1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề BDHSG TV 5- Đề 5

3 331 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 49 KB

Nội dung

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 4 - 5 - TIẾNG VIỆT =============================================================================================== ĐỀ LUYỆN SỐ 4 Thứ , ngày .tháng năm . PHẦN THỨ NHẤT : ĐỌC HIỂU BÃO Buổi chiều hôm ấy, không khí nặng nề như ngâm hơi ước. Trời tối sẫm. Những đám mây đen trông gần ta hơn. Gió trước còn hiu hiu mát mẻ, sau bỗng ào ào kéo đến như tiếng thác chảy nghe tận đằng xa. Đến nửa đêm thì bốn phương trời đều như có gió nổi lên, họp thành một luồng mạnh gớm ghê. Thỉnh thoảng, luồng đông nam gặp luồng tây bắc quay cuồng, vật lộn như giận dữ, hò reo, một lúc lại tan như mưa đang to bỗng tạnh. Gió lại im như trốn đâu mất. Rồi đột nhiên lại kéo đến rất mau, chốc chốc lại rít lên những tiếng ghê sợ trên các ngọn cây. Vạn vật dường như sụp đổ dưới cơn bão loạn cuồng. Mãi đến sáng hôm sau, cơn bão mới ngớt. Một cảnh tượng tang thương hiện ra. Cây nào, cây nấy cành lá xơ xác; lá rụng đầy vườn. Gốc bưởi bên bể nước bật rễ lên, nằm ngang trên mặt đất, quả lăn lông lốc khắp sân. - Hàn Thế Du - 1. Bài văn trên tả gì? Vì sao em biết? 2. Bài văn có mấy đoạn.? Nêu ý chính của từng đoạn? 3. Những chi tiết nào miêu tả sự xuất hiện của cơn bão sắp tới? 4. Liệt kê các từ ngữ miêu tả sức mạnh của cơn bão? 5. Câu văn nào tả cảnh tang thương của cảnh vật sau cơn bão? 6. Em thích hình ảnh nào nhất trong bài? Vì sao? 7. Tìm các động từ có trong đoạn 2? PHẦN THỨ HAI: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Hãy chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ đồng nghĩa để hoàn thành đoạn văn sau: Hồ về thu, nước (1) ,(2) . Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng ( 3) . Bây giờ, sen trên đã gần tàn nhưng còn (4) .mấy đoá hoa nở muộn. Mùi hương thơm đưa theo chiều gió (5) . Thuyền theo gió từ từ mà đi ra giữa khoảng (6) . Đêm thanh, cảnh vắng bốn bề (7) . . Theo Phan Kế Bính 1. trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng. 2. bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi. 3. nhấp nhô, lan toả, lan rộng, lăn tăn, li ti. 4. thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng. 5. thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát. 6. trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông. 7. yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ. 2. Tìm các từ không cùng nghĩa với các từ trong nhóm: ====================================================================================== Email: phamkhacl@yahoo.com - BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHẠM KHẮC LẬP - TIỂU HỌC CAO NHÂN - THUỶ NGUYÊN - HẢI PHÒNG 1 BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 4 - 5 - TIẾNG VIỆT =============================================================================================== a) - tổ quốc, tổ tiên, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước. b) - quê hương , quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ xở, nơi chôn rau cắt rốn. c) - anh hùng, trung dũng, chăm chỉ, chiến đấu,chất phác, hiền lành, yêu nước thương nòi, chịu thương chịu khó. c) tài giỏi, tài tình, tài ba, tài chính, tài năng, tài đức, tài hoa, tài đức. 3. Xác định chủ ngữ(CN), vị ngữ(VN) trong các câu văn sau: a) – Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến. . b) - Chị Loan rất thật thà. . c) - Thật thà là phẩm chất đáng quý của chị Loan. d) - Tôi rất thích những sự thật thà của chị Loan. 4. Hãy xác định từ loại ( danh từ, động từ, tính từ) của từ “thật thà” trong các câu trên: - Trong câu a, từ “thật thà” là - Trong câu b, từ “thật thà” là - Trong câu c, từ “thật thà” là - Trong câu d, từ “thật thà” là 4. Tìm các từ trái nghĩa trong các câu tục ngữ, thành ngữ sau: a) – Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. b) - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. c) - Chết vinh còn hơn sống quỳ. d) - Chết vinh còn hơn sống đục. e) - Chết trong còn hơn sống đục. g) - Ngày nắng đêm mưa. h) - Khôn nhà dại chợ. i) - Chân cứng đá mềm. k) - Việc nhỏ nghĩa lớn. PHẦN THỨ BA: CẢM THỤ VĂN HỌC VÀ TẬP LÀM VĂN 1. Cho đoạn thơ sau: “ Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm , tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở bên Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người” ( Nguyễn Duy) Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng phép tu từ nào để ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cây tre: sự đùm bọc, đoàn kết? Nêu những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên. 2. Sau bao ngày nắng gắt, cây cối khô héo xác xơ. Vạn vật đều lả đi vì nóng nực. Thế rồi cơn mưa cũng đến. Cây cối hả hê, vạn vật được thêm sức sống. Em hãy tả cơn mưa tôt lành đó ====================================================================================== Email: phamkhacl@yahoo.com - BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHẠM KHẮC LẬP - TIỂU HỌC CAO NHÂN - THUỶ NGUYÊN - HẢI PHÒNG 2 BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 4 - 5 - TIẾNG VIỆT =============================================================================================== ====================================================================================== Email: phamkhacl@yahoo.com - BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHẠM KHẮC LẬP - TIỂU HỌC CAO NHÂN - THUỶ NGUYÊN - HẢI PHÒNG 3 . HỌC SINH GIỎI LỚP 4 - 5 - TIẾNG VIỆT =============================================================================================== ĐỀ LUYỆN SỐ 4 Thứ ,. kéo đến như tiếng thác chảy nghe tận đằng xa. Đến nửa đêm thì bốn phương trời đều như có gió nổi lên, họp thành một luồng mạnh gớm ghê. Thỉnh thoảng, luồng

Ngày đăng: 18/09/2013, 14:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w