1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1

145 123 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

Trang 1

-NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Cán bộ nhân viên, Thầy côgiáo trong Khoa Sau Đại Học và trong trường Đại học Thương Mại, đã giúp đỡ tôitrong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường, để tôi có được nền tảng kiếnthức vững chắc phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài luận văn này.

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo PGS,TS Đoàn Vân Anh,người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luậnvăn này.

Tôi cũng xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các anh chị Phòng tài chính –kế toán và các cán bộ nhân viên tại đơn vị khảo sát đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quátrình điều tra, khảo sát, thu thập và cung cấp thông tin của đơn vị làm cơ sở cho việcphân tích, tổng hợp và hoàn thành luận văn cao học này.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã độngviên, hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU x

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Kết cấu của luận văn 7

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢNXUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆPXÂY DỰNG 8

1.1 Đặc điểm hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến kế toán chi phí và giá thànhsản phẩm xây lắp 8

1.2.Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 11

1.2.1.Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất xây lắp 11

1.2.1.1.Khái niệm chi phí xây lắp 11

1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 12

1.2.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 16

1.2.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp 16

1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 17

1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 19

1.2.4 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 20

1.3 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 21

1.3.1 Quy định kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanhnghiệp xây lắp… 21

1.3.2 Kế toán chi phí sản xuất xây lắp 25

Trang 6

1.3.2.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp.

1.3.2.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 27

1.3.2.3.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 28

1.3.2.4 Kế toán chi phí máy thi công 29

1.3.2.5 Kế toán chi phí sản xuất chung 30

1.3.2.6 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp 32

1.3.3 Kiểm kê, đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang 34

1.3.4.Tính giá thành sản phẩm xây lắp 36

1.3.4.1 Đối tượng tính giá thành 36

1.3.4.2 Kỳ tính giá thành 36

1.3.4.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁTHÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀXÂY DỰNG HUD1 39

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 39

2.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 39

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 40

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất tại Công ty 41

2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 41

2.1.3.2 Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty 43

2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 45

2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 45

2.1.4.2 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 48

2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tạiCông ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 49

2.2.1 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất xây lắp tại Công ty 49

2.2.1.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 49

2.2.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 50

2.2.1.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 52

2.2.1.4 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 54

2.2.1.5 Kế toán chi phí sản xuất chung 56

2.2.1.6 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 60

2.2.1.7 Chi phí bảo hành công trình 61

Trang 7

2.2.1.8 Kế toán chi phí sản xuất xây lắp trong điều kiện khoán 62

2.2.1.9 Kế toán chi phí thiệt hại trong xây lắp 64

2.2.1.10 Kế toán các khoản giảm chi phí sản xuất xây lắp 65

2.2.2 Kiểm kê, đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang tại Công ty 66

2.2.3 Tính giá thành sản phẩm tại Công ty 67

2.3 Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmxây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 67

2.3.1 Ưu điểm 68

2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 69

CHƯƠNG 3 : CÁC ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢNXUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1 74

3.1 Yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắptại công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 74

3.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xâylắp tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 76

3.2.1 Hoàn thiện chứng từ kế toán và luân chuyển chứng từ 76

3.2.2 Hoàn thiện phân loại chi phí 77

3.2.3 Hoàn thiện phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 78

3.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 78

3.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 80

3.2.3.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 81

3.2.3.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 82

3.2.3.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 83

3.2.3.6 Kế toán chi phí bảo hành công trình 83

3.2.3.7 Hoàn thiện kế toán chi phí thiệt hại trong xây lắp 84

3.2.4 Giải pháp khác 85

3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 85

3.3.1 Về phía nhà nước và cơ quan chức năng 85

3.3.2.Điều kiện từ phía Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 87

3.4 Đóng góp của đề tài nghiên cứu 87

3.5 Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứutrong tương lai 88

KẾT LUẬN 90

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

5 CPNLVL Chi phí nguyên liệu, vật liệu6 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp

8 CPSXKDDD Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1:Trình tự hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Phụ lục 02Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Phụ lục 03Sơ đồ 1.3: Trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Phụ lục 04Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung Phụ lục 05Sơ đồ 1.5: Trình tự hạch toán tập hợp chi phí sản xuất Phụ lục 06Sơ đồ 1.6: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và giá thành tại đơn vị

giao khoán trong trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán riêng.

Phụ lục 07

Sơ đồ 1.7: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và giá thành tại đơn vị giao khoán trong trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng.

Phụ lục 08

Sơ đồ 1.8: Trình tự hạch toán chi phí giá thành tại đơn vị nhận khoán

trong trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng Phụ lục 09

Sơ đồ 2.2: Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh Phụ lục 11

Trang 10

Bảng 2.9: Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành Phụ lục 21

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng cơ bản có vị thế hết sức quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốcgia Vai trò và ý nghĩa của xây dựng cơ bản có thể nhìn thấy rõ từ sự đóng góp củalĩnh vực này trong quá trình tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dânthông qua các hình thức xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lớn hoặc khôi phục cáccông trình Trên thế giới, ngành xây dựng luôn được coi là ngành kinh tế quantrọng, là bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân Ở nhiều nước trên thếgiới, trong bảng xếp loại các ngành tạo nguồn thu chủ yếu và sử dụng nhiều laođộng của nền kinh tế, luôn thấy có tên ngành xây dựng.

Về góc độ lý luận:

Hiện nay nước ta đã là hội viên không thường trực của tổ chức kinh tế thế giớiWTO Trong xu hướng phát triển kinh tế hiện nay một mặt mở ra cho Doanh nghiệpnhững cơ hội thuận lợi để phát triển, mặt khác cũng tạo cho doanh nghiệp không ítnhững khó khăn và thách thức Ngành xây dựng cơ bản đang vận động không ngừng,đang có những bước chuyển mình đánh dấu một bước ngoặt mới cho ngành trong sựphát triển của đất nước Và góp phần tạo nên nét bản sắc văn hóa, thẩm mỹ và phongcách kiến trúc riêng của Việt Nam được bạn bè quốc tế công nhận

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, kế toán ngày cànghoàn thiện cả về nội dung và hình thức Thực sự đã trở thành công cụ không thểthiếu của nền kinh tế, kiểm soát và điều hành các hoạt động kế toán tài chính củacác đơn vị Là một khâu quan trọng của công tác hoạt động tài chính, kế toán tậphợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng vớidoanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp xây lắp và còn có vai trò không thể thiếutrong việc tăng cường quản trị doanh nghiệp và có ý nghĩa to lớn đối với sự pháttriển của doanh nghiệp Bởi lẽ sự phát triển và tồn tại của mỗi doanh nghiệp phụthuộc vào doanh nghiệp có thể đảm bảo sự bù đắp chí phí bỏ ra và có lãi haykhông? Mặt khác để phát triển lâu dài và bền vững doanh nghiệp phải luôn tuân thủ

Trang 12

các qui luật kinh tế thị trường mà trước hết là giá cả sản phẩm phải linh hoạt

Ngoài ra, hiểu rõ và vận dụng những quy định của chuẩn mực kế toán ViệtNam và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành vào thực tiễn trong các doanh nghiệpxây lắp là không đơn giản và cần phải làm sáng tỏ.

