1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu ứng dụng thang điểm cảnh báo sớm PEWS ở trẻ nhập đơn vị hồi sức cấp cứu nhi Bệnh viện Trung Ương Huế

6 400 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 307,13 KB

Nội dung

Bài viết trình bày việc xác định giá trị tiên lượng của thang điểm cảnh báo sớm PEWS ở trẻ bệnh nặng tại đơn vị hồi sức cấp cứu nhi.

Trang 1

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THANG ĐIỂM CẢNH BÁO SỚM PEWS Ở TRẺ NHẬP ĐƠN VỊ HỒI SỨC CẤP CỨU NHI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Nguyễn Tấn Bình * , Bùi Bỉnh Bảo Sơn **

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định giá trị tiên lượng của thang điểm cảnh báo sớm PEWS ở trẻ bệnh nặng tại đơn vị hồi

sức cấp cứu nhi

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 115 bệnh nhi từ 2 tháng đến 15 tuổi bị bệnh

nặng tạiđơn vị hồi sức cấp cứu nhi, Bệnh Viện Trung Ương Huế từ tháng 09/2017 – 07/2018

Kết quả: Thang điểm cảnh báo sớm PEWS có khả năng tiên lượng rất tốt nguy cơ trẻ ngừng tim hoặc nhịp

tim chậm kèm dấu hiệu tưới máu kém trong vòng 24 giờ với diện tích dưới đường cong (Area Under the receiver operating characteristic Curve: AUC) là 0,935 (95% CI : 0,875 – 0,995), p < 0,001với điểm cắt là 6,5 (độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 73,6%) Trong bệnh viêm phổi nặng và nhóm bệnh hô hấp, thang điểm cảnh báo sớm PEWS

có khả năng tiên lượng rất tốt nguy cơ trẻ ngừng tim hoặc nhịp tim chậm kèm tưới máu kém trong vòng 24 giờ với AUC là 1 (95% CI: 1 – 1) với p < 0,05

Kết luận: Thang điểm cảnh báo sớm PEWS có khả năng tiên lượng rất tốt nguy cơ trẻ ngừng tim hoặc nhịp

tim chậm kèm dấu hiệu tưới máu kém trong vòng 24 giờ với AUC là 0,935 (95% CI: 0,875 – 0,995), p < 0,001

với điểm cắt là 6,5 (độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 73,6%)

Từ khóa: cảnh báo sớm nhi khoa, ngừng tim, bệnh nặng

ABSTRACT

RESEARCH ON APPLICATIONS PEADIATRIC EARLY WARNING SCORE PEWS

IN CHILDREN ADMITTED IN THE PEDIATRIC EMERGENCY AND INTENSIVE CARE UNIT

IN HUE CENTRAL HOSPITAL

Nguyen Tan Binh, Bui Binh Bao Son

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol 23 – No 4 - 2019: 151 - 156

Objectives: To determine the prognostic value of pediatric early warning system (PEWS) scoresin severity

of illness in children in pediatric emergency and intensive care unit

Methods: A descriptive cohort study was conducted in 115 childrens aged 2 months to 15 years with

severity of illness admitted to the pediatric emergency and intensive care unit, Hue Central Hospital from September 2017 to July 2018

Results: Pediatric Early Warning System (PEWS) scores had a very good prognosis of risk of cardiac arrest

or bradycardia with poor perfusion signs within 24 hours with Area Under the receiver operator characteristic Curve (AUC) was 0.935 (95% CI: 0.875 – 0.995); p < 0.001 at a threshold score of 5 (the sensitivity and specificity were 100% and 73.6%; respectively) In severe pneumonia and respiratory, Pediatric Early Warning System (PEWS) scores had a very good prognosis of risk of cardiac arrest or bradycardia with poor perfusion signs within 24 hours with AUC was 1 (95% CI: 1 – 1); p < 0.05 at a threshold score of 10 (the sensitivity and specificity were 100% and 100%; respectively)

