Tuyênchiếnvớitậtănngậm Gửi lúc 16:33 - T5, 18/06/2009 Đối với các bà mẹ, đặc biệt là các mẹ phải đi làm, ngoài việc chăm lo nuôi dưỡng và dạy dỗ con, họ còn có rất nhiều việc khác phải quán xuyến. Và vì thế, mỗi phút giây ở bên con đều rất quý giá. Nhưng không phải bà mẹ nào cũng được may mắn dành những khoảng thời gian này để vui đùa cùng bé con, nhất là khi bé có tậtngậm ăn. Thử làm một phép tính, mỗi bữa ăn cho con họ mất gần 2 giờ đồng hồ thì mỗi ngày họ mất tối thiểu 6 giờ đồng hồ chỉ để cho con ăn: Mẹ mệt, con cũng mệt! Cuộc chiến của mẹ và con Từ khi bé My tròn một tuổi là chị Phương, mẹ bé, bắt đầu bước vào giai đoạn “cực khổ” trong việc cho bé ăn. Công việc chiếm nhiều thời gian nhất của chị là bữa ăn trưa và chiều của con. Trong mỗi bữa ăn của My, hàng xóm nghe cả tiếng la, hét của người mẹ, rồi tiếng Khóc lóc của con. Chị cho biết, bữa ăn nào của My cũng tốn gần 2 giờ đồng hồ. Và chị cảm thấy mệt mỏi thật sự mỗi khi thực hiện công việc cho ăn. Chị thổ lộ: “con bé nó cũng lạ, nếu mình không kiên trì cho nó ăn thì cả ngày nó cũng chẳng đòi ăn gì mới bực chứ. Nếu cứ kéo dài tình trạng này, đến lúc mình mệt không theo nữa thì con bé suy dinh dưỡng mất.” Phương pháp của mẹ Chị bắt đầu mang chuyện ănngậm của bé kể cho các bậc “tiền bối” và nhờ họ chỉ cho phương pháp “trị tính ăn ngậm” của My. Một trong những cách chị học được là vừa cho bé ăn vừa cho bé uống nước canh. Nghĩa là khi thấy bé bắt đầu ngậm thì lập tức cho bé uống ngay một muỗng canh. Có nước vào, miệng đầy, bắt buộc phải nuốt, thế là bé không ngậm nữa. Nhờ vậy, chị đã rút ngắn được thời gian cho bé ăn xuống chỉ còn khoảng một giờ. Tuy nhiên, khắc phục được tậtănngậm của bé thì chị lại lo con mình sẽ mắc bệnh bao tử vì “đút cơm rồi cho canh vào là bé toàn nuốt không à, chẳng thấy nhai gì cả”. Quy định thời gian cho ăn – đó là cách mà chị Tuyết Minh đã áp dụng để “trị” chứng ănngậm của con mình. Thời gian đầu ăn dặm, chị đã xay thức ăn thật nhuyễn và kiên nhẫn đút cho con, dù có bao lâu thì chị cũng cố gắng để “nạp” thức ăn cho bé yêu của mình. Nhưng rồi chị được người thân dạy rằng “khi bé qua 6 tháng thì không nên cho ăn thức ăn nhuyễn quá mà nên có chút lợn cợn để tập cho bé phản xạ nhai thức ăn. Ngoài ra, nếu một bữa ăn mà kéo dài quá thì bé sẽ ngang dạ, nên quy định một bữa ăn của bé chỉ từ 30-45 phút thôi. Nếu quá thời gian này mà bé vẫn ăn không hết thì bỏ phần thức ăn thừa, sau đó thì cho bé ăn hoặc uống bù thêm thức ăn khác như bánh, sữa, chè, nước ép trái cây hoặc ăn bổ sung trái cây tươi cũng là cách tăng năng lượng cho cơ thể bé.” Ngoài ra, chị Minh cũng chia sẻ thêm bí quyết khắc phục cách ănngậm của con mình là vào giờ ăn, không nên bế bé đi lung tung mà nên để bé ngồi vào ghế ăn, hoặc ngồi một chỗ. Chọn cho bé một món đồ chơi để bé tập trung khám