Về góc độ thực tiễn

Trong những năm gần đây lĩnh vực xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầngluôn là lĩnh vực có tiềm năng kinh tế lớn của cả nước, là lĩnh vực quan trọng cho sựphát triển của đất nước Nghiên cứu đề tài : “Kế toán chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1” là vấn đề có ýnghĩa thực tiễn lớn

Thực tế kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp Công ty Cổphần đầy tư và xây dựng HUD1 còn nhiều bất cập, chưa tuân thủ chuẩn mực kếtoán và chế độ kế toán hiện hành Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmxây lắp chưa khoa học, chưa đáp ứng được nhu cầu cho các cấp quản trị doanhnghiệp Vì vậy, cần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xâylắp tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Các vấn đề về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp đã thuhút được sự quan tâm của rất nhiều tác giả Việt Nam từ nhiều năm nay Sau đây làtổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn:

Luận văn thạc sỹ năm 2014 của tác giả Phạm Thị Minh Nguyệt: “ Kế toán

chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH xây dựng Bảo Sơn” luận

văn đã phân tích rất chi tiết những lý thuyết cơ bản xung quanh vấn đề tập hợp chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp Từ thựctrạng nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị như: Đơn vị nên mở các tài khoảnchi tiết cho TK 623, TK 627 để cung cấp những thông tin chi tiết hơn về các yếu tố

Trang 13

trong từng khoản mục và đơn vị nên tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu sử dụngkhông hết để làm căn cứ giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Luận văn thạc sỹ năm 2014 của tác giả Nguyễn Thị Hòa: “Kế toán chi phí

sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần thương mại vàđầu tư xây dựng Minh Ngân” Về lý luận tác giả đã đề cập khá đầy đủ và chi tiết

những vấn đề cơ bản của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm xây lắp Về thực tiễn đề tài nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháphoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty nhưng phần hoànthiện về kế toán quản trị chưa sát thực với doanh nghiệp xây lắp mà được hoànthiện giống như doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Luận văn thạc sỹ năm 2014 của tác giả Nguyễn Thùy Dương: “Kế toán chi

phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH xây dựng Thành Đạt”Tác giả chỉ thực hiện nghiên cứu đưa ra thực trạng và các giải pháp hoàn thiện kế

toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH xây dựng Thành Đạt nêntính khái quát chưa cao Tác giả đã không đề cập thực trạng kế toán chi phí sản xuấtvà giá thành sản phẩm xây dựng theo góc độ kế toán quản trị Cách tiếp cận giữagóc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị của tác giả còn rời rạc, chưa chặt chẽ,trình bày riêng rẽ chưa đan xen kết hợp với nhau để thấy được sự khác biệt.

Luận văn thạc sỹ năm 2016 của tác giả Nguyễn Thị Thu: “Kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lilama 10” Luậnvăn đã đề cập đến những lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm xây lắp, nêu thực trạng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lilama 10 Trong luận văn tác giả đã trình bày

được những hạn chế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắptại Công ty như việc xác định chi phí sản xuất chung còn chưa hợp lý, xác địnhnguyên vật liệu không thống nhất, công tác đánh giá sản phẩm dở dang còn hạnchế…từ đó tác giả cũng đưa ra những giải pháp khắc phục về hoàn thiện phươngpháp hạch toán chi phí sản xuất chung( bảng tính và phân bổ khấu hao), nguyên vậtliệu ( mở sổ chi tiết theo dõi NVL chính và đánh giá sản phẩm dở dang”

Trang 14

Luận văn thạc sỹ năm 2014 của tác giả Vũ Ngọc Oanh: “Hoàn thiện kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư pháttriển công nghệ xây dựng A-D” đưa ra được những đánh giá cũng như đề ra các giảipháp hoàn thiện, đề tài có điểm mạnh là đề xuất được những báo cáo kế toán quảntrị có tính thực tiễn trong công việc kiểm soát vấn đề chi phí và giá thành trongCông ty.

Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu đã đề cập đến kế toán chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp khác nhau, nhưng chưacó đề tài nghiên cứu nào đề cập đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Về mặt lý luận:

Tìm hiểu lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmxây lắp tại các công ty xây dựng.

Về mặt thực tiễn:

Thứ nhất, Nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản

phẩm xây lắp tại Công Ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1, trên cơ sở đó rút rađược những ưu, nhược điểm về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây

lắp tại Công Ty.

Thứ hai, đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

 Đối tượng nghiên cứu: Đề tại tập trung nghiên cứu kế toán chi phí sản xuấtvà giá thành sản phẩm xây lắp.

Trang 15

Về nội dung: Đề tài nghiên cứu lý luận kế toán chi phí phí sản xuất và tính

giá thành sản phẩm xây dựng trên góc độ kế toán tài chính, giới hạn ở nghiên cứutheo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo TT 200/2014/TT-BTC ngày22/12/2014, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tínhthuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

5 Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu.

Để đạt được ba mục tiêu nghiên cứu như trên, tác giả đưa ra một số câu hỏiđể từ đó đi tìm kiếm câu trả lời như sau:

 Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắptrong các công ty xây dựng?

 Thực trạng vận dụng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xâylắp tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1?

 Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1?

6 Phương pháp nghiên cứu.

Với đặc thù vừa mang tính lý luận, vừa mang tính ứng dụng, do đó đề tài sửdụng các phương pháp sau:

 Phương pháp thu thập dữ liệu

Các dữ liệu bao gồm: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp

* Đối với các dữ liệu sơ cấp: được thu thập bằng việc quan sát, ghi chép có

hệ thống, phỏng vấn trực tiếp từ cán bộ quản lý và phòng kế toán Công ty thực tếkhảo sát để nhằm thu thập dữ liệu

 Xác định mục đích phỏng vấn: Để nhằm thu thập các thông tin về kế toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần đầu tư và xâydựng HUD1.

 Bảng câu hỏi phỏng vấn (Phụ lục 01)

 Đối tượng phỏng vấn: Các nhà quản trị công ty, kế toán trưởng, các kế toán viêntrực tiếp thực hiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Trang 16

 Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp( qua điện thoại vàmail) các nhà quản trị, kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1.

 Phương pháp quan sát trực tiếp tại trụ sở công ty và một số công trình đang thicông, quan sát môi trường làm việc, quan sát việc giải quyết các vấn đề phát sinh trongdoanh nghiệp….

* Đối với dữ liệu thứ cấp:

 Nghiên cứu tài liệu kế toán của Công ty để thu thập dữ liệu trên cơ sở cácphương pháp hạch toán kế toán (phương pháp chứng từ, phương pháp tính giá,phương pháp tài khoản, phương pháp tổng hợp cân đối kế toán) Từ đó thu thậpđược các thông tin và tài liệu về sự vận dụng chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổsách và báo cáo kế toán liên quan đến nội dụng kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm xây lắp Kết quả thu thập được giúp tác giả có cái nhìn tổng quát vềkế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầutư và xây dựng HUD1.

