Tác giả đã phân tích vấn đề lý luận và từ thực trạng công tác kế toán CPSX và tính giá thành dịch vụ lữ hành tại Công ty Cổ phần du lịch Việt Đà để đưa ra các giải pháp kế toán nhằm tăng
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn: “Kế toán chi phísản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạnThương mại và Dịch vụ Dương Anh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,không sao chép của bất kỳ ai và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bởi bất kỳ một học
vị nào Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình
Hưng Yên, ngày 02 tháng 03 năm 2018
Người thực hiện
Ngô Thị Thu
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cấu của đề tài 5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ 6
1.1 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ 6
1.1.1 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ 6
1.1.2 Chi phí sản xuất và phân loại CPSX trong doanh nghiệp KD DV 11
1.1.3 GT SP và phân loại GT SP dịch vụ 15
1.1.4 Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành SP 17
1.2 Kế toán CPSX và tính giá thành SP trong DN KD dịch vụ 18
1.2.1 Kế toán CPSX và tính giá thành SP trong DN KD dịch vụ theo quan điểm KTTC 18
1.2.2 Kế toán CPSX và tính giá thành SP trong DN kinh doanh dịch vụ theo quan điểm KTQT 30
Trang 3CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DƯƠNG ANH 44 2.1 Tổng quan về Công ty TNHH TM và DV Dương Anh 44
2.1.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD của Công ty TNHH TM và DV Dương Anh 44 2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH TM và DV Dương Anh 50 2.1.3 Tổ chức công tác kế toán 52
2.2 Thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành SP dịch vụ ăn uống tại Công ty TNHH TM và DV Dương Anh 54
2.2.1 Nhận diện và phân loại CPSX 54 2.2.1 Kế toán CPSX và tính giá thành SP dịch vụ ăn uống tại Công ty TNHH TM và DV Dương Anh theo quan điểm của KTTC 57 2.2.2 Kế toán CPSX và tính giá thành SP dịch vụ ăn uống tại Công ty TNHH TM và DV Dương Anh theo quan điểm của KTQT 64
2.3 Đánh giá thực trạng về kế toán CPSX và tính giá thành SP dịch vụ
ăn uống tại Công ty TNHH TM và DV Dương Anh 67
2.3.1 Những ưu điểm đạt được 67 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 68
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DƯƠNG ANH 72 3.1 Định hướng phát triển và yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty TNHH TM và
DV Dương Anh 72 3.2 Các giải pháp hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành SP dịch vụ ăn uống tại Công ty TNHH TM và DV Dương Anh 73
Trang 43.2.1 Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành SP dịch vụ ăn uống theo
quan điểm KTTC 73
3.2.2 Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành SP dịch vụ ăn uống theo quan điểm KTQT 76
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 78
3.1.1 Điều kiện khách quan: 78
3.1.2 Điều kiện chủ quan: 79
3.2 Những đóng góp và hạn chế của đề tài 79
3.2.1 Những đóng góp của đề tài 79
3.2.2 Những hạn chế của đề tài 79
KẾT LUẬN CHUNG 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình thu mua thực phẩm 48
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất 49
Sơ đồ 2.3: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Dương Anh 50
Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH TM và DV Dương Anh 51
Sơ đồ 2.5: Quy trình lập dự toán CPSX 65
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta đang ngày càngphát triển mạnh mẽ Sự đa dạng và phong phú về sản phẩm đã tạo cho người tiêudùng có nhiều cơ hội lựa chọn cho nhu cầu của mình Điều đó khiến cho các doanhnghiệp sản xuất phải xem xét để lựa chọn những phương án sản xuất tối ưu sao chogiảm được giá thành mà vẫn đảm bảo được chất lượng và hiệu quả kinh tế mongmuốn Giảm giá thành là một trong các chiến lược mà các doanh nghiệp lựa chọn đểtạo cho mình lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường Có thể nóigiá bán SP, dịch vụ được định giá trên cơ sở giá thành Hơn nữa, dưới góc độ quản
lý SXKD, giá thành SP cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá khả năng và trình độcủa người lãnh đạo Bởi, chỉ khi bộ phận quản lý phát huy được vai trò của mình,biết cách phối hợp tốt giữa các bộ phận, phát huy được sức mạnh tập thể thì mới cóbiện pháp hạ giá thành Khi công tác tập hợp CPSX được tổ chức hợp lý và khoahọc thì DN mới đánh giá chính xác giá thành SP Để nhà quản trị có những quyếtđịnh hợp lý trong việc tăng khả năng cạnh tranh của SP, tạo lợi nhuận KD, tăngcường quản lý để đạt hiệu quả tối ưu đặc biệt thông qua giá bán của SP trên thịtrường, họ cần phải có những thông tin về dòng tiền họ đã bỏ ra trong quá trình sảnxuất từ đó có chính sách tiết kiệm CPSX góp phần hạ giá thành SP Nguồn thông tinquan trọng giúp cho người quản lý lúc này chính là công tác kế toán tập hợp CPSX
và giá thành SP Nhằm không ngừng nâng cao uy tín, vị thế và đứng vững trong nềnkinh tế thì các DN phải không ngừng đưa ra giá bán tối ưu đồng thời chất lượng SPluôn đáp ứng được nhu cầu khách hàng Theo đó công tác quản lý về CPSX đượcthực hiện tốt, giảm các CP không cần thiết, phương pháp tính giá thành được lựachọn phù hợp không những là biện pháp hữu hiệu để đảm bảo chất lượng, hạ giáthành SP mà còn phản ánh hiệu quả SXKD của DN Vì vậy công tác kế toán CPSX
và tính giá thành SP luôn là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ DN nào trên thị trường
Trang 8hiện nay nói chung và Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và dịch vụ (TNHH
TM và DV) Dương Anh nói riêng
Qua quá trình khảo sát của tác giả tại Công ty TNHH TM và DV Dương Anh,nhận thấy kế toán CPSX và giá thành SP dịch vụ ăn uống của công ty có nhiều điểmnổi bật, tích cực song vẫn còn những hạn chế cần khắc phục để phù hợp với mụctiêu quản lý
Mặt khác, qua khảo sát các đề tài đã nghiên cứu cho thấy chưa có công trìnhnào nghiên cứu về lĩnh vực kế toán này tại Công ty trong thời gian qua Vì vậy tôi
chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình là: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại
và Dịch vụ Dương Anh”.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Thứ nhất, đề tài: “Nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại Công ty Cổ phần du lịch Việt Đà” Tác giả Nguyễn
Thị Thùy Linh, Trường Đại học Đà Nẵng, 2015 Tác giả đã phân tích vấn đề lý luận
và từ thực trạng công tác kế toán CPSX và tính giá thành dịch vụ lữ hành tại Công
ty Cổ phần du lịch Việt Đà để đưa ra các giải pháp kế toán nhằm tăng cường côngtác quản trị trong việc tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh
Thứ hai, đề tài: Hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên địa bàn Hải Phòng” Tác giả Đào Minh Tâm, Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
2014 Đề tài đã trình bày những lý luận chung về kế toán CPSX và tính giá thành
SP, nghiên cứu công tác kế toán thực tế, đồng thời đưa ra kết quả đạt được, những
ưu điểm, hạn chế, đề xuất những giải pháp hoàn thiện kế toán CPSX và tính giáthành SP buồng ngủ ở các khách sạn du lịch tại các DN KD khách sạn trên địa bànHải Phòng Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đi khai thác khía cạnh kế toán tài chính, chưa
đề cập đến KTQT trong hoạt động KD
Thứ ba, đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí kinh doanh dịch vụ tại khách sạn Thắng Lợi” Tác giả Lê Thị Thu Huyền , Trường Đại học Thương mại, 2013.
