1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

trò chơi giải ô chữ

5 24,1K 206
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 42,5 KB

Nội dung

* Mở rộng : Chị gái của Chủ tịch Hồ Chí Minh tên Nguyễn Thị Thanh, ngoài ra còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên.. * Mở rộng : Ngày 14/01/1926, Chủ tịch Hồ Chí Minh với bí danh Vương Đạt

Trang 1

PHẦN II : VỀ ĐÍCH (GIẢI Ô CHỮ)

Câu 1 : - Ô chữ gồm 14 chữ cái

- Tên khai sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

* Đáp án : NGUYỄN SINH CUNG

* Mở rộng : Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/05/1890 với tên gọi Nguyễn Sinh

Cung tại Hoàng Trù, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ

An

Câu 2 : - Ô chữ gồm 14 chữ cái

- Họ, tên chị gái của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

* Đáp án : NGUYỄN THỊ THANH

* Mở rộng : Chị gái của Chủ tịch Hồ Chí Minh tên Nguyễn Thị Thanh, ngoài ra còn

có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên

Câu 3 : - Ô chữ gồm 15 chữ cái

- Họ, tên anh trai của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

* Đáp án : NGUYỄN SINH KHIÊM

* Mở rộng : Anh trai của Chủ tịch Hồ Chí Minh tên Nguyễn Sinh Khiêm, ngoài ra

còn có tên là Nguyễn Tất Đạt

Câu 4 : - Ô chữ gồm 13 chữ cái

- Họ, tên em trai của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

* Đáp án : NGUYỄN SINH XIN

* Mở rộng : Em trai của Chủ tịch Hồ Chí Minh tên Nguyễn Sinh Xin, sinh cuối năm

1900 tại Huế Sau khi mẹ mất được đưa về Hoàng Trù gởi bà ngoại trông nom, nhưng vì sức yếu, mấy tháng sau thì mất

Câu 5 : - Ô chữ gồm 10 chữ cái

- Tên ngôi trường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh theo học từ tháng 9/1907?

* Đáp án : QUOÁC HỌC HUẾ

* Mở rộng : Tháng 9/1907, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào học lớp trung đẳng tại Quốc

học Huế

Câu 6 : - Ô chữ gồm 8 chữ cái

- Tên ngôi trường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy học từ tháng 9/1910?

* Đáp án : DỤC THANH

* Mở rộng : Năm 1910, trên đường từ Quy Nhơn đi Sài Gòn, do hết tiền, Chủ tịch

Hồ

Chí Minh đã đến dạy học tại trường Dục Thanh (từ tháng 9/1910 đến tháng 2/1911)

Câu 7 : - Ô chữ gồm 5 chữ cái

- Tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đi tìm đường cứu nước từ cảng Nhà Rồng vào tháng 6/1911?

* Đáp án : VĂN BA

* Mở rộng : Với cái tên Văn Ba ghi trên thẻ nhân viên của tàu A-mi-ran La-tut-sơ

Trang 2

Tơ-rê-vin, một tàu lớn vừa chở hàng, vừa chở khách của hãng Năm Sao,

ngày 05/06/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc sang Pháp

Câu 8 : - Ô chữ gồm 12 chữ cái

- Tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ năm 1919?

* Đáp án : NGUYEÃN ÁI QUỐC

* Mở rộng : Đầu năm 1919, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào Đảng Xã hội Pháp với cái

tên

mới là Nguyễn Aùi Quốc

Câu 9 : - Ô chữ gồm 12 chữ cái

- Bí danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1926?

* Đáp án : VƯƠNG ĐẠT NHÂN

* Mở rộng : Ngày 14/01/1926, Chủ tịch Hồ Chí Minh với bí danh Vương Đạt Nhân

được Đoàn Chủ tịch Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Quốc dân đảng Trung Quốc mời đến dự và phát biểu ý kiến tại phiên họp thứ 9 của Đại hội Trong bài phát biểu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra rất nhiều sự thật để tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam và Hoa Kiều Người kêu gọi : “Tất cả các dân tộc bị áp bức đều cùng chịu sự áp bức của chủ nghĩa đế quốc, chúng ta cần phải cùng nhau

liên hiệp lại, đánh đổ đế quốc Pháp, đánh đổ chủ nghĩa đế quốc trên thế giới … Không phân biệt nước nào, dân tộc nào, tất cả hãy đứng lên chống kẻ thù chung của chúng ta”

Câu 10 : - Ô chữ gồm 10 chữ cái

- Tên một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh kết thúc bằng hai câu :

“Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”

* Đáp án : NGUYÊN TIÊU

* Mở rộng : Bài thơ “Nguyên tiêu” được sáng tác năm 1948, cảm hứng từ một đêm

trăng đẹp nhân chuyến công tác trong kháng chiến chống Pháp Khi cùng một số đồng chí lãnh đạo đi khảo sát địa hình và bàn việc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ứng khẩu đọc bài thơ này :

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”

Đọc xong, Người đã thân mật mời đồng chí Xuân Thuỷ đang có mặt trên

thuyền dịch giùm và Xuân thuỷ đã đọc bài dịch ứng khẩu của mình : “Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Trang 3

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Câu 11 : - Ô chữ gồm 6 chữ cái

- Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” ngày 02/09/1945?

