1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN-2004 B TỈNH

16 137 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

KINH NGHIỆM VÂN DỤNG SÁNG TẠO SGK LỊCH SỬ 6 - 2004 PHẦN I: MỞ ĐẦU. I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đổi mới giáo dục phổ thông là việc làm rất quan trọng nhằm phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế - xã hội cũng như nguyện vọng phát triển của người học, đây là một vấn đề lớn thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác dạy học mà ngay cả đến các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương. Ngay từ năm 1963, trong hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” của ngành giáo dục, việc chống lối dạy học thụ động, thầy đọc, trò chép đã được đặt ra, Bác Hồ đã căn dặn: . “ Về giảng dạy tránh lối dạy nhồi sọ “ .”Về học tập tránh lối học vẹt”. Vì lẽ đó, Bác Hồ đã nói: “ Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu, hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng chữ trong sách. Có vấn đề nào chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “ Vì sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó phù hợp với thực tế không? Có thật đúng lý không? Tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ chín chắn”. Định hướng đó đã được khẳng định trong nghị quyết Trung ương II, khóa VIII và được pháp chế hóa trong luật giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Làm thế nào để biến tư tưởng đổi mới đó thành thực tiễn dạy học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn ở trường phổ thông? Để đạt được mục đích đó một vấn đề được đặt ra trước hết đòi hỏi ở giáo viên cũng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của mình trong việc chủ động vận dụng những kiến thức đã học, vốn hiểu biết của bản thân để nhận thức đúng đắn những vấn đề mới được đưa vào nội dung chương trình sách giáo khoa và vận dụng phương pháp bộ môn vào thực tế dạy học một cách sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế địa phương, với đối tượng học sinh. Trên cơ sở thực nghiệm và được sự góp ý của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, thông qua kết quả đạt được qua quá trình giảng dạy chương trình lớp 6 năm thứ hai, bản thân xin phép được góp một phần nhỏ vào đề tài : Kinh nghiệm vận dụng sáng tạo sách giáo khoa Lịch sử 6 vào thực tế giảng dạy. II/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Tài liệu để phục vụ cho giáo viên Lịch sử giảng dạy là sách giáo khoa lịch sử 6 bên cạnh đó còn có sách giáo viên Lịch sử 6 (Bộ giáo dục và đào tạo ) và bài soạn Lịch sử 6 - Tài liệu nghiệp vụ giáo viên theo chương trình sách giáo khoa năm học 2002 - 2003, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Sĩ Quế và nhiều tài liệu tham khảo khác như thiết kế giáo án 6, bài tập Lịch sử 6 . Đề tài này là kinh nghiệm vận dụng ĐINH THỊ BÍCH NGA TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG - ĐẠI LỘC 1 KINH NGHIỆM VÂN DỤNG SÁNG TẠO SGK LỊCH SỬ 6 - 2004 một cách sáng tạo nội dung sách giáo khoa Lịch Sử 6 vào thực tế giảng dạy một cách phù hợp có hiệu quả, không theo hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa của các loại sách đã kể trên. III. PHẠM VI ĐỀ TÀI: Kinh nghiệm vận dụng một cách sáng tạo sách giáo khoa Lịch sử 6 vào thực tế giảng dạy chương trình lớp 6 cải cách ở trường trung học cơ sở. PHẦN II: NỘI DUNG I/ THỰC TRẠNG BAN ĐẦU: Bắt đầu từ năm học 2002 - 2003, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến hành thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông một cách toàn diện bao gồm đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học, đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh, cung cấp trang thiết bị dạy học cho phù hợp với yêu cầu mới. Sách giáo khoa mới của chương trình giáo dục phổ thông bậc THCS môn Sử lớp 6 đã được biên soạn theo hướng đổi mới nhằm khắc phục những nhược điểm của nội dung chương trình và sách giáo khoa cũ phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên bao gồm: -Nội dung kiến thức đã được “giản