1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bai_tap_KL_tac_dung_vơi_dd_muoi

3 807 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỘT SỐ BÀI TẬP CHỌ LỌC VỀ KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI Phần 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1: Cho 2,144 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với 0,2lit dung dịch AgNO 3 , sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và 7,168 gam chất rắn C. cho B tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,56 gam chất rắn. 1. Tính khối lượng mỗi kim loại trong A. 2. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch AgNO 3 Đáp số: 1. %Fe = 52,24, %Cu = 47,76; 2. 0,32M Bài 2: Cho 1,58 gam hỗn hợp A ở dạng bột gồm Mg và Fe tác dụng với 125ml dung dịch CuCl 2 . Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch b và 1,92 gam chất rắn C. Thêm vào B một lượng dư dung dịch NaOH loãng, lọc kết tủa mới tạo thành. Nung kết tủa đó trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 0,7 gam chất rắn D. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. 1. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong A. 2. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch CuCl 2 Đáp số: %Mg = 11,39, %Fe = 88,6; 2. 0,1M Bài 3: Cho 4,15 gam hỗn hợp bột X gồm Al, Fe tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO 4 0,525M. Khuấy kĩ hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đem lọc được kết tủa A gồm hai kim loại có khối lượng 7,84 gam và dung dịch nước lọc b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A. Đáp số: %Al = 32,53; %Fe = 67,47 Bài 4: Cho 12,88 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào 700ml dung dịch AgNO 3 . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn, thu được chất rắn C nặng 48,72 gam và dung dịch D. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch D rồi nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 14 gam chất rắn. 1. tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu 2. Tính nồng độ C M của dung dịch AgNO 3 Đáp số: %Mg = 13,04, %Fe = 86,96; 2. 0,6M Bài 5: Cho 2,04 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào 200 ml dung dịch CuSO 4 , đến khi phản ừng kết thúc thu được 2,76 gam chất rắn b và dung dịch C. Cho C tác dụng với dung dịch xút dư, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 1,8 gam chất rắn D. 1. Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp A. 2. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch CuSO 4 . Đáp số: 1. %Fe = 82,35, %Mg = 17,56; 2. 0,15M Bài 6: Cho 15,28 gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe vào 1,1 lit dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 0,2M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 1,92 gam chất rắn B. Cho B vào dung dịch H 2 SO 4 loãng không thấy có khí bay ra. Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp A. Đáp số: m Fe = 5,04 gam, m Cu = 10,24 gam Bài 7: Ngâm một lá kẽm nhổ trong dung dịch có chứa 2,25 gam ion kim loại có điện tích 2+. Phản ứng xong khối lượng lá kẽm tăng thêm 0,94 gam. Hãy xác định ion kim loại trong dung dịch. Bài 8: Cho a gam hỗn hợp bột các kim loại Ni và Cu và dung dịch AgNO 3 dư, khuấy kĩ một thời gian cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được 5,4 gam kim loại. Mặt khác cũng cho a gam hỗn hợp bột kim loại trên vào dung dịch CuSO 4 dư, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được kim loại có khối lượng (a + 0,5) gam. a. Viết phương trình hóa học và phương trình ion thu gọn của các phản ứng. b. Tính a. c. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. d. Tính tỉ lệ số nguyên tử Ni/số nguyên tử Cu trong hỗn hợp. Bài 9: Cho 1,68 gam bột Fe và 0,36 gam bột Mg tác dụng với 375 ml dung dịch CuSO 4 , khuấy nhẹ cho đến khi dung dịch mất màu xanh. Nhận thấy khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là 2,82 gam. a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng. b. Xác định nồng độ mol của dung dịch CuSO 4 trước phản ứng. Bài 10: Nhúng thanh kim loại M hóa trị II vào 1120 ml dung dịch CuSO 4 0,2M. Sau phản ứng kết thúc, khối lượng thanh kim loại tăng 1,344 gam và nồng độ CuSO 4 còn lại là 0,05M. Cho rằng Cu kim loại giải phóng ra bám hết vào thanh kim loại M. xác định kim loại M. Bài 11: Nhúng một thanh Mg vào 200ml dung dịch Fe(NO 3 ) 3 1M, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra cân lại thấy khối lượng tăng 0,8 gam. Số gam Mg đã tan vào dung dịch là bao nhiêu? Bài 12: Bài 12: Cho 12,8 g kim loại A hóa trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl 2 thu được muối B. Hòa tan B vào nước để được 400ml dung dịch C. cho C tác dụng với thanh sắt nặng 11,2 gam, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng này tăng 0,8 gam, nồng độ FeCl 2 trong dung dịch là 0,25M. a. Xác định kim loại A. b. Tính nồng độ mol của muối B trong dịch C. Phần 2: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu 2+ và 1mol Ag + đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây giá trị x nào thỏa mãn trường hợp trên? A. 1,5 B. 1,8 C. 2,0 D. 1,2 (Trích đề thi TSĐH Khối A 2009) Câu 2: Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl 2 và CuCl 2 Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là A. 13,1 gam. B. 17,0 gam. C. 19,5 gam. D. 14,1 gam. (Trích đề thi TSĐH Khối B 2008) Câu 3: Cho hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550ml dung dịch AgNO 3 1M. Sau khi các pahrn ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hóa Fe 3+ /Fe 2+ đứng trước Ag + /Ag). A. 64,8 B. 54,0 C. 59,4 D. 14,1 (Trích đề thi TSĐH Khối A 2008) Câu 4: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là A. 2,80 B. 0,64 C. 4,08 D. 2,16 (Trích đề thi TSĐH Khối B 2009) Câu 5: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là A. 1,72 gam. B. 2,16 gam. C. 0,84 gam. D. 1,40 gam. (Trích đề thi TSĐH Khối B 2009) Câu 6: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là A. Fe(NO3)2 và AgNO3. B. AgNO3 và Zn(NO3)2. C. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2. (Trích đề thi TSĐH Khối A 2009) Câu 7: Tiến hành hai thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M; - Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là A. V1 = V2. B. V1 = 10V2. C. V1 = 5V2. D. V1 = 2V2. (Trích đề thi TSĐH Khối B 2008) Câu 8: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là (cho Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65) A. 90,27%. B. 85,30%. C. 82,20%. D. 12,67%. (Trích đề thi TSĐH Khối B 2007) . Fe vào 700ml dung dịch AgNO 3 . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn, thu được chất rắn C nặng 48,72 gam và dung dịch D. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch D rồi. mol/lit của dung dịch AgNO 3 Đáp số: 1. %Fe = 52,24, %Cu = 47,76; 2. 0,32M Bài 2: Cho 1,58 gam hỗn hợp A ở dạng bột gồm Mg và Fe tác dụng với 125ml dung dịch

Ngày đăng: 19/09/2013, 07:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w