAS 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Theo chuẩn mực số 17 và Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuếTNDN được hạch toán là một khoản chi phí khi xác định kết quả tài chính củadoanh nghiệp Chi phí thuế TNDN là số thuế TNDN phải nộp được tính trên thunhập chịu thuế trong năm và thuế suất TNDN hiện hành

1.2.2 Kế toán kết quả kinh doanh theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành

Doanh nghiệp tuân thủ theo hướng dẫn của Thông tư số 133/2016/TT-BTC(thay thế QĐ số 15/2006/QĐ-BTC)

1.2.2.1 Quy định của chế độ kế toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khi thực hiện kế toán kết quả kinh doanh, các doanh nghiệp cần tôn trọngnhững quy định sau:

- Kết quả kinh doanh của kỳ kế toán phải được xác định đầy đủ, chính xáctheo đúng quy định của các chuẩn mực kế toán Việt Nam áp dụng cho các doanhnghiệp vừa và nhỏ và Chế độ kế toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Ngoài việc hạch toán tổng hợp, kết quả kinh doanh có thể được hạch toánchi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinhdoanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính, hoạt động khác, …) Trong từngloại hình kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từngngành hàng, từng dịch vụ tùy theo yêu cầu quản lý của đơn vị

Trang 20

- Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản xác địnhkết quả kinh doanh là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.

1.2.2.2 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh.

Kết quả kinh doanh bao gồm: kết quả từ hoạt động kinh doanh và kết quả hoạtđộng khác

KQKD trước

KQ hoạt động kinh doanh + KQ hoạt động khác

KQKD sau

KQKD trước thuế TNDN - Chi phí thuế TNDN

Chi phí thuế TNDN là số thuế phải nộp (hoặc được thu hồi) tính trên thu nhậpchịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành

Thuế TNDN

Thu nhập chịu thuế * Thuế suất thuế TNDN

Trong đó:

- Thu nhập chịu thuế: là thu nhập chịu thuế TNDN của một kỳ, được xác địnhtheo quy định của luật thuế TNDN hiện hành và là cơ sở để tính thuế TNDN phảinộp

- Thuế suất TNDN: tùy vào loại hình doanh nghiệp và ngành kinh doanh màNhà nước có các mức thuế suất khác nhau

Kết quả hoạt động kinh doanh: là kết quả từ các hoạt động sản xuất kinh

doanh, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính của doanh nghiệp góp phần làmtăng vốn chủ sở hữu, được xác định theo công thức sau:

- CP tài

chính

-CP quản lý kinh doanh

Trang 21

Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo phương pháp

trực tiếp

Kết quả hoạt động khác được xác định như sau:

Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác

Trong đó:

Thu nhập khác: là những khoản thu bất thường xảy ra ngoài dự tính của doanh

nghiệp và không thường xuyên Thu nhập khác bao gồm các khoản:

- Thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ

- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ

- Thu từ phạt vi phạm hợp đồng

- Thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền hoặc hiện vật

- Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ

Chi phí khác: là các khoản chi phí ngoài dự tính của doanh nghiệp và không

thường xuyên, bao gồm:

- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý,nhượng bán (nếu có)

- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ

- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế

- Bị phạt thuế, truy nộp thuế

1.2.2.3 Chứng từ sử dụng.

Kế toán kết quả kinh doanh sử dụng chủ yếu là các chứng từ tự lập bao gồm:

- Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động khác trong kỳ

- Các chứng từ gốc phản ánh các khoản doanh thu, chi phí tài chính và hoạtđộng khác như: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hóa đơn giá trị gia tăng, …

15

Trang 22

- Các chứng từ khác như: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có, …Quá trình luân chuyển chứng từ:

+ Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán và các bộ phận liên quan sẽ tiếnhành lập chứng từ: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho (bộ phận kho lập); hóa đơnGTGT (bộ phận bán hàng lập); phiếu thu, phiếu chi (bộ phận kế toán lập);… Chứng

từ được lập theo đúng mẫu quy định và phải ghi đúng nội dung của các nghiệp vụkinh tế phát sinh và phải được lập đủ số liên quy định

