1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Manet

11 272 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Manet - cha đẻ của nghệ thuật hiện đại 00:34 29-12-2008 Con đường hội họa thì rất dài, những chủ nghĩa và các trường phái mỹ thuật thì trải rộng và nhiều vô kể. Nên mong muốn đựơc viết về hội họa chỉ là tạm khơi lên một góc nhỏ nào đó trong cả con đường dài mà thôi. Tôi có thể tạm khái quát cơ bản về những điều tôi muốn viết là chủ nghĩa phục hưng, trường phái ấn tượng và nghệ thuật hiện đại. Chủ nghĩa phục hưng là một bộ sử đồ sộ, là một câu truyện dài, rất dài mà có lẽ tôi cũng chỉ có thể viết được những gì khái quát, tổng quan nhất về nó, để những người bạn tôi, những người quan tâm muốn hiểu về hội họa biết một cách tổng quan cơ bản. Nhưng quả là nó rất dài, mà tôi thì lại đang có cảm hứng để viết về hội họa tiền ấn tượng và ấn tượng. Tất nhiên khi đang có cảm hứng thì không nên làm một cái khác chưa có cảm hứng mà rất là dài được, vì như thế thì đến lúc muốn viết về điều này nó lại không còn cảm hứng gì nữa. Và tất nhiên với hội họa, không có cảm hứng thì khó mà viết ra gì đựơc. Có lẽ bắt đầu cho những bài về trường phái ấn tượng sẽ là về 1 họa sỹ tài danh. 1883). Có 3 M trong hội họa hết sức nổi tiếng là Manet (nói ở bài này), Monet – cha đẻ của trường phái ấn tượng (nói ở bài sau) và Matisse – cùng với Picasso trở thành 2 người khổng lồ của mỹ thuật thế kỷ XX. At the Races Trước khi được liệt vào phạm vi ảnh hưởng của chủ nghĩa ấn tượng, thật ra Manet là ấn tượng. Manet có thời gian đi du lịch nhiều nơi, chính trong thời gian du hành vòng quanh châu Âu này, ông đã có nhiều trải nghiệm và cảm nhận để sau này in lại dấu ấn trong những tác phẩm của mình. Để sau đó những cuộc vận động từ những tác phẩm của ông có ảnh hưởng tới những họa sỹ trẻ mà sau đó sẽ đựơc gọi là “họa sỹ ấn tượng” Gril in the garden at Bellevue À nhân đây cũng kể 1 chuyện là hồi giữa năm 2008 vừa rồi các báo mạng có đưa tin về bức tranh Supervisor Sleeping đựơc bán với giá cao nhất từ trước đến nay khi mà tác giả vẫn còn sống (33,6 triệu $). Bức tranh vẽ một người đàn bà béo ú, béo một cách xấu xí nằm trên 1 chiếc sô-pha. Benefits Supervisor Sleeping của Lucian Freud Có 1 người đã hỏi tôi là có thấy bức tranh đó đẹp không? Tôi trả lời là có và họ rất ngạc nhiên. Họ hỏi tôi thấy đẹp ở chỗ nào khi cái nhân vật trong tranh xấu xí đến thế? Tôi cũng khó để phân tích, tôi có nói qua một chút về bức tranh đó và họ cho rằng tôi đang bịa ra điều để có thể bao biện cho nhận định là “đẹp” của tôi. Thì đây sẽ là phân tích những bức tranh của Manet – một phần để ta thấy nó đẹp vì sao. Nhưng nói thật nghệ thuật là nghệ thuật và cái cảm nhận của mỗi người là sự đánh giá riêng quả là khó đồng nhất được. Nên tôi cảm thấy sung sướng và hạnh phúc khi tôi cảm nhận thấy cái đẹp và cảm thấy cái đẹp toát ra từ những bức tranh tôi xem. Boating Manet là người có học vấn cao, xuất thân từ giới tư sản thượng lưu, vậy mà ông lại vẽ với sự giản dị đáng kinh ngạc. Bức tranh nổi tiếng nhất của ông, và cũng là tác phẩm rất nổi tiếng trong nền hội họa thế giới – Bữa ăn trưa trên cỏ đã tạo lên 1 cơn sóng phẫn nộ mãnh liệt trong công chúng thời đó. Bức tranh này đã cho thấy Manet đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật với nhóm nhân vật trung tâm lấy cảm hứng từ 1 bức hình khắc, bản thân bức tranh này được thực hiện theo 1 bức tranh của Raphael (một trong 3 tiền nhân – người khổng lồ tạo lập chủ nghĩ phục hưng). Tuy nhiên cái làm cho giới phê bình và công chúng công phẫn là tính “thời sự” của bức tranh: thân thể người đàn bà thì