Trang 9Ở đề tài này, tác giả nêu rõ những lý luận liên quan đến công tác kế toán CPSX kinhdoanh dịch vụ, trên cơ sở đó tìm hiểu thực tế công tác kế toán CP kinh doanh dịch
vụ khách sạn Thắng Lợi Với kết quả tìm hiểu được, luận văn cũng đề xuất nhữnggiải pháp nhằm hoàn thiện kế toán CP kinh doanh dịch vụ tại khách sạn này Tuynhiên các giải pháp mang tính khái quát chứ chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể đối vớilĩnh vực kinh doanh khách sạn
Thứ tư, đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tour du lịch tại Công ty CP dịch vụ Du lịch Sao Việt” Tác giả
Nguyễn Văn Lương, 2013 Luận văn đã làm sáng tỏ các vấn đề quan trọng trongcông tác tổ chức, nội dung, phương pháp kế toán CPSX và tính giá thành SP mộtcách có hệ thống Đồng thời, dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tế đặc điểm tổ chức
SX, phương thức quản lý, từ đó phát hiện những ưu nhược điểm và đề xuất cácgiải pháp khắc phục về kế toán CPSX và tính giá thành SP tuor du lịch phù hợpvới đặc điểm thực tế của DN Tuy nhiên, đề tài chưa nghiên cứu công tác KTQTnói chung và KTQT CP nói riêng trong DN
Thứ năm, đề tài: “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải hành khách tại Công ty CP vận tải Thái Đăng Long” Tác giả Hoàng Ngọc
Tuấn, Trường Đại học Công đoàn, 2015 Tác giả đã phân tích vấn đề lý luận và từthực trạng công tác kế toán CPSX và tính giá thành dịch vụ vận tải hành khách tạiCông ty CP vận tải Thái Đăng Long để đưa ra các giải pháp kế toán nhằm tăngcường công tác quản trị trong việc tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinhdoanh
Tóm lại, những công trình nghiên cứu trên đều mới đi sâu vào nghiên cứu vàđưa ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao vai trò của kế toán tài chính còn nhữnggiải pháp về kế toán quản trị CPSX và tính giá thành SP dịch vụ vẫn còn chungchung, chưa mang tính thực tiễn cao hoặc có những đề tài chưa đề cập đến công tácKTQT
Trang 103 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu: Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán CPSX và tính giáthành SP dịch vụ ăn uống tại tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại và Dịch
vụ Dương Anh
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa, phân tích làm rõ lý luận chung về kế toán CPSX và tính giáthành SP trong các DN kinh doanh dịch vụ
+ Phân tích đánh giá đúng thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành SP dịch
vụ ăn uống tại tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại và Dịch vụ DươngAnh
+ Đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành SP dịch vụ ănuống tại tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Dương Anh,đồng thời đưa ra những điều kiện để thực hiện giải pháp đó
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu:
- Về mặt lý luận: đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán CPSX và giáthành SP tại DN kinh doanh dịch vụ
- Về mặt thực tế: đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán CPSX và giá thành
SP dịch vụ ăn uống tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại và Dịch vụ DươngAnh
b Phạm vi nghiên cứu:
Kế toán CPSX và giá thành SP dịch vụ ăn uống tại Công ty Trách nhiệm Hữuhạn Thương mại và Dịch vụ Dương Anh trên phương diện KTTC và KTQT Số liệuthực tế quý II năm 2017 của Công ty
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu kế toán CPSX và giá thành SP dịch vụ ăn uống tạiCông ty, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học và hợp lý, cụ thể làphương pháp thu thập thông tin và phương pháp xử lý dữ liệu và phương pháp hỏi ýkiến chuyên gia
Trang 11Phương pháp thu thập thông tin
Trong phương pháp này có hai nguồn thông tin được tác giả tập trung hướngtới là thông tin sơ cấp và thứ cấp.Thông tin sơ cấp được tác giả thu thập bằng cách
áp dụng phương pháp quan sát, cụ thể là thu thập thông tin qua việc phỏng vấn,quan sát, nghiên cứu tài liệu
Phương pháp xử lý dữ liệu
Khi các nguồn thông tin sơ cấp cũng như thứ cấp nêu trên đã được thu thập,tác giả tiến hành hệ thống hóa, phân tích và cung cấp thông tin bằng phương pháp
xử lý dữ liệu, nhằm mục đích đưa ra các kết luận phù hợp
Khi sử dụng phương pháp này, tác giả đã so sánh, phân tích, tổng hợp kết quảđiều tra thực tế, hỏi ý kiến chuyên gia, đưa ra những đánh giá và giải pháp nhằm hoànthiện những nhược điểm về nội dung nghiên cứu trong DN
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mục lục, danh mục từ viết tắt, mở đầu, phụ lục và kết luận, luậnvăn được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về kế toán CPSX và giá thành SP trong các DN
kinh doanh dịch vụ.
- Chương 2: Thực trạng kế toán CPSX và giá thành SP dịch vụ ăn uống tại
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Dương Anh
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán CPSX và GTSP dịch vụ ăn uống tại
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Dương Anh.
Trang 12CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
KINH DOANH DỊCH VỤ
1.1 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
1.1.1 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ
1.1.1.1 Khái niệm, bản chất và vai trò của hoạt động kinh doanh dịch vụ
Do có sự phức tạp, đa dạng và vô hình của dịch vụ nên hiện nay cácnhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa thống nhất về dịch vụ Chẳng
hạn, Từ điển Việt Nam giải thích: “Dịch vụ là các hoạt động nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt” Tuy nhiên cách giải thích này còn khái
quát và chưa thực sự làm rõ được bản chất của dịch vụ Trong cuốn “Lựa chọn bước
đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại”, tác giả đã đưa ra khái
niệm dịch vụ: “Dịch vụ là các lao động của con người được kết tinh trong giá trị của kết quả hay trong giá trị các loại sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm được” Khi so sánh với cách giải thích của Từ điển bách khoa thì cách giải thích này đã làm rõ hơn nội hàm của dịch vụ - dịch vụ là kết tinh sức lao động con người trong các sản phẩm vô hình.
Cách hiểu về dịch vụ cũng không hoàn toàn thống nhất giữa các quốc giakhác nhau trên thế giới Vì lẽ đó trong hiệp định chung về thương mại dịch vụ(GATS), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã liệt kê dịch vụ thành 12 ngành lớn,trong mỗi ngành lớn lại bao gồm các phân ngành Tổng cộng có 155 phân ngành với
4 phương thức cung cấp dịch vụ là: Cung cấp qua biên giới, tiêu dùng dịch vụ ngoàilãnh thổ, hiện diện thương mại và hiện diện thể nhân trong đó có hoạt động ngânhàng
Từ các quan điểm khác nhau, khái niệm về dịch vụ có thể được đưa ra như
sau: “Dịch vụ là các lao động của con người được kết tinh trong các sản phẩm vô hình nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người”.
Trang 13* Phân loại dịch vụ:
- Theo mức độ liên hệ với khách hàng: Với mỗi loại dịch vụ khác nhau luôn cómối liên hệ với khách hàng của mình, tuy nhiên mối liên hệ này khác nhau, từthường xuyên đến thỉnh thoảng, từ cao đến thấp
+ Dịch vụ thuần tuý: Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
+ Dịch vụ vận chuyển, phân phối
+ Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm
+ Dịch vụ bưu chính
+ Dịch vụ bất động sản
+ Dịch vụ công cộng
Các hoạt động kinh tế nhằm tìm kiếm lợi nhuận mới được gọi là hoạt động
KD Do đó, “hoạt động KD là những hoạt động kinh tế được tiến hành nhằm tìm kiếm lợi nhuận”.
Từ khái niệm, bản chất và phân loại dịch vụ cũng như khái niệm về hoạt độngkinh doanh, có thể đưa ra khái niệm về kinh doanh dịch vụ như sau:
Trang 14“Kinh doanh dịch vụ là hoạt đông có ý thức của con người nhằm cung ứng những dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của cá nhân hoặc tổ chức nhằm thoả mãn nhu cầu của họ, và thu được lợi nhuận nhất định”.