+ Chứng từ sẽ được luân chuyển đến các phòng ban có trách nhiệm: giám đốc,

kế toán, … để kiểm tra và ký duyệt

+ Sau đó, một liên chứng từ sẽ được giao đến phòng kế toán, nhân viên kếtoán sẽ sắp xếp chứng từ và tiến hành ghi sổ kế toán tương ứng (sổ chi tiết các tàikhoản TK421, TK511, TK515, TK632, TK635, TK642, TK711, TK821, TK911,…)+ Sau khi kế toán vào sổ, các chứng từ sẽ được lưu trữ và bảo quản theo đúngquy định của Nhà nước

1.2.2.4 Tài khoản sử dụng.

Kế toán kết quả kinh doanh sử dụng chủ yếu các tài khoản sau: TK421,TK511, TK515, TK632, TK635, TK642, TK711, TK811, TK821, T911, …

* Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả kinh doanh sau một kỳhạch toán Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

Trang 23

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.

* Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của khối lượng của sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoảnnày như sau:

Bên Nợ:

- Thuế xuất khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp của sốsản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ

- Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán

bị trả lại kết chuyển cuối kỳ

- Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 để xác định kết quảkinh doanh

Bên Có:

- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch

vụ của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ kế toán

Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ

* Tài khoản 821 – Chi phí thuế TNDN

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm làmcăn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong nămtài chính hiện hành Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

Bên Nợ:

- Chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm

- Chi phí thuế TNDN của các năm trước phải bổ sung do phát hiện sai sót khôngtrọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN của năm hiện tại

Trang 24

Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ.

* Một số tài khoản liên quan khác: TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối

TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính TK 632 – Giá vốn hàng bán

Các loại sổ kế toán bao gồm: sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết

• Sổ kế toán tổng hợp gồm có: Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái

+ Sổ Nhật ký chung: là nơi ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinhtrong từng kỳ kế toán theo trình tự thời gian nhất định và có quan hệ đối ứng vớicác tài khoản có liên quan; số liệu trên sổ Nhật ký chung phản ánh tổng các số phátsinh bên Nợ và bên Có của các tài khoản mà công ty đã sử dụng và phải phản ánhđầy đủ các nội dung:

- Ngày, tháng ghi sổ,

- Số hiệu, ngày, tháng chứng từ kế toán dùng làm căn cứ để ghi sổ,

- Nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi sổ,

- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh

+ Sổ Cái: là nơi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một kỳ kế toán

và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ

kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng Số liệu trên sổ Cái phản ánh tình hình tổngtài sản, nguồn vốn, tình hình kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ SổCái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

- Ngày, tháng ghi sổ

- Số hiệu, ngày, tháng của chứng từ làm căn cứ để ghi sổ

- Nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Trang 25

- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, số tiền được ghi vào bên Nợ và bên

Có của tài khoản tương ứng

 Sổ kế toán chi tiết bao gồm: sổ chi tiết, thẻ chi tiết

- Sổ, thẻ kế toán chi tiết là nơi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cóliên quan đến các đối tượng kế toán cần phải chi tiết Nó cung cấp thông tin phục vụcho việc quản lý tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí của doanh nghiệp mà ở sổNhật ký chung và các sổ Cái không phản ánh

- Số lượng và kết cấu sổ, thẻ kế toán không có quy định bắt buộc nhưng phảituân theo hướng dẫn của quy định Nhà nước, phải có sự phân công trách nhiệm rõràng giữa các nhân viên trong bộ phận Khi có sự thay đổi nhân sự quản lý sổ, thẻ

kế toán thì kế toán trưởng phải tổ chức bàn giao rõ ràng, tránh thông tin bị rò rỉ,thiếu thông tin khi giao cho người mới vì vậy cần phải có sự đảm bảo công khai,minh bạch khi chuyển giao nhân sự

