1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

14 câu hỏi ôn tập LUẬT SHTT c1

4 173 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 485,86 KB

Nội dung

Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích kinh doanh, thương mại phải xin phép và trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

Trang 1

CHƯƠNG 1 QUYỀN TẮC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN Câu 1 Nhận định (4 điểm)

1 Khi một tác phẩm được định hình dưới một hình thức nhất định thì tác phẩm đó được bảo

hộ

2 Một tác phẩm nếu đáp ứng được tính sáng tạo và tính nguyên gốc thì được bảo hộ quyền

tác giả

3 Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích kinh doanh,

thương mại phải xin phép và trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan

4 Người làm tác phẩm phái sinh dù không nhằm mục đích thương mại vẫn phải xin phép chủ

sở hữu tác phẩm gốc

5 Khi sử dụng bản ghi âm, ghi hình để sản xuất chương trình phát sóng, tổ chức phát sóng

phải thực hiện nghĩa vụ với chủ sở hữu quyền liên quan của bản ghi âm, ghi hình đó

6 Quyền tác giả được bảo hộ trên cơ sở cấp văn bằng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

7 Bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ người đã sáng tạo ra tác phẩm

8 Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm cuộc biểu diễn được

định hình

9 Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả có thể chuyển quyền sử dụng

cho tổ chức, cá nhân khác

10 Quyền nhân thân của tác giả không được chuyển giao

11 Tác giả bao gồm tổ chức và cá nhân trực tiếp sáng tạo hoặc đầu tư tài chính, vật chất để

sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học

12 Văn bản quy phạm pháp luật không được bảo hộ quyền tác giả

13 Sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu là

hành vi xâm phạm quyền tác giả

14 Tác phẩm di cảo được bảo hộ năm mươi năm kể từ khi tác giả chết

15 Quyền đối với tác phẩm khuyết danh không được chuyển nhượng

16 Quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn

17 Tác phẩm di cảo là tác phẩm không có tên tác giả khi công bố

18 Các bản ghi âm, ghi hình đều là đối tượng được bảo hộ quyền liên quan

19 Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ là

trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao

20 Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình

phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện

21 Trong trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả, chủ sở hữu quyền

tác giả không có quyền nộp đơn đăng ký quyền tác giả cho cơ quann nhà nước có thẩm quyền

22 Quyền nhân thân của tác giả đối với các loại tác phẩm được bảo hộ vô thời hạn

Trang 2

23 Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thẻ hiện dưới hình thức vật chất nhất

định không thể đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam

24 Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh

25 Sao chép một bản chương trình máy tính nhằm mục đích nghiên cứu khoa học không cần

phải xin phép và trả tiền cho chủ thể quyền tác giả

26 Quyền nhân thân của tác giả được chuyển nhượng khi có sự đồng ý của tác giả và chủ sở

hữu quyền tác giả

27 Quyền tác giả được Nhà nước bảo hộ không phân biệt nội dung tác phẩm

28 Bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ các quyền của tác giả đối với các loại hình tác phẩm văn

học, nghệ thuật và khoa học

29 Trò chơi dân gian không là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả

30 Tác phẩm hết thời hạn bảo hộ sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước

Câu 2 Lý thuyết

1 Ý nghĩa pháp lý của việc bảo hộ quyền tác giả trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay

2 Anh (Chị) hãy trình bày ý nghĩa pháp lý của việc quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao (Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ)

3 Quyền tác giả là gì? Tại sao phải bảo hộ quyền tác giả?

4 Hãy chỉ ra 03 bất cập và hướng hoàn thiện trong các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

5 Phân tích các điều kiện bảo hộ quyền tác giả

Câu 3 Bài tập

Bài tập 1

Ngày 11/4/2007 ông Thái là tác giả của 02 cuốn sách Tâm Thức (Tập 1) và Tài Lực (Tập 2) đã ký hợp đồng với ông Tân là chủ DNTN TN, theo đó ông Tân chỉ được quyền khai thác bản thảo, phát hành các cuốn sách trên với số lượng 1000 bản cho mỗi tập trong vòng 02 năm, tính từ ngày ký hợp đồng Thực tế từ ngày ký hợp đồng đến ngày nộp đơn kiện (23/01/2013) các tập sách trên được phát hành công khai với số lượng in ấn đã được bán hết ghi ngoài bìa sách là trên 15.000 bản/tập chưa được sự chấp thuận của tác giả Như vậy số lượng sách vi phạm là 14.000 bản/tập cùng với việc tự ý thay đổi hình thức mẫu bìa sách Do việc cố tình vi phạm này đã gây thiệt hại cho tác giả nên ông đã yêu cầu bằng văn bản nhưng ông Tân không giải quyết Và do đó ông Thái yêu cầu Tòa án buộc ông Tân phải trả tiền bồi thường thiệt hại về tinh thần là 5 triệu đồng, tiền nhuận bút là 15% giá bìa (giá bìa là 50.000 đồng/cuốn) Theo lời khai của ông Tân thì việc ghi ngoài bìa sách là “đã bán hết trên 15.000 bản/tập” chỉ nhằm mục đích quảng cáo, nên không chấp nhận yêu cầu

Trang 3

Theo Công ty in ấn TG thì DNTN TN có in lần đầu vào năm 2007 hai cuốn trên với tổng

số lượng là 2000 cuốn Các cuốn có hình thức mẫu bìa khác không phải do Công ty TG thực hiện Tòa nhận định “có cơ sở cho rằng ông Tân in nhiều lần mà không được phép của tác giả, căn cứ vào số liệu in trên logo của hai cuốn sách nêu trên có cơ sở để xác định ông Tân đã in trên 3.000 cuốn sách”

1 Ai là chủ sở hữu của tác phẩm nói trên? Hành vi của ông Tân đã vi phạm quyền nào của chủ sở hữu quyền tác giả?

2 Theo quan điểm của anh (chị), lập luận của ông Thái có hợp lý không? Tại sao?

Bài tập 2

A là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm X không may bị tai nạn qua đời Vì tác phẩm được rất nhiều độc giả yêu thích nên B đã viết tiếp theo cốt chuyện của A Những người thừa kế quyền tác giả của A không đồng ý vì cho rằng như thế là vi phạm quyền tác giả Còn B cho rằng mình có quyền tác giả đối với phần viết mới này, phần này độc lập với phần của A và được độc giả cũng rất yêu thích Tranh chấp xảy ra

Theo anh (chị), anh B có vi phạm quyền tác giả của anh A không?

Bài tập 3

Nhà báo H kiện Nhà sản xuất V vì đã xuất bản cuốn sách có nhan đề “Doanh nhân thành đạt và bài học kinh nghiệm thương trường” trong đó có sử dụng 8 bài viết của bà đăng tải trên chuyên mục Doanh nhân thế giới của Thời báo kinh tế Việt Nam mà không xin phép, đồng thời thay đổi tên tác giả Trong yêu cầu khởi kiện, bà H yêu cầu Nhà sản xuất V phải công khai xin lỗi đăng tin cải chính trên 3 số báo liên tiếp của Báo Nhân dân, Báo Hà Nội mới Bà H còn yêu cầu bị đơn phải thu hồi toàn bộ số sách và cam kết không tái bản cuốn sách trên nếu không được sự cho phép của bà Ngoài ra, hành vi của Nhà xuất bản V có gây thiệt hại cho bà H nhưng bà H không yêu cầu bồi thường thiệt hại Xác định các hành vi xâm phạm quyền tác giả của Nhà xuất bản V?

Bài tập 4

Ông Nguyễn Văn Nam (là kiến trúc sư, sinh ngày 20/7/1988) là tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc: (1) Bản vẽ thiết kế Nhà vọng nguyệt lúc giác (2) Nhà ngũ gian tứ hạ Tác phẩm này được Cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận quyền tác giả ngày 20/7/2009 Đến ngày 18/7/2018, Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng Thanh Thanh sử dụng nguyên mẫu bản vẽ thiết kế kiến trúc của ông Nguyễn Văn Nam để sản xuất và lắp dựng sản phẩm tại công trình của nhà bà Lê Nhã Thu mà chưa có ý kiến chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm

1 Xác định thời hạn bảo hộ những tác phẩm kiến trúc nói trên?

2 Xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả, nếu có?

Trang 4

Bài tập 5

Họa sỹ T (hiện đang sinh sống tại thành phố Đà Nẵng) là tác giả một bức tranh do chính ông bỏ công sức và chi phí để vẽ Ông T muốn đăng ký quyền tác giả đối với bức tranh này Hãy

tư vấn cho ông T những tài liệu cần có trong hồ sơ đăng ký, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký?

Bài tập 6

Bài viết “Nhạc tài tử -Văn hóa miền sông nước” của nhà báo V đã được đăng trên tuần báo quốc tế (World Affairs Weekly) Sau đó, ông V phát hiện nhà xuất bản X đã sử dụng lại bài viết này để đăng trong cuốn sách mang tựa đề “Đồng bằng sông Cửu Long đón chào thế kỷ 21” mà không được sự đồng ý của ông V, cùng không trả tiền nhuận bút cho ông Trong đó, tên tác giả bị viết tắt là LPV, một số nội dung trong bài viết bị chỉnh sửa Ông V khởi kiện ra Tòa án yêu cầu nhà xuất bản X phải chấm dứt hành vi xâm phạm Đăng cải chính 3 kỳ liên tiếp trên hao tờ báo và bồi thường thiệt hại

Hành vi của nhà xuất bản X có xâm phạm quyền tác giả đối với nhà báo V không? Vì sao? Xác định rõ và nêu cơ sở pháp lý?

………BắcBun………

Ngày đăng: 13/01/2020, 22:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w