Như vậy, KD dịch vụ cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác đều có mục tiêu
là tìm kiếm lợi nhuận dựa trên phục vụ nhu cầu của khách hàng nhưng đối tượngcủa kinh doanh dịch vụ là dịch vụ có bản chất, đặc điểm khác biệt rất nhiều so vớicác loại hàng hóa khác
Dịch vụ nói chung và kinh doanh dịch vụ nói riêng có vai trò rất lớn đối với
sự phát triển kinh tế
Trước kia, khi hai ngành công nghiệp và nông nghiệp còn chưa phát triển,sản xuất chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào tự có như lao động, đất đai … củavùng, dịch vụ chưa phát triển nên cạnh tranh chủ yếu dựa vào lợi thế khu vực Khidịch vụ kinh doanh vận tải phát triển, các yếu tố đầu vào của các khu vực được lưuthông trao đổi với nhau nên không còn lợi thế khu vực Vì vậy, các DN trên toàncầu cạnh tranh dựa vào khả năng thích ứng của mình với thành tựu của KD dịch vụvận tải
Khi nền kinh tế phát triển như giai đoạn hiện nay, sản xuất được tự động hóa,con người chủ yếu làm chức năng sang tạo để tạo ra các SP chứa hàm lượng chấtxám cao Lúc này, dịch vụ trở thành ngành quyết định tạo lợi thế cạnh tranh thúcđẩy sự phát triển của nền kinh tế Nước nào nắm giữ bí kíp KD dịch vụ cao sẽ thốngtrị cả thế giới
Kinh doanh dịch vụ không chỉ là những lĩnh vực phục vụ cho kinh doanhcông nghiệp, nông nghiệp như dịch vụ tài chính tiền tệ, vận tải hay chuyển giaocông nghệ mà còn là những dịch vụ phục vụ cho đời sống tinh thần của con ngườinhư: du lịch, giải trí, ăn uống, …
Hiện nay, các nền kinh tế trong đó có nước ta đều phát triển theo hướng dịch
vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất
Trang 151.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ
Cho dù chưa có một khái niệm mang tính thống nhất về dịch vụ trên phạm
vi toàn cầu nhưng nhìn chung, cho dù được mô tả thế nào, thì dịch vụ hàm chứanhững đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất: Dịch vụ “Là những thứ mà khi đem bán không thể rơi vào tay chân bạn” thể hiện tính vô hình của dịch vụ Dịch vụ không nhìn thấy được, không
tồn tại dưới dạng vật chất bằng những vật phẩm cụ thể và do đó không thể xác địnhchất lượng dịch vụ trực tiếp bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hoá trong khicác sản phẩm là những hàng hoá hữu hình có tính chất cơ, lý, hoá học… nhất định,
có tiêu chuẩn về kỹ thuật cụ thể và do đó có thể sản xuất theo tiêu chuẩn
- Trong KD dịch vụ, đồng thời diễn ra quá trình SX và tiêu thụ, quá trình cungứng gắn liền với tiêu dùng dịch vụ Khác với quá trình SX hàng hoá, hàng hoá cóthể được lưu trữ tại kho hoặc có thể vận chuyển đi nơi khác theo nhu cầu thị trường,
đó một quy trình tách biệt lưu thông và tiêu dùng Hay nói cách khác, không thể sảnxuất dịch vụ hàng loạt và lưu trữ trong kho sau đó mới tiêu dùng, do quá trình sảnxuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, dịch vụ không thể lưu trữ được
- Tính không ổn định và khó xác định: Dịch vụ gắn chặt với người cung cấpdịch vụ Chất lượng phụ thuộc chặt chẽ vào người thực hiện dịch vụ (trình độ, kỹnăng…) Sản phẩm dịch vụ không tiêu chuẩn hoá được, không tạo ra được nhữngdịch vụ như nhau trong những thời gian khác nhau Hơn nữa đối với cùng một cánhân cung ứng dịch vụ thì chất lượng dịch vụ đôi khi cũng thay đổi theo thời gian.Mặt khác, khách hàng là người tiêu dùng dịch vụ cho nên việc quyết định chấtlượng dịch vụ dựa vào cảm nhận của họ và với mỗi người khác nhau thì việc đánhgiá cùng một dịch vụ sẽ là khác nhau Vì vậy, chất lượng dịch vụ mang tính khôngđồng nhất
“Dịch vụ là ngành kinh tế có nhiều đặc điểm riêng có, khác biệt với các ngành sản xuất vật chất khác Những điểm đặc thù của ngành kinh doanh dịch vụ
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm dịch vụ nói riêng” Điều này thể hiện rõ ở:
Trang 16- Thứ nhất: “Kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ thuần túy thường không có hình thái hiện vật cụ thể mà được thể hiện bằng lợi ích cho khách hàng thông qua việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng như: nhu cầu thông tin, nhu cầu di chuyển, nhu cầu tri thức…” Từ đặc điểm này cho thấy “quá trình sản xuất, tiêu thụ và quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ thường khó tách bạch một cách riêng biệt; mục đích cũng như quy luật phát sinh và vận động của các khoản chi phí trong quá trình thực hiện dịch vụ khó có thể được phân tích một cách rõ ràng”.
- Thứ hai: “Hoạt động kinh doanh dịch vụ có sự đa dạng về phương thức thực hiện”
Ví dụ:
Ngành kinh doanh khách sạn có dịch vụ buồng, ăn uống, massage, …
Kênh viễn thông nội địa và quốc tế, loại hình viễn thông cố định, di động …Ngành viễn thông là các phương thức kinh doanh của ngành viễn thông
Kinh doanh vận tải bao gồm: vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, vận tảiđường bộ, đường không …
Tuor trong nước, quốc tế, tour trọn gói hoặc từng phần…là phương thức kinhdoanh của ngành du lịch lữ hành
Chính sự đa dạng về phương thức thực hiện dịch vụ dẫn đến sự đa dạng về đốitượng quản lý cũng như sự phức tạp trong tổ chức công tác kế toán nói chung,Trong tổ chức kế toán CPSX, tính giá thành SP dịch vụ nói riêng và nói chung là tổchức công tác kế toán trong lĩnh vực KD dịch vụ rất đa dạng và phức tạp chính do
sự đa dạng về phương thức thực hiện dịch vụ
- Tiếp đó: “Về mặt tổ chức quản lý kinh doanh, các doanh nghiệp dịch vụ thường thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh theo quy trình thực hiện dịch vụ hoặc theo từng đơn đặt hàng” Vì vậy, công tác kế toán CPSX, tính giá thành SP
Trang 17phức tạp hơn Kế toán CPSX, tính giá thành SP dịch vụ xuất hiện trong các hìnhthức liên doanh “Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức tài sản kinh doanhđồng kiểm soát”; “Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinhdoanh đồng kiểm soát”.
1.1.2 Chi phí sản xuất và phân loại CPSX trong doanh nghiệp KD DV
1.1.2.1 Khái niệm CPSX dịch vụ
Đối với tất cả DN nào, để tiến hành hoạt động SXKD sẽ cần chi ra các khoảntiền, phát sinh các khoản khấu trừ tài sản hoặc các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ
sở hữu Đó chính là những hình thức biểu hiện của chi phí Trong quá trình SX và tái
SX, các loại CP này phát sinh thường xuyên, luôn vận động, biến đổi Sự phát triểnkhông ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật kết hợp với sự đa dạng, phức tạp của cácloại hình SXKD khác nhau luôn gắn liền với sự đa dạng về hình thức biểu hiện của CP.Tuy nhiên, không phải toàn bộ CP phát sinh trong DN đều là CPSX, vậy bảnchất của CP cần được hiểu rõ từ đó đưa ra khái niệm về CPSX
Theo Chuẩn mực chung (Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01): “Chi phí sản
xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanhnghiệp, chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bênkhác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền,… Những chi phí này phát sinhdưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc,thiết bị” Theo định nghĩa này, chi phí được xem xét theo từng kỳ kế toán và là cáckhoản mục của báo cáo tài chính, chi phí được ghi nhận, phản ánh theo nguyên tắcnhất định Khái niệm này hoàn toàn phù hợp khi đứng trên góc độ của người sửdụng thông tin KTTC chủ yếu là đối tượng bên ngoài DN
Theo Giáo trình “Kế toán tài chính” của trường ĐHTM (2010) thì “Chi phí
sản xuất là những khoản chi phí phát sinh gắn liền với các hoạt động sản xuất chếtạo sản phẩm của doanh nghiệp” Từ khái niệm này cho thấy chỉ những chi phí phátsinh, gắn liền và phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm mới là CPSX, bao gồm:
CP NVLTT, CP NCTT, CP sử dụng máy thi công, CP SXC
Trang 18Theo Giáo trình “Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp” của Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2013) thì: “Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng
tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã
bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định
(tháng, quý, năm)” Theo khái niệm này, “CPSX được xem xét là các yếu tố hao phí
để sản xuất ra sản phẩm dịch vụ, bao gồm chi phí về đối tượng lao động (lao động sống) và một phần giá trị mới do lao động sang tạo ra như các khoản trích theo lương của người lao động, các khoản lãi vay phải trả, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác” Các loại CP này được đo lường, tính toán bằng tiền trong một khoảng thời gian xác định “Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ)”.
Theo Giáo trình “Kế toán tài chính” của HVTC (2013) thì “Chi phí sản xuất
là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiếtkhác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ dùng vào sản xuất sản phẩm được biểu
hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định” Khái niệm này cho thấy: “CPSX ngoài các khoản là hao phí về lao động sống cần thiết, lao động vật hóa còn bao gồm các khoản chi phí khác, các khoản chi phí có thể là một bộ phận giá trị mới do
DN sáng tạo ra và cũng có khoản chi phí đôi khi rất khó xác định chính xác là hao phí về lao động sống hay lao động vật hóa”.
Từ các khái niệm thể hiện các khía cạnh giống và khác nhau trên có thể kháiquát:
“Chi phí sản xuất dịch vụ là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ biểu hiện bằng thước đo tiền tệ được tính trong một thời kỳ nhất định”.