Mỗi hình thức kế toán có số lượng và kết cấu các sổ là khác nhau Hiện nay,các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vận dụng một trong bốn hình thức kế toán sau:hình thức kế toán nhật ký chung, hình thức kế toán nhật ký – sổ cái, hình thức kếtoán chứng từ ghi sổ và hình thức kế toán trên máy vi tính

* Hình thức nhật ký chung:

Các loại sổ sử dụng trong kế toán kết quả kinh doanh: Sổ nhật ký chung, sổnhật ký đặc biệt, sổ cái các TK 911, TK 421, các sổ và thẻ kế toán chi tiết khác

Trình tự ghi sổ: hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra, kế toán

ghi nghiệp vụ phát sinh vào nhật ký chung, sau đó căn cứ vào Nhật ký chung để ghi

sổ cái theo các tài khoản phù hợp Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồngthời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ

kế toán chi tiết liên quan

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối sốphát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu số khớp đúng, số liệu trên sổ cái và bảngtổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báocáo tài chính

Ưu, nhược điểm:

- Ưu điểm: mẫu sổ đơn giản, dễ thực hiện, dễ dàng phân công cho nhân viêntrong bộ phận Có thể kiểm tra, đối chiếu sổ sách bất kỳ khi nào cần cung cấp thông tin

19

Trang 26

- Nhược điểm: số lượng thông tin ghi chép nhiều.

* Hình thức nhật ký – sổ cái:

Các loại sổ sử dụng trong kế toán kết quả kinh doanh: sổ nhật ký – sổ cái, các

sổ và thẻ kế toán chi tiết các TK 911, TK 421 và các sổ chi tiết khác

Trình tự ghi sổ: hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ hoặc bảng tổng

hợp chứng từ kế toán đã kiểm tra ghi vào nhật ký – sổ cái, sau đó ghi vào sổ, thẻ kếtoán chi tiết có liên quan

Cuối tháng, kế toán tiến hành cộng cột số liệu của cột số phát sinh ở phần nhật

ký và các cột Nợ, Có của từng tài khoản ở phần sổ cái để ghi vào dòng cột phát sinhcuối tháng Các sổ, thẻ kế toán chi tiết phải được khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ,

Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng, sau đó lập bảng tổng hợp chi tiếtcho từng tài khoản Căn cứ vào số liệu trên nhật ký – sổ cái và bảng tổng hợp chitiết để lập các BCTC

Ưu, nhược điểm:

- Ưu điểm: mẫu sổ cũng đơn giản, dễ ghi chép, số lượng sổ ít hơn so với hìnhNhật ký chung; việc đối chiếu kiểm tra số liệu được thực hiện dễ dàng ngay khi cần

- Nhược điểm: Đối với doanh nghiệp lớn khó thực hiện vì phát sinh nhiềunghiệp vụ

* Hình thức chứng từ ghi sổ:

Các loại sổ sử dụng trong kế toán kết quả kinh doanh: chứng từ ghi sổ, sổđăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, các sổ và thẻ kế toán chi tiết các TK 911, TK 421

và các sổ chi tiết khác

Trình tự ghi sổ: hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng

hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra lập chứng từ ghi sổ Căn cứ vàochứng từ ghi sổ để vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổcái Các chứng từ sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ, được dùng để ghi vào sổ,thẻ kế toán chi tiết có liên quan

Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ,

Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối sốphát sinh Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chitiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập BCTC

Trang 27

Ưu, nhược điểm:

- Ưu điểm: dễ phân công lao động trong bộ phận, các mẫu sổ đơn giản, dễthực hiện

- Nhược điểm: dễ xảy ra trùng lặp giữa các sổ, hình thức chứng từ ghi sổthường được khóa sổ vào cuối tháng nên việc kiểm tra đột suất khi cần thường khókhăn hơn

* Hình thức kế toán trên máy vi tính:

Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toántrên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào thì sẽ

có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống với các mẫu

sổ ghi bằng tay

Trình tự ghi sổ: hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng

hợp chứng từ kế toán cùng loại đã kiếm tra xác định tài khoản ghi Nợ, Có để nhập

dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kếtoán tổng hợp (sổ cái hoặc nhật ký sổ cái, nhật ký chung, …) Cuối tháng (hoặc khinào cần thiết), kế toán thực hiện thao tác khóa sổ và lập BCTC

Ưu, nhược điểm:

- Ưu điểm: các mẫu sổ dễ dàng thực hiện, đơn giản, việc phân công lao động

trong phòng kế toán cũng dễ dàng, khối lượng công việc được giảm nhẹ đi rấtnhiều Độ chính xác cao và dễ dàng kiểm tra hơn so với các phương pháp khác

- Nhược điểm: dễ xảy ra sai sót, chỉ cần xảy ra sai sót ở một bước nào đó cóthể dẫn đến sai sót toàn bộ những bước còn lại và rất dễ mất dữ liệu khi làm việc

21

Trang 28

(2) Tính thuế GTGT phải nộp của hoạt động bán hàng theo phương pháptrực tiếp, thuế XK, thuế TTĐB phải nộp của hàng bán, kế toán ghi tăng các tàikhoản thuế có liên quan (TK 3331, TK 3332, TK 3333) và đồng thời ghi giảmkhoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

(3) Kết chuyển doanh thu thuần về BH và CCDV, kế toán ghi giảm khoảndoanh thu BH và CCDV và đồng thời ghi tăng tài khoản xác định kết quả kinhdoanh

(4) Kết chuyển giá vốn hang bán trong kỳ, kế toán ghi giảm tài khoản giávốn hang bán và đồng thời ghi giảm tài khoản xác định kết quả kinh doanh

(5) Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập khác, kế toán ghigiảm các khoản doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác và đồng thời ghi tăngtài khoản xác định kết quả kinh doanh

(6) Kết chuyển chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí khác,

kế toán ghi giảm các khoản chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh, chi phíkhác và đồng thời ghi giảm tài khoản xác định kết quả kinh doanh

(7) Cuối năm tài chính, tính chi phí thuế TNDN phát sinh trong kỳ và kếtchuyển chi phí thuế TNDN phát sinh trong kỳ, kế toán ghi giảm tài khoản chi phíthuế TNDN phát sinh và đồng thời ghi giảm tài khoản xác định kết quả kinh doanh.(8) Cuối kỳ, xác định lợi nhuận sau thuế, nếu lãi kế toán ghi giảm tài khoảnxác định kết quả kinh doanh và đồng thời ghi tăng tài khoản lợi nhuận sau thuế chưaphân phối Nếu lỗ, kế toán ghi giảm tài khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối vàđồng thời ghi tăng tài khoản xác định kết quả kinh doanh

Trang 29

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC

 Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn

 Giấy phép kinh doanh: 0101478106 – ngày cấp: 04/05/2004

 Trụ sở chính: 30 Lý Thái Tổ, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

 Mã số thuế: 0101478106

 Fax: 9343714

 Điện thoại: 0422126179

 Số tài khoản: 102010000040857 + 0011003681699 + 15110000252704Ngân hàng: Sở giao dịch I ngân hàng Công thương Việt Nam + Vietcombank– chi nhánh Hà Nội + BIDV – chi nhánh Hà Nội

Công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam, chuyển đổi từCông ty TNHH Một thành viên du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam đượcthành lập bởi Công đoàn điện lực Việt Nam, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

số 0101478106 ngày 26 tháng 03 năm 2004, thay đổi Giấy phép đăng ký kinh doanhlần thứ 4 ngày 10 tháng 12 năm 2015 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nộicấp

Vốn điều lệ của Công ty theo Giấy phép kinh doanh là 6.000.000.000 đ (Sáu

tỷ đồng)

