LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu của mình là công trình nghiên cứu độc lập,do sự cố gắng của bản thân, dựa trên kiến thức đã được học trong trường và nhữngnghiên cứu thực tế tại Công ty TNHH Thanh Long Số liệu trong luận văn là trungthực, có nguồn gốc rõ ràng.
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất đến các nhà khoa học, các Thầygiáo, cô giáo Trường Đại học Thương Mại đã giúp tôi có nên tảng kiến thức vữngchắc trong suốt quá trình học tập để tôi có thể nghiên cứu và hoàn thành luận văncủa mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của TS Hà Thị ThúyVân đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Giám đốc, Kế toán trưởng cùng toàn thể cácanh chị em phòng kế toán và các phòng ban khác của Công ty TNHH Thanh Longđã giúp đỡ tôi được tiếp cận thực tế để khảo sát, thu thập thông tin cần thiết phục vụcho qúa trình nghiên cứu của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Ninh Thị Xuân
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến kế toán chi phí sản xuât và tính giáthành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 1
2 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 3
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu 6
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNHGIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 7
1.1 Khái niệm, phân loại chi phí và giá thành 7
1.1.1 Khái niệm chi phí và giá thành 7
1.1.2 Phân loại chi phí và giá thành sản phẩm 9
1.1.3 Mối quan hệ chi phí và giá thành sản phẩm 11
1.2 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 12
1.2.1 Yêu cầu quản lý kế toán 12
1.2.2 Nhiệm vụ kế toán 13
1.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất 13
1.3.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm ……… 13
1.3.2 Sự chi phối của chuẩn mực kế toán Việt Nam đến kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm 16
1.3.3 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo chế độ kế toán hiện hành 221.3.4 Đánh giá sản phẩm dở dang 27
1.3.5 Tính giá thành sản phẩm 28
Trang 41.4 Kế toán chi phí và giá thành ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm
rút ra cho Việt Nam 32
1.4.1 Kế toán chi phi và giá thành tại Pháp 32
1.4.2 Kế toán chi phí và giá thành tại Mỹ 34
1.4.3 Kinh nghiệm đối với Việt Nam 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNHGIÁ THÀNH SẢN PHẨM BAO BÌ CONTAINER TẠI CÔNG TY TNHHTHANH LONG 39
2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý và tổ chứccông tác kế toán của công ty TNHH Thanh Long 39
2.1.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHHThanh Long 39
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Thanh Long 41
2.1.3.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thanh Long 43
2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao bì containertại Công ty TNHH Thanh Long 45
2.2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Thanh Long 45
2.2.2 Tính giá thành sản phẩm bao bì container tại Công ty TNHH ThanhLong……… 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 54
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁNCHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM BAO BÌ TẠI CÔNGTY TNHH THANH LONG 55
3.1 Đánh giá thực tế kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công tyTNHH Thanh Long 55
3.1.1 Ưu điểm 55
3.1.2 Nhược điểm 56
3.2 Phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty TNHH ThanhLong 57
Trang 53.2 Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản
3.2.1 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 58
3.2.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí và giá thành sản phẩm 59
3.3 Những yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công tyTNHH Thanh Long 60
3.3.1 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Công ty TNHH Thanh Long trên cơ sở tôn trọng cácnguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận nhằm phản ánhđầy đủ và khách quan tình hình quản lý kinh tế tài chính củangành 60
3.3.2 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công tyTNHH Thanh Long phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý kinh doanh.613.3.3 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại Công tyTNHH Thanh Long phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cầnthiết về hoạt động kinh tế, tài chính 61
3.3.4 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công tyTNHH Thanh Long phải đáp ứng yêu cầu hiệu quả và mang tính khả thi 62
3.4 Nội dung hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao bìtại Công ty TNHH Thanh Long 62
3.3 Giải pháp 65
3.5 Điều kiện thực hiện giải pháp 67
3.5.1 Về phía nhà nước 67
3.5.2 Về phía doanh nghiệp 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức và quản lý của Công ty TNHH Thanh Long 41Sơ đồ 2.2 Bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Thanh Long 44
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU VIẾT TẮTTÊN CỦA KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Trang 8Qua tìm hiểu thực tế, có nhiều đề tài nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất như:
- Nguyễn Ngọc Anh (2015), Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm may mặc tại công ty cổ phần may II Hải Dương, luận văn thạc sỹ, Trường Đại
học Thương Mại.
Về lý luận tác giả đã đề cập về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtrong các doanh nghiệp sản xuất như các khái niệm, phân loại, mối quan hệ chi phísản xuất và giá thành sản phẩm, đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuấtva tính giá thành…Về thực tiễn được trình bày ở chương 2, luận văn đã trình bàyđược thực trạng về nội dung chi phí, phân loại chi phí, đối tượng tập hợp chi phí vàđối tượng tính giá thành tại công ty cổ phần may II Hải Dương Trình bày rõphương pháp kế toán các khoản mục chi phí và cách tính giá thành sản phẩm tạicông ty và từ đó đã chỉ ra được những ưu, nhược của công tác kế toán chi phí vàtính giá thành, làm cơ sở để tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Công ty Cổ phần May II HảiDương trong chương 3.
- Nguyễn Thị Liên (2016), Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm than tại công ty cổ phần than tây nam đá mài – Vinacomin, luận văn thạc sỹ,
Trường Đại học Thương Mại.
Luận văn đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về những lí luận chung của kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.Tác giả cũng đã tìm hiểu và khảo sát thực tế đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản
Trang 9xuất, đối tượng tính giá thành, phương pháp tính giá thành, đánh giá sản phẩm dởdang cuối kỳ.
- Nguyễn Thị Hải Vân (2012), Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấpVinaconex, luận văn thạc sỹ, Trường
Đại học Thương Mại.
Về lý luận tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về kế toán tập hợp chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất như kháiniệm, vai trò, mối quan hệ cũng như phân loại chi phí sản xuất và các phương pháptập hợp chi phí sản xuất…Về thực tế, qua phân tích chi phí và tính giá thành sảnphẩm đá ốp lát tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và khu chế xuất, tácgiả đã thấy được những ưu điểm, nhược điểm như bộ máy kế toán của các doanhnghiệp được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinhdoanh của từng doanh nghiệp, trình bày được thực trạng nội dung chi phí và tính giáthành tại công ty Chương 2 tác giả đã trình bày rõ đặc điểm, phương pháp kế toántừng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chiphí sản xuất chung và cách tính giá thành sản phẩm Qua đó, tác giả đã đưa ra đượcnhững ưu điểm, hạn chế cần phải khắc phục Chương 3 tác giả đã đề xuất một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của Công tynhư hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán, hoàn thiện việc phân loại chi phí, hoànthiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Nguyễn Thị Ngọc (2013), Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Công ty cổ phần SSV, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Luận văn đã trình bày những cơ sở lý luận chung và thực trạng kế toán về chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệpnhư khái niệm, phân loại, phương pháp, kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung,…kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm tại công ty chuyên sản xuất những sản phẩm như quần áocác loại, xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Châu Âu và các nước trong khu vực Công
Trang 10ty may xuất khẩu SSV thực hiện việc sản xuất theo đơn đặt hàng nhưng lại khônghạch toán theo đơn đặt hàng mà toàn bộ sản phẩm hoàn thành cuối kỳ đều được xácđịnh giá thành dù đơn hàng chưa sản xuất xong Công ty chưa quan tâm nhiều đếnphân loại, tính giá thành dưới góc độ kế toán quản trị, vì vậy chưa có lập báo cáoquản trị chi phí và giá thành sản phẩm mà chỉ lập các báo cáo tài chính cung cấpthông tin cho các đối tượng có lien quan Qua nghiên cứu tác giả đã chỉ ra các ưuđiểm mà công ty đã đạt được đồng thời đưa ra 1 số giải pháp dưới góc độ kế toán tàichính và kế toán quản trị như hoàn thiện về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp…
- Hoàng Thị Mai (2015), Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmxi măng tại các Công ty sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, luận văn
thạc sỹ, Trường Đại học Thương Mại.
