Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngược dòng, nguồn tán laser. Nghiên cứu tiến hành mô tả trên 47 trường hợp tán sỏi niệu quản bằng nội soi ngược dòng với máy tán laser từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2011 tại Bệnh viện Việt Tiệp, Hải phòng.
Trang 1Nghiên cứu Y học Y Học TP Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TÁN SỎI NIỆU QUẢN NỘI SOI NGƯỢC
DÒNG BẰNG MÁY TÁN LASER
Bùi Văn Chiến*, Nguyễn Công Bình * , Nguyễn Mạnh Thắng * , Lê Thế Cường * , Đỗ Minh Tùng *
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngược dòng,
nguồn tán laser
Số liệu và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả 47 trường hợp tán sỏi niệu quản bằng nội soi ngược
dòng với máy tán laser từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2011 tại Bệnh viện Việt Tiệp, Hải phòng
Kết quả: Thời gian tán sỏi trung bình 45,3 phút Thời gian hậu phẫu trung bình 3,15 ngày Tỷ lệ thành
công 41/47 trường hợp (87,2%) 2 trường hợp phải kết hợp ESWL, 3 trường hợp chuyển mổ mở Niệu quản 1/3 trên tán thành công 12/14 trường hợp Niệu quản 1/3 dưới tán thành công 19/23 trường hợp
Kết luận: Việc sử dụng ống soi mềm và nguồn tán laser trong tán sỏi niệu quản mang lại hiệu quả cao, ít
biến chứng, có thể áp dụng tốt với sỏi niệu quản trên cao, kích thước sỏi lớn có mật độ chắc
Từ khóa: Sỏi niệu quản, nội soi niệu quản ngược dòng
APSTRACT
EVALUATE THE RESULT OF URETER STONE TREATMENT BY LASER LITHOTRIPSY
Bui Van Chien, Nguyen Cong Binh, Nguyen Manh Thang, Le The Cuong, Do Minh Tung
* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 16 - Supplement of No 3 - 2012: 520-522
Introduction and Purpose: To evaluate the result of ureter stone treatment by laser lithotripsy
Materials and Method: A total of 47 ureter stone patient underwented laser lythotripsy from Jannuary
2010 to June 2011 in Viet tiep hospital, HP
Results: the mean duration of the procedure is 45,3 minute The mean post-op hospital is 3,15 days The
stone-free rate 87,2%, combination with ESWL in 2 cases 3 cases must be treated by open- operation
Conclusion: The initial result of laser lithotripsy for ureter stone has hight result
Key words: Ureteral stone, URS
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến trên
thế giới cũng như ở Việt Nam, trong đó sỏi
niệu quản chiếm 25-30%(4) Phần lớn sỏi niệu
quản do sỏi từ thận rơi xuống chiếm 80% các
trường hợp Sỏi niệu quản khi gây tắc đường
niệu là loại sỏi gây ảnh hưởng lớn nhất đến
thận hơn bất cứ loại sỏi nào ở thận, nhanh
chóng gây suy thận, giãn thận
Điều trị nội khoa chỉ áp dụng đối với những
sỏi nhỏ <4mm, chức năng thận còn tốt Tuy
nhiên đối với những sỏi lớn hơn, hình thù góc
cạnh hoặc viêm dính thì điều trị nội khoa không
có kết quả
Hiện nay cùng với sự phát triển của các dụng cụ nội soi, các phương pháp điều trị sỏi ít xâm lấn ngày càng áp dụng rộng rãi như phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi, tán sỏi qua da hoặc nội soi ngược dòng lấy sỏi niệu quản sử dụng máy tán xung hơi hoặc laser Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm, trong đó tán sỏi nội soi ngược dòng bằng máy tán Laser là phương pháp mới giúp xử trí hiệu quả sỏi ở tất