23

Trang 30

2.1.1.2 Chức năng nhiệm cụ của công ty:

Ngày nay, khi du lịch trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với mỗigiađình, cá nhân, tổ chức, … Du lịch đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộcsống hiện đại của mỗi con người.EVN Tour là một trong những đơn vị hoạt độngtrong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam Kể từ khi thành lập đến nay, EVN Tour đã tạođược cho mình những bước tiến vượt bậc Là một trong những đơn vị tổ chức tour

uy tín không thể thiếu trong cẩm nang du lịch bỏ túi của mỗi khách hàng

Với mục tiêu phát triển bền vững trên nền tảng tri thức cộng với sự năng động,sáng tạo và trách nhiệm của mỗi nhân viên trong công ty chúng tôi EVN Tour camkết đem lại cho quý khách hàng những dịch vụ chuyên nghiệp nhất, hoàn hảo nhấttrong lĩnh vực du lịch

“Chuyên nghiệp tạo nên thành công” là chiến lược phát triển của công ty Làcam kết cho những dịch vụ chuyên nghiệp nhất, hoàn hảo nhất mà công ty muốngửi đến quý khách hàng

Lựa chọn EVN Tour đồng hành cùng các bạn trên những nẻo đường du lịch,mong muốn tạo cho cuộc sống của các bạn thêm những thành công, thêm niềmhạnh phúc

2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có những đặc điểm chính sau:

- Là một công ty kinh doanh tổng hợp gồm nhiều ngành nghề khác nhau, đadạng từ dịch vụ du lịch, vận tải; đại lý kinh doanh các dịch vụ vé máy bay, vậnchuyển, ăn uống đến sản xuất phần mềm, máy in; …

- Phạm vi hoạt động tương đối rộng bao gồm cả trong nước và ngoài nước,

do ngành nghề kinh doanh và dịch vụ rất đa dạng

- Phương thức hoạt động của công ty là kết hợp linh hoạt giữa sản xuất, kinhdoanh và dịch vụ nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty

Trang 31

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

2.1.1.4.

+ Sơ đồ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch và

dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam.

(Nguồn: Phòng điều hành)

+ Giải thích chức năng từng bộ phận

- Tổng giám đốc: là người đại diện trước pháp luật của công ty, chịu trách

nhiệm quản lý, giám sát, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty

- Giám đốc và phó giám đốc: là những người trực tiếp điều hành, quản lý toàn

bộ hoạt động của công ty, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện ở các phòng ban và là

những người chịu trách nhiệm trực tiếp trước tổng giám đốc và chịu trách nhiệm

trước pháp luật với những công việc được giao

- Phòng kế hoạch, kỹ thuật: là phòng lên kế hoạch, ý tưởng, phương hướng,

xây dựng triển khai; chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch vật tư, thiết bị kỹ thuật

- Phòng kinh doanh: là phòng điều khiển hoạt động kinh doanh trong nước,

nước ngoài, kinh doanh vé máy bay, cung cấp các dịch vụ khách sạn, visa-passport, …

- Phòng marketing: là phòng có chức năng, nhiệm vụ giới thiệu, quảng cáo

công ty đến với mọi khách hàng để mọi người biết đến và sử dụng dịch vụ của công

ty

Phòng giám sát

Phòng sản xuất

Phòng kế toán

Phòng điều hành

Phòng marke ting

Phòng kinh doanh

Tổng Giám Đốc

25

Trang 32

- Phòng điều hành: là phòng có nhiệm vụ điều hành các tour du lịch trong

nước và ngoài nước, điều hành cả toàn bộ hệ thống xe

- Phòng kế toán: là phòng tiếp nhận và xử lý các khoản tài chính của công ty;

có chức năng tổng hợp, thống kê mọi doanh thu, chi phí, thanh toán các khoảnlương, công nợ, thuế, …của công ty

- Phòng sản xuất: là phòng chịu trách nhiệm về việc sản xuất các sản phẩm

theo đúng mẫu mã, kích thước mà phòng kế hoạch đã lập ra sau khi thống nhất vớikhách hàng

- Phòng giám sát: là phòng giám sát hệ thống camera của toàn công ty, điều

khiển mọi hoạt động ra, vào trong công ty và giám sát hoạt động làm việc của nhânviên trong công ty

2.1.1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán trong doanh nghiệp:

+ Tổ chức công tác kế toán:

Sơ đồ tổ chức kế toán trong doanh nghiệp:

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH du lịch và dịch vụ

công đoàn điện lực Việt Nam.