Luận văn đã nêu khá chi tiết về lí luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất vàtinh giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và mô phỏngthực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất xi măng trên địabàn tỉnh Hải Dương trên góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị nói riêng.
Qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy các đề tài đều đưa ra được cácgiải pháp hoàn thiện kế toán chi phí và giá thành sau khi đưa ra các nội dung cơ bảnvề mặt lý luận dưới hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị của từng đề tài.Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về phân tích chi phí và giáthành, cung cấp thông tin phục vụ cho nhu cầu của nhà quản trị tại Công ty TNHHThanh Long Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này có giá trị về cả mặt lý luận, thựctiễn cao vì nó không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào.
2 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu hàng đầu các doanhnghiệp đặt ra đó là mục tiêu lợi nhuận, lợi nhuận được tính bằng sự chênh lệch giữadoanh thu với chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình hoạt động Để tối đahóa lợi nhuận thì câu trả lời ngắn gọn và chính xác nhất là là cần tối thiểu hóa chiphí và nâng cao doanh thu Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào
Trang 11doanh nghiệp có đảm bảo sự bù đắp chi phí mình bỏ ra trong quá trình sản xuất kinhdoanh và đảm bảo có lãi Vậy nên, việc hạch toán đầy đủ chính xác chi phí sản xuấtvào giá thành sản phẩm là việc cần thiết, khách quan và có ý nghĩa quan trọng trongquản lý doanh nghiệp
Mặt khác xét trên góc độ vĩ mô, do các yếu tố sản xuất của nước ta còn hạnchế nên tiết kiệm chi phí sản xuất đang là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của côngcụ quản lí, điều tiết của nhà nước Nhiệm vụ của kế toán không chỉ hạch toán đầyđủ và chính xác các yếu tố chi phí sản xuất mà còn phải làm như thế nào để kiểmsoát việc thực hiện tiết kiệm chi phí để thực hiện cho việc hạ giá thành sản phẩm,đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lí, mục tiêu kinh doanh Công việc này khôngnhững mang ý nghĩa về mặt lí luận mà còn mang ý nghĩa to lớn và cấp bách trongquá trình đổi mới cơ chế quản lí kinh tế của các doanh nghiệp ở nước ta nói chungvà các doanh nghiệp sản xuất nói riêng.
Thực tế tại công ty TNHH Thanh Long về lĩnh vực sản xuất bao bì containerxuất khẩu, công tác quản lí hoạt động nói chung và công tác kế toán chi phí, giáthành sản xuất nói riêng vẫn còn có những hạn chế chưa thật sự đáp ứng yêu cầuquản lý trong kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán chi phí và giá thành sản xuất sảnphẩm trong doanh nghiệp cả về mặt lí luận cũng như thực tế tại công ty TNHHThanh Long nên em đã chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmtại Công ty TNHH Thanh Long” làm đề tài nghiên cứu của mình.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với mục tiêu:
- Hệ thống hóa, phân tích làm rõ lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất Cụ thể:
+ Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và tính giá thành
+ Phân tích đánh giá đúng thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhbao bì container ại công ty TNHH Thanh Long chỉ rõ những hạn chế và nguyênnhân hạn chế đang tồn tại trong công ty.
Trang 12+ Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chiphí sản xuất và tính giá thành bao bì container tại công ty để đáp ứng yêu cầu quản lý.
4 Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp tiếp cận thông tin
Luận văn vận dụng cơ sở lý thuyết về kế toán chi phí và tính giá thành sảnphẩm để đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác kế toán chi phí và tình giáthành sản xuất sản phẩm bao bì container tại Công ty TNHH Thanh Long Sử dụngcác phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để thu thập và xử lý thông tin.
+ Nghiên cứu định tính: Thực hiện thông qua quan sát, phỏng vấn các đốitượng cung cấp thu thập thông tin như nhân viên của phòng Kế toán, phòng kếhoạch, xưởng sản xuất, bộ phận thu mua.
+ Nghiên cứu định lượng: Tác giả lượng hóa các khái niệm, đo lường mốiquan hệ giữa các yếu tố thông qua việc áp dụng các phương pháp trong kế toán như:PP tính giá, PP chứng từ kế toán, PP tổng hợp – cân đối kế toán.
- Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu của đề tài nghiên cứu được thu thập thông qua các nguồn sau:
+Nguồn dữ liệu sơ cấp: Có được qua điều tra thu thập thông tin từ các phòngban, phân xưởng sản xuất tại Công ty Cụ thể: Bảng câu hỏi và kết quả phỏng vấn ,quan sát trực tiếp, quan sát gián tiếp
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp: Các văn bản quy phạm của Quốc hội, Chính phủ, cácBộ, ngành về kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm; các tài liệu thamkhảo từ các nguồn như internet, tạp chí chuyên ngành, giáo trình về kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm; Tài liệu có sẵn tại Công ty TNHH ThanhLong: Tài liệu giới thiệu về công ty, Các Báo cáo tài chính trong vong 3 năm (2014– 2016), các chứng từ sổ sách kế toán có liên quan đến công tác kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm…
- Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu
Các dữ liệu thu thập được sẽ được phân loại, phân tích, tổng hợp cùng vớicông cụ hỗ trợ như: Microsoft office Word, Microsoft office excel để tổng hợp lại
Trang 13các số liệu cũng như đưa ra các ý kiến đề xuất về công tác kế toán chi phí và tínhgiá thành sản xuất sản phẩm tại công ty.
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu lý luận về kế toán chi phísản xuất trong doanh nghiệp sản xuất và thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm bao bì container tại công ty TNHH Thanh Long.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tập trung vào nghiên cứu thực trạng kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao bì container tại công ty TNHH ThanhLong Với số liệu thực tế trên chứng từ, sổ sách kế toán quý 1/2017 của công ty.
6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu phụ lục và danh mục tài liệu thamkhảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmbao bì container tại Công ty TNHH Thanh Long.
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm bao bì tại Công ty TNHH Thanh Long.
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Khái niệm, phân loại chi phí và giá thành
1.1.1 Khái niệm chi phí và giá thành.
1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đều phát sinh các haophí để sản xuất sản phẩm như nguyên vật liệu, tài sản cố định, lao động…biểu hiệnbằng tiền của toàn bộ hao phí đó gọi là chi phí, chi phí có nhiều loại như chi phínguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản hay chi phí nhân công.