cả các vị trí của niệu quản
* Bệnh viện Việt Tiệp- Hải Phòng
Trang 2Y Học TP Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Trong thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng
6/2011 tại Khoa ngoại tiết niệu - Bệnh viện Việt
Tiệp, chúng tôi đã thực hiện 47 trường hợp tán
sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng nguồn
tán laser và thực hiện nghiên cứu này nhằm mục
tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tán sỏi
nệu quản bằng máy tán Laser
ĐỐI TUỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 47 trường hợp sỏi niệu quản được điều
trị bằng phương pháp nội soi tán sỏi ngược dòng
sử dụng nguồn tán laser tại Khoa Ngoại tiết
niệu, Bệnh viện Việt Tiệp - Hải phòng từ tháng
1/2010 đến tháng 6/2011
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả
Chọn bệnh nhân
- Sỏi niệu quản ở tất cả các vị trí
- Chức năng thận còn tốt
- Không có dị dạng niệu quản
Phương pháp thực hiện
- Dụng cụ:
+ Ống soi niệu quản mềm 7,5Fr
+ Năng lượng Homium laser
+ Sợi dây truyền Laser 200µm
+ Nguồn sáng, camera, màn hình
- Quá trình tán sỏi:
+ Đặt ống soi mềm theo Guide wire luồn
trong ống soi lên niệu quản
+ Khi phát hiện sỏi, đưa dây truyền laser qua
kênh hoạt động của ống soi và tiến hành tán sỏi
thành những mảnh nhỏ < 3mm, gắp các sỏi vụn
hoặc bơm rửa lấy hết mảnh sỏi
+ Đặt thông JJ niệu quản - bể thận cho tất cả
các bệnh nhân sau tán sỏi
- Kiểm tra kết quả:
+ Chụp phim XQ và siêu âm ngay sau tán
sỏi
+ Hẹn bệnh nhân khám lại sau 1 tháng
KẾT QUẢ
Đặc điểm lâm sàng
- Tuổi: Tuổi trung bình 41,52 (từ 21 – 65 tuổi)
- Giới: Nam 26 (55,3%), nữ 21 (44,7%)
- Triệu chứng khi vào viện:
Đa số các bệnh nhân đến khám vì cơn đau quặn thận điển hình 23 BN (48,9%), 15 TH (31,9%) đến khám vì đau thắt lưng, 9 TH (19,2%) siêu âm tình cờ phát hiện sỏi
Đặc điểm cận lâm sàng Bảng 1: Vị trí sỏi
Bảng 2: Kích thước sỏi
Bảng 3: Đậm độ cản quang của sỏi
Đậm độ cản quang của viên sỏi so với cột sống
Số bệnh nhân
Tỷ lệ%
Kết quả tán sỏi
- Thời gian tán sỏi trung bình 45,5 phút (30 -70ph)
- Thời gian hậu phẫu trung bình 3,15 (2-5 ngày)
- Tán sỏi thành công:
Bảng 4: Tán sỏi thành công liên quan đến vị trí sỏi
sỏi
Số BN thành công
Biến chứng
- Nhiễm khuẩn niệu: 5 bệnh nhân (10,6%)
- Đái máu: 4 bệnh nhân (8,5%)
Trang 3Nghiên cứu Y học Y Học TP Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
BÀN LUẬN
Hiện nay, cùng với sự phát triển của phẫu
thuật nội soi và các dụng cụ nội soi hiện đại,
bệnh nhân sỏi niệu quản có rất nhiều sự chọn
lựa trong việc điều trị, rất ít trường hợp phải mổ
mở lấy sỏi Phương pháp chủ yếu hiện tại là sử
dụng nội soi ngược dòng với các thế hệ máy tán
xung hơi hoặc laser mang lại hiệu quả cao, đây
đều là những phương pháp điều trị ít xâm lấn, ít
tổn thương niệu quản
Phương pháp tán xung hơi đã được trang bị
cho nhiều bệnh viện có ưu điểm giá thành thấp,
chi phí đầu tư ít tốn kém, tuy nhiên việc sử dụng
ống soi cứng hạn chế hiệu quả trong việc tán sỏi
ở vị trí niệu quản 1/3 trên, cùng với đó nguồn
tán xung hơi sẽ gặp khó khăn đối với những sỏi
có kích thước lơn và mật độ rắn chắc
Trong nghiên cứu của chúng tôi, việc sử
dụng ống soi mềm và nguồn tán laser đã khắc