(Nguồn: Phòng kế toán)

Đặc điểm, chức năng của từng bộ phận:

- Kế toán trưởng : là người đứng đầu phòng kế toán của công ty, có sự liên kết

trực tiếp với các bộ phận kế toán thành phần, là người chịu trách nhiệm trước giám đốctài chính, những người phụ trách và điều hành tài chính của công ty Kế toán trưởngchịu trách nhiệm chung, có chức năng hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác của nhânviên kế toán, trực tiếp cung cấp thông tin cho cấp trên Đồng thời kế toán trưởng cũng

là người đầu tiên nắm bắt các chế độ, thông tư về chế độ kế toán của Bộ tài chính, phổbiến, thảo luận và chỉ đạo cho nhân viên trong phòng nắm bắt và thực hiện

Thủ quỹ

Kế toán công nợ

Kế toán thuế

Kế toán

tổng hợp

Kế toán trưởng

Trang 34

- Kế toán tổng hợp: là người tổng hợp quyết toán, tổng hợp nhật ký chung, sổ

cái, bảng tổng kết tài sản của công ty, theo dõi việc thanh toán các khoản tiền lươngcho nhân viên, đồng thời kiểm tra, xử lý chứng từ, lập hệ thống báo cáo tài chính, …

- Kế toán thuế: là người đóng vai trò quan trọng trong việc tính, theo dõi tình

hình thanh toán về thuế và các khoản phải nộp khác thuộc trách nhiệm nghĩa vụ củađơn vị, chịu trách nhiệm về công ty trước cơ quan thuế

- Kế toán công nợ: theo dõi tình hình thanh toán công nợ của khách hàng và

nhà cung cấp, lên kế hoạch thu hồi nợ đối với các khách hàng nợ quá hạn và thanhtoán các khoản nợ đến hạn thanh toán

- Thủ quỹ: quản lý quỹ tiền của công ty, hàng ngày căn cứ vào phiếu thu,

phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có để ghi sổ và theo dõi dòng tiền ra, vào công ty;

có trách nhiệm mở sổ chi tiết cho từng loại tiền, đồng thời ghi chép chi tiết từngkhoản thu chi phát sinh trong ngày, lập báo cáo tình hình luồng tiền biến động, lưutrữ, bảo quản số sách tài liệu có liên quan,…

+ Chính sách kế toán áp dụng

- Báo cáo tài chính được trình bày và áp dụng theo nguyên tắc giá gốc, phùhợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quyđịnh hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam

- Kỳ kế toán: Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kếtthúc vào ngày 31 tháng 12

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ)

- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán theo 133/2016/TT-BTC ban hành26/8/2016, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017

Trang 35

2.1.2 Tình hình nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam.

2.1.2.1 Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:

- Văn bản pháp luật:

Hệ thống các văn bản pháp luật có tác dụng định hướng cho các doanh nghiệpxây dựng và hoàn thiện công tác kế toán tại doanh nghiệp mình Các chế độ và quyđịnh riêng của công ty phải tuân thủ theo các văn bản pháp luật của Nhà nước Nếukhông tuân thủ đúng theo các quy định của Nhà nước thì doanh nghiệp sẽ bị

xử phạt theo quy định do đó mà nó là rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp,hạn chế phần nào năng suất công ty muốn đạt được Nhưng cũng nhờ vào nhữngquy định đó mà doanh nghiệp có định hướng phát triển theo xu hướng chung của toànngành và hội nhập với nền kinh tế; giúp bộ phận kế toán có các chuẩn mực, mẫu báocáo để làm theo một cách dễ dàng, giảm bớt khối lượng công việc cần phải làm