Chi phí được xem như là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạtđộng sản xuất và đó cũng là mối quan tâm hàng đầu với các nhà quản lý bởi lợinhuận nhiều hay ít thì chi phí cũng có một phần ảnh hưởng
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 – Chuẩn mực chung (VAS 01), chiphí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hìnhthức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợdẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho cổđông hoặc chủ sở hữu.
Theo giáo trình kế toán tài chính (Học viện tài chính xuất bản năm 2012–trang 255) “Chi phí được nhìn nhận như những khoản phí tổn phát sinh gắn liền vớihoạt động của doanh nghiệp để đạt được một số sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhấtđịnh.Chi phí được xác định bằng tiền của những hao phí về lao động sống, lao độngvật hóa…trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứng chắc chắn”.
Như chúng ta đã biết, doanh nghiệp sản xuất là nơi trực tiếp ra của cải vật chấtđể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệpphải sử dụng các nguồn lực (lao động, vật tư, vốn…) để thực hiện sản xuất, quản lýchung của doanh nghiệp, có thể nói đây là chi phí hoạt động của doanh nghiệp Chiphí hoạt động của doanh nghiệp gồm chi phí cho hoạt động sản xuất và chi phí chohoạt động ngoài sản xuất.
Trang 15Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao độngsống và lao động vật hóa, mà doanh nghiệp phải chi ra cho sản xuất – kinh doanhtrong một thời kỳ Hoặc chi phí là những phí tổn về nguồn lực tài sản cụ thể sửdụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Để tiến hành sản xuất kinh doanh doanhnghiệp cần phải có ba yếu tố cơ bản:
- Tư liệu lao động: Nhà xưởng, máy móc, thiết bị sản xuất, tài sản cố định…- Đối tượng lao động: Nguyên vật liệu, nhiên liệu…
- Nguồn lao động của con người
Cùng với quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trên trong sản xuất doanh nghiệpđồng thời phải chỉ ra những chi phí tương ứng Tương ứng với việc sử dụng tài sảncố định là chi phí khấu hao tài sản Tương ứng với việc sử dụng nguyên vật liệu lànhững chi phí về nguyên vật liệu Tương ứng với sử dụng lao động là tiền lương,các khoản trích theo lương… mọi chi phí trên đều được biểu hiện bằng tiền.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quátrình tồn tại hoạt động của doanh nghiệp, để phục vụ cho quản lý về hạch toán kinhdoanh, chi phí sản xuất phải được tính toán tập hợp theo từng thời kỳ như: hàngtháng, hàng quý, hàng năm, và những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trongkỳ thì mới được tính vào chi phi sản xuất của kỳ đó.
1.1.1.2 Khái niệm giá thành sản phẩm
Theo Giáo trình kế toán doanh nghiệp – Đại học kinh tế quốc dân, xuất bảnnăm 2008, trang 164 có định nghĩa “Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của
tổng các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượngcông việc, sản phẩm hay lao vụ đã hoàn thành”.
Theo Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp – Đại học Thương mại, xuấtbản năm 2010, trang 242 có định nghĩa: “ Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng
tiền của các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm (công việc, lao vụ)nhất định đã hoàn thành”.
Như vậy giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chấtlượng hoạt động sản xuất, kết quả các loại tài sản.
Trang 161.1.2 Phân loại chi phí và giá thành sản phẩm
1.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh trong doanh nghiệp gồmnhiều loại với nhiều tính chất kinh tế, mục đích, công dụng, yêu cầu khác nhau Đểthuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán cần thiết phải tiến hành phân loại chiphí sản xuất.
Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại khác nhau nhưng lựa chọn tiêu thứcphân loại nào phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán.
Sau đây là một số cách phân loại được sử dụng phổ biến trong kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm:
a Theo chức năng hoạt động kinh doanh: Là những chi phí liên quan đến các
hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp gồm chi phí sản xuất và chiphí ngoài sản xuất
Chi phí sản xuất là những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất chế tạosản phẩm và cung ứng dịch vụ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị NVL sử dụng trực tiếp trong quátrình sản xuất sản phẩm Ngoài chi phí NVL chính còn có chi phí NVL phụ ( kể cảnhiên liệu) dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản tiền lương, tiền công và các khoảntrích theo lương( KPCĐ, BHYT, BHXH, TCTN) của công nhân trực tiếp sản xuấtsản phẩm và cung cấp dịch vụ
Chi phí SXC: Là chi phí phát sinh trong phân xưởng như tiền lương, cáckhoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí CCDC xuất dùng chophân xưởng, khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất các dịchvụ, lao vụ dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác thuộc trong phạm vi phân xưởng.
Chi phí ngoài sản xuất là các khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi sản xuấtnhư chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp hay chi phí tài chính
Trang 17b Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với mức độ hoạtđộng gồm 3 loại:
Chi phí khả biến: Là khoản chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệthuận với sự thay đổi của mức độ hoạt động
Chi phí bất biến: Là những khoản chi phí không thay đổi về lượng khi mức độhoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp
Chi phí hỗn hợp: Là khoản chi phí mang tính chất của cả định phí và biến phí.
c Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí và đối tượng chịu phí
Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến một đối tượngchịu phí nhất định
Chi phí gián tiếp:là chi phí có liên quan đồng thời đến nhiều đối tượng chi phíkhác nhau.
1.1.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm
Phân loại giá thành sản phẩm giúp cho kế toán nghiên cứu, quản lý và hạchtoan tốt giá thành sản phẩm cũng như yêu cầu xây dựng giá cả sản phẩm Dựa vàotiêu thức khác nhau vè xét dưới nhiều góc độ mà được phân loại như sau:
a Phân loại theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
- Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được xác định trước khi bắt đầu sảnxuất của kỳ kế hoạch Dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch Giá thànhkế hoạch được coi là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện hoàn thànhnhằm hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
- Giá thành định mức: Là giá thành được xác định trên cơ sở các định mức chiphí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch Giá thành định mứcđược xem xét là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao cácyếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất Giá thành định mứccũng được xây dựng trước khi bắt đầu quá trình sản xuất.
- Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao phíthực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm Giá thành thực tế đượcxác định sau khi đã xác định được kết quả sản xuất trong kỳ Giá thành thực tế làcăn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác
Trang 18định kết quả kinh doanh.
b Phân loại theo phạm vi tính toán
- Giá thành sản xuất: Là giá thành tính theo các khoản mục chi phí Giá thành
này dùng để ghi nhận số sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc xuất giao trực tiếp chokhách hàng Là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và hàng tồn kho cuối kỳ.
- Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất cộng với chi phí bán hàng và
chi phí quản lý phân bổ cho sản phẩm bán ra trong kỳ Giá thành toàn bộ được xácđịnh khi sản phẩm đã được tiêu thụ, là căn cứ để tính lãi trước thuế.