hóa” dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tính liên tục của tiến trình lịch sử. -Kênh chữ gồm có 3 loại: chữ in đậm là tên chương, tên bài, tên đề mục. Chữ in thường thể hiện kiến thức cơ bản mà giáo viên phải truyền thụ cho học sinh. Chữ in nghiêng được thể hiện ở các mục, các bài nhằm mục đích góp phần minh họa cho nội dung cơ bản đã được viết ít, kiến thức được thể hiện trong những đoạn này nhiều khi rất quan trọng, thường nó là nguồn tư liệu làm nổi bật nổi bật nội dung cơ bản của bài và chủ yếu là để thầy và trò thay đổi cách học và dạy nhằm đổi mới PPDH ở mỗi tiết học. -Hệ thống câu hỏi có 2 loại với hai mục đích khác nhau: +Loại câu hỏi ở giữa hay ở cuối mục: nhằm góp phần với chữ in nghiêng để đổi mới phương pháp và củng cố kiến thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng cho học sinh. +Loại câu hỏi ở cuối bài: dùng để củng cố kiến thức bài giảng trên lớp, rèn luyện kĩ năng đối chiếu so sánh, tổng hợp . -Kênh hình cũng được đưa vào sách giáo khoa nhiều hơn không chỉ nhằm mục đích minh họa cho nội dung bài học mà còn nhằm mục đích phát huy suy nghĩ của học sinh, rèn luyện kĩ năng bộ môn trong việc sử dụng các bản đồ lịch sử. Sách giáo khoa cải cách với những ưu điểm nêu trên là điểm tựa để giáo viên xác định kiến thức cơ bản, xác định các khái niệm cần hình thành cho học sinh trong giờ học, là sự gợi ý để lựa chọn phương pháp dạy học vừa phù hợp với đối tượng, vừa phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh. Tác giả của sách giáo khoa và sách giáo viên là những nhà khoa học, những nhà giáo dục - lịch sử có hiểu biết về trường phổ thông. Các loại sách này là cơ sở đáng tin cậy, là chuẩn mực về nội dung kiến thức và phương pháp cho giáo viên trong quá trình lên lớp để ĐINH THỊ BÍCH NGA TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG - ĐẠI LỘC 2 KINH NGHIỆM VÂN DỤNG SÁNG TẠO SGK LỊCH SỬ 6 - 2004 chuyển tải nội dung của sách giáo khoa nên đa số giáo viên thường trung thành với sách, thực hiện một cách rập khuôn các yêu cầu của sách giáo khoa và cho như thế là đạt yêu cầu. Tuy vậy nội dung của sách giáo khoa, sách giáo viên cũng chỉ đáp ứng yêu cầu của giáo dục ở mặt bằng chung của cả nước và đôi khi còn thiếu tính thực tiễn nên trong quá trình vận dụng vào thực tế giảng dạy vẫn có một số nội dung hoặc câu hỏi của sách không phù hợp với tình hình thực tế địa phương, đối tượng học sinh ở các vùng miền đặc biệt là các vùng xa khó khăn. Tình trạng cháy “giáo án”, giáo viên làm việc “quá tải” xảy ra ở phần lớn các giáo viên khi được phân công giảng dạy chương trình Lịch sử lớp 6, không bởi vì đây chỉ mới là năm thứ nhất hoặc thứ hai thực hiện chương trình thay sách, mà chủ yếu là do giáo viên đã rập khuôn vào hướng dẫn thực hiện giảng dạy sách giáo khoa Lịch sử 6 của sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng, các loại sách bài tập khác một cách máy móc không phù hợp với tình hình thực tế và đối tượng. Cả giáo viên và học sinh đều lúng túng khó khăn khi sử dụng câu hỏi hoặc qua nội dung của đoạn viết của sách giáo khoa để tiếp cận mục tiêu của bài nên một vấn đề được đặt ra là giáo viên phải có quá trình vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo sách giáo khoa cho phù hợp với đối tượng người học để đạt mục tiêu giáo dục được đề ra trong từng chương, bài, mục Quá trình vận dụng linh hoạt sách giáo khoa vào thực tế giảng dạy đòi hỏi sự nổ lực sáng tạo của mỗi giáo viên, trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những khó khăn vấp phải qua quá trình giảng dạy và tìm kiếm giải pháp, dựa trên cơ sở được trực tiếp dự lớp tập huấn cán bộ cốt cán chương trình thay sách giáo khoa Lịch sử lớp 6 - 7, nhiều năm giảng dạy chương trình lịch sử 6 cũ, hai năm liền được phân công giảng dạy chương trình thay sách giáo khoa Lịch sử 6 và nắm vững lý luận về đổi mới phương pháp dạy học, được tổ chuyên môn và đồng nghiệp góp ý trong qúa trình thực nghiệm bản thân xin được phép nêu ra một số kinh nghiệm nhỏ qua đề tài : Kinh nghiệm vận dụng sáng tạo sách giáo khoa Lịch sử 6 