 Nghiên cứu giáo trình kế toán tài chính, các luận văn liên quan đến đề tàiđược công bố công khai nhằm tìm hiểu các vấn đề có tính chất lý luận như kháiniệm, bản chất, phương pháp xác định chi phí, xác định giá thành

 Nghiên cứu ở các tài liệu khác như Luật kế toán, nghị định thông tư hiệnhành, cụ thể Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 10/5/2015 của Chính phủ về quảnlý chi phí đầu tư xây dựng công trình, thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày26/5/2010 của Bộ xây dựng về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Thông tư200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toándoanh nghiệp

 Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu

Thông qua các dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp, so sánhphân tích các hiện tượng, các số liệu điều tra được làm cơ sở cho việc đánh giá thựctrạng tổ chức hạch toán kế toán ở công ty, từ đó đưa ra kết luận tổng quan về kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty, đề xuất các biện pháphoàn thiện.

Trang 17

7 Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Những lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản

phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng.

Chương 2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp

tại Công ty Cổ phần Đầu Tư và xây dựng HUD1.

Chương 3 Các đề xuất hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản

phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu Tư và xây dựng HUD1.

Trang 18

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢNXUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP

So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểmriêng biệt về kinh tế - kỹ thuật thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp (SPXL) và quátrình tạo ra sản phẩm (SP) của ngành Điều này đã chi phối đến công tác kế toán chiphí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) trong các doanh nghiệpxây lắp như sau:

Thứ nhất: sản phẩm xây lắp là sản phẩm mang tính đơn chiếc, riêng lẻ:

Sản phẩm xây lắp là những công trình, hạng mục công trình, vật kiếntrúc, có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công tương đối dài, chứa đựngnhiều hao phí về vật tư, nhân lực của xã hội Do đó, khi lập kế hoạch xây dựng cơbản cần cân nhắc, thận trọng, nêu rõ các yêu cầu về vật tư, tiền vốn, nhân công.Việc quản lý, theo dõi quá trình sản xuất, thi công phải đảm bảo chặt chẽ, sử dụngvốn tiết kiệm, đảm bảo chất lượng công trình.

Mỗi sản phẩm xây lắp là một công trình hoặc hạng mục công trình riêng biệt,có yêu cầu về mặt thiết kế, mỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khácnhau, không sản phẩm nào giống sản phẩm nào Chính vì vậy, mỗi sản phẩm xâydựng đều có yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phùhợp với đặc điểm từng công trình cụ thể Có như vậy, việc sản xuất mới mang lạihiệu quả kinh tế cao và đảm bảo cho sản xuất được liên tục

Trang 19

Sản phẩm xây lắp là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt theo đơn hàngsản phẩm mang tính đơn chiếc, riêng lẻ Mỗi công trình, hạng mục công trình đòihỏi yêu cầu kỹ thuật, kết cấu, hình thức khác nhau trên các địa điểm khác nhau nênbiện pháp tổ chức thi công phải luôn thay đổi cho phù hợp với từng loại sản phẩmxây lắp, đảm bảo việc thi công đem lại hiệu quả kinh tế cao Cũng do tính chất đơnchiếc, riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thi công xây lắp các công trình có nội dung vàcơ cấu không đồng nhất như các loại sản phẩm công nghiệp Vì vậy, cần hạch toánchi phí và tính giá thành cho từng loại sản phẩm riêng biệt (từng công trình, từnghạng mục công trình hoặc từng nhóm sản phẩm xây lắp).

Thứ hai: Sản phẩm xây lắp có giá trị khối lượng công trình lớn, thời gian thicông tương đối dài:

Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàngiao đưa vào sử dụng thường kéo dài Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp vềkỹ thuật của từng công trình Quá trình thi công được chia làm nhiều giai đoạn, mỗigiai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn rangoài trời, chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như mưa, lũ lụt , do đóviệc thi công xây lắp ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ Đặc điểm nàyđòi hỏi việc tổ chức quản lý lao động, vật tư phải được giám sát chặt chẽ đảm bảochất lượng công trình nhanh, đúng tiến độ khi thời tiết thuận lợi Trong điều kiệnthời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến thời gian, chất lượng thi công thì có thể sẽphát sinh các khối lượng công việc khác như phá đi làm lại, phát sinh do ngừng sảnxuất nên doanh nghiệp cần có kế hoạch điều tiết cho phù hợp nhằm tiết kiệm chiphí, hạ giá thành sản phẩm.

Do thời gian thi công tương đối dài nên kỳ tính giá thành thường không xácđịnh hàng tháng như trong sản xuất công nghiệp mà được xác định theo thời điểmthi công công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay bàn giao đưa vào sử dụng.Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành sẽ góp phần to lớn trong việc quảnlý sản xuất thi công và sử dụng đồng vốn hiệu quả cao nhất.

Trang 20

Thứ ba: Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏathuận cho nên tính chất hàng hóa của SPXL không thể hiện rõ:

Sản xuất ra sản phẩm của các loại hàng hóa khác là quá trình một chiều: sảnphẩm được sản xuất ra hàng loạt, sau đó mới bán cho người tiêu dùng thông qua giáthỏa thuẩn Còn với hoạt động xây lắp, giá cả của sản phẩm xây lắp được tiến hànhtrước khi tiến hành hoạt động thi công Bên chủ đầu tư đặt hàng cho bên thi công,hai bên sẽ tiến hành thẩm định dự toán trước khi hoạt động xây dựng được tiếnhành Điều này làm cho tính chất hàng hóa của SPXL không thể hiện rõ vì đã có sựquy định về giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khi xây dựngthông qua hợp đồng giao nhận thầu.

Thứ tư: sản phẩm xây lắp thường được diễn ra ngoài trời, cố định tại nơi sảnxuất và chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường thiên nhiên, thời tiết còncác điều kiện sản xuất (xe máy, thiết bị thi công, người lao động ) phải di chuyểntheo địa điểm đặt sản phẩm:

Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rấtphức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát, hư hỏng Vì vậy, các doanh nghiệp xây lắp thường thuê lực lượng lao động tại chỗ, nơi thicông công trình; trong quá trình thi công cần tổ chức quản lý lao động vật tư chặtchẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến độ khi môi trường điều kiện thời tiết thuậnlợi Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến chất lượng thi công, cóthể phát sinh các khối lượng công trình và gây thiệt hại cho sản xuất, vì thế doanhnghiệp cần có chế độ điều chỉnh cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thànhsản phẩm.

Thứ năm: Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiệnnay phổ biến theo phương thức khoán gọn:

Các công trình, hạng mục công trình giao trong nội bộ doanh nghiệp thườngtheo hình thức khoán gọn không chỉ bao gồm tiền lương mà cả các chi phí về vậtliệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhận khoán.

Trang 21

Những đặc điểm trên ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp Công tác kế toán vừa phải tuânthủ chế độ kế toán, vừa phải phù hợp với đặc điểm của hoạt động sản xuất kinhdoanh xây lắp để đảm bảo chất lượng công tác kế toán, cung cấp kịp thời nhữngthông tin cho quản lý.