1.1.3 Mối quan hệ chi phí và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trìnhsản xuất có mối quan hệ với nhau và giống nhau về chất Chúng đều là các hao phílao động và các khoản chi phí khác của doanh nghiệp Tuy nhiên vẫn có sự khácnhau trên các phương diện:
- Chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí sản xuất và chi phí quản lý doanhnghiệp, tiêu thụ sản phẩm Còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí sản xuất tạora sản phẩm Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong mỗi kỳ nhấtđịnh không tính đến chi phí liên quan đến số lượng sản phẩm đã hoàn thành haychưa hoàn thành Còn giá thành sản phẩm giới hạn số chi phí sản phẩm liên quanđến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.
- Chi phí sản xuất là các hao phí trong một thời kỳ, còn giá thành sản phẩmliên quan đến chi phí của cả kỳ trước chuyển sang và hay là chi phí kỳ này chuyểnsang kỳ sau Ta có công thức tổng quát:
Z= Dđk + C – Dck
Trong đó:
Z: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thànhDđk: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳC: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳDck: Chi phí sản xuất phát sinh cuối kỳ
Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm còn giá
Trang 19thành là cơ sở để xây dựng giá bán Trong điều kiện nếu giá bán không thay đổi thìsự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về sản xuất sản phẩm có ảnh hưởngtrực tiếp đến giá thấp hoặc cao sẽ tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp Do đótiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên củacông tác quản lý kinh tế
1.2.Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm.
1.2.1 Yêu cầu quản lý kế toán
Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhiệm vụ kinhtế chiến lược chiến lược Để thực hiện tốt được nhiệm vụ này không những đòi hỏiphải tăng cường công tác quản lý kinh tế nói chung và quản lý chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm nói riêng.
Quản lý chi phí sản xuất, quản lý giá thành sản phẩm chính là việc quản lý sửdụng lao động, sử dụng vật tư, sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý và hiệu quảnhất Như vậy vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu là làm như thế nàođể tiết kiệm một cách triệt để chi phí để sản xuất ra khối lượng, chất lượng sảnphẩm và giá thành sản phẩm hạ hơn.
Quản lý giá thành chính là quản lý mức độ chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm.Để thực hiện được yêu cầu này doanh nghiệp cần xác định đâu là chi phí hợp lý vàđâu là chi phí bất hợp lý Xây dựng định mức chi phí để có hiệu quả trong việc sảnxuất sản phẩm
Để thực hiện được những yêu cầu trên thì kế toán chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm cần làm tốt các nhiệm vụ như: kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sảnxuất ở từng bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp,ghi chép phản ánh đầy đủ, chínhxác kịp thời chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, chỉ ra được tiếtkiệm hay lãng phí ở khâu nào của sản xuất, tính toán chính xác, kịp thời, đầy đủ giáthành, giá thành đơn vị.
Trang 201.2.2 Nhiệm vụ kế toán
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sảnphẩm, vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, tính giá thành sảnphẩm, vận dụng các phương pháp phù hợp để tính giá thành phù hợp với quy trìnhvà đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp.
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp chi phí sản xuất theo từng yêu cầu quảnlý, theo từng giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng, khoản mục giá thành.
Tham gia vào xây dựng các chỉ tiêu hạch toán nội bộ và việc giao chỉ tiêu đócho phân xưởng và các bộ phận liên quan Xác định giá trị sản phẩm dở dang, tínhgiá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành, tổng hợp kết quả hạch toán kinh tế củacác phân xưởng, tổ sản xuất, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kếhoạch giá thành sản phẩm.
Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận có liên quan, tính toán phân loại các chiphí nhằm phục vụ việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nhanh chóng,khoa học.
Lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành Phân tích tình hình thựchiện kế hoạch giá thành, phát hiện mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu hạ giá thànhsản phẩm.
1.3.Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong cácdoanh nghiệp sản xuất.
1.3.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm.
1.3.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại với nộidung kinh tế, công dụng khác nhau, phát sinh ở những địa điểm khác nhau Mụcđích của việc bỏ chi phí là tạo ra những sản phẩm, lao vụ Những sản phẩm, lao vụcủa doanh nghiệp sản xuất, chế tạo, thực hiện ở các phân xưởng, bộ phận khácnhau, theo quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Do đó, các chi phí phátsinh cần được tập hợp theo các yếu tố, khoản mục chi phí theo những phạm vi giới
Trang 21hạn nhất định để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm Như vậy, xác định đốitượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thực chất là việc xác định đối tượng kế toántập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất cần phải dựa trên nhữngđặc điểm cơ bản sau:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.- Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm.
- Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích, công dụng của chi phí.- Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trongcác doanh nghiệp sản xuất có thể là:
- Từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp.- Từng giai đoạn (bước) công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ.- Từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, hạng mục công trình.
- Từng nhóm sản phẩm
- Từng bộ phận, chi tiết sản phẩm…
1.3.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tậphợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng chi phí đã được xác định Có những chiphí liên quan đến một đối tượng nhưng sẽ có những chi phí liên quan đến nhiều đốitượng Tùy từng loại chi phí mà kế toán sẽ lựa chọn phương pháp tập hợp chi phícho phù hợp bởi việc xác định đúng đối tượng cần tập hợp chi phí là rất quan trọng.Thông thường các doanh nghiệp hiện nay có hai phương pháp tập hợp chi phí:
- Phương pháp tập hợp trực tiếp
Phương pháp này được dùng để tập hợp chi phí có liên quan trực tiếp đến cácđối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là chi phí phát sinh cho đối tượng nào sẽtập hợp cho đối tượng đó Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công táchạch toán một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu, hệ thống tài khoảncũng như sổ sách kế toán liên quan theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xácđịnh Bởi như vậy mới đảm bảo các chi phí phát sinh tập hợp theo đúng đối tượngmột cách chính xác, kịp thời và đầy đủ.
Trang 22- Phương pháp gián tiếp
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh liênquan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Trong trường hợp nàyphải tập hợp những chi phí sản xuất chung cho nhiều đối tượng sau đó lựa chọn tiêuthức phân bổ thích hợp
- Bước 1: Xác định hệ số phân bổ (H)
Tổng chi phí cần phân bổHệ số phân bổ=
Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ- Bước 2: Xác định định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng
Ci= Ti x H
Trong đó:
H: Hệ số phân bổ chi phí
Ci: Chi phí cần phân bổ cho đối tượng i
Ti: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ cho đối tượng i
1.3.1.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Để xác định đối tượng tính giá thành cần căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chứcsản xuất, quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm và yêu cầu quản lý của doanhnghiệp Trong các doanh nghiệp đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, côngviệc do doanh nghiệp sản xuất và đã hoàn thành.
Do đó đối tượng tính giá thành cụ thể trong các doanh nghiệp có thể là:- Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành
- Từng chi tiết, bộ phận sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán sử dụng các bảng tính giá thành,lựa chọn phương pháp phù hợp cho việc tổ chức công việc tính giá thành hợp lý,phục vụ việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
Trang 23Giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cótính đến chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và loại trừ chi phí sản phẩm cuối kỳ.