Cũng như các ngành sản xuất khác, với mỗi lĩnh vực kinh doanh dịch vụ,CPSX cũng được biểu hiện khác nhau, tuy nhiên, nói chung trong tổng CPSX dịch
Trang 19vụ thì chi phí về lao động sống (chi phí phục vụ) thường chiếm tỷ trọng cao hơn sovới các ngành nghề khác
Do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, “CPSX cũng là toàn bộ các CP
mà DN bỏ ra để thực hiện một loại dịch vụ”, nhưng CP này cũng có trường hợp
mang tính đồng loạt nhưng có nhiều trường hợp mang tính đơn nhất Chẳng hạn, chiphí cho một chuyến xe từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh thì không phải cáclần đi đều giống nhau mà nó sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: giá xăngdầu, lộ trình, yêu cầu của hành khách trên xe… Hay chi phí dịch vụ ăn uống cũngbiến động theo từng khách hàng, từng mùa vụ, từng nhà cung cấp …
1.1.2.2 Phân loại CPSX
CP trong DN có rất đa dạng, vì vậy để quản lý tốt CPSX cần được phân loạitheo những tiêu thức phù hợp Phân loại CPSX là việc sắp xếp CPSX theo những đặctrưng nhất định vào các nhóm, các loại khác nhau Thực tế, có nhiều cách phân loại
CP khác nhau như phân theo theo công dụng, nội dung kinh tế, theo quan hệ của CPvới sản lượng SP, theo nơi phát sinh CP… Các cách phân loại đều tồn tại, bổ sungcho nhau và giữ vai trò nhất định trong quản lý CPSX và giá thành SP Vì mỗi cáchphân loại này đều đáp ứng cho mục đích quản lý, kế toán, kiểm tra, kiểm soát chi phíphát sinh … ở các góc độ khác nhau
Trên góc độ KTTC, một số cách phân loại chủ yếu được sử dụng trong kế toánCPSX và tính giá thành SP như sau:
Phân loại CPSX theo yếu tố chi phí:
Đây là cách phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của CP mà không xétđến công dụng cụ thể hay địa điểm phát sinh của nó Theo quy định hiện hành ởViệt Nam, toàn bộ CPSX được chia thành các yếu tố CP như sau:
- CP nguyên liệu, dụng cụ: bao gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu, vậtliệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, thiết bị xây dựng cơ bản, công
cụ, dụng cụ sử dụng vào SXKD
Trang 20- CP nhân công: là toàn bộ số tiền lương, tiền công phải trả, các khoản tríchBHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân và nhân viên hoạt động SX trongDN.
- CP khấu hao TSCĐ: là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụngcho SX của DN
- CP dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền DN chi trả cho các dịch vụ mua bênngoài như tiền điện, tiền nước, điện thoại … phục vụ cho hoạt động SX của DN
- CP khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ CP khác dùng cho hoạt động SX ngoài
4 yếu tố trên như chi phí tiếp khách,…
Phân loại CP theo cách này cho biết kết cấu tỷ trọng từng loại CP mà doanhnghiệp đã chi ra trong quá trình SXKD để lập thuyết minh báo cáo tài chính phục vụyêu cầu thông tin và quản trị DN, để phân tích, đánh giá việc thực hiện dự toán CP,lập dự toán CP SXKD mới phục vụ các giai đoạn tiếp theo
Phân loại CPSX theo mục đích và công dụng của CP:
Phân loại theo cách này còn gọi là phân loại theo khoản mục CP Mỗi khoảnmục chỉ bao gồm chi phí có cùng mục đích và công dụng khác nhau, những khoản
CP có mục đích, công dụng khác nhau được đưa vào cùng một nhóm Toàn bộCPSX phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục:
- CP NVLTT: bao gồm CP về NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vàomục đích trực tiếp SX SP hay thực hiện lao vụ, dịch vụ
- CP NCTT: bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp lương, tiền ăn ca, cáckhoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương của công nhântrực tiếp SX
- CP SXC: là những chi phí dùng cho bộ phận SXC ở các phân xưởng, đội trạisản xuất ngoài hai khoản mục CP trực tiếp trên và bao gồm: Chi phí nhân viên độitrại sản xuất, phân xưởng sản xuất; CP vật liệu; CP dụng cụ SX; chi phí khấu haoTSCĐ; CP dịch vụ mua ngoài; CP bằng tiền khác
Cách phân loại này có tác dụng là thể hiện được các khoản mục CP trọng yếutrong CPSX, cung cấp số liệu cho việc xây dựng định mức giá thành và quản lý giá
Trang 21thành theo khoản mục, có thể nhanh giá thành SP trong quá trình quản lý CP, từ đóphân tích tình hình thực hiện giá thành theo khoản mục phí.
Phân loại CPSX theo mối quan hệ với khối lượng SP, lao vụ SX trong kỳ:
Theo cách phân loại này, CPSX được phân chia dựa vào mối quan hệ giữa CP
và khối lượng SP tạo ra, CPSX bao gồm:
- CP biến đổi (CP khả biến) là chi phí thay đổi theo khối lượng SP, quan hệ tỷ
lệ thuận với khối lượng SP trong kỳ Thuộc loại này có CP NVLTT, CP NCTT
- CP cố định (CP bất biến) là CP phát sinh mặc dù có sự thay đổi của sảnlượng SP SX ra nhưng CP đó không thay đổi, trong DN nó là CP khấu hao TSCĐtheo phương pháp bình quân
- CP hỗn hợp là khoản mục CP bao gồm các yếu tố định phí và biến phí phatrộn lẫn nhau CP này thể hiện đặc điểm của CP cố định khi ở mức độ hoạt độngbình thường, nếu ngược lại nó sẽ thể hiện đặc điểm của CP biến đổi
Việc phân loại CP này rất có giá trị đối với công tác quản lý KD Qua cáchphân loại này nhà quản trị thấy được cách thức ứng xử của từng loại CP với mức độhoạt động, từ đó họ có cách nhìn và quyết định tốt hơn về từng mức độ hoạt độngkhác nhau
Theo giáo trình “Kế toán tài chính doanh nghiệp” của ĐHKTQD (2013) thì
“giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về laođộng sống, lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ
đã hoàn thành”
Trang 22Theo giáo trình “Kế toán tài chính” của HVTC (2013) thì “Giá thành SX SP
được xác định bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chiphí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch
vụ nhất định”
“Quá trình SX là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: một mặt là haophí SX và mặt kết quả SX Toàn bộ các khoản hao phí kỳ trước chuyển sang và phátsinh trong kỳ và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng SP, lao vụ đã
hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm” Nói cách khác, “giá thành SP là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản CP mà DN bỏ ra để tạo nên khối lượng SP hoàn thành trong kỳ”.
Từ sự phân tích trên có thể rút ra kết luận về giá thành SP dịch vụ:
“Giá thành sản phẩm dịch vụ là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra liên quan đến khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành”
Đồng thời, “giá thành SP dịch vụ là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, có chức năng đánh giá chất lượng của hoạt động KD dịch vụ của DN Giá thành phản ánh kết quả của việc sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình KD, đánh giá hiệu quả của các giải pháp, phương án kinh doanh, đánh giá hiệu quả công tác quản lý KD mà DN đã thực hiện nhằm tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận”.