* Đáp án : BA ĐÌNH

* Mở rộng : Ngày 02/09/2945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc

lập” tại vườn hoa Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô

Có thể coi đây là một tác phẩm “Thiên cổ hùng văn” tiếp sau bài “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt và bài “Cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi

Câu 12 : - Ô chữ gồm 9 chữ cái

- Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần?

* Đáp án : QUỐC KHÁNH

* Mở rộng : Ngày 02/09/1969, bệnh tình của Hồ Chủ Tịch mỗi lúc một trầm trọng

Mặc dù đã được các thầy thuốc tập trung mọi khả năng, phương tiện cứu chữa, nhưng vì tuổi cao, bệnh nặng, Người đã không qua khỏi

Vào lúc 9h47’ ngày 02/09/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần sau một cơn đau tim đột ngột rất nặng

* Cụm từ chìa khoá :

Cụm từ nói lên tình cảm của dân tộc Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh

 BÁC HỒ KÍNH YÊU.

Trang 4

HÌNH THỨC VÀ LUẬT CHƠI

A Các đội tự giới thiệu về đội của mình :

- Hình thức : 5 điểm (Giọng nói, cách giới thiệu …)

- Nội dung : 5 điểm (Có ý nghĩa và phù hợp với tên của đội)

B Tiến hành thi :

Phần I : Khởi động (Thời gian 15 phút)

* Luật chơi :

- Mỗi đội trả lời nhanh 10 câu hỏi trong thời gian 3 phút

- Câu hỏi nào chưa trả lời được thì nói “Bỏ qua”

- Nếu còn thời gian, người điều khiển chương trình sẽ đọc lại các câu hỏi đó

- Hết thời gian 3 phút, đội chơi trả lời đến câu hỏi nào thì dừng lại ở câu đó

- Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm

* Lưu ý : Sau mỗi câu trả lời của đội thi, người dẫn chương trình sẽ nói đáp án Đúng/

Sai

BGK và Thư kí theo dõi để chốt số điểm cho mỗi đội chơi

Phần II : Vượt chướng ngại vật (Giải ô chữ) 30 phút

* Luật chơi :

- Mỗi đội chơi sẽ có 4 lượt trả lời câu hỏi và theo thứ tự từ phải sang trái

- Đội chơi có quyền chọn hàng ngang để trả lời, thời gian thảo luận cho mỗi hàng ngang là 1 phút

- Sau 1 phút mà không có đáp án thì quyền trả lời dành cho các đội còn lại Đội chơi nào nhấn chuông trước thì được quyền trả lời Nếu trả lời sai, ô chữ đó dành cho khán giả

- Mỗi ô chữ trả lời đúng được 10 điểm

- Sau khi giải đáp được từ 3 ô chữ trở lên, các đội chơi có quyền trả lời cụm từ chìa khoá Để dành quyền trả lời cụm từ chìa khoá, các đội chơi sẽ nhấn chuông bất cứ lúc nào Trả lời đúng cụm từ chìa khoá được 40 điểm Trả lời sai, mất quyền thi đấu trong phần thi này

- Để giải được cụm từ chìa khoá, các đội chơi phải sắp xếp các chữ cái chìa khoá nằm rải rác trong các ô chữ

* Lưu ý :

Trang 5

- Khi các đội chơi trả lời, BGK và Thư kí theo dõi để chốt số điểm cho mỗi chơi.

- Nếu tìm được cụm từ chìa khoá lúc nào thì cuộc thi dừng tại đó Những ô chữ còn lại sẽ

dành cho khán giả

Phần III : Về đích (30 phút).

* Luật chơi : Gồm hai phần thi năng khiếu

+ Thi hát, ngâm thơ ca ngợi Bác Hồ : (20 phút)

- Các đội chơi được bốc thăm và thực hiện theo yêu cầu của thăm (thơ)

- Thứ tự lên bốc thăm từ phải sang trái

- Văn nghệ : các đội tự chọn bài hát theo chủ đề

- BGK chấm theo thang điểm 10

 Năng khiếu : 5 điểm

 Nội dung : 5 điểm

+ Thi kể chuyện về Bác Hồ : (10 phút)

- Thời gian cho mỗi đội là 3 phút

- Các đội chơi lên kể chuyện theo thứ tự từ phải sang trái

- BGK chấm theo thang điểm 10

 Năng khiếu : 5 điểm

 Chủ đề : 5 điểm

* Lưu ý :

- Sau phần thi này, BGK và Thư kí tổng kết điểm, chuẩn bị phần thưởng để tổng kết cuộc thi

- Trong khi chờ đợi kết quả, người điều khiển chương trình tiến hành phần thi “Dành cho khán giả”

- Có 5 câu hỏi dành cho khán giả Khán giả nào trả lời đúng thì sẽ nhận được một phần

thưởng của Ban tổ chức

Ngày đăng: 18/09/2013, 13:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w