Công thức tính:Tổng giá thành
sản phẩm =
Chi phí của sản phẩmdở dang đầu kỳ +
Chi phí sảnxuất trong kỳ -
Chi phí của sản phẩmdở dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩmKhối lượng sản phẩm hoàn thành
1.3.2 Sự chi phối của chuẩn mực kế toán Việt Nam đến kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm.
1.3.2.1 Chuẩn mực kế toán số 01 (VAS) – Chuẩn mực chung ban hành theoQĐ 165/2002/ QĐ – BTC
Mục đích của chuẩn mực này là quy định, hướng dẫn các nguyên tắc và yêucầu kế toán cơ bản, ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanhnghiệp, Theo chuẩn mực kế toán số 01 việc ghi nhận chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm phải tuân thủ nguyên tắc sau:
a Cơ sở dồn tích
Mọi chi phí phát sinh phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, khôngcăn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền.Nguyên tắc này chi phối trong kếtoán tập hợp chi phí và tính giá thành là các trường hợp chi phí phát sinh, mua ngoài
Trang 24phát sinh như chi phí công nợ, vật liệu mua ngoài đưa thẳng vào sản xuất chưa trảtiền hoặc ghi nợ đều phải ghi nhận tại thời điểm đó.
Nguyên tắc này chi phối kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtrong các trường hợp mua ngoài phát sinh ngay các chi phí công nợ, vật liệu muangoài đưa thẳng vào sản xuất chưa trả tiền cũng phải ghi nhận.
b Giá gôc
Mọi tài sản, vật tư… doanh nghiệp mua để phục vụ cho hoạt động sản xuấtkinh doanh thì khi ghi nhận chi phí kế toán sẽ phản ánh theo số tiền thực tế màdoanh ngiệp đã bỏ ra để đưa chúng vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Theo nguyên tắc này thì giá trị tài sản được phản ánh giá ở thời điểm mua tàisản đó, không phải giá trị tại thời điểm xác định giá tài sản theo giá thị trường do đónguyên tắc này chi phối bởi đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở haikhía cạnh:
- Vật liệu đưa vào sản xuất:
+ Trường hợp vật liệu mua ngoài đưa thẳng vào sản xuất: là vật liệu doanhnghiệp mua từ các nhà cung cấp trong và ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh củadoanh nghiệp.
+ Trường hợp vật liệu do doanh nghệp tự sản xuất ra (bán thành phẩm): là vậtliệu được doanh nghiệp tự sản xuất gia công.
- Vật liệu xuất kho ra thì giá gốc lại được tính theo một trong ba phương pháp:+ Bình quân gia quyền
+ Nhập trước xuất trước+ Đích danh.
c Nhất quán
Theo nguyên tắc này thì tất cả các chính sách, phương pháp kế toán doanhnghiệp đã lựa chọn phải được áp dụng nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác Chỉ nênthay đổi khi có lý do đặc biệt và ít nhất phải sang kỳ kế toán sau Trường hợp nếucó thay đổi phải giải trình lý do (Thông báo với cơ quan Thuế) và công bố đầy đủảnh hưởng của sự thay đổi trong báo cáo tài chính (thuyết minh báo cáo tài chính),
Trang 25nguyên tắc này đảm bảo cho thông tin mang tính ổn định và có thể đem ra so sánhgiữa các kỳ kế toán với nhau và giữa kế hoạch và dự toán với thực hiện:
Có nhiều phương pháp khấu hao tài sản cố định, tính giá gốc tài sản xuấtkho… Mỗi phương pháp sẽ mang lại các con số khác nhau về chi phí và lợi nhuận Do đó áp dụng phương pháp nào thì tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từngdoanh nghiệp vì tất cả các phương pháp đó đều được công nhận, nhưng theo nguyêntắc này, kế toán đã lựa chọn áp dụng phương pháp nào thì phải áp dụng nhất quántrong kỳ.
1.3.2.2 Chuẩn mực kế toán số 02 (VAS 02) – Hàng tồn kho (Ban hành vàcông bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002/QĐ-BTC).
Theo chuẩn mực kế toán số 02 thì quy định giá trị hàng tồn kho được tính theogiá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phảitính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phíliên quan trực tiếp đến phát sinh để có hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiệntại Hàng tồn kho trong doanh nghiệp gồm nhiều loại, khác nhau về đặc điểm, tínhchất, điều kiện bảo quản, nguồn hình thành, công dụng trong quá trình sản xuất kinhdoanh…
- Hàng tồn kho chi phối đến kế toán chi phí và giá thành trong các trườnghợp sau:
+ Vật liệu mua ngoài đưa thẳng vào sản xuất:Giá gốc
hàng tồnkho
Trị giámua ghitrên HĐ
Các khoảnthuế khôngđược hoàn lại,
không đượckhấu trừ
Chi phí trựctiếp PS trong
khâu thumua
-Các khoảnCKTM, giảmgiá hàng mua
+ Giá trị vật liệu là bán thành phẩm sử dụng cho sản xuất:là những sản phẩmnhưng chỉ mới hoàn thành một hoặc một số công đoạn chế biến nhất định nào đó(trừ công đoạn chế biến cuối cùng).
Trang 26+ Giá trị thành phẩm thu hồi từ sản xuất: là giá trị thực tế được xác định theogiá thành sản xuất (trên cơ sở CPSX gồm: chi phí NVLTT, CPCTT, CPSXC đượctính vào giá thành).
+ Giá trị vật liệu xuất kho: Để tính giá trị của vật tư xuất kho cho sản xuất sảnphẩm có thể áp dụng một trong ba phương pháp sau:
Phương pháp bình quân gia quyền: Phương pháp này giá trị của hàng tồn khođược tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương ứng đầu kỳ vớigiá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể đượctính theo thời kỳ (bình quân cả kỳ) hoặc là sau mỗi lần nhập điều này phụ thuộc vàotình hình của doanh nghiệp.
Phương pháp đích danh: Phương pháp này là sản phẩm khi xuất kho từ lô nàothì căn cứ vào số lượng thực tế cũng như đơn giá thực tế để tính giá vốn thực tế củasản phẩm đó.
Phương pháp nhập trước – xuất trước: Phương pháp này áp dụng dựa trên giảđịnh là hàng hóa mua trước hoặc sản xuất trước thì được tính trước Phương phápnày thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá trị của lô hàng nhập kho ở thời điểmđầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị hàng kho được tính ở thời điểm cuối kỳ hoặc gầncuối kỳ.
1.3.2.3 Chuẩn mực kế toán số 03 – TSCĐ hữu hình((Ban hành và công bốtheo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002/QĐ-BTC).
Chuẩn mực này quy định việc ghi nhận TSCĐ hữu hình, xác định nguyên giá,khấu hao TSCĐ hữu hình Trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp để hoạchtoán đầy đủ CPSX thì doanh nghiệp cần hạch toán khấu hao của TSCĐ được sửdụng trong quá trình sản xuất Theo chuẩn mực này thì giá trị phải khấu hao củaTSCĐ được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng của chúng.Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đó đem lại chodoanh nghiệp, số khấu hao từng thời kỳ được hạch toán vào CPSX kinh doanh.