Conclusions: Pediatric Early Warning System (PEWS) scores had a very good prognosis of risk of cardiac

arrest or bradycardia with poor perfusion signs within 24 hours with AUC was 0.935 (95% CI : 0.875 – 0.995);

*Trường Đại học Y Dược Huế

Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Tấn Bình ĐT: 0903503368 Email: buibinhbaoson@gmail.com

Trang 2

p<0.001 at a threshold score of 5 (the sensitivity and specificity were 100% and 73.6%; respectively)

Keywords: pediatric early ưarning, cardiac arrest, severity of illness

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trẻ vào đơn vị hồi sức cấp cứu nhi dù bất kỳ

nguyên nhân nào đều có những rối loạn nghiêm

trọng về chức năng sống vì vậy, việc tiên lượng

bệnh chính xác trong hồi sức cấp cứu là một vấn

đề luôn được các thầy thuốc quan tâm để đạt

được mục tiêu cuối cùng là làm giảm tỷ lệ tử

vong Sự nhận biết sớm các dấu hiệu nghiêm

trọng và quản lý hiệu quả về hô hấp, tuần hoàn

và/hoặc các vấn đề thần kinh sẽ ngăn ngừa được

đa số các trường hợp ngừng tim, làm giảm tỷ lệ

tử vong(2) Các nghiên cứu đã kết luận tỷ lệ

ngừng tim khoảng 0,7% - 3% trẻ nhập viện(5,9) và

5,5 – 14% trẻ nhập vào đơn vị hồi sức tích

cực(5,6,9) Những trẻ em này đã làm tăng tỷ lệ

bệnh và tử vong có liên quan đến ngừng tim(4,10)

Các thang điểm cảnh báo sớm nhi khoa là một

công cụ dự đoán được xây dựng và áp dụng ở

nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có thang

điểm cảnh báo sớm PEWS để tăng khả năng

nhận ra nguy cơ trẻ diễn tiến nặng (ngừng

timhoặc nhịp tim chậm kèm dấu hiệu tưới máu

kém) sắp xảy ra ở bệnh nhi, điều đó sẽ cung cấp

cơ hội cho các can thiệp lâm sàng, cải thiện kết

quả điều trị, làm giảm tỷ lệ tử vong(8) Ở Việt

Nam, chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào về

thang điểm này Xuất phát từ những lý do trên,

đề tài này được tiến hành để xác định giá trị tiên

lượng của thang điểm cảnh báo sớm PEWS ở trẻ

bệnh nặng tại đơn vị hồi sức cấp cứu nhi

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Gồm 115 bệnh nhi từ 2 tháng-15 tuổi bị bệnh

nặng, điều trị tại đơn vị hồi sức cấp cứu nhi, BV

Trung Ương Huế từ tháng 09/2017-07/2018

Tiêuchuẩn chọn bệnh

Trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi có có một hay

nhiều dấu hiệu đánh giá trẻ bị bệnh nặng(1)

Tiêu chuẩn loại trừ

Trẻ có hai hoặc nhiều bệnh lý phối hợp

Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu

Mô tả tiến cứu, chọn mẫu thuận tiện

Tất cả trẻ nghiên cứu được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, chẩn đoán và lấy các thông số cần thiết cho nghiên cứu trong vòng 6 giờ đầu tiên sau khi bệnh nhi nhập vào đơn vị hồi sức cấp cứu nhi và theo dõi diễn tiến nặng (ngừng tim hoặc nhip tim chậm kèm dấu hiệu tưới máu kém) trong vòng 24 giờ kể từ lúc bắt đầu nghiên cứu

Xử lý số liệu

Bằng phần mềm SPSS 20.0

KẾT QUẢ

Đặc điểm lâm sàng

Bảng 1 Phân bố bệnh nguyên có diễn tiến nặng

Nhiễm trùng huyết 1 11,1 Sốc nhiễm trùng 1 11,1

Nhiễm Leishmania 1 11,1

Trẻ có diễn tiến nặng chủ yếu do bệnh tim bẩm sinh (22,2%) và viêm phổi nặng (22,2%)

(Bảng 1)