- Môi trường ngành:

Mỗi một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề nào thì sẽ chịutác động bởi những đặc trưng của môi trường đó Do đó mà hệ thống tài khoản, sổsách kế toán, các phương pháp kế toán ở mỗi doanh nghiệp sẽ phải được xây dựng

để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình Đối với mộtdoanh nghiệp dịch vụ thì sẽ không sử dụng tài khoản 5212 – hàng bán bị trả lại, bởiđặc trưng của sản phẩm dịch vụ là không thể dự trữ, bởi vậy khi kế toán xác địnhkết quả kinh doanh thì sẽ không có nghiệp vụ kết chuyển doanh thu hàng bán bị trảlại để xác định doanh thu thuần Đối với doanh nghiệp thương mại với nghiệp vụchính là mua bán hàng hóa sẽ không sử dụng hệ thống các tài khoản tập hợp chi phísản xuất sản phẩm, các sổ sách theo dõi chi phí sản xuất như một doanh nghiệp sảnxuất Hay đối với doanh nghiệp xây lắp thì doanh thu và chi phí được theo dõi chotừng công trình, từng dự án riêng biệt để phục vụ cho việc nghiệm thu, quyết toáncông trình cũng như việc xác định, đánh giá lợi nhuận của từng công trình

Từ đó, ta có thể thấy do việc ảnh hưởng của các đặc trưng khác nhau của từnglĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà hệ thống tài khoản sử dụng, phương pháp kếtoán, trình tự kế toán và kế toán kết quả kinh doanh cũng khác nhau

29

Trang 36

- Các yếu tố của nền kinh tế:

Kế toán có vai trò là công cụ quản lý kinh tế quan trọng của mỗi doanhnghiệp Nó chịu sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như hệ thốngluật pháp, chế độ chính trị, xã hội và trình độ phát triển của nền kinh tế Khi các yếu

tố này thay đổi thì kế toán cũng phải thay đổi để phù hợp với môi trường mới

Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, đòi hỏi hệ thống kếtoán Việt Nam có nhiều sự thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với trình độ phát triểncủa nền kinh tế và đồng thời hội nhập với nền kinh tế thế giới Nó vừa cơ hội đểdoanh nghiệp phát triển cũng vừa là thách thức thúc đẩy cho doanh nghiệp muốnđạt được kết quả mong muốn phải có những phương hướng phát triển đúng đắn.Nền kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc các chế độ và chuẩn mực của Nhà nướccũng thay đổi, từ quyết định 48/2006/QĐ-BTC được thay thế bằng thông tư133/2016/TT-BTC, giúp doanh nghiệp giảm nhẹ đi nhiều thủ tục kế toán, các chứng

từ, sổ sách kế toán doanh nghiệp tự xây dựng theo quy định không cần tuân thủchính xác theo mẫu, nhưng bên cạnh đó cũng tạo cho doanh nghiệp nhiều khó khănkhi phải cập nhật những quy định và thay đổi mới

- Môi trường tự nhiên:

Với đặc thù ngành nghề kinh doanh chính của công ty là cung cấp dịch vụ dulịch nên yếu tố môi trường tự nhiên có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt độngkinh doanh của công ty Khi điều kiện môi trường thuận lợi thì nhu cầu về sử dụngdịch vụ cũng tăng cao, còn khi điều kiện môi trường như thời tiết, khí hậu không tốtcũng sẽ làm cho nhu cầu về sử dụng dịch vụ giảm xuống Với điều kiện thời tiếtthuận lợi thì nhu cầu về dịch vụ cũng tăng cao, mọi người sẽ đi du lịch nhiều hơncòn khi gặp phải thời tiết xấu, mưa gió thì mọi người sẽ hạn chế ra ngoài, nó sẽ ảnhhưởng đến nhu cầu vui chơi của mọi người