Việc xác định chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng trong sản xuất áp dụng theo 3phương pháp sau:
Trang 27+ Phương pháp khấu hao đường thẳng:
Theo phương pháp này, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thờigian sử dụng tài sản
+ Phương pháp khấu hao theo sản lượng:
Theo phương pháp này sẽ cố định mức khấu hao trên 1 đơn vị sản lượng, dođó số khấu hao thực tế tùy thuộc vào sản lượng thực hiện trong kỳ SXKD
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
Theo phương pháp này số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời giansử dụng hữu ích của tài sản.
Hệ số điều chỉnh do doanh nghiệp tự xác định căn cứ vào phương thức khaithác sử dụng tài sản và các yếu tố tác động có liên quan đến tài sản.
Ngoài việc khấu hao TSCĐ còn có chi phí sửa chữa TSCĐ sử dụng chosản xuất
Theo Giáo trình kế toán tài chính – Trường Đại học Thương mại ( trang 154)thì việc ghi nhận chi phí sửa chữa TSCĐ.
Để đảm bảo cho TSCĐ hoạt động sản xuất được diễn ra bình thường trongsuốt thời gian sử dụng, các doanh nghiệp phải tiến hành việc bảo dưỡng và sửa chữaTSCĐ Công tác sửa chữa được chia làm 2 loại là sửa chữa thường xuyên và sửachữa lớn.
+ Khi phát sinh chi phí duy trì, bảo dưỡng hoặc sửa chữa nhỏ TSCĐ phục vụcho sản xuất kế toán căn cứ vào các chứng từ chi phí để ghi nhận ngay vào chi phísản xuất của kỳ hoạt động.
+ Sửa chữa lớn là quá trình sửa chữa những hỏng hóc lớn của tài sản hoặc đạitu TSCĐ, tài sản bắt buộc phải ngừng sử dụng trong một khoảng thời gian đáng kể,chi phí sửa chữa lớn và được phân bổ dần vào chi phí của nhiều kỳ hoạt động.
Trong trường hợp này tùy theo quy mô, tính chất công việc sửa chữa và tùytheo khả năng, doanh nghiệp có thể tiến hành sửa chữa theo 2 phương thức tự làmhoặc thuê ngoài:
Trang 28- Với phương thức tự làm, doanh nghiệp tự bỏ chi phí, tự tiến hành toàn bộcông tác sửa chữa tài sản Khi công tác sửa chữa hoàn thành căn cứ vào chi phí thựctế hợp lệ đã chi để xác định giá thành công tác sửa chữa.
- Với phương thức thuê ngoài, doanh nghiệp sẽ thuê các đối tác bên ngoài đểthực hiện toàn bộ công tác sửa chữa Khi công tác sửa chữa hoàn thành căn cứ vàosố tiền phải trả đối tác cung ứng dịch vụ sửa chữa và các chi phí thực tế hợp lệdoanh nghiệp tự chi để xác định giá thành công tác sửa chữa.
Giá trị thực tế công trình sửa chữa hoàn thành được kết chuyển vào tài khoảnchi phí trích trước hoặc chi phí phải trả về sửa chữa lớn tài sản cố định sau đó địnhkỳ sẽ phân bổ dần vào chi phí sản xuất.
1.3.2.4 Chuẩn mực kế toán số 04 – TSCĐ vô hình ((Ban hành và công bố theoquyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002/QĐ-BTC).
Cũng giống như TSCĐ hữu hình thì TSCĐ vô hình cũng tham gia vào quátrình sản xuất của doanh nghiệp, có thể là quyền sử dụng đất, bằng phát minh sángchế, quyền phát hành, bản quyền tác giả…theo chuẩn mực này thì giá trị khấu haocủa TSCĐ vô hình được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụnghữu ích ước tính hợp lý của nó Thời gian tính khấu hao tối đa của TSCĐ vô hình là20 năm Việc trích khấu hao được tính từ khi bắt đầu đưa tài sản vào sử dụng
1.3.2.5 Chuẩn mực kế toán số 16 - Chi phí đi vay (Ban hành và công bố theoQuyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002/QĐ- BTC)
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vàphương pháp kế toán đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chiphí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; vốn hoá chi phí đi vay khi các chi phí này liênquan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghisổ kế toán và lập báo cáo tài chính
Chi phí đi vay phải được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳkhi phát sinh trừ khi được vốn hóa theo quy định.
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến sản xuất tài sản dở dang khi có đủ điềukiện vốn hóa:
Trang 29Trường hợp khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích sản xuất mộttài sản dở dang thì chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá cho tài sản dở dang đó sẽđược xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi cáckhoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này.
Trường hợp khoản vốn vay chung, chi phí đi vay được vốn hóa là toàn bộ chiphí đi vay liên quan trực tiếp đến tài sản dở dang được tính vào chi phi sản xuất sảnphẩm mà không phải điều chỉnh các khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời.
1.3.3 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmtheo chế độ kế toán hiện hành.
1.3.3.1 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
a Kế toán chi phí NVL trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính,nguyên vật liệu phụ, thành phẩm…sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm tại các doanhnghiệp chủ yếu là chi phí trực tiếp, nên thường được tập hợp trực tiếp cho từng đốitượng Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng liên quan đến nhiều đối tượng tập hợpchi phí mà không thể tập hợp trực tiếp thì sử dụng các phương pháp phân bổ.
Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu xuất kho
- Hóa đơn giá trị gia tăng (trường hợp mua sử dụng trực tiếp không qua kho)- Bảng phân bổ nguyên vật liệu
Có thể khái quát trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở sơ đồ 1.1
- Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trựctiếp vào hoạt động sản xuất sản phẩm Chỉ hạch toán vào tài khoản 621 những chi
Trang 30phí nguyên liệu, vật liệu được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, thực hiệndịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh Chi phí nguyên vật liệu phải tính theo giáthực tế khi xuất dùng.
- Trong kỳ kê toán thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí nguyên vật liệutrực tiếp vào bên Nợ tài khoản 621 “Chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp” theotừng đối tượng sử dụng trực tiếp nguyên vật liệu (đối với trường hợp xác định đượcrõ ràng đối tượng sử dụng); hoặc tập hợp chung cho quá trình sản xuất (trường hợpkhông xác định được đối tượng sử dụng).
- Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển (nếu nguyên vật liệu đã được tập hợpriêng cho từng đối tượng), hoặc tiến hành phân bổ và kết chuyển vào tài khoản 154để phục vụ cho việc tính giá thành thực tế của sản phẩm Khi tiến hành phân bổ trịgiá nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm, doanh nghiệp phải sử dụng các tiêuthức phân bổ.
- Khi mua nguyên vật liệu, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì trị giánguyên vật liệu sẽ không bao gồm thuế GTGT Nếu thuế GTGT đầu vào khôngđược khấu trừ thì trị giá nguyên vật liệu sẽ bao gồm cả thuế GTGT.
- Phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường khôngđược tính vào giá thành sản phẩm mà phải kết chuyển vào tài khoản 632 “Giá vốnhàng bán”.
b Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản lương chính, lương phụ, cáckhoản phụ cấp theo lương Các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảohiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn theo số lương phải trả cho công nhân trựctiếp sản xuất sản phẩm.