lúc nào cũng thế nhưng gương mặt của nàng thì không thể chối cãi được là người đương đại. Người ta tự hỏi nếu những người đàn ông cũng không mặc quần áo thì sự công phẫn có giảm đi không? Manet đã thể hiện cảnh tượng giống thật kinh khủng. Bữa ăn trưa trên cỏ Kỳ lạ chính là sức mạnh tin tưởng lại làm cho bức tranh này không thành công, nhất là với một quan niệm rất đặc biệt về phối cảnh. Người đàn bà tắm suối không nằm trong khuôn khổ mà cũng không ở ngoài phối cảnh. Kích thước của nàng không cân xứng với những người kia, cho nên cảnh tượng có vẻ dựa theo 2 bút pháp khác nhau: người đàn bà tắm không có bóng nổi và có vẻ ở quá xa trong khi nhóm tĩnh vật ở tiền cảnh thì “sống động” đến lạ lùng. Ở giữa là Victorine Meuret – người mẫu ưa thích của Manet. Nàng nhìn kẻ đột nhập là chúng ta không chút bối rối. Người ta có thể nhìn nhận các nữ thần cổ điển có quyền tự nhiên khi khỏa thân, nhưng khi thể hiện 1 phụ nữ trẻ hiện đại với tính chất hiện thực cao như vậy phạm những quy ước của thời đại của mình một cách quá thể - và đó chính là lý do khiến công chúng công phẫn đến thế ở thời điểm bức tranh ra đời. Người thế kỷ XXI đã tái hiện bức tranh nổi tiếng như thế này đây ^^ Mười năm sau Bữa ăn trưa trên cỏ, ta lại gặp lại người mẫu ưa thích của ông trong Nhà ga Saint – Lazare. Người mẫu Victorine Meuret ngồi hẳn về phía bên trái theo thế bất đối xứng, như thường xảy ra trong cuộc sống thực tế. Dưới chồng mũ to xù, mớ tóc hung dày của nàng buông xõa tự nhiên trên vai và nàng ăn vận thật lịch sự. Sự thanh tao trong trang phục quý phái và dung mạo của nàng tạo lên sự quyến rũ. Vẻ chú ý mơ màng của nàng đẹp mê hồn. Một nhân vật khác quay lưng lại phía chúng ta. Đó là một em gái nhỏ, cũng ăn mặc xiêm váy lịch sự và đắt tiền: một chiếc áo trắng có lai rộng màu lam mà ánh nắng chiếu lên lung linh. Dường như em không biết chúng ta đang nhìn em, vì em mải mê ngắm nhìn họat động của nhà ga, một cảnh tượng lúc nào cũng gợi sự tò mò của các em nhỏ. Manet làm chúng ta chú ý tới em bé, bằng cách che giấu những gì em đang nhìn sau một màn khói. Sự say mê của em bé, sự thán phục của em trước thế giới hiện đại, đó là chủ đề của bức tranh này. Thái độ của em bé nổi bật lên nhờ vẻ thờ ơ của thiếu phụ người bên cạnh mà giường như chỉ nghĩ về mình. Manet lôi cuốn sự chú ý của chúng ta ở chỗ ông muốn: ở hậu cảnh mơ hồ sương khói, ở nhân vật này hay nhân vật kia và cả ở ấn tượng mơ hồ của tiền cảnh trong đó có chúng ta. Chính cảm giác đó, cách thức đó để nắm bắt những thực tế thoáng qua mà Manet truyền cho các họa sỹ khác và nó đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của chủ nghĩa ấn tượng. Olympia – bức tranh rất nổi tiếng của Manet Cái năng khiếu vĩnh cửu hóa 1 khoảnh khắc thoáng qua của Manet đựơc thể hiện tuyệt vời ở bức ở hí viện Folies-Bergere. Một khoảnh khắc bất thần, ông nắm lấy, truyền tạo lại – và tạo lên 1 tác phẩm, 1 sự vĩnh cửu trong cảm giác, trong cảm quan và cái nhìn nhận đánh giá cảm xúc đó đến từ mỗi người một khác để thấy sự đủ đầy trong bố cục, cách bố trí cảm xúc, thời điểm và không gian đựơc họa sỹ nắm bắt trong tranh. Ngoài ra ở đây Manet còn lợi dụng tài tình những hiện tượng đánh lừa của không gian: trong gương có những tia phản chiếu làm hình ảnh khác đi đến nỗi khó xác định đựơc cho đúng. Quầy rượu ở hí viện Folies-Bergere Tôi hỏi thật nhé, bạn xem bức tranh này và bạn thấy gì? Cảm giác đầu tiên nhé, ngay đầu tiên – để cảm giác ập vào giác quan của bạn và bạn cảm nhận nó, chưa đắn đo, chưa suy tính, chưa phân tích, tính toán gì cả. Có phải bạn thấy một cô gái đang đứng giữa một khung cảnh nhộn nhịp đông đúc với những đồ ăn đồ uống – nơi hí viện náo nhiệt (giống như quầy bar của ta hiện giờ) tóm lại là sau lưng cô ta là cả một khung cảnh náo nhiệt và ồn ã. Sự thật thì không phải như thế. cô đang đứng trong quầy phục vụ và sau lưng cô là 1 tấm gương lớn phản chiếu lại cái thế giới ồn ã trước mặt cô, có nghĩa là những gì ồn ã và náo nhiệt đang ở phía trước cô gái (phía người xem chúng ta) – nó chỉ đựoc phản chiếu lại qua tấm gương lớn gắn ngay sau lưng cô gái, những chùm đèn pha lê lớn và không khí ồn ào nơi quán rượu, chính bản thân cô gái cũng được phản chiếu lại trong gương và hình ảnh của ông khách cũng được hắt ra cho ta thấy sự tồn tại của ông ta. Cái điều đáng nói chính là sự khó đoán định góc đứng của chúng ta (những người xem tranh) là ở đâu để nhìn đựơc ngần ấy thứ qua gương mà không bị chính ông khách che lấp – đây chính là sự tài tình trong việc sử dụng phối cảnh tạo lập và ý tưởng vẽ tranh hết sức đáng nể của Manet. Lại bàn thêm một chút về nhân vật trong bức tranh, cô gái phục vụ có vẻ trang nghiêm và khá mệt mỏi của những người bị bóc lột, cô được coi như một món hàng tiêu dùng, gần như ngang với rượu và bánh trái xung quanh cô. Chẳng khác nào như cái bình cắm hoa xinh xắn trên quầy ở trước mặt cô, cô như được hái và đặt vào đó để thỏa mãn cái nhìn của người thưởng ngoạn. Những người chỉ trích Manet coi ông là không biết luật vẽ phối cảnh vì hình ảnh phản chiếu trong gương cho thấy có vẻ như người khách đang trò chuyện với cô gái và như thế là ông khách phải ở tiền cảnh của bức tranh. Nhưng thật ra đây chính là điều tinh tế của Manet – bởi vì ông đã đặt chúng ta – chính người xem tranh vào vị trí của ông khách. Bức tranh này đựơc vẽ trước khi Manet mất 1 năm khi ông đã ốm nặng, ta thấy trên khuôn mặt cô gái phục vụ có nét mệt mỏi buồn rầu, cô lơ đãng giữa khung cảnh ồn ã náo nhiệt xung quanh mình. The Spanish ballet Manet chết tương đối trẻ. Ở Manet có những cảm xúc sâu sắc nhưng không bao giờ lộ ra rõ ràng mà luôn [...]... hết cái đẹp say mê tiết nhỏ nhặt nhất trong tác phẩm lớn cuối cùng của ông: tác phẩm này là nh thuật Và không phải vô nghĩa khi cái nhìn cuối cùng của ông lại nhắm vào m Paris Bock drinker Sự thực là Manet đã thúc đẩy chủ nghĩa hiện thực tiến thêm một bước rất lớn mang dấu ấn của cuộc cách mạng thầm lặng mà ông khởi sướng để kéo gần trong cách vẽ của họa sỹ (bứt ra khỏi chủ nghĩa phục hưng với những . khi được liệt vào phạm vi ảnh hưởng của chủ nghĩa ấn tượng, thật ra Manet là ấn tượng. Manet có thời gian đi du lịch nhiều nơi, chính trong thời gian du. tượng. Olympia – bức tranh rất nổi tiếng của Manet Cái năng khiếu vĩnh cửu hóa 1 khoảnh khắc thoáng qua của Manet đựơc thể hiện tuyệt vời ở bức ở hí viện

Ngày đăng: 18/09/2013, 11:10

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

cho thấy Manet đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật với nhóm nhân vật trung tâm lấy cảm hứng từ 1 bức hình khắc, bản thân bức tranh này được thực hiện theo 1 bức tranh của Raphael (một trong 3 tiền nhân – người  khổng lồ tạo lập chủ nghĩ phục hưng) - Manet
cho thấy Manet đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật với nhóm nhân vật trung tâm lấy cảm hứng từ 1 bức hình khắc, bản thân bức tranh này được thực hiện theo 1 bức tranh của Raphael (một trong 3 tiền nhân – người khổng lồ tạo lập chủ nghĩ phục hưng) (Trang 4)
trong gương và hình ảnh của ông khách cũng được hắt ra cho ta thấy sự tồn tại của ông ta - Manet
trong gương và hình ảnh của ông khách cũng được hắt ra cho ta thấy sự tồn tại của ông ta (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w