1.2.Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.1.2.1.Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất xây lắp.

1.2.1.1.Khái niệm chi phí xây lắp.

Theo giáo trình kế toán tài chính của trường Đại học Thương Mại, chi phíđược hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phícần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh,biểu hiện bằng tiền và tính cho một kỳ nhất định.

Chi phí của doanh nghiệp bao gồm 3 bộ phận: chi phí sản xuất, chi phí bánhàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

 Chi phí sản xuất:

Sản xuất gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của con người Quátrình sản xuất là quá trình tiêu hao các yếu tố lao động sống và lao động vật hóa đểtạo ra các giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của conngười Quá trình sản xuất là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản: đối tượng lao động, tưliệu lao động, và lao động sống Lao động là hoạt động một cách có ý thức củangười lao động tác động một cách có mục đích lên đối tượng lao động và tư liệu laođộng, quá trình biến đổi sẽ tạo ra sản phẩm, lao vụ Đó là sự tiêu hao ba yếu tố trên.

Trang 22

Trong xã hội tồn tại quan hệ hàng hóa, tiền tệ, hao phí yếu tố nguồn lực cho sản xuất,kinh doanh được biểu hiện dưới hình thức giá trị, gọi là chi phí sản xuất kinh doanh.

Chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phívề lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất và cấuthành nên giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất xây lắp là quá trình chuyển biến củavật liệu xây dựng thành sản phẩm dưới tác động của máy móc thiết bị cùng sức laođộng của công nhân Nói cách khác, các yếu tố về tư liệu lao động, đối tượng laođộng dưới sự tác động có mục đích của sức lao động qua quá trình thi công sẽ trởthành sản phẩm xây dựng.

Thông tin về CPSX là hết sức quan trọng vì nó phản ánh trong kỳ doanhnghiệp đã tiết kiệm hay lãng phí và nguyên nhân do đâu, ảnh hưởng trực tiếp tới lợinhuận, do đó việc quản lý và giám sát chặt chẽ chi phí là hết sức cần thiết Để có thểgiám sát và quản lý tốt chi phí cần phải phân loai chi phí theo các tiêu thức thíchhợp.

1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất là hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận,do đó việc quản lý và giám sát chặt chẽ chi phí là hết sức cần thiết Việc hạch toán chiphí sản xuất theo từng tiêu thức sẽ nâng cao tính chi tiết của thông tin, là cơ sở choviệc phấn đấu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường hạch toán kinhtế trong các đơn vị xây lắp Để có thể giám sát và quản lý tốt chi phí cần phải phânloại chi phí theo các tiêu thức thích hợp.

Phân loạị theo nội dung, tính chất kinh tế.

Theo chế độ quản lý chi phí hiện hành, chi phí sản xuất xây lắp của doanh nghiệpđược chia thành các yếu tố như sau:

- CPNLVL: là toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, nguyên vậtliệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản mà doanhnghiệp đã sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Trang 23

- CPNC: Là toàn bộ tiền công, tiền lương phải trả, các khoản trích BHXH,BHYT, BHTN,KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân sửa dụng máythi công và nhân viên quản lý ở các bộ phận, tổ, đội thi công của doanh nghiệp.

- CPCCDC: Là phần giá trị hao mòn của công cụ dụng cụ sử dụng trong quátrình sản xuất xây lắp.

- CPKHTSCĐ: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng vào hoạtđộng sản xuất xây lắp của doanh nghiệp.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả vềcác loại dịch vụ mua bên ngoài sử dụng vào quá trình sản xuất xây lắp của doanhnghiệp ở trong doanh nghiệp ngoài các yếu tố trên và được thanh toán bằng tiền.

Việc phân loại chi phí theo nội dung kinh tế chỉ rõ quá trình sản xuất xây lắpdoanh nghiệp phải bỏ ra những loại chi phí gì Nó là cơ sở để kế toán tập hợp chiphí xây lắp theo yếu tố phục vụ việc lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính, là cơsở để phân tích kiểm tra dự toán chi phí xây lắp và lập kế hoạch cung ứng vật tư, làcơ sở để tính mức hao hụt vật chất và thu nhập doanh nghiệp.

Phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí

Theo cách phân loại này các khoản chi phí có mục đích công dụng giốngnhau được xếp chung vào một khoản mục chi phí, không cần xét đến chi phí có nộidung kinh tế như thế nào Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất xây lắpđược phân chia thành các khoản mục như sau:

- CPNVLTT: Là chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, vậtliệu kết cấu, vật liệu luân chuyển (ván khuôn, đà giáo) cần thiết để tạo nên sản phẩmxây lắp, không bao gồm chi phí vật liệu đã tính vào chi phí chung, chi phí máy thicông.

- CPNCTT: Là chi phí về tiền công, tiền lương, các khoản phụ cấp có tích chấtlương của công nhân trực tiếp xây lắp cần thiết để hoàn chỉnh sản phẩm xây lắp.Khoản mục này không bao gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiềnlương của công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp và chi phí tiền lương của nhân viênquản lý đội, nhân viên quản lý máy thi công.

Trang 24

- CPSDMTC: Là toàn bộ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếpcho hoạt động xây lắp công trình bao gồm: Chi phí khấu hao máy thi công, chi phísửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên máy thi công, chi phí tiền lương của côngnhân điều khiển máy và phục vụ máy thi công, chi phí nguyên liệu và động lựcdung cho máy thi công và các khoản chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc sửdụng máy thi công như: chi phí di chuyển, tháo lắp máy thi công…

Khoản mục này không bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lươngcông nhân điều khiển máy.

- CPSXC: Gồm những chi phí phục vụ xây lắp tại các đội và các bộ phận sảnxuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp Đây là những chi phí phát sinh trongtừng bộ phận, từng đội xây lắp, ngoài chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp(kể cảphần trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trên tiềnlương phải trả cho toàn bộ công nhân viên chức từng bộ phận, từng đội và toàn bộtiền ăn ca của đội, bộ phận) Khoản mục chi phí sản xuất chung gồm các nội dungsau:

 Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm các khoản tiền lương, các khoản phụcấp, các khoản trích theo lương, tiền ăn giữa ca của các nhân viên quản lý phânxưởng, đội, bộ phận sản xuất.

 Chi phí vật liệu: gồm những chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởngnhư vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, vật liệu văn phòng phânxưởng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng.

 Chi phí dụng cụ sản xuất: gồm những chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùngcho hoạt động quản lý của phân xưởng như khuôn mẫu, dụng cụ gá lắp, dụng cụcầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động.

 Chi phí khấu hao tài sản cố định: gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sảncố định dùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí bảo dưỡng tài sản thuêngoài, chi phí điện nước, điện thoại, các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹthuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại.

Trang 25

 Chi phí bằng tiền khác: gồm các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kểtrên phục vụ cho hoạt động phân xưởng.

 Phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức này chỉ rõ chi phí doanh nghiệp bỏra cho từng lĩnh vực hoạt động, từng địa điểm phát sinh chi phí, làm cơ sở cho việctính giá thành sản phẩm xây lắp, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành… Phân loại chi phí xây lắp theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịuchi phí.

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất xây lắp được chia thành chi phí trựctiếp và chi phí gián tiếp.

Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình sảnxuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định bao gồm chi phí nguyên vật liệutrực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuấtchung.

Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất liên quan đến việc sản xuất ranhiều loại sản phẩm, nhiều công việc Kết cấu của chi phí gián tiếp cũng tương tựnhư chi phí trực tiếp, nhưng những chi phí này phát sinh ở bộ phận quản lý đội thicông của các doanh nghiệp xây lắp Vì vậy, kế toán phải tiến hành phân bổ cho cácđối tượng có liên quan theo một tiêu thức thích hợp.

Cách phân loại chi phí sản xuất này có ý nghĩa đối với việc xác định phươngpháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách hợp lý.

Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí.

Theo cách phân loại này, chi phí được phân thành: Chi phí cố định (chi phíbất biến), chi phí biến đổi (chi phí khả biến) và chi phí hỗn hợp.

- Chi phí bất biến (Định phí): Là các chi phí mà tổng số không thay đổi khicó sự thay đổi về khối lượng hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng hoạt độngtrong kỳ.

- Chi phí khả biến (Biến phí): Là những chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ vớisự thay đổi của mức độ hoạt động, khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ

Trang 26

VD: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp (trả lươngtheo hình thức khoán)…

- Chi phí hỗn hợp: Là chi phí mà bản thân nó gồm các yếu tố của định phí vàbiến phí Trong mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểmcủa định phí, qua mức đó thì nó lại thể hiện đặc tính của biến phí Hỗn hợp phíthường bao gồm các chi phí sản xuất chung như: chi phí vật liệu dùng chung, chiphí công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài( tiền điện, nước…)

Phân tích chi phí sản xuất theo cách này có ý nghĩa quan trọng đối với côngtác quản lý của doanh nghiệp, phân tích điểm hòa vốn và phục vụ cho việc ra quyếtđịnh cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.

Mỗi cách phân loại chi phí xây lắp đều có ý nghĩa riêng, phục vụ cho các nhucầu quản lý khác nhau, nhưng chúng luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý hiệu quảnhất toàn bộ chi phí xây lắp phát sinh trong doanh nghiệp ở từng thời kỳ nhất định.

1.2.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm xây lắp.

1.2.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp.

Để xây dựng một công trình hay một hạng mục công trình thì doanh nghiệpkinh doanh xây lắp phải đầu tư vào quá trình sản xuất thi công một lượng chi phínhất định Những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp chi ra trong một quá trình thicông đó sẽ tham gia cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành của quátrình đó.

Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ những chi phí về lao động sống, laođộng vật hóa và chi phí khác biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ rađể hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình theo quy định.

Thực chất giá thành sản phẩm là kết quả của việc chuyển dịch các yếu tố chiphí vào sản xuất xây lắp, công việc lao vụ hoàn thành Giá thành sản phẩm là mộttrong các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinhdoanh và quản lý kinh tế của doanh nghiệp, phản ánh những nỗ lực của doanhnghiệp trong việc phấn đấu áp dụng quy trình công nghệ mới, hoàn thiện kỹ thuật,giảm thời gian thi công, tăng vòng quay của vốn, tăng năng suất lao động… nhằm

Trang 27

đạt mục đích sản xuất với chi phí tiết kiệm nhất, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh.

1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp.

Có rất nhiều cách phân loại giá thành sản phẩm.Tùy theo tiêu chí lựa chọn mà giáthành sản phẩm có thể được phân loại thành các trường hợp sau:

Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành.

Nếu phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành thì có 3 loạigiá thành sản phẩm xây lắp đó là: giá thành dự toán, giá thành kế hoạch và giá thànhthực tế.

- Giá thành dự toán: Là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng công

việc xây lắp Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế kỹthuật, quy định của nhà nước và khung giá áp dụng cho từng vùng lãnh thổ Giáthành dự toán của sản phẩm xây lắp được tính theo công thức:

Giá thành dự toánsản phẩm xây lắp =

Giá trị dự toán

sản phẩm xây lắp _

Thu nhập chịuthuế tính trướcTrong đó:

Thu nhập chịu thuế tính trước được Nhà nước quy định cụ thể trong từngthời kỳ.

Giá trị dự toán xây lắp được xác định vào định mức đánh giá của các cơ quancó thẩm quyền và dựa trên mặt bằng giá cả của thị trường.

- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định trên cơ sở những điều kiện

cụ thể của doanh nghiệp và về các định mức, đơn giá, biện pháp thi công.Giá thành kế

hoạchsản phẩm

= Giá thành dự toánsản phẩm xây lắp _

Mức hạ

giá thành dự toán+_

Chênhlệch địnhmức

Giá thành kế hoạch là căn cứ để so sánh, phân tích tình hình thực hiện kếhoạch giá thành, là mục tiêu phân đấu của doanh nghiệp.

Trang 28

- Giá thành thực tế: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí thực tế để hoànthành khối lượng xây lắp gồm chi phí định mức ,vượt định mức và không vượt địnhmức như các khoản bội chi, lãng phí vật tư, lao động trong quá trình sản xuất củađơn vị được phép tính vào giá thành Giá thành thực tế được tính trên cơ sở số liệuvề kế toán chi phí sản xuất của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ.

Giá thành dự toán mang tính chất xã hội do đó việc so sánh giá thành thực tếvới giá thành dự toán cho phép ta đánh giá trình độ quản lý của tổ chức xây dựng đótrong mối quan hệ với các tổ chức xây dựng khác Việc so sánh giá thành thực tếvới giá thành kế hoạch cho phép đánh giá sự tiến bộ hoặc non yếu trong điều kiệncụ thể về cơ sở vật chất, trình độ tổ chức quản lý của bản thân doanh nghiệp.

Giá thành dự toán > Giá thành kế hoạch > Giá thành thực tế

Từ cách phân loại trên,thấy được phương pháp kiểm soát chi phí, quản lý,đưa ra các định mức chi phí, kế hoạch chi phí và sử dụng các máy móc kỹ thuật cóhiệu quả, phù hợp trong suốt quá trình thi công các công trình, hạng mục công trìnhkhông? Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp với từngvùng địa lý, vùng lãnh thổ và từng công trình thi công khác nhau.

Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí.

Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thànhgiá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ.

Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên

quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất Đốivới các đơn vị xây lắp giá thành sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhâncông, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung.

Giá thành tiêu thụ ( giá thành toàn bộ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các

khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Giá thànhtiêu thụ được tính theo công thức:

Giá thành toànbộ của sản phẩm=

Giá thành sản xuấtcủa sản phẩm+

Chi phíbán hàng+

Chi phí quản lýdoanh nghiệp

Trang 29

Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinhdoanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh Cáchphân loại này ít được sử dụng do việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàngvà chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng loại sản phẩm còn nhiều hạn chế.

