PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG TRƯỜNG TH VẠN PHÚC Số 26/2008/KH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Vạn Phúc, ngày 13 tháng 9 năm 2008 KẾHOẠCHHOẠTĐỘNGNGOẠI KHOÁ Năm học 2008- 2009 Thực hiện kếhoạch năm học 2008- 2009 Căn cứ tình hình thực tiễn của nhà trường, Trường Tiểu học Vạn Phúc xây dựng kế hoạchhoạtđộngngoàigiờ như sau: A. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU Nâng cao chất lượng dạy học hai buổi/ngày, tăng cường các hoạtđộng học tập cho học sinh dưới các hình thức. Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Các hoạtđộng phải phù hợp với mục đích, nội dung giáo dục, phù hợp đặc điểm nhà trường và của địa phương, hình thức tổ chức các hoạtđộng phải phong phú, đa dạng thu hút học sinh. B. NỘI DUNG- HÌNH THỨC I. Nội dung sinh hoạtngoại khoá Sinh hoạtngoại khoá còn được hiểu là các hoạtđộng tập thể nhằm giáo dục toàn diện học sinh. Nội dung sinh hoạtngoại khoá gồm có: + Hoạtđộng tập thể dục và múa hát sân trường + Hoạtđộng văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao + Hoạtđộng bổ trợ cho học văn hoá, liên hệ kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tìm hiểu truyền thống lịch sử, cách mạng của địa phương, các hoạtđộng tình nghĩa "Uống nước nhớ nguồn". II. Hình thức sinh hoạt Là những hoạtđộng tập thể có đông học sinh tham gia. Có thể tổ chức hoạtđộng chung toàn trường, tổ chức theo khối lớp hoặc đối tượng học sinh riêng biệt. Có thể tổ chức trong và ngoài phạm vi nhà trường. C. KẾHOẠCH CỤ THỂ I. Múa hát sân trường Hàng ngày, vào giờ ra chơi mỗi buổi học từ thứ ba đến thứ sáu, tổ chức cho học sinh tập thể dục và múa hát sân trường. Cụ thể như sau: Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Sáng Thể dục nhịp điệu Múa sân trường Thể dục nhịp điệu Múa sân trường Chiều Thể dục tay không Thể dục nhịp điệu Múa sân trường Thể dục tay không Thời gian: Trước khi vào lớp 10 phút. Thực hiện xong vào lớp và học ngay. Người điều khiển cho học sinh sinh hoạt là hai đồng chí phụ trách công tác Đội. Giáo viên chủ nhiệm phải có mặt để quản lí học sinh và hướng dẫn học sinh tập thể dục, múa cho đúng và đẹp. 2. Sinh hoạt tập thể 4 tiết/ tháng theo kếhoạch giáo dục chung Mỗi buổi sinh hoạt trong thời gian 4 tiết. Có thể sinh hoạt chung trong nhà trường, có thể tổ chức theo khối lớp, theo nhóm đối tượng học sinh. Đảm bảo mọi học sinh đều được tham gia 1 buổi/ tháng. Tháng 9. Học tập và tìm hiểu về Luật giao thông Tháng 10. Thi đọc hay- viết đẹp lần I Tháng 11. Rung chuông vàng, hội vui học tập thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam Tháng 12. Tìm hiểu truyền thống quê hương, nghe nói chuyện truyền thống, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ. Thi đấu thể dục, thể thao chào mừng Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tháng 1. Tổ chức Tết trồng cây và phát động phong trào giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp. Tháng 2. Rung chuông vàng Tháng 3. Thi đọc hay viết đẹp lần II và trưng bày vở sạch chữ đẹp Tháng 4. Thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Tháng 5. Thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Người chịu trách nhiệm xây dựng kếhoạch và chỉ đạo thực hiện là Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn. 2. Xây dựng nội dung sinh hoạt cho cả năm và cho mỗi buổi sinh hoạt là Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng, Tổng phụ trách Đội và một số giáo viên có năng lực. Mỗi buổi sinh hoạt có kếhoạch cụ thể. 3. Kết hợp với Hội Phụ huynh học sinh, các ban ngành đoàn thể trong địa phương để tổ chức đạt mục tiêu kế hoạch. 4. Tổng phụ trách chịu trách nhiệm diều hành các buổi sinh hoạt giữa giờ, các giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm quản lí học sinh. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, khó khăn gì, các bộ phận thông báo về Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng để kịp thời giải quyết. Kếhoạch này đã thông qua các tổ chuyên môn. PHT Hà Huy Tráng . hoạt ngoại khoá Sinh hoạt ngoại khoá còn được hiểu là các hoạt động tập thể nhằm giáo dục toàn diện học sinh. Nội dung sinh hoạt ngoại khoá gồm có: + Hoạt. Phúc xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ như sau: A. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU Nâng cao chất lượng dạy học hai buổi/ngày, tăng cường các hoạt động học tập cho