vào thực tế giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở. II/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1.Xác định những hạn chế của sách giáo khoa Sử dụng sách giáo khoa là khâu quan trọng trong hoạt động dạy học, phát huy vai trò của sách giáo khoa là một trong những con đường để nâng cao hiệu quả dạy học. Sách giáo khoa Lịch sử 6 cải cách có rất nhiều ưu điểm như đã nêu ở phần trên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc thực hiện các yêu cầu đổi mới nhưng từ đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, phương pháp để đạt được mục tiêu mới của giáo dục đào tạo là một quá trình thực nghiệm không phải bất cứ ai cũng thành công ngay được, nên trong năm học 2002 - 2003, khi được phân công giảng dạy chương trình Lịch sử 6, bản thân tôi trong quá trình thực hiện chương trình và qua dự giờ đồng nghiệp trong cùng khối lớp đã ghi lại những ưu điểm, những tồn tại cần rút kinh nghiệm, những khó khăn gặp phải ĐINH THỊ BÍCH NGA TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG - ĐẠI LỘC 3 KINH NGHIỆM VÂN DỤNG SÁNG TẠO SGK LỊCH SỬ 6 - 2004 cần tìm giải pháp mới sau từng tiết dạy. Trong hội nghị sơ kết quá trình thực hiện công tác thay sách giáo khoa lớp 6 của tổ chuyên môn, tôi đã rút ra được những ưu điểm, tồn tại của nội dung chương trình sách giáo khoa Lịch sử 6, nguyên nhân của tình trạng giáo viên dạy cháy giáo án không đáp yêu cầu về đổi mới phương pháp ( qua thống kê có trên 80% tiết dạy không đảm bảo thời gian, điều này không phải chỉ xảy ra ở môn Sử mà ở hầu hết các môn thay sách) mà một trong số những nguyên nhân được nêu ra là do trong quá trình giảng dạy giáo viên đã thực hiện một cách máy móc các hướng dẫn thực hiện của sách giáo khoa và sách giáo viên, xin được đề cập đến một số vấn đề mà bản thân và đồng nghiệp đã gặp phải trong quá trình sử dụng sách giáo khoa lịch sử 6: a. Hệ thống câu hỏi của sách giáo khoa. Sử dụng câu hỏi trong dạy học Lịch sử là một trong những biện pháp quan trọng rất có ưu thế để phát triển tư duy của học sinh, nên trong quá trình biên soạn sách giáo khoa cải cách môn Lịch Sử lớp 6, thường trong mỗi mục, mỗi bài tác giả đã biên soạn các câu hỏi ở giữa mục, cuối mục và cuối bài, giáo viên trong quá trình soạn giảng đã khai thác triệt để các loại câu hỏi trong sách giáo khoa để lựa chọn nội dung, phương pháp thích hợp cho từng bài cụ thể. Bên cạnh các câu hỏi giúp học sinh nhận thức sâu sắc nội dung lịch sử vẫn có một số câu hỏi của sách giáo khoa chưa đáp ứng với yêu cầu: vừa sức, đúng đối tượng hoặc quá khó vượt khả năng tư duy của học sinh hoặc quá đơn giản như “ ai lãnh đạo”, bao giờ”, “ có” hay “ không”, không có mối quan hệ lôgic, chặt chẽ, gây khó khăn cho giáo viên làm nổi bật chủ đề, nội dung, tư tưởng của bài nên đòi hỏi giáo viên phải có sự chọn lựa trong việc sử dụng hệ thống câu hỏi, biết khai thác hợp lý nội dung của sách giáo khoa. Xin lấy một ví dụ cụ thể trong chương trình: Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ.(SGK trang 5) Mục 1: Tại sao phải xác định thời gian? Mục này có hai hoạt động: -Hoạt động 1: Vì sao phải tính thời gian trong lịch sử ? -Họat động 2: Cơ sở nào để xác định thời gian? Bài viết chỉ đề cập đến sự bất cập của câu hỏi trong sách giáo khoa khi thực hiện hoạt động1. Trích dẫn sách giáo khoa Lịch sử 6 (trang 5-6): Lịch sử loài người bao gồm muôn vàn sự kiện, xảy ra vào những thời gian khác nhau. Con người, nhà cửa, làng mạc, phố xá, xe cộ . đều ra đời, đổi thay, xã hội loài người cũng vậy. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp tất cả sự kiện đó lại theo thứ tự thời gian. Xem lại hình 1 và 2 của bài 1, em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm? Như vậy, việc xác định thời gian là thực sự cần thiết. Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử. Trích dẫn sách giáo viên (trang 16): Giảng theo SGK. ĐINH THỊ BÍCH NGA TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG - ĐẠI LỘC 4 KINH NGHIỆM VÂN DỤNG SÁNG TẠO SGK LỊCH SỬ 6 - 2004 GV đặt câu hỏi trong SGK (ý 1 chủ yếu nhằm tập trung sự chú ý của HS). HS có thể trả lời: “không” hoặc “đã lâu rồi”. GV đặt tiếp câu hỏi: “ Vậy chúng ta có cần biết thời gian dựng một tấm bia tiến sĩ nào đó không? ”. Tùy theo câu trả lời của HS, GV đặt tiếp câu hỏi trong SGK (ý 2) GV sơ kết và giảng: Không phải các tiến sĩ đều đỗ cùng một năm, phải là người trước, người sau. Bia này có thể dựng cách bia kia rất lâu. Như vậy, người xưa đã có cách tính và cách ghi thời gian. Việc tính thời gian rất quan trọng vì nó giúp chúng ta nhiều điều. GV nhấn mạnh : xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử . Thực trạng : Để xác định hiệu quả của họat động dạy học, trước hết ta hãy xác định mục tiêu về kiến thức của hoạt động 1 đối chiếu với hình thức tổ chức hoạt động để xác định kết quả đạt được. Mục tiêu về kiến thức của họat động 1: Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử : -Lịch sử luôn thay đổi theo thời gian. -Xác định thời gian là cần thiết -Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản trong việc tìm hiểu lịch sử Nếu giáo viên tiến hành giảng dạy theo gợi ý của sách giáo khoa, tiết học sẽ diễn ra như sau: Giáo viên đặt câu hỏi theo sách giáo khoa: -Xem lại hình 1và 2 của bài 1, em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm? Học sinh sẽ trả lời như sách giáo viên đã dự đoán là : Không hoặc lâu rồi. Giáo viên chuyển sang câu hỏi thứ hai theo sách giáo viên: -Vậy chúng ta có cần biết thời gian dựng một tấm bia Tiến sĩ nào đó không? Học sinh sẽ trả lời: Cần biết. Sau câu trả lời của học sinh giáo viên sơ kết và giảng như sách giáo viên đã nêu: Không phải các tiến sĩ đều đỗ cùng một năm, phải là người trước, người sau. Bia này có thể dựng cách bia kia rất lâu. Như vậy, người xưa đã có cách tính và cách ghi thời gian. Việc tính thời gian rất quan trọng vì nó giúp chúng ta nhiều điều. GV nhấn mạnh : xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử. Như vậy trong quá trình thực hiện hoạt động 1, giáo viên đã sử dụng Hình 1. Một lớp học ở trường làng thời xưa ( SGK trang 3) và Hình 2. Bia tiến sĩ ( Văn Miếu - Quốc tử giám( SGK trang 4) của bài 1:Sơ lược về môn Lịch sử để đặt hai câu hỏi sử dụng cho giảng dạy bài 2: Cách tính thời gian trong Lịch sử. Đây là hai câu hỏi dựa vào hai kênh hình được đưa vào sách giáo khoa mà chất lượng của tranh không đảm bảo vì tranh quá nhỏ, màu sắc trắng đen không rõ,hơn nữa nội dung yêu cầu trả lời cho câu hỏi rất đơn giản: Có - không, rất cần- không cần, chưa có quan hệ mắc xích với kiến thức cơ bản lại không tạo cho học sinh trí tò mò, kích thích nhu cầu tư duy trong học sinh, còn mang tính áp đặt. Với cách dẫn dắt vấn đề đã được nêu ở sách giáo khoa, tự HS không rút ra được nhận thức đúng đắn về việc ĐINH THỊ BÍCH NGA TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG - ĐẠI LỘC 5 KINH NGHIỆM VÂN DỤNG SÁNG TẠO SGK LỊCH SỬ 6 - 2004 cần thiết phải xác định thời gian đối với lịch sử như thế nào, còn giáo viên thì lúng túng sa vào thuyết giảng mất thời gian. b.Gợi ý hình thức tổ chức tiết học. Lí luận dạy học đã chỉ rõ trong thực tiễn ở trường phổ thông có nhiều hình thức tổ chức dạy học và hiệu quả của bài học phụ thuộc phần lớn vào công việc của giáo viên: chuẩn bị bài học, tổ chức và điều khiển giờ học. Tùy theo mỗi loại bài học khác nhau mà giáo viên sẽ có những hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Khi biên soạn nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên tác giả đã xác định nội dung và định hướng quá trình thực hiện tiết dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực: học sinh đọc nội dung minh họa ở sách giáo khoa, quan sát tranh, trả lời câu hỏi,làm bài tập thực hành thống kê, so sánh .Tuy vậy vẫn có một số nội dung ở sách giáo khoa có gợi ý về tiến trình thực hiện bài học chỉ đạt yêu cầu về kiến thức nhưng không thực hiện được mục tiêu rèn luyện về kĩ năng cho học sinh Xin lấy một ví dụ cụ thể như bài: Bài 7: ÔN TẬP. Trích dẫn sách giáo khoa: (SGK trang 21) Phần một của chương trình Lịch sử lớp 6 đã trình bày những nét cơ bản của lịch sử loài người từ khi xuất hiện đến cuối thời cổ đại. Chúng ta đã học và biết loài người đã lao động và biến chuyển như thế nào để dần dần đưa xã hội tiến lên và xây dựng những quốc gia đầu tiên trên thế giới, đồng thời đã sáng tạo nên những thành tựu văn hóa quý giá để lại cho đời sau: Hãy điểm lại: 1. Nh1ững dấu vết của Người tối cổ (Người vượn) được phát hiện ở đâu? 2. Những điểm khác nhau giữa Người tinh khôn và Người tối cổ thời nguyên thủy: -Về con người. -Về công cụ sản xuất. -Về tổ chức xã hội. 3. Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào? 4. Các tầng lớp xã hội chính ở thời cổ đại. 5. Các loại nhà nước thời cổ đại. 6. Những thành tựu văn hóa của thời cổ đại: -Về chữ viết, chữ số. -Về các khoa học. -Về các công trình nghệ thuật. 7. Thử đánh giá các thành tựu văn hóa lớn của thời cổ đại. Trích dẫn sách giáo viên: (Trang 34, 35) Gợi ý về tiến trình thực hiện bài học: Khái quát về lịch sử loài người từ khi xuất hiện cho đến thời cổ đại, GV có thể nêu lần lượt các câu hỏi trong SGK. 1. Dấu vết của Người tối cổ được phát hiện ở ba địa điểm: Đông Phi, Gia va, gần Bắc Kinh, thời gian xuất hiện: từ 3- 4 triệu năm trước đây. ĐINH THỊ BÍCH NGA TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG - ĐẠI LỘC 6 KINH NGHIỆM VÂN DỤNG SÁNG TẠO SGK LỊCH SỬ 6 - 2004 2. Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn vào thời gian nào? (Khoảng 4 vạn năm trước đây, nhờ lao động sản xuất) Người tinh khôn khác Người tối cổ ở những điểm nào?(người đứng thẳng, trán cao, hàm lùi vào, răng gọn, đều, tay chân như người ngày nay) Công cụ sản xuất và đồ dùng đa dạng, bằng nhiều nguyên liệu khác nhau: đá, sừng, tre, gỗ, đồng .GV có thể cho HS kể tên các loại công cụ. Tổ chức xã hội: sống theo thị tộc, biết làm nhà, chòi để ở. 3. Những tầng lớp xã hội chính thời cổ đại: quý tộc chủ nô, nông dân công xã, nô lệ. Phương Đông và phương Tây có điểm khác nhau về nhà nước. 4. Những thành tựu văn hóa lớn của thời cổ đại: -Chữ tượng hình, chữ theo mẫu a, b, c, chữ số v.v . -Các thành tựu khoa học: Toán, Vật Lí, Thiên Văn, Lịch Sử, Địa Lí .v. v . -Nhiều công trình nghệ thuật lớn. Trên cơ sở những thành tựu trên, cho HS tự đánh giá. Thực trạng: Trước hết ta hãy xác định mục tiêu của bài học đối chiếu với hình thức tổ chức hoạt động để xác định kết quả đạt được. Mục tiêu: Về kiến thức học sinh nắm những kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế giới cổ đại: - Sự xuất hiện của con người trên trái đất. -Các giai đoạn phát triển của thời nguyên thủy thông qua lao động sản xuất. -Các quốc gia cổ đại. -Những thành tựu văn hóa lớn của thời cổ đại, tạo cơ sở đầu tiên cho việc học tập phần lịch sử dân tộc. Về kĩ năng: bồi dưỡng kĩ năng khái quát, bước đầu tập so sánh và xác định điểm chính. Dựa vào nội dung bài viết ở sách giáo khoa và gợi ý về tiến trình thực hiện bài học của sách giáo viên, tiết học sẽ diễn ra như sau: Giáo viên nêu lần lượt các câu hỏi ở trong SGK và học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên bổ sung hoặc kết luận rồi ghi lên bảng, học sinh ghi nội dung vào vở. Như vậy với phương pháp hỏi- đáp theo nội dung câu hỏi của sách giáo khoa, giáo viên đã cùng với một số em học sinh khá, giỏi ôn lại các kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế giới cổ đại, hiệu quả của tiết dạy chỉ mới dừng lại ở một mục đích củng cố kiến thức cũ chưa thực hiện mục tiêu rèn luyện kĩ năng bộ môn cho học sinh đó là: yêu cầu tổng hợp khái quát, bước đầu so sánh, hệ thống hóa, hình thành cho các em những hiểu biết khoa học về lịch sử và tính quy luật của sự phát triển xã hội. BÀI 21: KHỞI NGHĨA LÝ BÍ . NƯỚC VẠN XUÂN (542- 602) Trích dẫn sách giáo khoa : (Trang 60) Câu hỏi củng cố cuối bài. 1Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí? 2.Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa? ĐINH THỊ BÍCH NGA TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG - ĐẠI LỘC 7 KINH NGHIỆM VÂN DỤNG SÁNG TẠO SGK LỊCH SỬ 6 - 2004 3.Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân? Trích dẫn sách giáo viên:( trang 92) b.Sơ kết bài học và chuẩn bị cho bài tiếp theo -GV đặt những câu hỏi nhỏ cho HS để khắc sâu kiến thức về nguyên nhân bùng nổ, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa. -Yêu cầu HS đọc trước bài 22, chuẩn bị trả lời các câu hỏi có trong bài. c.Gợi ý về câu hỏi kiểm tra -Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Lý Bí. -Ý nghĩa to lớn của những việc làm của Lý Bí sau khi đánh bại quân đô hộ Lương. Thực trạng : Dựa vào sách giáo khoa và sách giáo viên, thông thường giáo viên cũng sẽ sơ kết bài học bằng hệ thống câu hỏi củng cố kiến thức theo gợi ý. Những câu hỏi được nêu trong phần gợi ý của sách giáoviên và sách giáo khoa đã được giáo viên sử dụng trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học ở hoạt động 2: Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân nên khi sử dụng vào phần củng cố thì ta đã lặp lại lần thứ hai các câu hỏi này. Việc dùng câu hỏi để thực hiện sơ kết bài học một cách thường xuyên là “phương pháp quen thuộc” của giáo viên ở các bài học sẽ làm cho tiết học mang nặng tính hành chính và đơn điệu gây nhàm chán trong học sinh. 2.Giải pháp : Dựa trên cơ sở những tồn tại được nêu trên trong quá trình sử dụng sách giáo khoa Lịch Sử 6 và kết quả qua thực tế giảng dạy tiết học bị “cháy giáo án”, còn mang nặng tính hành chính, không phát huy được khả năng tự học của học sinh, hình thức tổ chức tiết học còn đơn điệu chưa phong phú để kích thích hứng thú cho học sinh theo yêu cầu mới của chương trình thay sách, bản thân đã đề ra một số giải pháp sau: a.Hệ thống câu hỏi của sách giáo khoa :Từ thực tế xác định được hệ thống câu hỏi của sách giáo khoa câu hỏi nào đạt yêu cầu, câu hỏi nào qua thực tế dạy học không đạt được yêu cầu mục tiêu của bài học, trong quá trình soạn giảng tôi đã mạnh dạn thoát ly sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng, bài soạn, đầu tư và chuyển đổi bằng hệ thống câu hỏi mới phù hợp với hình thức tổ chức hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của chương trình thay sách để tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất, xin nêu một số giải pháp minh họa tương ứng với những khó khăn đã nêu ở phần trên : Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ. (Mục 1) -Thay thế việc sử dụng hình 1 và hình 2 của sách giáo khoa bài 1 trang 3, trang 4 của sách giáo khoa bằng việc sử dụng tranh Hà Nội năm 1900 và Hà Nội năm 2000 trong Bộ tranh Lịch sử 6 (đồ dùng dạy học có trong danh mục ĐDDH của chương trình thay sách giáo khoa 6). -Thay thế hai câu hỏi của sách giáo khoa : ?Xem lại hình 1 và 2 của bài 1, em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm? ĐINH THỊ BÍCH NGA TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG - ĐẠI LỘC 8 KINH NGHIỆM VÂN DỤNG SÁNG TẠO SGK LỊCH SỬ 6 - 2004 ? Vậy chúng ta cần biết thời gian dựng một tấm bia Tiến sĩ nào đó không? bằng hai câu hỏi mới: -?Em hãy cho biết hai bức tranh Hà Nội năm 1900 và Hà nội năm 2000 phản ánh nội dung gì? -?Ta có thể thay đổi mốc thời gian của hai bức tranh cho nhau được không? Vì sao? Quá trình tổ chức thực hiện: -Giáo viên cho học sinh quan sát tranh Hà Nội năm 1900 và Hà Nội năm 2000 (Bộ tranh lịch sử 6). -Đưa ra 2 câu hỏi để học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ: ?Em hãy cho biết hai bức tranh phản ảnh nội dung gì? ( Hà Nội thay đổi theo thời gian) -Ta có thể thay đổi mốc thời gian của hai bức tranh Hà Nội hay không? ( không, nội dung tranh trở nên bất hợp lý) Bằng 2 câu hỏi này giáo viên đã sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có để cho học sinh quan sát tranh, so sánh và thảo luận cuối cùng rút ra được nhận xét cơ bản là: - Hà Nội thay đổi theo thời gian. -Sự thay đổi của Hà Nội gắn liền với mốc thời gian nhất định, không thể thay đổi. Trên cơ sở đó giáo viên giúp học sinh rút ra kết luận: -Lịch sử thay đổi theo thời gian. -Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp các sự kiện theo đúng thứ tự thời gian, nên việc xác định thời gian là rất cần thiết, là nguyên tắc cơ bản trong tìm hiểu lịch sử. Trong trường hợp do không