1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ biện chứngvới nhau trong một quá trình sản xuất Chi phí biểu hiện sự hao phí còn giá thànhbiểu hiện kết quả của sản xuất Đây là hai mặt thống nhất của một quá trình, bởi vậychúng giống nhau về chất: đều là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống vàlao động vật hóa.

Tuy nhiên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau về lượng.Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống và laođộng vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất một kì nhất định, còn giá thành sảnphẩm lại là tổng hợp các hao phí đó gắn liền với một khối lượng sản phẩm đượchoàn thành bàn giao

Nói cách khác CPSX thể hiện những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sảnxuất sản phẩm trong kỳ không tính đến chi phí do đó liên quan đến sản phẩm đãhoàn thành hay chưa, còn giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất cho mộtcông trình, hạng mục công trình hay khối lượng công việc hoàn thành theo quyđịnh Ta có thể minh họa theo sơ đồ sau:

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳB

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳD

Trang 30

thành kỳ kỳ

Chi phí sản xuất là cơ sở, căn cứ để tính giá thành sản phẩm hoàn thành trongkỳ đó Chi phí trước hết thể hiện theo yếu tố chi phí, sau đó đến giai đoạn tính giáthành, chi phí sản xuất được thể hiện theo các khoản mục tính giá thành Như vậytính giá thành sản phẩm xây lắp phải dựa vào hạch toán chi phí sản xuất Việc tiếtkiệm hay lãng phí về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩmcao hay thấp Do đó quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất.

1.2.4 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.

Hoạt động xây lắp có những đặc trưng riêng biệt nên việc quản lý vốn đầu tưcũng như quản lý chi phí thi công các công trình, hạng mục công trình là một quátrình phức tạp, trong đó việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là vấn đề quantâm hàng đầu của doanh nghiệp xây lắp Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bảnmột công trình được thi công thông qua cơ chế đấu thầu, giao nhận thầu xây dựng.Do đó, để trúng thầu thi công một công trình, doanh nghiệp phải tính toán được giáthầu hợp lý trên cơ sở các định mức và đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước quyđịnh, giá cả thị trường và khả năng bản thân chính doanh nghiệp mà còn phải đảmbảo kinh phí để có lãi Để thực hiện các yêu cầu trên và đảm bảo thi công đúng theodự toán khi nhận thầu đòi hỏi doanh nghiệp xây lắp phải tăng cường công tác quảnlý kinh tế nói chung, quản lý chi phí giá thành nói riêng, trong đó công tác kế toánchi phí và giá thành giữ vai trò trọng tâm.

Vì vậy, việc không ngừng nghiên cứu để hoàn thiện và nâng cao chất lượngcũng như hiệu quả của công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm làcông việc có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nói riêng.

Xuất phát từ những yêu cầu nói trên, nhiệm vụ chủ yếu của kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là xác định đối tượng kế toán chi phísản xuất và tính giá thành thích hợp để tính đúng, tính đủ, kịp thời và chính xác giáthành của từng sản phẩm xây lắp Đồng thời, thường xuyên so sánh, kiểm tra việc

Trang 31

thực hiện dự toán chi phí, xem xét nguyên nhân vượt, hụt dự toán và đánh giá hiệuquả kinh doanh.

Cụ thể kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp phải thực hiện tốtcác nhiệm vụ sau:

 Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phátsinh trong quá trình thi công các công trình, hạng mục công trình.

 Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, lao động sử dụngmáy thi công và các chi phí khác trên cơ sở dự toán để kịp thời phát hiện các khoảnchênh lệch so với định mức, các chi phí phát sinh ngoài kế hoạch, các khoản thiệthại, mất mát, hư hỏng trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn và cảitiến kịp thời.

 Tính toán kịp thời, hợp lý giá thành sản phẩm theo phương pháp và kỳ tínhgiá thành đã xác định để cung câp thông tin cần thiết cho bộ phận quản lý.

 Xác định đúng khối lượng thi công đã hoàn thành, làm cơ sở để bàn giao vàthanh toán Định kỳ, tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang mộtcách khoa học.

 Thường kiểm kê việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của doanhnghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình, từ đó vạch ra những biện pháp hạgiá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.

 Định kỳ lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, cung cấpcác thông tin một các kịp thời và chính xác về chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm để phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.

1.3 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.1.3.1 Quy định kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanhnghiệp xây lắp.

Để việc tập hợp chi phí sản xuất và tính chính xác giá thành sản phẩm trongcác doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng thì đều phải tuânthủ và thực hiện theo đúng như quy định trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam hiệnhành, trong Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm 26 chuẩn mực quy định về

Trang 32

nguyên tắc và phương pháp kế toán các khoản mục khác nhau Tuy nhiên, Chuẩnmực cụ thể chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmxây lắp là các Chuẩn mực số 01, 15 cụ thể như sau:

Chuẩn mực VAS 01 “Chuẩn mực chung”

Nguyên tắc giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài

sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tínhtheo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc củatài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụthể

Vậy, chi phí sản xuất xây lắp phát sinh như CPNLVLTT, CPNCTT, CPMTCCPSXC, phải được ghi nhận theo số tiền thực tế mà đơn vị đã chi ra để có được giáthành công trình xây lắp ở trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Theo nguyên tắc cơ bản này, khi ghi nhận các

yếu tố của báo cáo tài chính như nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chiphí phải trả…được ghi sổ kế toán vào thời điểm thực tế phát sinh mà không căn cứvào thời điểm thực tế thu, chi tiền hoặc các khoản tương đương tiền BCTC lập trêncơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tạivà tương lai.Cơ sở dồn tích là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản nhất chi phốicác phương pháp kế toán cụ thể trong doanh nghiệp, nguyên tắc này cho phép tồntại chênh lệch giữa chi phí ghi nhận và lượng tiền chi ra trong một kỳ, cho phéptheo dõi các giao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau Chi phí sản xuất và giá thànhsẽ bị ảnh hưởng phụ thuộc vào việc lựa chọn chính sách kế toán của DN Cụ thể:

+ Chi phí NLVL trực tiếp: việc lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho khácnhau sẽ phản ánh giá trị NVL cấu thành sản phẩm khác nhau.

+ Chi phí sản xuất chung: DN có thể lựa chọn thời điểm ghi nhận chi phí(dịch chuyển về sau hoặc ghi nhận sớm) sẽ làm tăng giảm chi phí kỳ hiện hành nhưgiá trị dụng cụ phân bổ qua nhiều kỳ, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ…Ngoài ra chi phíkhấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất xây lắp có thể thay đổi qua việc ước tính thờigian sử dụng hữu ích của tài sản hoặc thay đổi phương pháp tính khấu hao TSCĐ.

Trang 33

Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu xây lắp và chi phí xây lắp

phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu xây lắp thì phải ghi nhậnmột khoản chi phí xây lắp tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu xây lắpđó Chi phí tương ứng với doanh thu xây lắp gồm chi phí xây lắp của kỳ tạo ra doanhthu xây lắp và chi phí xây lắp của các kỳ trước hoặc chi phí xây lắp phải trả nhưngliên quan đến doanh thu xây lắp của kỳ đó.