Trang 31* Chứng từ sử dụng
+ Bảng chấm công
+ Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành
+ Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.+ Bảng thanh toán tiền lương
* Tài khoản sử dụng:
TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
* Nguyên tắc kế toán
Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp được khái quát qua sơ đồ 1.2.
- Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vàohoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chi phí nhân công trực tiếp baogồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất, thực hiện dịch vụ bởilao động trong danh sách của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài, như: tiền lương,tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương.
- Không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về lương, tiềncông, khoản phụ cấp , cho nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên quản lý doanhnghiệp và nhân viên bán hàng.
- Riêng đối với hoạt động xây lắp, không hạch toán vào tài khoản này khoảntiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương cho lao động trực tiếpđiều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công,các khoản trích theo lương trênquỹ lương phải trả công nhân trực tiếp của hoạt động xây lắp.
- Tài khoản 622 phải mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuât,kinh doanh.
- Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tínhvào giá thành sản phẩm mà phải kết chuyển vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”.
c Kế toán chí phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí phát sinh dùng vào mụcđích quản lý và phục vụ sản xuất chung tại các bộ phận sản xuất.
Trang 32* Chứng từ kế toán sử dụng
+ Phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu+ Hóa đơn giá trị gia tăng
+Bảng thanh toán lương
+ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ+ Các chứng từ liên quan khác
- Tài khoản 627 được hạch toán chi tiết cho từng bộ phận, phân xưởng sảnxuất Được phản ánh trên tài khoản 627 theo 2 loại: chi phí sản xuất chung cố địnhvà chi phí sản xuất chung biến đổi.
- Cuối kỳ kế toán tiến hành tính toán, phân bổ, kết chuyển vào bên Nợ tàikhoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc bên nợ tài khoản 631 “Giáthành sản xuất”.
Tài khoản 627 không sử dụng cho hoạt động kinh doanh thương mại.
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Sau khi đã tập hợp chi phí NVLTT, NCTT, SXC theo từng đối tượng trên cácTK 621, TK622, TK 627 thì kế toán sẽ tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ chi phínày để tổng hợp tính giá thành sản phẩm.
* Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợpchi phí sản xuất và tình giá thành theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Trang 33* Nguyên tắc kế toán:
Phương pháp kế toán tổng hợp chi phí sản xuất được mô tả qua sơ đồ 1.4.
- Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” phản ánh chi phí phátsinh trong kỳ, chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm hoàn thànhtrong kỳ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
- Chi phí sản xuất, kinh doanh hạch toán trên tài khoản 154 phải được chi tiếttheo địa điểm phát sinh chi phí, theo loại, nhóm sản phẩm.
- Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chếbiến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường (Có TK 627, Nợ TK154) Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thìkế toán phải tính và xác định phân bổ cho mỗi đơn vị theo mức bình thường Khoản chiphí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành) được ghi nhậnvào giá vốn hàng bán Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phíchế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
1.3.3.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp kế toán không ghi chép mộtcách thường xuyên, liên tục các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho, tồn kho của vật tưhàng hóa Tài khoản hàng tồn kho chỉ được sử dụng để phản ánh giá vốn thực tế củavật tư, hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.
* Tài khoản sử dụng
Cũng tương tự phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí sản xuất trong kỳđược tập hợp trên các TK 621, TK 622 và TK 627 Để tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 631 TK154 chỉ dùng để phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, căn cứ vàokết quả kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở.
* Nguyên tắc kế toán
- Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm trong trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương phápkiểm kê định kỳ.
Trang 34- Chỉ hạch toán vào tài khoản 631 các loại chi phí sản xuất, kinh doanh sau:+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp+ Chi phí sử dụng máy thi công+ Chi phí sản xuất chung.
Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệpthực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ qua sơ đồ 1.5.
1.3.4 Đánh giá sản phẩm dở dang
Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang là chi phí của sản phẩm dở dang (SPDD)cuối kỳ SPDD là khối lượng sản phẩm, công việc còn dở dang trong quá trình sảnxuất, chế biến mà chưa hoàn thành.
Như vậy, chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ, đến thời điểm cuối kỳ có nhữngsản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc đem đi bán cũng có những sản phẩm đãhoàn thành ở một giai đoạn được chuyển đi sang giai đoạn khác để chế biến tiếp,hay những sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất Những sản phẩm đó gọichung là SPDD.
Để tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành, thì việc đánh giá sản phẩm dởdang cuối ky là rất quan trọng bởi vì cần tính toán xác định phần chi phí sản xuấtmà đang còn ở SPDD cuối kỳ.
Việc tính toán giá trị SPDD cuối kỳ là công việc rất phức tạp, khó để xác địnhchính xác Tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mà có thể áp dụng một vàiphương pháp sau:
a Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(hoặc theo nguyên vật liệu chính) [Theo giáo trình kế toán doanh nghiệp - Đại họcthương mại, xuất bản năm 2010, trang 238]
- Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chiphí NVL trực tiếp, còn các chi phí khác tính vào giá thành sản phẩm.
- Phương pháp đánh giá SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có ưuđiểm là tính toán đơn giản Tuy nhiên là độ chính xác không cao Do vậy mà chỉ
Trang 35thích hợp với doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn.
b Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thànhtương đương [Theo giáo trình kế toán doanh nghiệp - Đại học thương mại, xuất bảnnăm 2010, trang 239]
- Theo phương pháp này thì SPDD cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuấttrong kỳ theo mức độ hoàn thành.
- Đánh giá SPDD cuối kỳ theo phương pháp này chính xác nhưng có ưu điểmlà khối lượng tính toán nhiều Do vậy chỉ thích hợp với doanh nghiệp cố chi phíNVL chiếm tỷ trọng không lớn.
- Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có hệ thống định mức chiphí được xây dựng khoa học hợp lý, việc quản lý chi phí được thực hiện trên cơ sởđịnh mức.
Trang 36Giá thành đơn vị sản
Tổng giá thành của các loại sản phẩmTổng sản phấm gốc đã quy đổiGiá thành đơn vị
sản phẩm từngloại
thành sảnphẩm các loại
sản phẩm=
Giá trị sảnphẩm dở dang
đầu kỳ
Tổng chi phí sảnxuất phát sinh
trong kỳ
- Giá trị sản phẩmdở dang cuối kỳ- Trong trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trìnhcông nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.
b Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ [Theo giáo trình kế toán doanhnghiệp - Đại học thương mại, xuất bản năm 2010, trang 246]
Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất có đặc điểmtrong cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất đồng thời thu được nhóm sản phẩm cùngloại với phẩm chất, quy cách khác nhau Trong trường hợp này đối tượng tập hợpchi phí sản xuất là nhóm sản phẩm còn đối tượng tính giá thành là từng quy cáchsản phẩm trong nhóm sản phẩm.
Giá thành thực tế sảnxuất từng loại sản
= Tổng giá thành thực
tế từng loại sản phẩm x Tỷ lệ chi phí
c Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước [Theo giáo trình kế toán
Trang 37doanh nghiệp - Đại học thương mại, xuất bản năm 2010, trang 246 – 249]
- Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sảnxuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếpnhau, nửa thành phẩm giai đoạn trước là đối tượng liên tục chế biến ở giai đoạn sau.