1.1.3.2 Các loại giá thành SP
Để phục vụ yêu cầu quản lý, lập dự toán giá thành, xây dựng chính sách về giá
cả hàng hóa bán ra, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tínhtoán khác nhau Theo các tiêu thức khác nhau thì giá thành được phân loại có nộidung, phương pháp, tính chất và ý nghĩa khác nhau Trên thực tế, việc phân loại giáthành SP thường được thực hiện theo các tiêu thức:
Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành
Dựa trên căn cứ này giá thành được chia làm ba loại là giá thành định mức, giáthành kế hoạch và giá thành thực tế
Trang 23- Giá thành định mức: là loại giá thành SP được tính trên cơ sở các định mức
chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị SP Việc tính giá thành định mức được thựchiện trước khi tiến hành SX SP
- Giá thành kế hoạch: là loại giá thành SP được tính trên cơ sở CPSX kế
hoạch và sản lượng kế hoạch Việc tính toán giá thành kế hoạch do bộ phận kếhoạch của DN thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình SX SP
- Giá thành thực tế: là loại giá thành SP được tính trên cơ sở số liệu CPSX
thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng SP thực tế đã SX hoànthành trong kỳ Giá thành SP thực tế chỉ có thể được tính sau khi kết thúc quá trình
SX SP
Căn cứ vào phạm vi phát sinh CP:
Theo tiêu thức phân loại này, giá thành được chia thành hai loại là GT SX và
Như vậy, giá thành SX được tính cho toàn bộ SP hoàn thành trong kỳ, là căn
cứ để tính giá trị thực tế SP hoàn thành nhập kho, giá vốn khi bán hoặc giao thẳngcho khách hàng và cơ sở tính lãi gộp Giá thành toàn bộ chỉ tính cho khối lượng
SP đã bán, đã tiêu thụ trong kỳ, là cơ sở để tính lãi của hoạt động KD DV
1.1.4 Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành SP
Bất kỳ doanh nghiệp nào, CPSX và giá thành SP luôn là chỉ tiêu kinh tế quantrọng mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng quan tâm vì CPSX và giá thành SP phản ánhtrực tiếp hoạt động SXKD của DN Trong đó CPSX và GT SP có mối liên quanchặt chẽ với nhau
CPSX và giá thành SP đều là các hao phí về lao động và các khoản chi tiêukhác của DN Chúng đều là hai mặt biểu hiện của quá trình SX có quan hệ vớinhau và giống nhau về chất Tuy nhiên, chúng vẫn có những mặt khác nhau:
Trang 24- Về mặt phạm vi: CPSX chỉ tính những CP phát sinh trong mỗi kỳ nhất định
(tháng, quý, năm) mà không tính đến CP liên quan đến số lượng SP đã hoàn thànhhay chưa Còn giá thành SP là giới hạn số CPSX liên quan đến khối lượng SP, dịch
vụ đã hoàn thành Mặt khác, CPSX bao gồm cả CPSX cho SP và CP quản lý DN,tiêu thụ SP (CP bán hàng) Còn giá thành SP chỉ bao gồm CPSX ra SP bao gồmCPSX trực tiếp (NVLTT, NCTT) và CP SXC
- Về mặt lượng: CPSX là xét các hao phí trong một thời kỳ còn giá thành SP
liên quan đến CP của cả kỳ trước chuyển sang kỳ này và số CP kỳ này chuyển sang
kỳ sau Khi giá trị SP DDĐK và DDCK bằng nhau thì tổng giá thành SP bằng tổngCPSX phát sinh trong kỳ Tuy nhiên, nếu bộ phận CPSX DDĐK và DDCK khôngbằng nhau thì CPSX và giá thành SP khác nhau về lượng Sự khác nhau về mặt lượng
và mối quan hệ giữa CPSX và giá thành SP thể hiện ở công thức tính giá thành
SP tổng quát sau:
Tổng CPSX phát sinh trong kỳ -
CPSX DDCK
Trong điều kiện nếu giá bán không thay đổi thì sự tiết kiệm hoặc lãng phíCPSX có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành thấp hoặc cao, từ đó tác động đến lợinhuận của DN Vì vậy, có thể nói, CPSX là cơ sở để xây dựng giá thành SP còn giáthành là căn cứ để xây dựng giá cả hàng hóa Do đó, nhiệm vụ thường xuyên vàquan trọng của công tác quản lý kinh tế là tiết kiệm CP, hạ giá thành, yếu tố này hếtsức cần thiết khi DN cạnh tranh trên thị trường
1.2 Kế toán CPSX và tính giá thành SP trong DN KD dịch vụ
1.2.1 Kế toán CPSX và tính giá thành SP trong DN KD dịch vụ theo quan điểm KTTC
1.2.1.1 Các nguyên tắc kế toán CPSX và tính giá thành SP dịch vụ
Theo Chuẩn mực 01 “Chuẩn mực chung” thì việc ghi nhận chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi chi phí phát sinh phải được ghi nhận vào
thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế chi tiền Đối với việc tập
Trang 25hợp CPSX, theo nguyên tắc này, CPSX phát sinh là những khoản mà DN đã chi và
sẽ chi phục vụ để SX SP Chẳng hạn, CP tiền điện phục vụ SX chưa trả cho ngườibán nhưng vẫn được ghi nhận vào CPSX trong kỳ
Nguyên tắc giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc, giá gốc của tài
sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền doanh nghiệp đã trả, phải trả hoặctính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốccủa tài sản không thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.Vậy mọi tài sản, vật tư, hàng hóa … của doanh nghiệp phải được phản ánh theo sốtiền mà đơn vị thực tế chi ra để có được nó ở trạng thái sẵn sàng sử dụng Theonguyên tắc này, giá trị thực tế của NVL, dụng cụ xuất cho SX và phục vụ SX tínhtheo giá gốc (có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá: thực tế đích danh,bình quân gia quyền, bình quân di động, nhập trước, xuất trước)
Nguyên tắc nhất quán: Việc áp dụng các khái niệm, nguyên tắc, chuẩn mực,
phương pháp kế toán của doanh nghiệp phải được thống nhất trong suốt niên độ kếtoán Vậy phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp khấu hao TSCĐ,phương pháp tính giá vật liệu xuất kho hoặc phương pháp tính giá thành SP doanhnghiệp phải áp dụng ít nhất trong một niên độ kế toán
DN phải lựa chọn phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho (việc ápdụng phương pháp tính giá khác nhau có thể làm cho CPSX cũng khác nhau),phương pháp tính GT thống nhất giữa các kỳ nhằm giúp cho số liệu về kế toánCPSX và tính GT SP vừa để có thể so sánh, hệ thống hóa và cung cấp thông tinphục vụ cho công tác quản trị DN vừa để đảm bảo nguyên tắc nhất quán
Nguyên tắc phù hợp: yêu cầu khi ghi nhận một khoản doanh thu thì đồng
thời phải ghi nhận khoản chi phí tương ứng để tạo ra khoản doanh thu đó Theo đó,khi hạch toán CPSX và giá thành SP, đối với những SP đã tiêu thụ, yêu cầu kế toánphải phản ánh một cách đầy đủ và phù hợp với khoản doanh thu nhận được
Nguyên tắc thận trọng: nguyên tắc này áp dụng đối với kế toán CPSX và giá
thành SP là chi phí được ghi nhận khi có bằng chứng phát sinh và việc trích trước
CP tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX
Trang 26Nguyên tắc trọng yếu: nguyên tắc này chú trọng đến những khoản mục quan
trọng mà nếu sai hoặc thiếu thông tin sẽ làm sai lệch đáng kể đến báo cáo tài chính
và các quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin Các khoản CPSX phát sinhtập hợp không đúng, không đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến giá thành SP, khi SP này tiêuthụ sẽ làm sai lệch kết quả KD
1.2.1.2 Đối tượng và phương pháp kế toán CPSX
Phạm vi giới hạn phát sinh CP nhằm kiểm soát CP và tính giá thành SP chính làđối tượng tập hợp CPSX, có thể là đối tượng chịu CP hoặc nơi phát sinh CP Đốitượng tập hợp CP được xác định một cách hợp lý, chính xác cần phải dựa vào các yếutố: đặc điểm, công dụng của CP trong quá trình SX; đặc điểm tổ chức SX của DN;đặc điểm của SP; quy trình công nghệ SXSP; khả năng quản lý, yêu cầu về đối tượngtính giá thành và trình độ của DN
Để tập hợp CPSX được kịp thời, chính xác thì đòi hỏi kế toán phải làm côngviệc trước tiên là xác định đối tượng CPSX Tổ chức kế toán CPSX tải qua hai giaiđoạn liên tục, thống nhất chặt chẽ với nhau Đó là giai đoạn kế toán CPSX và giaiđoạn tính giá thành SP
Việc xác định giới hạn tập hợp CP mà mà thực chất là nơi phát sinh CP và nơichịu CP chính là xác định đối tượng kế toán CPSX dịch vụ
- Trong sản xuất giản đơn: kế toán CPSX có đối tượng là SP hay toàn bộ quátrình SX (nếu sản xuất một SP) hoặc nhóm SP (nếu SX nhiều SP trên cùng một quátrình SX), ví dụ như: chi phí cho một chuyến đi, một tour du lịch, một suất ăn haymột bàn tiệc của khách …
- Với SX theo đơn đặt hàng riêng biệt: kế toán CPSX lại có đối tượng là từngđơn đặt hàng riêng biệt Cách xác định đối tượng kế toán trong KD dịch vụ thường
áp dụng phố biến theo từng đơn đặt hàng Vì đặc điểm của loại hình kinh doanhdịch vụ là SP thường gắn với yêu cầu cụ thể của từng khách hàng nên nó mang tínhđơn lẻ cao
Việc xác định đúng đối tượng tập hợp CPSX sẽ tạo tiền đề để DN tổ chức tốt
kế toán CPSX từ khâu ban đầu là ghi chép, phản ánh, tổ chức vào tài khoản, sổ sách
Trang 27kế toán, tổng hợp và phân bổ CP đúng đối tượng, giúp công tác kế toán được kịpthời và chính xác.