phục được những nhược điểm trên
Lựa chọn kích thước sỏi để tán laser trong
nhiên cứu này không gặp nhiều khó khăn, với 13
trường hợp sỏi có kích thước >15mm (27,7%),
đây là kích thước sỏi mà hiệu quả tán sỏi sẽ
không cao nếu tán bằng máy tán xung hơi,
chúng tôi chỉ gặp 1 trường hợp thất bại nhưng
nguyên nhân chủ yếu không phải do kích thước
mà do vị trí sỏi sát bàng quang không đặt được
ống soi niệu quản
Tán sỏi bằng nguồn tán laser hiệu quả đối
với cả những sỏi có mật độ rắn chắc, trong
nghiên cứu này có tới 72,3% sỏi có mật độ bằng
hoặc lớn hơn cản quang của cột sống Kết quả
này phù hợp với nhiều nghiên cứu của Dương
văn Trung(1), Grasso M, Chalik Y(2)
Về thời gian tán sỏi, trung bình là 45,5
phút, thời gian lâu nhất là 70 phút, quá trình
tán sỏi trong nghiên cứu của chúng tôi thường
chỉ gặp khó khăn trong việc đặt máy soi lên
niệu quản do hẹp lỗ niệu quản, do sỏi sát lỗ
niệu quản, nguyên nhân này làm cho thời gian
tán sỏi kéo dài
Thời gian hậu phẫu trung bình là 3,15 ngày,
lâu nhất là 5 ngày, đây là trường hợp bệnh nhân
có biến chứng đái máu
Kết quả tán sỏi bước đầu của chúng tôi thành công 41/47 trường hợp (87,2%) cũng tương tự với các tác giả khác như Dương Văn Trung(1), Mulvaney W.P, Beck C W(3)
Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ thành công cao nhất là những sỏi niệu quản 1/3 giữa, sỏi niệu quản 1/3 trên có 2 trường hợp thất bại (4,3%), đây là những trường hợp sỏi di chuyển vào trong các đài thận chúng tôi thất bại do cổ đài thận hẹp không tiếp cận được sỏi đã phải kết hợp tán sỏi ngoài cơ thể Với sỏi niệu quản 1/3 dưới có 3 trường hợp chúng tôi phải chuyển mổ
mở do sỏi nằm sát bàng quang gây hẹp lỗ niệu quản không đặt được ống soi niệu quản Những trường hợp này có thể xác định trước dựa trên phim chụp niệu đồ tĩnh mạch
Quá trình tán sỏi bằng laser đòi hỏi độ chính xác cao, cùng với việc lựa chọn cường độ laser hợp lý giúp cho việc tán sỏi hiệu quả và tránh được các biến chứng như rò niệu quản, chảy máu niệu quản Nghiên cứu của chúng tôi có 4 trường hợp (8,5%) có biến chứng đái máu, đây là những trường hợp sỏi viêm dính, mật độ chắc, việc tán sỏi gây tổn thương thành niệu quản
KẾT LUẬN
Việc sử dụng ống soi mềm và nguồn tán laser trong tán sỏi niệu quản mang lại hiệu quả cao, ít biến chứng, có thể áp dụng tốt với sỏi niệu quản trên cao, kích thước sỏi lớn có mật độ chắc, đây là một sự lựa chọn tốt trong việc điều trị sỏi niệu quản
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Dương Văn Trung (2010) Bước đầu tán sỏi thận nội soi ngược dòng bằng năng lượng Laser, Y học Việt Nam tháng 11/2010, tr 577-581
2 Graso M, Chalik Y (1998) principles and aplications of laser lithotripsi: Experience with the holmium laser lithotrite J Clin laser Med Sur 1998; 16:3-7
3 Mulvaney,W.P.and Beck,C.W (1968) The laser beam in urology
J Urol 1968;99:112
4 Trần Quán Anh (2001), sỏi niệu quản, Bệnh học ngoại khoa tập
2, Nhà xuất bản Y học Hà nội, tr 140-145
5 Watson GM, Smith N.A (1993) Comparison of the pulsed dye and holmium lasers for stone fragmentation: In vitro studies and clinical experience SPIE vol 1879 laser in Urology, Gynaecology and general Surgery 1993: 139-142