có tranh lịch sử đã nêu trên, giáo viên có thể cho một ví dụ thực tế gần gũi với học sinh. -Đây là mốc thời gian ra đời của các thành viên trong gia đình: Cháu 1949 Cha 1962 Ông 1991 ?Em hãy nêu nhận xét của mình và giải thích? (Vô lý, vì tuổi cháu lớn hơn tuổi cha và ông, tuổi cha lớn hơn tuổi ông, ông nhỏ tuổi nhất. Vì việc sắp xếp các mốc thời gian không phù hợp với từng đối tượng trong gia đình). Giải pháp được nêu trên khi thực hiện có nhiều ưu điểm: -Đã sử dụng và khai thác hiệu qủa của đồ dùng dạy học được trang bị cho bộ môn thay sách Lịch Sử 6. -Đồ dùng dạy học được sử dụng như là một phương tiện để học sinh nắm bắt kiến thức chứ không phải để minh họa cho kiến thức. -Bằng hai câu hỏi nêu vấn đề đã có thể thay đổi hình thức dạy học hỏi đáp có không của thầy và trò sang một hình thức tổ chức hoạt động học tập thảo luận theo ĐINH THỊ BÍCH NGA TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG - ĐẠI LỘC 9 KINH NGHIỆM VÂN DỤNG SÁNG TẠO SGK LỊCH SỬ 6 - 2004 nhóm giúp cho học sinh chủ động, sáng tạo trong quá trình nhận thức và rèn luyện được kĩ năng quan sát, so sánh và rút ra kết luận cho học sinh. b.Phương pháp dạy học Để đạt hiệu quả tiết dạy đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực chủ động hoạt động của học sinh, giáo viên có thể dựa vào nội dung sách giáo khoa để định ra hình thức tổ chức tốt tiết học cho phù hợp không nhất thiết phải rập khuôn theo hướng dẫn của sách. Sự linh hoạt trong cấu trúc bài học, sự sáng tạo của giáo viên và việc tránh công thức, rập khuôn trong quá trình tổ chức dạy học là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của bài học. Ví dụ minh họa : Bài 7: ÔN TẬP Để đạt được mục tiêu của bài ôn tập - sơ kết là vừa củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, cung cấp cho học sinh một bức tranh toàn diện của lịch sử thế giới thời cổ đại một cách hệ thống, tổ chức học sinh tham gia vào tiến trình giờ dạy một cách tích cực chủ động và linh hoạt, hướng dẫn học sinh phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh để rút ra những vấn đề quan trọng, dựa trên cơ sở nội dung cơ bản đã được xác định ở sách giáo khoa, thoát li hướng dẫn thực hiện của sách giáo viên, thiết kế bài giảng, bài soạn, tôi đã tiến hành tổ chức tiết học như sau: -Bước 1:Xây dựng mẫu biểu bảng tổng hợp, thống kê để thực hiện tiết dạy: Mẫu 1: Xã hội nguyên thủy (dùng cho câu 1,2 ) NGƯỜI TỐI CỔ NGƯỜI TINH KHÔN THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM HÌNH DÁNG CÔNG CỤ LAO ĐỘNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC XÃ HỘI Mẫu 2: Các quốc gia cổ đại (dùng cho câu 3,4,5,6 ) PHƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG TÂY TÊN QUỐC GIA THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM CƠ SỞ KINH TẾ GIAI CẤP CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ THÀNH TỰU VĂN HÓA ĐINH THỊ BÍCH NGA TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG - ĐẠI LỘC 10 [...]... tăng tính hoạt động và ham thích học tập b môn ở học sinh Trong b i học này giáo viên củng cố b i tập trung vàp 2 nội dung sau: - Sử dụngbản đồ lịch sử để rèn luyện kĩ năng trình b y diễn biến khởi nghĩa Lý B -Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi ô chữ để khắc sâu những việc làm của Lý B sau khi giành độc lập Hình thức tổ chức: chia lớp làm hai đội A, B Cử hai học sinh làm thư ký và dẫn chương... sông lớn B n đảo B n căng và I talia CƠ SỞ KINH Nghề nông Ngoại thương và thủ công TẾ nghiệp GIAI CẤP Quý tộc và nông dân, nô lệ Chủ nô và nô lệ NHÀ NƯỚC Nhà nước quân chủ chuyên chế Nhà nước chiếm hữu nô lệ THÀNH TỰU -Chữ tượng hình -Chữ cái a, b, c VĂN HÓA -Âm lịch -Dương lịch -Kiến trúc: Kim tự tháp, Thành -Kiến trúc: Đấu trường Babilon Côlidê, đền Pác tê nông B ớc 5: GV hướng dẫn HS dựa vào b ng...KINH NGHIỆM VÂN DỤNG SÁNG TẠO SGK LỊCH SỬ 6 - 2004 B ớc 2: HS hoạt động nhóm hoàn thành b i tập theo mẫu -Tổ 1,2 thực hiện mẫu 1 -Tổ 3,4 thực hiện mẫu 2 B ớc 3: Chọn đối tượng HS đại diện các nhóm trả lời hoàn thành nội dung b i tập B ớc 4: HS, GV đánh giá, kết luận N