Do vậy, các doanh nghiệp xây lắp cần tiến hành tính toán chi phí sản xuất chocác giai đoạn thi công dở dang cuối kỳ để xác định doanh thu xây lắp và chi phí xâylắp phù hợp với nhau.

Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp

đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm, mục đíchđảm bảo khả năng có thể so sánh được thông tin giữa các kỳ kế toán với nhau.Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trìnhlý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

Theo nguyên tắc này, tất cả các chính sách và phương pháp kế toán như chế độkế toán áp dụng, phương pháp tính giá thành… tại các doanh nghiệp xây lắp đều phảiáp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm.

Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần

thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Doanh thu vàthu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợiích kinh tế, còn chi phí xây lắp phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năngphát sinh chi phí

Chuẩn mực VAS 15 “Hợp đồng xây dựng”

Theo VAS 15 chi phí của hợp đồng xây dựng bao gồm:

Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng bao gồm: Chi phí nhân côngtại công trường, bao gồm cả chi phí giám sát công trình; Chi phí nguyên liệu, vậtliệu, bao gồm cả thiết bị cho công trình; Khấu hao máy móc, thiết bị và các TSCĐkhác sử dụng để thực hiện hợp đồng; Chi phí vận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ máy móc,thiết bị và nguyên liệu, vật liệu đến và đi khỏi công trình; Chi phí thuê nhà xưởng,

Trang 34

máy móc, thiết bị để thực hiện hợp đồng; Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật liênquan trực tiếp đến hợp đồng; Chi phí dự tính để sửa chữa và bảo hành công trình;Các chi phí liên quan trực tiếp khác Chi phí liên quan trực tiếp của từng hợp đồngsẽ được giảm khi có các khoản thu nhập khác không bao gồm trong doanh thu củahợp đồng

Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng xây dựng và có thểphân bổ cho từng hợp đồng, bao gồm: Chi phí bảo hiểm; Chi phí thiết kế và trợ giúpkỹ thuật không liên quan trực tiếp đến một hợp đồng cụ thể; Chi phí quản lý chungtrong xây dựng Các chi phí trên được phân bổ theo các phương pháp thích hợp mộtcách có hệ thống theo tỷ lệ hợp lý và được áp dụng thống nhất cho tất cả các chi phícó các đặc điểm tương tự Việc phân bổ cần dựa trên mức thông thường của hoạtđộng xây dựng (Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thểphân bổ cho từng hợp đồng cũng bao gồm chi phí đi vay nếu thỏa mãn các điều kiệnchi phí đi vay được vốn hóa theo quy định trong Chuẩn mực "Chi phí đi vay")

Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợpđồng như chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí triển khai mà khách hàng phải trả lạicho nhà thầu đã được quy định trong hợp đồng.

Chi phí không liên quan đến hoạt động của hợp đồng hoặc không thể phânbổ cho hợp đồng xây dựng thì không được tính trong chi phí của hợp đồng xâydựng Các chi phí này bao gồm: Chi phí quản lý hành chính chung, hoặc chi phínghiên cứu, triển khai mà hợp đồng không quy định khách hàng phải trả cho nhàthầu Chi phí bán hàng; Khấu hao máy móc, thiết bị và TSCĐ khác không sử dụngcho hợp đồng xây dựng.

Chi phí của hợp đồng bao gồm chi phí liên quan đến hợp đồng trong suốt giaiđoạn kể từ khi ký hợp đồng cho đến khi kết thúc hợp đồng Các chi phí liên quantrực tiếp đến hợp đồng phát sinh trong quá trình đàm phán hợp đồng cũng được coilà một phần chi phí của hợp đồng nếu chúng có thể xác định riêng rẽ, có thể ướctính một cách đáng tin cậy và có nhiều khả năng là hợp đồng sẽ được ký kết

Trang 35

Doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận theo 2 trườnghợp sau:

Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiếnđộ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đángtin cậy, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứngvới phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập báo cáo tàichính mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập haychưa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu.

Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giátrị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác địnhmột cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì doanh thu và chi phí liênquan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thànhđược khách hàng xác nhận trong kỳ được phản ánh trên hóa đơn đã lập

 Ngoài ra còn có các chuẩn mực kế toán liên quan đến kế toán chi phí và tínhgiá thành sản phẩm xây lắp như: Chuẩn mực VAS 02 “Hàng tồn kho”, Chuẩn mựcVAS 03 “Tài sản cố định hữu hình”, Chuẩn mực VAS 16 “Chi phí đi vay”.

1.3.2 Kế toán chi phí sản xuất xây lắp.

1.3.2.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà các chi phí sảnxuất phát sinh được tổ chức tập hợp và phân bổ theo đó Giới hạn tập hợp chi phísản xuất có thể là nơi gây ra chi phí hoặc nơi chịu chi phí Để xác định đúng đốitượng tập hợp chi phí cần căn cứ vào loại hình sản xuất, đặc điểm quy trình côngnghệ sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.Trong sản xuất xâylắp, với tính chất phức tạp của quy trình công nghệ, loại hình sản xuất đơn chiếc,sản phẩm xây lắp có giá trị kinh tế lớn, thường được phân chia thành nhiều khu vực,bộ phận thi công Mỗi công trình, hạng mục công trình đều có dự toán, thiết kếriêng, cấu tạo vật chất khác nhau nên tuỳ thuộc vào công việc cụ thể, trình độ quảnlý của mỗi doanh nghiệp xây lắp mà đối tượng hạch toán chi phí có thể là từng côngtrình, hạng mục công trình hay từng đơn đặt hàng.

Trang 36

Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên, cần thiếtcủa công tác hạch toán chi phí sản xuất Chỉ có xác định đúng đắn đối tượng hạchtoán chi phí sản xuất mới có thể tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí Trên cơ sởđối tượng hạch toán chi phí, kế toán lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí thíchứng Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống cácphương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạmvi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí Trong doanh nghiệp xây lắp có phươngpháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình, phương pháphạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng.

Phương pháp kế toán chi phí sản xuất xây lắp: Phương pháp kế toán chi phísản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợpvà phân loại chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng kế toán chi phí.

 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mụccông trình: chi phí phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thìtập hợp riêng cho công trình, hạng mục công trình đó Giá thành thực tế là tổng chiphí phát sinh tập hợp theo từng đối tượng từ khi ký kết hợp đồng đến khi nghiệmthu bàn giao.

 Phương pháp hạch toán CPSX theo đơn đặt hàng: CPSX phát sinh sẽ đượctập hợp và phân loại theo từng đơn đặt hàng khác nhau Khi đơn đặt hàng hoàn thành,tổng số chi phí phát sinh theo từng đơn đặt hàng kể từ khi ký kết hợp đồng đến khihoàn thành bàn giao là giá thành thực tế của đơn hàng đó.