Bảng 2 Phân bố diễn tiến nặng

Trẻ có diễn tiến nặng chiếm tỷ lệ 7,8% (Bảng 2)

Bảng 3 Phân bố diễn tiến nặng theo nhóm bệnh

Diến tiến nặng Nhóm bệnh

Có Không

p

n % n %

Bệnh tim mạch 4 44,4 12 11,3

<0,05

Bệnh hô hấp 2 22,2 70 66,1 Bệnh truyền nhiễm 2 22,2 16 15,1 Khác (bệnh thận, bệnh tiêu

hóa, bệnh ung bướu – huyết học, tai nạn)

1 11,1 8 7,5 Bệnh tim mạch là nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong những trẻ có diễn tiến nặng (44,4%)

Trang 3

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về diễn tiến

nặng của trẻ ở các nhóm bệnh (p < 0,05) (Bảng 3)

Bảng 4 Phân bố diễn tiến nặng theo nhóm tuổi

Diễn tiến nặng

Nhóm tuổi

Có Không

p

>1 tháng – < 3 tháng 0 0 10 9,4

>0,05

≥3 tháng – <12 tháng 3 33,3 52 49,1

≥ 1 tuổi – < 4 tuổi 2 22,2 20 18,9

≥ 4 tuổi – ≤ 12 tuổi 3 33,3 19 17,9

> 12 tuổi 1 11.2 5 4,7

Trẻ có diễn tiến nặng chủ yếu trong độ tuổi

từ 3 tháng – dưới 12 tháng (33,3%) và 4 tuổi – 12

tuổi (33,3%) Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về diễn tiến nặng của trẻ ở các nhóm

tuổi (p > 0,05) (Bảng 4)

Kết quả điểm cảnh báo sớm PEWS

Trung vị điểm cảnh báo sớm PEWS cao ở các bệnh nguyên như sốc tim (7,5 điểm), nhiễm trùng huyết (7 điểm), sốc nhiễm trùng (7 điểm), xuất huyết não (7 điểm) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trung vị điểm cảnh báo sớm

PEWS của các bệnh nguyên (p < 0,05) (Bảng 5)

Bảng 5 Kết quả điểm cảnh báo sớm PEWS theo bệnh nguyên

Trung vị 25 th -75 th Tối thiểu Tốiđa

< 0,05

Viêm thanh khí phế quản cấp nặng 3 5,00 4,00 - 4,00 6,00

Viêm tiểu phế quản cấp nặng 2 3,50 3,00 - 3,00 4,00

Bệnh ít gặp khác 16 7,00 5,50 –8,50 4,00 11,00

Bảng 6 Kết quả điểm cảnh báo sớm PEWS theo diễn

tiến nặng

Diễn

tiến

nặng

n

Điểm PEWS trung bình

p Trung vị 25 th – 75 th Tối

thiểu Tối đa

Có 9 9,00 7,50 - 11,50 7,00 13,00

<0,05 Không 106 5,00 4,00 - 7,00 2,00 11,00

Trung vị điểm cảnh báo sớm PEWS ở nhóm

có diễn tiến nặng (9 điểm) cao hơn so với nhóm

không có diễn tiến nặng (5 điểm) Sự khác biệt có

ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (Bảng 6)

Giá trị tiên lượng của thang điểm cảnh báo sớm

PEWS

Bảng 7 Diện tích dưới đường cong của thang điểm

cảnh báo sớm PEWS

0,935 0,875 – 0,995 < 0,001

Thang điểm cảnh báo PEWS có khả năng

tiên lượng rất tốt nguy cơ bệnh nhi xảy ra ngừng

tim hoặc nhịp tim chậm kèm dấu hiệu tưới máu

kém với AUC là 0,935 (95% CI: 0,875 – 0,995),

p<0,001 (Bảng 7)