Vì vậy muốn công ty có kết quả kinh doanh tốt nhất thì ban quản lý phải nắmbắt được tình hình môi trường, có những biện pháp xử lý, kế hoạch tốt nhất đểmang lại doanh thu cao cho công ty

2.1.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Bộ máy tổ chức kế toán:

Một doanh nghiệp để có được những định hướng phát triển tốt, mang lại nhiềulợi nhuận cho công ty thì việc tổ chức bộ máy kế toán hợp lý có vai trò rất lớn Bộmáy kế toán của công ty được tổ chức một cách chặt chẽ, có sự liên kết cao giữa các

Trang 37

bộ phận kế toán riêng biệt để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, tạo thuận lợi chocông việc kế toán được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác nhất Khi khốilượng công việc lớn, việc phân công công việc cụ thể, chi tiết cho từng bộ phận kếtoán giúp cho công việc được thực hiện nhanh nhất, không bị chồng chéo lên nhau,quá nhiều người cùng đảm nhiệm một việc hoặc một người đảm nhận quá nhiềuviệc Việc tổ chức bộ máy kế toán khoa học sẽ giúp cho việc cung cấp thông tin đếnnhà quản trị được nhanh nhất, chính xác nhất tạo điều kiện cho việc đề ra cácphương án kinh doanh tốt nhất cho công ty.

- Trang thiết bị:

Một công ty muốn đạt hiệu quả công việc cao ngoài đội ngũ nhân viên thìtrang thiết bị công ty cũng có ảnh hưởng lớn đến môi trường làm việc, tác động đếnchất lượng công việc đạt được Công ty đã trang bị khá đầy đủ các thiết bị cần thiết

để phục vụ cho công việc của nhân viên, từ đó tạo được môi trường làm việc thoảimái, năng suất công việc tạo ra hiệu quả nhất Nhưng bên cạnh đó, trang thiết bịcông ty cung cấp vẫn chưa phục vụ được tốt nhất cho công việc của kế toán, cácphần mềm kế toán vẫn chưa được áp dụng, do đó cũng hạn chế phần nào năng suấtlàm việc của nhân viên

Công ty cần nâng cao hơn nữa việc áp dụng khoa học công nghệ vào trongcông việc để thúc đẩy hiệu quả công việc đạt mức cao nhất, cung cấp thong tin chonhà quản trị chính xác nhất

- Đội ngũ nhân viên kế toán:

Nhân viên và cán bộ kế toán là những người có vai trò quan trọng đặc biệttrong bộ máy kế toán, họ là những người lòng cốt tạo nên hiệu quả công việc Nhânviên kế toán của công ty là những người được tuyển dụng kỹ càng, có trình độchuyên môn, được đào tạo và làm việc theo đúng quy định của Nhà nước về phápluật kế toán và quy chế của công ty, nắm vững chế độ và thường xuyên cập nhậtnhững thay đổi của chế độ kế toán Việt Nam hiện hành Đội ngũ nhân viên kế toántrẻ, nhiệt tình vì vậy nên phong cách làm việc năng động, trách nhiệm, tinh thần họchỏi, trao dồi kỹ năng cao

Nhờ đó mà công việc của phòng kế toán được thực hiện một cách tốt nhất,công việc không bị chồng chéo lên nhau, những nghiệp vụ kinh tế phát sinh đượcphản ánh kịp thời, chính xác Cung cấp thông tin kịp thời cho Ban giám đốc raquyết định đúng đắn, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty

31

Ngày đăng: 04/02/2020, 18:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình kế toán tài chính, TS. Nguyễn Tuấn Duy và TS. Đặng Thị Hòa đồng chủ biên, 2010, Đại học Thương mại Khác
2. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp, PGS.TS Đinh Thị Mai, 2011 Khác
3. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính Khác
4. Hướng dẫn của thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/8/2016 và có hiệu lực ngày 1/1/2017 Khác
6. Tài liệu do phòng kế toán của công ty cung cấp: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Hóa đơn GTGT, Sổ Cái, Sổ chi tiết,… Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w