phá nó, bé sẽ nhai nhanh hơn. Đây chính là cơ hội tốt để các bà mẹ rút ngắn thời gian cho bé ăn một cách hiệu quả nhất. Ý kiến của chuyên gia Trước tiên là về tác hại của việc ăn ngậm: • Việc ănngậm sẽ kéo dài thời gian ăn, làm bé ngang dạ và không ăn đủ số lượng cần thiết. • Ngậm thức ăn lâu trong miệng dễ gây Sâu răng và nha chu, hư hại men răng. • Trường hợp bé ngậm cơm kèm Bú cơm thì sẽ ảnh hưởng đến khung hàm bé gây hô, móm… • Chưa hết, khi mẹ mất quá nhiều thời gian và công sức vào việc cho bé ăn mà không đạt kết quả, mẹ sẽ dễ bực bội và cáu gắt, dẫn đến ép uổng, la mắng con làm ảnh hưởng tâm lý mẹ và con cũng bị biếng ăn do tâm lý. • Về những phương pháp mẹ sử dụng: Các mẹ có thể yên tâm là phương pháp cho bé ăn cơm kèm canh hoặc uống nước trong bữa ăn sẽ không làm bé Bị đau dạ dày (bao tử). Ngồi một chỗ để ăn hay vừa ăn vừa đi lòng vòng cũng không sao, tùy hoàn cảnh của gia đình và tính cách của từng bé, miễn là bé và mẹ thoải mái, bé được ăn đủ số lượng thức ăn và hợp vệ sinh. Cách khắc phục trẻ ăn ngậm: Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, trung tâm Dinh dưỡng tp. HCM cho rằng, việc bé ănngậm là do nhiều nguyên nhân. Trước tiên, các ông bố bà mẹ cần tìm ra nguyên nhân rồi mới chọn hướng khắc phục tật này: Xem lại thành phần và cách chế biến thức ăn cho trẻ có phù hợp hay không. Ví dụ như thức ăn quá thô, lợn cợn làm bé khó nhai hay nuốt thức ăn quá đặc, nhiều thịt…Nếu vậy, thức ăn cho trẻ cần nấu mềm, loãng hơn, có thể tán qua rây inox để thức ăn mịn hơn. Một chén thức ăn 200ml chỉ cần cho 30g chất đạm (khoảng 2 muỗng canh) là đủ. Bé làm biếng nhai do ngán khi được cho ăn hoài một mùi vị nào đó (như có nhiều bà mẹ chỉ cho con ăn đồ hầm xương, khoai tây, cà rốt liên tục mà không thay đổi) hay thức ăn được nêm quá mặn: Cần thay đổi món ăn thường xuyên cho trẻ, đa dạng thực phẩm chế biến để trẻ không bị ngán, nêm nếm thức ăn cho trẻ cần nêm nhạt hơn khẩu vị của người lớn một chút. Khi đút bé ăn, nên đút muỗng đầy vì khi bé đầy miệng, bé sẽ nhai, không ngậm như khi miệng chỉ có ít thức ăn. Trong bữa ăn, thường xuyên làm trơn cổ bé bằng một ít nước canh, nước lọc, Sữa chua, trái cây mềm… Một vài phương pháp tập nhai cho bé: • Không xay nhuyễn thức ăn của bé nữa. • Mẹ có thể nhai mẫu cho bé nhìn và làm theo. • Lựa chọn thực phẩm chín mềm hoặc giòn… để tập nhai trước cho dễ dàng, các thức ăn dai, cứng tập sau • Có thể cắt nhỏ thức ăn thành đoạn vừa ăn cho bé dễ nhai nuốt trong giai đoạn đầu. Theo: Bibi . vừa cho bé ăn vừa cho bé uống nước canh. Nghĩa là khi thấy bé bắt đầu ngậm thì lập tức cho bé uống ngay một muỗng canh. Có nước vào, miệng đầy, bắt buộc. sẽ mắc bệnh bao tử vì “đút cơm rồi cho canh vào là bé toàn nuốt không à, chẳng thấy nhai gì cả”. Quy định thời gian cho ăn – đó là cách mà chị Tuyết Minh