Sau khi lựa chọn được đối tượng tập hợp CPSX phù hợp và tiến hành tập hợp
CP theo nơi phát sinh CP hoặc đối tượng chịu CP thì bước tiếp theo của kế toánCPSX và giá thành SP là xác định đối tượng tính giá thành SP Xác định đối tượngtính giá thành SP dịch vụ là việc xác định giá thành một đơn vị của SP, bán thànhphẩm, dịch vụ, lao vụ
- Với SX giản đơn, sản phẩm cuối cùng chính là đối tượng tính giá thành SP:giá thành một chuyến đi, một tour du lịch, một suất ăn hay một bàn tiệc của khách
…
- Với SX đơn chiếc và SX hàng loạt nhỏ, từng đơn hàng là đối tượng tính giáthành SP: giá thành chuyến đi của Công ty A, tour du lịch đi Phú Quốc của nhómkhách hàng B, tiệc của khách ở bàn số 1, …
Mục đích của việc xác định đối tượng tính giá thành SP dịch vụ là để kiểm tra,xác định cụ thể CP để tạo ra từng SP dịch vụ nhằm phục vụ công tác xác định giábán của SP, căn cứ vào giá thành SP để xác định giá bán có thể cạnh tranh với các
DN cùng lĩnh vực KD
Phương pháp kế toán tập hợp CPSX:
Phương pháp tập hợp CPSX là phương pháp hoặc hệ thống các phương phápđược sử dụng để tập hợp và phân loại CPSX theo khoản mục hoặc theo yếu tố trongphạm vi giới hạn của đối tượng tập hợp CP Tập hợp trực tiếp và phân bổ gián tiếp
là hai phương pháp tập hợp CPSX mà các DN có thể sử dụng
a Phương pháp trực tiếp
“Phương pháp trực tiếp được sử dụng khi tập hợp các loại chi phí có liên quantrực tiếp đến một đối tượng chịu CP xác định, tức là CP phát sinh liên quan đến đốitượng nào có thể xác định được trực tiếp CP cho đối tượng đó”
b Phương pháp phân bổ CP gián tiếp
“Phương pháp phân bổ gián tiếp áp dụng trong trường hợp CPSX phát sinh cóliên quan đến nhiều đối tượng chịu CP mà kế toán không tổ chức ghi chép riêng cho
Trang 28từng đối tượng được” Trong trường hợp này, kế toán phải lựa chọn tiêu chuẩn phân
bổ phù hợp để phân bổ CP đã tập hợp chung cho từng đối tượng Việc phân bổ đượcthực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định hệ số phân bổ
∑Ti Bước 2: Xác định mức CP chung phân bổ cho từng đối tượng chịu CP:
Ci = Ti x H
Trong đó: C: Tổng CP cần phân bổ
Ci: CP phân bổ cho đối tượng i Ti: Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i H: Hệ số phân bổ
1.2.1.3 Kế toán tập hợp CPSX
* Kế toán tổng hợp CPSX và tính giá thành SP:
Tùy thuộc vào việc DN áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp nào,cách thức kế toán CPSX có những điểm khác nhau
a Kế toán CPSX theo phương pháp KKTX
Các yếu tố CPSX trong DN bao gồm CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC Mỗiloại CPSX có đặc điểm khác nhau nên cách tập hợp cũng khác nhau
- Kế toán CP NVLTT:
CP NVLTT bao gồm CP về NL, VL chính, VL phụ, nhiên liệu… được sửdụng trực tiếp cho việc chế tạo SP dịch vụ Tùy từng lĩnh vực KD, CP NVLTT sẽkhác nhau, ví dụ: trong kinh doanh vận tải, CP NVLTT là CP về xăng dầu; đối vớidịch vụ lữ hành thì đó là các CP về các vật dụng phục vụ cho khách hàng trongchuyến đi; còn trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thì CP NVLTT biểu hiện rất rõràng, đó là các chi phí về lương thực, thực phẩm và gia vị làm nên các bữa ăn, suấtăn…
Đối với những loại vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đốitượng hợp CP riêng biệt (phân xưởng, bộ phận SX, sản phẩm, lao vụ…), kế toán sẽphản ánh chi tiết theo từng đối tượng Ngược lại, để phân bổ CP cho các đối tượng
Trang 29có liên quan thì kế toán sẽ áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp nếu vật liệu sửdụng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp CP, không thể hạch toán riêng đượcthì phải Các tiêu thức trọng lượng, số lượng SP, định mức tiêu hao hoặc hệ sốthường được sử dụng khi phân bổ CP gián tiếp Công thức phân bổ như sau:
CP vật liệu phân bổ cho
từng đối tượng (hoặc SP) =
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng (hoặc SP) X
Tỷ lệ phân bổ
Để theo dõi các khoản CP NVLTT kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phínguyên vật liệu trực tiếp” Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tậphợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, …) và không có số dư Toàn bộ CPNVLTT đưa vào dùng trực tiếp cho SX SP trong kỳ sẽ được tập hợp vào tài khoản
621, đến cuối kỳ sẽ được kết chuyển sang tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm
(Sơ đồ tổng quát kế toán tập hợp CP NVLTT - Phụ lục 1.1)
- Kế toán CP NCTT:
CP NCTT bao gồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tínhchất lương, tiền ăn ca, các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐ do DN chịu và được tính vào CPSX KD trong kỳ theo tỷ lệ quy định Đó lànhững khoản CP mà DN phải trả cho công nhân trực tiếp SX SP, trực tiếp thực hiệncác lao vụ, dịch vụ
Kế toán sử dụng TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp” để tập hợp CP NCTT.Tài khoản này được sử dụng để tập hợp vừ kết chuyển CP NCTT, được mở chi tiết
cho từng đối tượng tập hợp CP tương tự như tài khoản 621 và không có số dư (Sơ
đồ tổng quát kế toán tập hợp CP NCTT - Phụ lục 1.2.
- Kế toán CP SXC:
Trang 30CP SXC là những khoản CP cần thiết còn lại để SX SP ngoài CP NVLTT và
CP NCTT Các khoản CP phát sinh tại các phân xưởng, bộ phận SX của DN chính
là CP SXC Để tập hợp các khoản CP SXC kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phísản xuất chung” và được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận SX
CP SXC được chia thành CP khả biến (bao gồm những CP thay đổi theo khốilượng SP SX ra) và CP bất biến, đó là những CP gián tiếp, không thay đổi theo khốilượng SP SX ra như CP khấu hao, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, CP quản lý hànhchính ở phân xưởng…) Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư do đã kết chuyểnhay phân bổ hết cho các loại sản phẩm, lao vụ dịch vụ và được chi tiết thành sáu tàikhoản như sau:
+ Tài khoản 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng”;
+ Tài khoản 6272 “Chi phí vật liệu”;
+ Tài khoản 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất”;
+ Tài khoản 6274 “Chi phí khấu hao tài sản cố định”;
+ Tài khoản 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”;
+ Tài khoản 6278 “Chi phí bằng tiền khác”
CP SXC thuộc loại CP phân bổ gián tiếp nên kế toán phải lựa chọn tiêu thứcphù hợp (định mức, theo khối lượng SP, theo ngày công thực tế công nhân SX…)
để phân bổ CP cho các đối tượng (SP, phân xưởng, tổ đội …)
Công thức phân bổ CP SXC biến đổi cho các đối tượng chịu CP:
Tổng tiêu thức phân
bổ của các đối tượng
Công thức phân bổ định phí SXC (định phí SXC được phân hết cho các đối tượng chịu CP) khi mức SX thực tế cao hơn mức công suất bình thường:
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
Trong trường hợp mức SX thực tế nhỏ hơn công suất bình thường, phần địnhphí SXC cũng phải phân bổ theo mức công suất bình thường, trong đó số định phí
Trang 31SXC tính cho lượng SP chênh lệch giữa thực tế và mức bình thường được tính vàogiá vốn hàng tiêu thụ được phân bổ:
Tổng tiêu thức phân bổ của SP theo
công suất bình thường
Mức CP SXC tính cho phần chênh lệch SP thực tế với công suất bình thườngđược thực hiện theo công thức:
-Mức định phí SXC bổ cho SP thực tế
Cuối kỳ, toàn bộ CP SXC đã phân bổ cho SP trong kỳ sẽ được kế toán kết
chuyển sang tài khoản 154 để tính giá thành SP (Phụ lục 1.3 - Sơ đồ tổng quát kế
toán tập hợp CP SXC).
