Ngoạnmục những cung đường đèo Đất nước hình chữ S xuyên suốt từ Bắc chí Nam, với phần lớn là đồi núi trập trùng. Bạn Cao Mỹ Phương chia sẻ hình ảnh về những cung đường đèo hùng vĩ ngoạnmục và không kém phần nguy hiểm. ĐèoNgoạnMục hay còn gọi là đèo Sông Pha tại tỉnh Ninh Thuận. Đỉnh đèo là nơi giao thoa giữa hai miền khí hậu nóng lạnh rõ rệt nhất. Từ Eo Gió trên đỉnh cao nhất nhìn xuống thung lũng Ninh Sơn thấy những con đường đèongoằn ngoèo len lỏi trong rừng cây xanh hoang lạnh. Xa hơn là đồng bằng Phan Rang với dòng sông Cái uốn lượn. Với chiều dài 18,5km, độ cao trong khoảng 200m ở điểm thấp nhất và lên tới 980m ở đỉnh đèo, con đường vừa uốn lượn vừa gấp khúc, đặc biệt có đoạn cua gần như là một vòng tròn khép kín. Do vậy đây cũng là đèo có độ dốc lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Chỉ vài bước thôi, sang đến Đơn Dương là nghe cái mát rười rượi của một vùng thảo nguyên trên cao với những cánh đồng rau cải xanh ngút mắt và những lối hoa dã quỳ sót lại vàng đến ngẩn ngơ. Gió từ lòng hồ thủy điện Đa Nhim thổi qua những vạt cỏ thảo nguyên Dran và vụng về trong những hẻm phố tỏa nắng của thị trấn vài trăm nóc nhà mới, cũ chen nhau, bỗng thấy thèm thuồng phút dừng chân nhấp ngụm cà phê tận hưởng cái thi vị sơn cước trước khi trải lòng mình với thảo nguyên bình yên này. Đèo Dran nối thị trấn Dran với vùng Cầu Đất, là con đèo ngắn (khoảng 10 km) mang sắc thái cao nguyên, bất thường và dữ dội với những con dốc gấp, ngờm ngợp gió xoáy trên đầu. Đèo Dran như cô gái dậy thì nằm ngủ muộn, biếng lười trong cái lạnh cao nguyên. Theo một cung đường khác đến Đà Lạt, đèo Prenn hung vĩ hoang sơ với những khúc cua quanh co uốn lượn rất đẹp, hai bên đường là những rừng thông xanh mướt góp phần tạo nên khí hậu mát mẻ của thành phố ngàn hoa. Và như vỡ òa cảm xúc khi đứng trước thảo nguyên Lang Biang đầy chất thơ trữ tình. Thả lòng mình gối đầu lên lá thông khô, hít thở tròn đầy ý nghĩa của bình yên mà núi rừng mang lại. Trên hành trình xuyên Việt ra Bắc vào Nam hơn 700 năm qua, Hải Vân luôn là một địa danh ấn tượng. Đèo dài 21 km vắt ngang những ngọn núi cao ngất và là đỉnh núi cuối cùng của một mạch Trường Sơn đâm ngang ra biển. Với độ cao ở đỉnh đèo là 496m so với mực nước biển, Hải Vân nổi tiếng là đường đèo đẹp nhất và cũng hiểm trở nhất Việt Nam. Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông trong một lần vi hành đã dừng lại trên đỉnh đèo ngắm cảnh non song cẩm tú nối liền một dãy Bắc Nam. Ngạc nhiên trước cảnh đẹp và sự hùng vĩ của trời mây nơi đây, nhà vua đã phong tặng cho Hải Vân tên gọi “Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan”. Từ trên đỉnh đèo phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh TP Đà Nẵng bên bờ sông Hàn. Xa hơn một chút là đỉnh Sơn Trà quanh năm mây phủ với câu ca gợi cho người nghe nhớ về một mối tình trắc trở của một đôi trai gái ở hai bên đèo: "Chiều chiều mây phủ Sơn Trà. Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm" và "Chiều chiều mây phủ Hải Vân. Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn". Đầu năm 2005, lịch sử đã sang trang mới cho đèo Hải Vân khi hầm đường bộ qua đèo Hải Vân chính thức được thông xe sau 5 năm khởi công xây dựng. Chấm dứt những hành trình gian khổ vượt đèo đầy nguy hiểm. Mở ra một vận hội mới nối liền một mạch dãy đất miền Trung đầy nắng gió. Giờ thì đèo Hải Vân đã chính thức thoát khỏi gánh nặng giao thông, dành chỗ cho du khách nhàn tản cùng muôn lá ngàn hoa của con đèo bốn mùa mây phủ này. Những gì thiên nhiên ban tặng, qua thời gian và qua bàn tay con người, sẽ trở thành những giá trị nhân văn. Đến Hải Vân là đến với nơi giao thoa giữa hai vùng đất, là thỏa mãn tâm lý chiếm lĩnh đỉnh cao, hòa mình trong âm vọng sử thi của bao dấu chân người Việt xưa đi mở cõi, bồi hồi thương nhớ quá khứ thẳm sâu của một khúc ruột miền Trung. Đến với nơi địa đầu tổ quốc, là đến với núi rừng Việt Bắc xa xôi, cái nôi của cách mạng Việt Nam. Tìm về cảm giác ngây ngất choáng ngợp trước muôn trùng mây núi, lọt thỏm giữa đại ngàn mênh mông. Thưởng ngoạn vẻ điệp trùng hùng vĩ và hoang sơ của đại ngàn Hoàng Liên. Lắng nghe hơi thở của núi rừng, chảy trong huyết quản - âm vang từ bốn ngàn năm văn hiến. Cổng trời - đỉnh đường bộ cao nhất Việt Nam (2.050m so với mực nước biển) là ranh giới giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu - đèo Trạm Tôn thuộc quốc lộ 4D như con rắn dài ngoằn ngoèo len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ - nóc nhà Đông Dương. Đâu đó những sắc màu thổ cẩm của người dân tộc như hơi ấm giữa núi rừng hoang sơ. . Phương chia sẻ hình ảnh về những cung đường đèo hùng vĩ ngoạn mục và không kém phần nguy hiểm. Đèo Ngoạn Mục hay còn gọi là đèo Sông Pha tại tỉnh Ninh Thuận Ngoạn mục những cung đường đèo Đất nước hình chữ S xuyên suốt từ Bắc chí Nam, với