 Phương pháp hạch toán CPSX theo khối lượng công việc hoàn thành: toànbộ chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định được tập hợp cho từng đối tượng tậphợp chi phí Giá thành thực tế của toàn bộ khối lượng công việc hoàn thành là toàn bộchi phí bỏ ra trong giai đoạn thi công khối lượng xây lắp đó.

 Phương pháp hạch toán chi phí theo các đơn vị hoặc khu vực thi công:CPSX phát sinh được tập hợp theo từng đơn vị thi công, trong mỗi đơn vị chi phí lạitập hợp theo mỗi đối tượng chịu chi phí như: công trình, hạng mục công trình Khi

Trang 37

các công trình, hạng mục công trình hoàn thành, kế toán tiền hành tính giá thành bằngphương pháp tính thích hợp.

Trong mỗi phương pháp hạch toán chi phí trên đều có những ưu và nhượcđiểm nhất định đối với từng đơn vị, và thực tế có một số yếu tố chi phí phát sinh liênquan đến nhiều đối tượng khác nhau nên kế toán ngoài việc tập hợp thì còn phải phânbổ chi phí một cách hợp lý và chính xác Có hai phương pháp phân bổ thường dùng:

 Phương pháp phân bổ trực tiếp: áp dụng trong trường hợp CPSX xây lắp

có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán chi phí Căn cứ vào chứng từ gốc về chiphí phát sinh để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng một cách độc lập.

 Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng với những chi phí gián tiếp liên

quan đến nhiều đối tượng hạch toán chi phí khác nhau, không tổ chức ghi chép banđầu riêng cho từng đối tượng được Trong trường hợp đó ta tiến hành tập hợp chi phítổng cho các đối tượng và cuối kỳ lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổkhoản chi phí này cho từng đối tượng hạch toán chi phí Công thức phân bổ:

Ci = (C/T) * TiTrong đó: Ci: Chi phí phân bổ cho đối tượng i

C: Tổng chi phí phân bổ cho các đối tượng T: Tổng tiêu thức lựa chọn dùng để phân bổ Ti: Tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng i

1.3.2.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Chứng từ sử dụng:

 Phiếu xuất kho

 Bảng phân bổ NVL, CCDC Hóa đơn GTGT, phiếu chi…

- Tài khoản sử dụng: để hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp kế

toán sử dụng tài khoản 621- chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, tài khoản này đượcmở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất( công trình, hạng mục công trình…)

Nguyên tắc hạch toán:

Trang 38

 Chỉ hạch toán vào tài khoản 621 những chi phí nguyên liệu, vật liệu (gồmcả nguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ) được sử dụng trực tiếp để thi côngcông trình Chi phí nguyên liệu, vật liệu phải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng.

 Trong kỳ kế toán thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí nguyên liệu, vậtliệu trực tiếp vào bên Nợ tài khoản 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp" theotừng đối tượng sử dụng trực tiếp các nguyên liệu, vật liệu này (nếu khi xuất nguyênliệu, vật liệu cho quá trình thi công xây lắp, xác định được cụ thể, rõ ràng cho từngđối tượng sử dụng); hoặc tập hợp chung cho quá trình thi công xây lắp (nếu khi xuấtsử dụng nguyên liệu, vật liệu cho quá trình thi công xây lắp không thể xác định cụthể, rõ ràng cho từng đối tượng sử dụng).

 Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển (nếu nguyên liệu, vật liệu đã đượctập hợp riêng biệt cho đối tượng sử dụng), hoặc tiến hành tính phân bổ và kếtchuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu (Nếu không tập hợp riêng biệt cho từng đốitượng sử dụng) vào tài khoản 154 phục vụ cho việc tính giá thành thực tế thi côngcông trình trong kỳ kế toán Khi tiến hành phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu vàogiá thành sản phẩm, doanh nghiệp phải sử dụng các tiêu thức phân bổ hợp lý như tỷlệ theo định mức sử dụng,

 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH…

 Tài khoản sử dụng: để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử

dụng TK 622- CPNCTT Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng chịuchi phí(công trình, hạng mục công trình…)

TK 622 có kết cấu như sau:

Trang 39

Bên Nợ: CPNCTT thực tế phát sinhBên Có: Phân bổ và kết chuyển CPNCTTCuối kỳ TK 622 không có số dư

 Nguyên tắc hạch toán:

 Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vàohoạt động xây lắp, bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp thi côngxây lắp thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theotừng loại công việc.

 Không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về tiền lương,tiền công và các khoản phụ cấp cho nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý,nhân viên của bộ máy quản lý doanh nghiệp, nhân viên bán hàng.

 Đối với hoạt động xây lắp, không hạch toán vào tài khoản này khoản tiềnlương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho công nhân trực tiếpđiều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công, khoản trích (BHXH, BHYT,KPCĐ, BHTN) tính trên quỹ lương phải trả công nhân trực tiếp của hoạt động xâylắp, điều khiển máy thi công, phục vụ máy thi công, nhân viên phân xưởng.

 TK 622 phải mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh.

- Trình tự hạch toán:

Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua (phụ lục 03)

1.3.2.4 Kế toán chi phí máy thi công.

- Chứng từ sử dụng:

 Hóa đơn GTGT Hợp đồng thuê máy

 Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Phiếu chi…

- Tài khoản sử dụng: để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công kế toán sử

dụng TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công.

Tài khoản này chi tiết thành sáu tài khoản cấp 2:

Trang 40

TK 6231 – Chi phí nhân công TK 6232 – Chi phí vật liệu

TK 6233 – Chi phí dụng cụ sản xuấtTK 6234 – Chi phí khấu hao máy thi côngTK 6237 – Chi phí dịch vụ mua ngoàiTK 6238 – Chi phí bằng tiền khác

 Nguyên tắc hạch toán

Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi côngphục vụ trực tiếp cho hoạt động xây, lắp công trình trong trường hợp doanh nghiệpthực hiện xây, lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừakết hợp bằng máy.

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn theophương thức bằng máy thì không sử dụng tài khoản 623 "Chi phí sử dụng máy thicông" mà hạch toán toàn bộ chi phí xây lắp trực tiếp vào các TK 621, 622, 627.

Không hạch toán vào TK 623 khoản trích về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp tính trên lương phải trả công nhân sử dụngxe, máy thi công Phần chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thườngkhông tính vào giá thành công trình xây lắp mà được kết chuyển ngay vào TK 632.

- Trình tự hạch toán:

Trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công được thể hiện qua (phụ lục 04)

1.3.2.5 Kế toán chi phí sản xuất chung.

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ cho sản xuất của đội, côngtrường xây dựng, chi phí sản xuất chung bao gồm: tiền lương nhân viên quản lý đội,các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội, công nhân trực tiếp sản xuất,công nhân điều khiển máy, nguyên vật liệu dùng cho quản lý đội, công cụ dụng cụ,khấu hao máy móc thiết bị sử dụng ở đội, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phíchung bằng tiền khác.

Các khoản chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo từng địa điểm phátsinh chi phí(tổ, đội )cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí.

Ngày đăng: 13/01/2020, 11:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w