- Trong trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn phânxưởng, đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm hay nửa thành phẩm Do có sựkhác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp này có 2 phương án sau:
+ Phương án tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
Theo phương án này kế toán phải lần lượt tính giá thành nửa thành phẩm củagiai đoạn trước kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tiếp tục tính giáthành nửa thành phẩm của giai đoạn sau, cứ như vậy đến khi tính được giá thànhphẩm ở giai đoạn cuối cùng.
Trình tự tính giá thành thể hiện qua sơ đồ sau
Trong đó:Giá
= Giá thànhNTP giai đoạn
+ CPSX dở dangđầu kỳ giai
+ CPSX phátsinh trong kỳ
- CPSX dở dangcuối kỳ giaiTổng giá thành và
giá thành đơn vị củathành phẩmChi phí sản xuấtkhác ở giai đoạn n
Giá thành nửa thànhphẩm giai đoạn (n -1)
chuyển ang
Tổng giá thành và giá thànhđơn vị nửa thành phẩm ở
giai đoạn 2Chi phí sản xuấtkhác ở giai đoạn 2Giá thành nửa thành
phẩm gia đoạn 1chuyển sang
T ổng gi á th ành v à gi á thành đ ơn v ị n ửa th ành ph
ẩm ở giai đo ạn 1Chi phi sản xuất khác
ở giai đoạn 1Chi phí nguyên vậtliệu chinh (trực tiếp)
Trang 38NTP giaiđoạn 1
I – 1 chuyển
Phương án tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm giúptính được giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuât, thuận tiện cho hạchtoán nửa thành phẩm nhập kho hoặc tiêu thụ nửa thành phẩm.
+ Phương án tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.Theo phương án này đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cuốicùng Do vậy để tính giá thành chỉ cẩn tính toán, xác định chi phí sản xuất của từnggiai đoạn nằm trong thành phẩm.
Trình tự tính giá thành thể hiện qua sơ đồ sau:
d Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng [Theo giáo trình kế toándoanh nghiệp - Đại học thương mại, xuất bản năm 2010, trang 249]
- Đối với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng
Giá thành thành phẩm
Chi phí sảnxuất của giaiđoạn n trongthành phẩmChi phí sản
xuất của giaiđoạn 2 trongthanh phẩmChi phí sản
xuất của giaiđoạn 1 trongthành phẩm
Chi phí sảnxuất giai đoạn
nChi phí sản
xuất giai đoạn2Chi phí sản
xuất giai đoạn1
Trang 39tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm theo từng đơn đặt hàng, đối tượngtính giá thành là từng đơn đặt hàng đã hoàn thành.
- Trong trường hợp này kế toán giá thành phải mở cho mỗi đơn đặt hàng mộtbảng tính giá thành Hàng tháng căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo từngphân xưởng trong sổ kế toán chi tiết đê ghi vào bảng tính giá thành có liên quan.Khi hoàn thành việc sản xuất kế toán tính giá thành sản phẩm bằng cách cộng toànbộ chi phí sản xuất đã tập hợp trên bảng tính giá thành
- Trong trường hợp một đơn hàng có nhiều loại sản phẩm khác nhau, doanh nghiệpphải tập hợp chi phí và tính giá thành của từng loại sản phẩm trong đơn hàng đó.
e Phương pháp tính giá thành theo định mức [Theo giáo trình kế toán doanhnghiệp - Đại học thương mại, xuất bản năm 2010, trang 249-250]
- Phương pháp này được áp dụng trong loại hình doanh nghiệp có quy trìnhcông nghệ sản xuất ổn định, hệ thống các định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức chiphí hợp lí, trình độ tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cao,công tác hạch toán ban đầu chặt chẽ.
- Đây là phương pháp tính giá thành dựa vào định mức tiêu hao về vật tư, laođộng, các dự án về chi phí phục vụ sản xuất và quản lý, khoản chênh lệch do thayđổi định mức trong quá trình thực hiện với định mức.
- Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức sẽ kiểm tra thườngxuyên, kịp thời tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí vượt định mức, giảmbớt khối lượng ghi chép và tính toán của kế toán
- Tính giá thành thực tế của sản phẩm theo công thức:Tổng giá thành
Tổng giá thành
Chênh lệch do thayđổi định mức ±
Chênh lệch do thoátli định mức
1.4 Kế toán chi phí và giá thành ở một số nước trên thế giới và bài họckinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
1.4.1 Kế toán chi phi và giá thành tại Pháp
Đặc trưng cơ bản của mô hình kế toán Cộng hoà Pháp là mô hình kế toán tĩnh,nên tổ chức kế toán có những đặc điểm khác biệt với mô hình kế toán động, cụ thể:
Trang 40Hệ thống kế toán bao gồm kế toán tổng quát (Kế toán tài chính) và kế toán phântích (Kế toán quản trị) Kế toán tổng quát và kế toán phân tích được tổ chức tách rờinhau, độc lập tương đối Kế toán phân tích (Kế toán quản trị) sử dụng hệ thống tàikhoản riêng, sổ kế toán và báo cáo kế toán riêng Kế toán phân tích đặt trọng tâm xửlý và cung cấp thông tin về chi phí ,thu nhập và kết quả của từng loại hoạt độngSXKD của DN theo tùng sản phẩm, dịch vụ Như vậy, kế toán phân tích của Cộnghoà Pháp thực hiện những nội dung tương tự như kế toán quản trị, nhằm cung cấpcác thông tin cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát chi phí, lập dự toán chiphí và các loại dự toán khác.
Để quản lý DN, người ta tổ chức các bộ phận có chức năng riêng biệt, baogồm: Phân xưởng sản xuất, kho hàng, gian hàng, các phòng ban.
Chi phí được tập hợp theo các bộ phận được gọi là trung tâm phân tích Có hailoại trung tâm: Trung tâm chính bao gồm trung tâm chuyên nghiệp, trung tâmkhông chuyên nghiệp và trung tâm phụ.
Phân loại chi phí phục vụ yêu cầu quản lý doanh nghiệp
Để phục vụ cho nhu cầu quản lý, chi phí được phân theo nhiều cách khác nhau:- Chi phí theo chức năng:
+ Các chi phí trong kế toán tổng quát được phân loại theo bản chất kinh tế haycòn gọi là chi phí thông thường Việc phân loại này có tính chất tổng quát, chưacung cấp thông tin đầy đủ để tính toán các loại giá thành trong kế toán phân tích Dođó, khi chuyển sang kế toán phân tích, các chi phí của kế toán tổng quát phải thểhiện được chi phí theo chức năng như: Chức năng quản trị hành chính, chức năngtài chính, chức năng tiếp liệu, chức năng sản xuất và chức năng phân phối… Tổngcộng các chi phí của trung tâm là giá thành của trung tâm.
- Chi phí trực tiếp và chi phí biến đổi
+ Chi phí trực tiếp: Là các chi phí có liên quan trực tiếp đến chất lượng và sốlượng sản phẩm;
+ Chi phí gián tiếp: Là chi phí không liên quan trực tiếp đến chất lượng và sốlượng hoặc có thể liên quan đến chất lượng và số lượng sẩn phẩm nhưng không