- Kế toán tập hợp CPSX toàn DN:
Kế toán sẽ tiến hành phân bổ và kết chuyển toàn bộ CP NVLTT, CPNCTT,
CP SXC đã tập hợp trên các tài khoản 621, 622, 627 cho từng đối tượng chịu CPvào cuối kỳ kế toán, đồng thời tiến hành kiểm kê và đánh giá SP dở dang cuối kỳ,thực hiện tính giá thành SP, lao vụ dịch vụ do DN đã sản xuất hoàn thành trong kỳ.Theo phương pháp KKTX, kế toán sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuấtkinh doanh dở dang” để tập hợp CPSX và tính giá thành SP hoàn thành trong kỳ
(Sơ đồ tổng quát kế toán tập hợp CPSX toàn DN - Phụ lục 1.4).
b Kế toán CPSX theo phương pháp KKĐK
Theo phương pháp KKĐK, việc thực hiện kế toán tập hợp CP cũng giốngphương pháp KKTX, vẫn sử dụng các tài khoản: TK621 - “Chi phí nguyên vật liệutrực tiếp”, TK622 - “Chi phí nhân công trực tiếp”, TK627 - “Chi phí sản xuất chung”.Toàn bộ việc kết chuyển CPSX cuối kỳ, tính giá thành SP được phản ánh trên TK631
Trang 32“Giá thành sản xuất” Còn TK154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, chỉ sửdụng để phản ánh và theo dõi CPSX KD DDĐK và DDCK.
(Sơ đồ tổng quát kế toán tập hợp CPSX theo phương pháp KKĐK - phụ lục 1.5) 1.2.1.4 Phương pháp tính GT SP trong DN kinh doanh dịch vụ
a Phương pháp trực tiếp
Phương pháp trực tiếp hay còn gọi là phương pháp giản đơn áp dụng đối vớinhững sản phẩm có quy trình sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức SX với khốilượng lớn, đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp CP, chu kỳ SXngắn và xen kẽ liên tục Nhiều loại SP dịch vụ thích hợp với phương pháp này khitính giá thành
Công thức:
Tổng giá thành SP
CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX DDCK
Các bước thực hiện khi tính giá thành SP theo phương pháp này:
Trang 33Bước 1: Căn cứ vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật hoặc định mức CP của sản
phẩm để chọn SP đặc trưng có hệ số là, các SP còn lại quy đổi theo CP chuẩn Sau
đó tính tổng SP quy đổi ra SP tiêu chuẩn trong kỳ SX theo công thức:
Sản lượng SP quy đổi theo SP
Số lượng SP cần
Hệ số quy đổi Bước 2: Xác định giá thành của một SP quy đổi
Giá thành đơn vị SP
Tổng giá thành Tổng sản lượng SP quy đổi Bước 3: Tính giá thành từng loại SP
Giá thành từng loại SP = Giá thành SP quy đổi x Hệ số quy đổi
b Phương pháp tỷ lệ
Đối với trường hợp kết quả thu được nhóm sản phẩm cùng loại với nhiềuphẩm cấp, quy cách khác nhau trên cùng một quy trình thì thích hợp với phươngpháp tính giá thành theo tỷ lệ Phương pháp này cũng được áp dụng để tính giáthành SP dịch vụ trong một số trường hợp tương tự phương pháp hệ số Đối tượngtập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ SX của nhóm SP, đối tượng tính giáthành là từng quy cách SP trong nhóm SP đó
Khi tính giá thành SP thep phương pháp tỷ lệ, phải xây dựng định mức hoặcgiá thành kế hoạch cho từng đối tượng tính giá thành và chi tiết theo từng khoảnmục CP, sau đó tính tỷ lệ phân bổ CP từng khoản mục
Căn cứ vào tỉ lệ CPSX thực tế với CPSX kế hoạch, kế toán sẽ tính ra giá thànhđơn vị và tổng giá thành SX từng loại SP:
Tỷ lệ CP = Tổng GT kế hoạch (định mức) của tất cả các SP GT thực tế của toàn bộ các SP
c Phương pháp loại trừ chi phí
Trang 34Đối với các DN mà trong cùng một quy trình công nghệ nhưng kết quả thu đượcgồm SP dịch vụ đạt tiêu chuẩn và SP hỏng thì thích hợp áp dụng phương pháp này Khi đó
để tính giá thành SP dịch vụ đạt tiêu chuẩn thì phải loại trừ CPSX SP hỏng
Trong DN này, đối tượng tính giá thành là SP dịch vụ đạt tiêu chuẩn (sảnphẩm chính) đối tượng kế toán CP là CPSX được tập hợp theo phân xưởng hoặc địa điểmphát sinh CP hoặc theo giai đoạn công nghệ
+
Tổng CPSX phát sinh trong kỳ
-Giá trị SP chính DDCK
Z = Z1 + Z2 + … + Zn
Đối với DN KD dịch vụ hỗn hợp, ví dụ trong KD khách sạn lại bao gồm dịch
vụ ăn uống, xông hơi, một số dịch vụ giải trí khác thì để tính giá thành của cả góidịch vụ thì cần phải tính tổng giá thành của từng loại dịch vụ riêng biệt đi kèm nên
áp dụng phương pháp này
Đối tượng tập hợp CPSX là từng bộ phận SX (từng loại dịch vụ riêng biệt),trong khi đó đối tượng tính giá thành là toàn bộ gói dịch vụ hoàn thành
Trình tự tính giá thành của phương pháp này:
- Tập hợp CPSX cho từng loại SP dịch vụ riêng biệt
- Cộng CPSX của các loại SP dịch vụ riêng biệt theo công thức: Z = Σ Ci
Trong đó: Ci là CPSX tập hợp được của các loại SP dịch vụ riêng biệt (i =1,n)
e Phương pháp liên hợp
Trang 35Phương pháp liên hợp tức là áp dụng kết hợp nhiều phương pháp tính giá đểtính giá thành SP
Trong những DN do đặc điểm, tính chất của SP cũng như quy trình công nghệđòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau thì nên ápdụng phương pháp liên hợp
Trên thực tế, các DN sử dụng phương pháp này bằng cách kết hợp phươngpháp cộng CP với phương pháp tỉ lệ hoặc phương pháp giản đơn với phương phápcộng CP
Đối với các DN kinh doanh dịch vụ, sản phẩm đầu ra thường tùy thuộc vàonhu cầu của khách hàng, hay nói cách khác sản phẩm mang tính đơn chiếc nên đểtính giá thành SP dịch vụ, các DN thường sử dụng kết hợp các phương pháp để tínhgiá thành theo từng đơn đặt hàng
Áp dụng phương pháp cộng chi phí để tính giá thành của đơn đặt hàng, đốitượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng hoàn thành thì sử dụng kết hợp các đốitượng tập hợp CP chi tiết phát sinh qua các thời kỳ và CP (CPSX các phân xưởng)sản xuất chi tiết bộ phận SP để tạo nên đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thànhphù hợp với chu kỳ SX
Phương pháp tính giá thành áp dụng thích hợp với những SP có quy trình côngnghệ SX phức tạp kiểu liên tục, kiểu song song (lắp ráp) tổ chức SX đơn chiếc, hàngloạt có quy mô vừa hoặc nhỏ, theo các đơn đặt hàng (hợp đồng kinh tế), chu kỳ SXdài và riêng rẽ, đối tượng kế toán tập hợp CPSX là từng phân xưởng SX, từng nơiphát sinh CP và từng đơn đặt hàng, hoặc hàng loạt hàng SX ở từng phân xưởng Cònđối tượng tính giá thành là hàng loạt hàng hoặc SP của từng đơn đặt hàng, thì chu kỳ
SX phù hợp với kỳ tính giá thành, chỉ khi nào SX hoàn thành đơn đặt hàng kế toánmới tính giá thành cho thành phẩm của đơn đặt hàng hoặc loạt hàng đó
Khi một đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng mới đưa vào SX, kế toán phải tổchức tập hợp CPSX theo từng đơn đặt hàng, CPSX được tập hợp như sau:
+ Đối với CP trực tiếp (CP NVLTT, CPNCTT) căn cứ vào chứng từ gốc tậphợp theo đơn đặt hàng
Trang 36+ Đối với chi phí gián tiếp (CP SXC) tập hợp theo từng phân xưởng, cuốitháng phân bổ cho từng đơn đặt hàng.