ội dung cơ b n của b i được thể hiện như sau: Mẫu 1: Xã hội nguyên thủy NGƯỜI TỐI CỔ NGƯỜI TINH KHÔN... hai giai đoạn người nguyên thủy Nội dung cột dọc ở mẫu biểu b ng số 2 là các đặc điểm của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây, còn nội dung cột ngang có giá trị so sánh để nắm vững đặc điểm khác nhau của quốc gia Phương Đông và Phương Tây B i 21 Khởi nghĩ Lý B Nước Vạn Xuân Trong tình hình hiện nay với điều kiện được trang b thiết b dạy học mới: đèn chiếu, giáo viên có thể tận dụng tối... trình thực hiện đề tài được thể hiện qua kết quả hoạt động của b n thân như sau: -Chất lượng b môn sử 6 của năm học 2003 - 2004 tăng hơn so với năm học 2002 - 2003 đạt 100% TB trở lên -Kết quả các tiết thao giảng, kiểm tra giờ dạy trên lớp ở b môn Sử 6 năm học 2003- 2004 đạt : 8tiết giỏi/8tiết -100% các tiết dạy đảm b o các yêu cầu sau: +Đảm b o thời gian của tiết học, không còn tình trạng “cháy giáo... trình b y kiến thức đã được chuẩn b sẵn, cho nên không thể tổ chức cho học sinh tự khám phá và lĩnh hội kiến thức ở tất cả các ĐINH THỊ B CH NGA 15 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG - ĐẠI LỘC KINH NGHIỆM VÂN DỤNG SÁNG TẠO SGK LỊCH SỬ 6 - 2004 nội dung của b i học, vì vậy, tùy theo từng b i chỉ nên chọn một vài nội dung vừa sức để học sinh tự tìm hiểu, còn các nội dung khác giáo viên vẫn tiến hành giảng dạy b nh... người thời cổ đại, thành tựu con người ngày nay vẫn đang được thừa hưởng) B ng cách tổ chức tiết học như vậy, giáo viên có thể giúp cho học sinh hệ thống được kiến thức cơ b n của phần lịch sử thế giới cổ đại đồng thời rèn được kĩ năng tổng hợp, so sánh và xác định các điểm chính Nội dung cột dọc ở mẫu biểu b ng số 1 là toàn cảnh b c tranh của xã hội nguyên thủy giai đoạn người tối cổ và người tinh khôn... chưa giảng, chưa trình b y sự việc cụ thể, học sinh chưa có một hiểu biết cụ thể nào về sự kiện hiện tượng lịch sử sẽ học mà đã đặt câu hỏi buộc học sinh phải nhìn vào sách giáo khoa để trả lời chứ không hoàn toàn không hiểu gì về nội dung câu hỏi của giáo viên, điều này trái ngược với đặc trưng của b môn - Trong mỗi giờ học chỉ nên sử dụng 5 - 7 câu hỏi, các câu hỏi của từng mục, b i phải tạo thành một... chẽ, làm nổi b t chủ đề, nội dung, tư tưởng của b i -Đảm b o tính khoa học, tính tư duy, rèn luyện kĩ năng học tập của các em, triệt để khai thác các loại câu hỏi trong sách giáo khoa kết hợp với câu hỏi được sáng tạo trong qúa trình soạn giảng của giáo viên để có nội dung, phương pháp thích hợp cho từng mục, b i cụ thể Sách giáo khoa là tài liệu làm việc của học sinh, dựa trên cơ sở nội dung b i học đã... hỏi 1.Có 6 chữ cái Nơi Lý B đã dựng kinh đô sau khi khởi nghĩa thắng lợi.(Tô Lịch) 2.Có 5 chữ cái Một tên gọi khác của Lý B trước khi lên ngôi hoàng đế.(Lý B n) 3.Có 8 chữ cái Đây là niên hiệu của Lý B sau khi lên ngôi hoàng đế.(Thiên Đức) 4.Có 7 chữ cái Đây là tên gọi của nước ta sau khi đánh đuổi quân Lương giành độc lập.(Vạn Xuân) 5.Có 6 chữ cái.Đây là người đứng đầu ban võ trong triều đình của . tập b môn ở học sinh. Trong b i học này giáo viên củng cố b i tập trung vàp 2 nội dung sau: - Sử dụngbản đồ lịch sử để rèn luyện kĩ năng trình b y diễn biến. viên:( trang 92) b. Sơ kết b i học và chuẩn b cho b i tiếp theo -GV đặt những câu hỏi nhỏ cho HS để khắc sâu kiến thức về nguyên nhân b ng nổ, kết quả

Ngày đăng: 18/09/2013, 01:10

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bằng cách này giáoviên đã đi từ hình thức tổ chức dạy học dùng lời nói đến hình thức dùng phương tiện nghe nhìn để tổ chức các hoạt động vui học cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả tiết học rèn luyện được nhiều kỹ năng cho học sinh nhưng để làm được điều  - SKKN-2004 B TỈNH
ng cách này giáoviên đã đi từ hình thức tổ chức dạy học dùng lời nói đến hình thức dùng phương tiện nghe nhìn để tổ chức các hoạt động vui học cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả tiết học rèn luyện được nhiều kỹ năng cho học sinh nhưng để làm được điều (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w