Bảng 8 Độ nhạy, độ đặc hiệu theo theo vùng phân

tách giữa nhóm có diễn tiến nặng và không diễn tiến

nặng của thang điểm cảnh báo sớm PEWS

Vùng tiêu chuẩn Độ nhạy Độ đặc hiệu LR + LR -

2,5 100,00 00,90 1,01 0 3,5 100,00 8,50 1,09 0 4,5 100,00 29,20 1,41 0 5,5 100,00 54,70 2,21 0 6,5 100,00 73,60 3,79 0 7,5 77,80 86,80 5,89 0,26 8,5 66,70 93,40 10,11 0,36 9,5 44,40 99,10 49,33 0,56 10,5 33,30 99,10 37,00 0,67 11,5 22,20 100,00 - 0,78 12,5 11,10 100,00 - 0,89

Với điểm cắt 6,5 (độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 73,6%) thì thang điểm cảnh báo sớm PEWS có

Trang 4

khả năng phân tách tốt giữa nhóm có diễn tiến

nặng và nhóm không có diễn tiến nặng (Bảng 8)

Bảng 9 Diện tích dưới đường cong của thang điểm

cảnh báo sớm PEWS ở viêm phổi nặng và nhóm bệnh

hô hấp

Thang điểm cảnh báo PEWS có khả năng

tiên lượng rất tốt nguy cơ diễn tiến nặng ở bệnh

nhi viêm phổi nặng và nhóm bệnh hô hấp với

AUC là 1 (95% CI : 1 – 1), p < 0,05 (Bảng 9)

Bảng 10 Độ nhạy, độ đặc hiệu theo theo vùng phân

tách giữa nhóm có diễn tiến nặng và không diễn tiến

nặng của thang điểm cảnh báo sớm PEWS ở bệnh nhi

viêm phổi nặng

Vùng tiêu chuẩn Độ nhạy Độ đặc hiệu LR + LR -

3,5 100,00 8,60 1,09 0

4,5 100,00 37,90 1,61 0

5,5 100,00 65,50 2,90 0

6,5 100,00 81,00 5,26 0

7,5 100,00 94,80 19,23 0

8,5 100,00 96,60 29,41 0

10,0 100,00 100,00 - 0

11,5 50,00 100,00 - 0.5

Trong bệnh viêm phổi nặng, với điểm cắt 10

(độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 100%) thì thang

điểm cảnh báo sớm PEWS có khả năng phân

tách tốt giữa nhóm có diễn tiến nặng và không

có diễn tiến nặng (Bảng 10)

Bảng 11 Độ nhạy, độ đặc hiệu theo theo vùng phân

tách giữa nhóm có diễn tiến nặng và không diễn tiến

nặng của thang điểm cảnh báo sớm PEWS ở nhóm

bệnh hô hấp

Vùng tiêu chuẩn Độ nhạy Độ đặc hiệu LR + LR -

3,5 100,00 8,60 1,09 0

4,5 100,00 35,70 1,55 0

5,5 100,00 60,00 2,50 0

6,5 100,00 78,60 4,67 0

7,5 100,00 92,90 14,08 0

8,5 100,00 97,10 34,48 0

10,0 100,00 100,00 - 0

11,5 50,0 100,00 - 0,50

Trong nhóm bệnh hô hấp, với điểm cắt 10

(độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 100%) thì thang điểm cảnh báo sớm PEWS có khả năng phân tách tốt giữa nhóm có diễn tiến nặng và nhóm

không diễn tiến nặng (Bảng 11)

BÀN LUẬN

Đặc điểm lâm sàng

Trong nghiên cứu này, nguyên nhân chủ yếu gây ra ngừng tim hoặc nhịp tim chậm kèm dấu hiệu tưới máu kém là bệnh tim bẩm sinh và viêm phổi nặng với tỷ lệ lần lượt là 22,2% và 22,2% Điều này cũng khá phù hợp với quá trình biến đổi sinh lý dẫn đến ngừng tim Chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào ở trong nước và nước ngoài về vấn đề này để so sánh

Tỷ lệ trẻ có diễn tiến nặng chiếm tỷ lệ 7,8% Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Rhodes (1999) có tỷ lệ là 6%(6), của Suominen (2000) là 5,5%(9) Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với Reis (2002) có tỷ lệ

là 14%(5) Sự khác biệt trên có thể được giải thích

do sự khác nhau về mô hình bệnh tật giữa các nước, mức độ bệnh nặng của trẻ vào hồi sức – cấp cứu, trình độ dân trí, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế dự phòng còn thấp, đặc biệt là sự khác biệt về nguồn nhân lực, tài nguyên và trang thiết bị hỗ trợ công tác hồi sức – cấp cứu dẫn đến tỷ lệ diễn tiến nặng khác nhau, đồng thời cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn thấp nên có thể không phản ánh chính xác nhất

về tỷ lệ trẻ có diễn tiến nặng

Nhóm bệnh có diễn tiến nặng chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh tim mạch (44,4%) Nghiên cứu của Reis (2002) có nhóm bệnh có diễn tiến nặng chiểm tỷ lệ cao nhất là bệnh hô hấp và sốc với tỷ

lệ lần lượt là 61% và 29%(5), của Robson (2013) là bệnh hô hấp (42,7%), bệnh tim 3%(7), của Suominen (2000) là bệnh tim mạch (71,2%) và bệnh hô hấp (8,5%)(9) Điều này có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nguyên nhân có lẽ do sự khác nhau về mô hình bệnh tật giữa hai nước, đồng thời có thể do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi thấp nên không phản

Trang 5

ảnh chính xác nhất về tỷ lệ các nhóm bệnh có

diễn tiến nặng

Trẻ có diễn tiến nặng chủ yếu trong độ tuổi

từ 3 tháng – <12 tháng (33,3%) và 4–12 tuổi

(33,3%) Không có sự khác biệt về diễn tiến nặng

của trẻ ở các nhóm tuổi (p > 0,05) Kết quả tương

tự như nghiên cứu của Duncan (2006) có nhóm

tuổi có diễn tiến nặng nhiều nhất là 3 tháng – <12

tháng (21,8%) và 4–12 tuổi (24,1%)(3), của Robson

(2013) là < 3 tháng (21%) và 3 tháng – <12 tháng

(36%)(7), của Suominen (2000) là 1–12 tháng

(39%)(9)

Kết quả điểm cảnh báo sớm PEWS

Trong nghiên cứu của chúng tôi,trung vị

điểm cảnh báo sớm PEWS cao ở các bệnh

nguyên như sốc tim (7,5 điểm), nhiễm trùng

huyết (7 điểm), sốc nhiễm trùng (7 điểm), xuất

huyết não (7 điểm) và sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê (p<0,05) Sốc tim là bệnh nguyên ảnh

hưởng trực tiếp nhất đến chức năng co bóp của

cơ tim cũng như ảnh hưởng rất quan trọng đến

quá trình tuần hoàn nên rất dễ dẫn đến ngừng

tim hoặc nhịp tim chậm kèm dấu hiệu tưới máu

kém Sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết với vi

khuẩn và nội độc tố của chúng được phóng thích

vào máu sẽ kích hoạt hàng loạt phản ứng miễn

dịch của cơ thể dẫn đến hiện tượng rối loạn

phân bố của hệ tuần hoàn dẫn đến ngừng tim

hoặc nhịp tim chậm kèm tưới máu kém Xuất

huyết não gây chèn ép nhu mô não và các trung

tâm hô hấp tuần hoàn ở thân não, tăng áp lực

nội sọ có thể dẫn đến tụt kẹt dẫn đến ngừng tim

hoặc nhịp chậm kèm tưới máu kém Vì thế,

trong nghiên cứu của chúng tôi đây là những

bệnh lý có trung vị điểm cảnh báo sớm PEWS

cao nhất Chúng tôi chưa tìm thấy các nghiên

cứu ở trong nước và nước ngoài nào về vấn đề

này để so sánh

Mặt khác, trung vị điểm cảnh báo sớm

PEWS ở nhóm có diễn tiến nặng (9 điểm) cao

hơn so với nhóm không có diễn tiến nặng (5

điểm) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa

trung vị điểm cảnh báo sớm PEWS giữa 2 nhóm

với p<0,05 Điều đó cho thấy điểm cảnh báo sớm

PEWS càng cao thì nguy cơ trẻ diễn tiến nặng với số điểm càng cao Ở trong nước, chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào về vấn đề này để

so sánh Ở nước ngoài, nghiên cứu của Duncan

có điểm cảnh báo sớm PEWS thuộc phân phối chuẩn, kết quả điểm trung bình ở nhóm có diễn tiến nặng và không diễn tiến nặng lần lượt là 7,9 điểm và 3,2 điểm(3), có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Giá trị tiên lượng của thang điểm cảnh báo sớm PEWS

Trong nghiên cứu này, thang điểm cảnh báo sớm PEWS có khả năng tiên lượng rất tốt nguy

cơ trẻ diễn tiến nặng trong vòng 24 giờ với AUC

là 0,935 (95% CI : 0,875 – 0,995) với p < 0,001 Nghiên cứu của Duncan (2006) có AUC là 0,90 với p<0,05(3), của Robson (2013) có AUC là 0,85 với p<0,05(7) Như vậy, thang điểm cảnh báo sớm PEWS với AUC>0,75 trong nhiều nghiên cứu Đồng thời, các thông số của thang điểm cảnh báo sớm PEWS được đánh giá hoàn toàn dựa trên lâm Vì vậy, có thể sử dụng thang điểm cảnh báo sớm PEWS trong thực hành lâm sàng

để đánh giá nguy cơ diễn tiến nặng ở trẻ bệnh nặng tại đơn vị hồi sức cấp cứu nhi, để từ đó các bác sỹ có kế hoạch chăm sóc điều trị và theo dõi thích hợp góp phần cải thiện kết quả điều trị và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ

Với điểm cắt 6,5 (độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 73,6%), thang điểm cảnh báo sớm PEWS có khả năng phân tách tốt giữa nhóm có diễn tiến nặng

và không diễn tiến nặng Nghiên cứu của Duncan (2006) có điểm cắt là 5,0 (độ nhạy là 78%, độ đặc hiệu là 95%)(3), của Robson (2013) là 5,0 (độ nhạy là 86,6%, độ đặc hiệu là 72,9%)(7) Như vậy, có một sự khác biệt giữa kết quả nghiên cứu của chúng tôi với các tác giả trên về điểm cắt của thang điểm cảnh báo sớm PEWS trong việc tiên lượng nguy cơ trẻ diễn tiến nặng Vấn đề này có lẽ do sự khác biệt về mô hình bệnh tật, trang thiết bị trong hồi sức, cũng như điều kiện điều trị của mỗi đơn vị hồi sức trong nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả khác, đồng thời cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn

Trang 6

thấp Hơn nữa, đây là lần đầu tiên nghiên cứu về

khả năng tiên lượng của thang điểm cảnh báo

sớm PEWS ở nước ta Có lẽ cần có nhiều nghiên

cứu về thang điểm cảnh báo sớm PEWS hơn ở

các trung tâm hồi sức nhi khoa lớn trong cả nước

để xác định chính xác hơn điểm cắt có ý nghĩa

tiên lượng nguy cơ nguy cơ diễn tiến nặng để

chúng ta có thể áp dụng rộng rãi chỉ số này vào

tiên lượng bệnh trong thực hành lâm sàng

Trong bệnh viêm phổi nặng và nhóm bệnh

hô hấp, thang điểm cảnh báo sớm PEWS có khả

năng tiên lượng rất tốt nguy cơ diễn tiến nặng

với AUC đều là 1 (95% CI: 1 – 1) với p <0,05 và

điểm cắt 10 (độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 100%),

thang điểm cảnh báo sớm PEWS có khả năng

phân tách tốt giữa nhóm có diễn tiến nặng và

không diễn tiến nặng Từ các kết quả này chúng

ta có thể thấy thang điểm cảnh báo sớm PEWS

ngoài khả năng tiên lượng chung cho cả nhóm

trẻ trong đơn vị hồi sức cấp cứu nhi mà còn có

khả năng tiên lượng rất tốt trong bệnh viêm phổi

nặng và nhóm bệnh hô hấp Trong nghiên cứu

của chúng tôi, bệnh lý viêm phổi nặng và nhóm

bệnh hô hấp được tiên đoán đúng với thực tế với

AUC là 1 thì điều này khó xảy ra trong thực tế

nên có lẽ cần có một nghiên cứu đa trung tâm về

thang điểm cảnh báo sớm PEWS để có thể kết

luận chính xác hơn về các vấn đề trên Tôi chưa

tìm thấy các nghiên cứu trong nước và nước

ngoài về vấn đề này để so sánh

KẾT LUẬN

Trẻ có ngừng tim hoặc nhịp tim chậm kèm

dấu hiệu tưới máu kém chiếm tỷ lệ 7,8%, chủ

yếu trong độ tuổi từ 3–dưới 12 tháng (33,3%) và

4–12 tuổi (33,3%) do bệnh viêm phổi nặng

(22,2%) và tim bẩm sinh (22,2%)

Trung vị điểm cảnh báo sớm PEWS cao ở các

bệnh nguyên như sốc tim (7,5 điểm), nhiễm

trùng huyết (7 điểm), sốc nhiễm trùng (7 điểm),

xuất huyết não (7 điểm) và có sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê giữa trung vị điểm cảnh báo sớm

PEWS giữa nhóm có diễn tiến nặng và không diễn tiến nặng

Thang điểm cảnh báo sớm PEWS có khả năng tiên lượng rất tốt nguy cơ bệnh nhi xảy ra ngừng tim hoặc nhịp tim chậm kèm dấu hiệu tưới máu kém với AUC là 0,935 (95% CI: 0,875– 0,995), p<0,001 với điểm cắt 6,5 (độ nhạy 100%,

độ đặc hiệu 73,6%) Ngoài khả năng tiên lượng chung cho cả nhóm trẻ, thang điểm cảnh báo sớm PEWS còn có khả năng tiên lượng rất tốt trong bệnh viêm phổi nặng và nhóm bệnh hô hấp với AUC là 1 (95% CI: 1–1), p<0,05 với điểm cắt 10 (độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 100%)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược Huế (2017) “Nhận biết trẻ

bị bệnh nặng” Giáo trình Nhi khoa sau đại học tập 1, Trường Đại

học Y Dược Huế, pp.1–6

2 Clinical strategy and programes division (2016) “Paediatric early warning system - User manual 2 nd edition” Paediatrics,

pp.1 -26

3 Duncan H, Hutchison J, Parshuram CS (2006) “The pediatric early warning system score: a severity of illness score to predict

urgent medical need in hospitalized children” Journal of Critical

Care, 21:271 – 279

4 Gillis J, Dickson D, Rieder M (1986) “Results of inpatient

pediatric resuscitation” Critical Care Medicine, 14(5):469 – 471

5 Reis AG, Nadkarni VM, Perondi MB (2002) “A prospective investigation into the epidemiology of in-hospital pediatric cardiopulmonary resuscitation using the International Utstein

reporting style” Pediatrics, 109:200 – 209

6 Rhodes JF, Blaufoux AD, Sieden HS (1999) “Cardiac arrest in

infants after congenital heart surgery” Circulation, 100(2):194–199

7 Robson MJ, Cooper CL, Medicus LA (2013) “Comparison of

three acute care pediatric early warning scoring tools” Journal of

Pediatric Nursing, 28:33 – 41

8 Sarah SR (2014) “Validation of a modified pediatric early

warning system score” Master of Science Clinical and Biomedical

Investigation, pp.7 -14

9 Suominen P, Olkkola KT (2000) “Utstein style reporting of

in-hospital paediatric cardiopulmonary resuscitation” Resusciation,

45:17 – 25

10 Young KD, Seidel JS (1999) “Pediatric cardiopulmonary

resuscitation: A collective review” Annals of Emergency Medicine,

33:195 – 205

Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/06/2019 Ngày bài báo được đăng: 10/08/2019

Ngày đăng: 14/01/2020, 22:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w