Cuối mỗi tháng căn cứ CPSX đã tập hợp ở từng phân xưởng, đội SX theotừng đơn đặt hàng trong sổ kế toán chi tiết CPSX để ghi sang các bảng tính giáthành có liên quan Khi nhận được chứng từ xác nhận đơn đặt hàng hoặc hàng loạthàng sản xuất hoàn thành (phiếu nhập kho, phiếu giao nhận SP ) thì toàn bộ CPghi trên bảng tính giá thành là tổng giá thành của đơn đặt hàng hoàn thành, cònđơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì CP đã ghi trong các bảng tính giá thành đều
là CP của SP dở dang
1.2.2 Kế toán CPSX và tính giá thành SP trong DN kinh doanh dịch vụ theo quan điểm KTQT
Kế toán CPSX và GT SP là quá trình hạch toán các CP có liên quan đến SX
SP, nhằm xác định các CP đơn vị đã sử dụng cho việc SX SP trong kỳ Tùy theotính chất của hoạt động SX mà DN áp dụng kế toán CPSX và GT SP theo quá trìnhsản xuất, theo công việc hay đơn đặt hàng Để ước định được khoản CP bỏ ra cho
SX SP thì việc lập dự toán CPSX chính xác là rất quan trọng và cần thiết Từ việc
so sánh CPSX theo dự toán và CPSX phát sinh thực tế nhà quản lý có thể biết đượctình hình sử dụng chi phí của DN là tiết kiệm hay lãng phí
a Lập dự toán CPSX và giá thành SP
Lập dự toán CPSX và giá thành SP là việc dự kiến trước khoản CPSX phải bỏ
ra cho quá trình SX để tạo ra SP Đối với điều hành và quản lý DN, việc lập dự toánCPSX có ý nghĩa quan trọng Dự toán cung cấp cho các nhà quản trị thông tin về kếhoạch SX trong từng thời gian cụ thể và cả quá trình SX, là cơ sở để đánh giá, phântích việc thực hiện các chỉ tiêu dự kiến Từ đó thấy được mặt mạnh cần phát huy vànhững tồn tại cần khắc phục
Để xây dựng được dự toán CPSX thì phải dựa vào định mức các loại CPSXbao gồm CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC Dự toán và định mức giống nhau làcùng ước tính hoạt động của DN trong tương lai nhưng chúng khác nhau về phạm
Trang 37vi Dự toán được tính cho toàn bộ sản lượng sản phẩm cần thiết dự toán trong kỳcòn định mức chỉ tính cho từng đơn vị.
Định mức CP NVLTT là sự tính toán CP căn của vào định mức giá và lượngNVLTT Định mức lượng phản ánh lượng NVLTT tiêu hao để sản xuất một SP vàcho phép hao hụt trong giới hạn nhất định Định mức giá NVLTT là giá nhập khotính trên một đơn vị NVLTT, do bộ phận cung ứng vật tư căn cứ vào các yếu tố nhưhợp đồng đã ký kết, biến động giá thị trường, dự báo biến động giá trong thời giantới Dự toán CP NVLTT được xây dựng trên cơ sở định mức CP NVLTT đã xác định và khốilượng SP cần SX:
Dự toán CP
Dự toán sản lượng SX X
Định mức CP NVLTT
Sản lượng SP tồn đầu kỳ
Định mức CP NCTT được xác định trên cơ sở định mức lượng thời gian cầnthiết để hoàn thành một đơn vị sản phẩm và định mức về giá của một đơn vị thờigian lao động trực tiếp Cần phân chia công việc thành từng thao tác kỹ thuật cụ thể,rồi kết hợp với tiêu chuẩn thời gian của từng thao tác Căn cứ vào thang lương, bậclương hoặc hợp đồng lao động đã ký kết đã bao gồm các khoản phụ cấp để xâydựng định mức giá thời gian lao động Từ định mức CP NCTT kết hợp với số lượng
SP cần sản xuất để xây dựng dự toán CP NCTT theo các như sau:
Đối với chi phí SXC bao gồm biến phí và định phí có tính chất khác nhau nêncần xây dựng riêng định mức biến phí và định phí, do đó cần xây dựng riêng dựtoán CP cố định và CP biến đổi
Định mức CP biến đổi là CP SXC biến đổi để SX một SP Nếu biến phí SXCliên quan đến từng loại sản phẩm thì xây dựng định mức tương tự như định mức CPNVLTT, CP NCTT, đồng thời dự toán biến phí SXC cũng được xây dựng tương tựnhư dự toán CP NVLTT
Trang 38Nếu biến phí SXC có liên quan đến nhiều loại SP thì khi xây dựng phải dựavào tỷ lệ biến phí SXC so với CP thực tế và định mức chi phí trực tiếp:
Định mức biến
Định mức biến phí trực tiếp
X
Tỷ lệ biến phí SXC với biến phí trực
X Tỷ lệ biến phí SXC với biến phí trực tiếp
Định mức biến phí SXC được xác định theo công thức như sau (nếu xác địnhđược đơn giá phân bổ biến phí SXC và tiêu chuẩn phân bổ CP SXC):
Hệ số phân bổ
biến phí SXC =
Tổng biến phí SXC ước tính Tổng tiêu thức phân bổ CP SXC
Định mức
biến phí SXC =
Mức độ hoạt động bình quân một SP
CP SXC cố định để SX một SP là định mức CP SXC cố định Cần phải xácđịnh được giới hạn hoạt động của DN và đơn giá định phí SXC phân bổ để xâydựng được định mức định phí CP SXC
Hệ số phân bổ định
Tổng định phí SXC ước tính Tổng tiêu thức phân bổ CP SXC
Trang 39Định phí định
mức CP SXC
=
Mức độ hoạt động bình quân một SP
X Hệ số phân bổ
định phí SXC
Các yếu tố của định phí SXC thường giữ nguyên trong phạm vi phù hợp vớiquy mô hoạt động, nên để xây dựng dự toán định phí SXC thường căn cứ vào sốliệu thống kê hàng năm để ước tính định phí sản xuất một năm và chia đều cho bốnquý
Khi đã tính được biến phí và định SXC, DN tiến hành tập hợp lại để xác định dự toán
Sau khi tính toán được dự toán các loại CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC, DNtiến hành xây dựng dự toán giá thành SP:
b Thu thập thông tin CPSX và tính giá thành SP
Để thu thập được thông tin về CPSX, trước hết cần xác định các loại chi phíliên quan và phương pháp thu thập thông tin cho phù hợp
Đối với việc đưa ra quyết định KD của nhà quản trị, việc xác định CPSX vàtính giá thành SP có vai trò rất quan trọng Mặt khác đây là nội dung quan trọng củacác chuyên gia kế toán trong tất cả mọi loại hình DN Với mục đích nhằm cung cấpthông tin về giá thành đơn vị SP, dịch vụ cần thiết cho nhà quản trị để điều hành cáchoạt động SXKD thông qua việc xác định CP
- Xác định CPSX SP theo các phương pháp truyền thống như: Phương phápxác định CPSX SP, dịch vụ theo quy trình công nghệ SX hoặc theo từng đơn đặthàng
- Phân bổ CP SXC ước tính và xử lý CP SXC theo đơn đặt hàng thực tế phátsinh cho các SP
Trang 40- Lập báo cáo sản xuất theo phân xưởng, xác định sản lượng tương đương, tínhCPSX đơn vị SP.
- So sánh sự khác biệt giữa báo cáo sản xuất theo 2 phương pháp là bình quân
và nhập trước, xuất trước
- Tham khảo các phương pháp xác định CPSX SP hiện đại của các nước pháttriển đã áp dụng
- So sánh các phương pháp xác định chi phí sản xuất truyền thống và hiện đại
* Các phương pháp xác định CPSX SP, dịch vụ bao gồm:
- Phương pháp xác định CPSX SP truyền thống:
+ Phương pháp xác định CPSX SP theo công việc
“Phương pháp xác định chi phí theo công việc là phương pháp nhận diện, tập hợp và tổng hợp CPSX chi tiết theo từng công việc cụ thể” Thuật ngữ "Công việc"
được hiểu là từng đơn hàng, từng mẻ sản xuất theo yêu cầu của khách hàng Cáccông việc này có thể khác nhau và cùng lúc DN có thể thực hiện nhiều công việcnhưng trong cùng quy trình công nghệ SX khép kín
Sau khi xác định đối tượng tập hợp chi CPSX, KTQT cần phải nhận diện đâu
là CP trực tiếp, đâu là CP gián tiếp Chi phí liên quan trực tiếp đến từng công việc(đơn đặt hàng) thường là CP NVLTT CP NCTT CP SXC là chi phí gián tiếp
CP NVLTT và CP NCTT khi phát sinh được ghi trực tiếp ngay cho từng côngviệc (dựa vào các chứng từ như: phiếu xuất kho, bảng thanh toán tiền lương, phiếuxác nhận sản phẩm hoàn thành ) CP SXC chỉ có thể phân bổ chính xác cho từngcông việc và thời điểm cuối kỳ nên thông tin về chi phí của đơn hàng hoàn thành sẽ
không kịp thời Do đó, thông thường CP SXC sẽ được ước tính cho từng công
việc theo CP SXC dự toán để đảm bảo tính kịp thời của thông tin Chúng ta có công
thức sau để thực hiện công việc này:
- Xác định đơn giá phân bổ CP SXC: