1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Luyện thi đại học (2)

6 199 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Câu 1: Phân tích nhân vật người nghệ sĩ nhiếp ảnh để thấy được quan điểm của Nguyễn Minh Châu về nghệ thuật và về con người. KHÁI QUÁT: - Nhận định khái quát về nhân vật người nghệ sĩ nhiếp ảnh - Xác định, liệt kê những đặc điểm thuộc nhân vật. + Là con người nhạy cảm trước cái đẹp. + Là con người căm ghét áp bức bất công, quí trọng sự công bằng. - Tổng hợp, phân chia thành các ý hợp lí. DÀN Ý CHI TIẾT Phùng là nghệ sĩ khát khao sáng tạo và say mê nghề nghiệp, anh đã để lại nhiều suy nghĩ trong lòng người đọc về cách nhìn nhận, khám phá và phản ánh cuộc sống. 1. Phùng là người nghệ sĩ biết quí trọng, say mê nghề nghiệp. - Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng được giao nhiệm vụ hoàn thành một cảnh tĩnh cho tờ lịch nghệ thuật có thuyền và biển của cơ quan. - Anh đã bỏ ra rất nhiều công sức đi thực tế, suy nghĩ, trăn trở, kiếm tìm để hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Phùng tới vùng biển từng là chiến trường cũ của anh, anh đã dự tính bố cục, đã kiên nhẫn “phục kích” mấy buổi sáng để “chộp” được một cảnh thật ưng ý. 2. Phùng là người nghệ sĩ yêu say đắm và nhạy cảm với cái đẹp. Vẻ đẹp tâm hồn ấy, những giây phút rung động tuyệt đẹp ấy đã được tác giả thể hiện hết sức tinh tế. - Đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ diễm phúc bắt gặp được một lần “…trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh nắng mặt trời chiếu vào…Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới…toàn bộ khung cảnh từ đường nét tới ánh sáng đều hài hoà và đẹp”. - Trong phút giây đặc biết ấy, người nghệ sĩ đã lắng nghe lòng mình và cảm thấy rất rõ những rung động từ trái tim người nghệ sĩ trước những giá trị cao đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người “tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện…cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.  Dường như trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa biển mù sương, người nghệ sĩ bắt gặp cái tận Thiện, tận Mĩ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hoà lãng mạn của cuộc đời.  Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chính là được khám phá, sáng tạo, được cảm nhận những giá trị đích thực của cuộc đời. 3. Phùng là người căm ghét áp bức bất công, dám đối diện với cái ác để hành động, để đấu tranh cho sự công bằng. 1 Phùng đã làm cho tâm hồn người đọc phải rung động trước vẻ đẹp cuộc đời, trước niềm hạnh phúc của tâm hồn trong sáng, nay anh lại khiến người đọc nhói đau trước những nghịch lí, bất công của cuộc đời. - Anh sững sờ trước phát hiện thứ hai của mình trong khoảnh khắc tưởng như tuyệt đẹp ấy: từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách để giải toả những uất ức khổ đau. - Với bản chất của người lính, anh không thể làm ngơ trước nạ bạo hành, anh hành động như “tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất và chạy nhào tới”. Anh đã bị gã đàn ông vũ phu đánh bị thương. - Dường như những gì Phùng chứng kiến trên bãi biển năm xưa: chiếc thuyền nghệ thuật ngoài xa và người đàn bà ở làng chày nghèo khổ vẫn luôn ám ảnh tâm trí anh bởi khi nhìn lên bức ảnh đen trắng ấy, anh vẫn thấy “ánh lên cái màu hồng của sương mai…người đàn bà đang bước ra khỏi tấm ảnh”.  Chứng kiến những cay đắng của một kiếp người, những ngang trái trong một gia đình, anh hiểu: chiếc thuyền nghệ thuật thì ngoài xa, nhưng sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời. Trước khi là một nghệ sĩ hãy là một con người biết yêu, ghét, vui, buồn để hành động cho một cuộc sống vì con người. Nhân vật Phùng là người kể chuyện, là sự hoá thân của tác giả. Ánh có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một ddieenrm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, tính khách quan, tính chân thực cho tác phẩm. * Quan điểm của Nguyễn Minh Châu về nghệ thuật, người nghệ sĩ trước cuộc đời. - Về người nghệ sĩ: + Gắn mình với thực tế cuộc sống, khát khao say mê, sáng tạo, khám phá, mới có thể phát hiện được những giá trị đích thực của cuộc sống. + Có tâm hồn nhạy cảm: rung động trước vẻ đẹp, trước những vấn đề của cuộc sống. + Người nghệ sĩ không chỉ phản ánh cuộc sống mà luôn trăn trở suy nghĩ, hành động vì cuộc sống. + Người nghệ sĩ phải nhìn cuộc sống đa diện, nhiều chiều để phát hiện được bản chất thực sự của sự việc đằng sau vẻ ngoài đẹp đẻ của hiện tượng. - Về nghệ thuật: + Nghệ thuật không thể tách rời cuộc sống và con người. + Nghệ thuật chân chính phải chứa đựng các giá trị cao đẹp: chân, thiện, mĩ. + Nghệ thuật phải phản ánh được muôn mặt của đời sống. Câu 2: Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài KHÁI QUÁT - Nhận định khái quát về nhân vật người đàn bà làng chài. - Xác định, liệt kê những đặc điểm thuộc nhân vật + Người đàn bà làng chài thô kệch, khốn khổ, nhẫn nhục cam chịu. 2 + Người đàn bà làng chài thô kệch thương con tha thiết. + Người đàn bà làng chài khao khát hạnh phúc gia đình. DÀN Ý CHI TIẾT Người đàn bà làng chài thô kệch đau khổ nhẫn nhục và cam chịu đã khiến người đọc trăn trở suy tư: sao trên đời còn nhiều đau khổ và nghịch cảnh đến vậy! 1. Người đàn bà làng chài thô kệch, khốn khổ, nhẫn nhục, cam chịu - Thân phận đau khổ của người phụ nữ bất hạnh hiện lên ngay trong hình hài dáng vẻ khi xuất hiện trong một khung cảnh thơ mộng, đó là “người đàn bà trạc ngoài 40, cao lớn với những đường nét thô kệch…khuôn mặt mệt mỏi…tái ngắt”. - Sự cam chịu của chị trong một khoảng thời gian ngắn dưới đòn roi của gã chồng độc ác đã nói lên bao điều về thân phận của những người đàn bà làng chài lênh đênh trên chiếc thuyền chật hẹp. Bị thắt lưng quật tới tấp, cùng bao lời nguyền rủa nhưng người đàn bà ấy “vẫn với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không kêu, không chống trả, không tìm cách trốn chạy”. - Nỗi đau khổ không kìm nén nổi không thể vùi lấp trong dáng hình cam chịu chỉ bộc lộ khi chị phải đối mặt với thằng con trai đang lăn xả vào bênh vực mẹ. + Chị “cảm thấy đau đớn - vừa đau đớn, vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”, chị gọi con, ngồi xệp xuống, ôm chầm lấy, buông ra rồi vái lấy vái để rồi lại ôm. Đó là chuỗi hành động của một nỗi đau không thể xua tan, không thể giải toả. + Những hành động của thằng bé đã khiến nó trở thành “viên đạn bắn vào người đàn ông, và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà”. Chị đau bởi vì bảo vệ mẹ mà nó đánh lại cha nó, đau vì thằng bé phải chứng kiến thảm kịch của cha mẹ. - Sự nhẫn nhịn đau đớn của người đàn bà cứ ám ảnh tâm trí người đọc chính là chi tiết: mụ cùng chồng lên thuyền ra bãi vắng để chồng đánh, rồi lại lặng im cùng nhau lên thuyền trở về. Ôi cái sự cùng nhau sao mà đau đớn thể ! Người ta có thể cùng nhau đi tới những nơi thơ mộng để tình tự, để nhớ lại những kỉ niệm xưa, chưa thấy người đàn bà nào cùng tới một nơi vắng vẻ với một người đàn ông để họ đánh cho tơi tả rồi lại cùng người đàn ông ấy đi về. Đây là một sự hi sinh, một sự nhịn nhục làm tim người đọc quặn thắt với bao nỗi niềm chua xót cho số phận những người phụ nữ bất hạnh ! . 2. Người đàn bà làng chài thô kệch thương con tha thiết, nhẫn nhịn, hi sinh vì cuộc sống gia đình, vì những đứa con. - Người đàn bà làng chài cam chịu để chồng đánh vì sự sống của gia đình, vì những đứa con cần ăn no. - Chị thấu hiểu lẽ đời “ông trời sinh ra đàn bà là để đẻ con…người đàn bà ở thuyền phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. - Sự nhẫn nhịn của chị là vì chồng chị không thể uống rựợu (như những người đàn ông khác) để giải toả những tức tối. - Chị đã khẩn thiết xin toà án đừng bắt chị bỏ người chồng vũ phu. 3. Trong sâu thẳm tâm hồn người đàn bà làng chài thô kệch là niềm khát khao hạnh phúc gia đình. 3 - Người đàn bà làng chài ấy cần có một người đàn ông khoẻ mạnh cho sự tồn tại đầy cam go trên biển của gia đình nên chị sẵn sàng chịu đựng, hy sinh bản thân. - Chị thấu hiểu cuộc sống vất vả cực nhọc đã biến “anh con trai cục tính nhưng hiền lành” thành một người chồng vũ phu. - Trong con người khốn khổ ấy niềm khao khát hạnh phúc không bao giờ tắt, nói đến gia đình “khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười…” - Lí do lớn nhất giúp chị chịu đựng được đòn roi của chồng là vì “ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ”. Người đàn bà đau khổ này luôn hướng về hạnh phúc, tương lai và không hề so đo giữa cái được với cái mà mình phải chịu đựng. Những giây phút đầm ấm hạnh phút của những đứa con và cả gia đình được hưởng quan trọng còn hơn những đau đớn mà một mình chị chịu đựng, chị có thể gói kỹ, chôn sâu trong lòng.  Bao nỗi khổ đau, lo toan cho sự sống của một gia đình đông đúc đã dồn tụ ở người đàn bà khốn khổ này. Một sự cam chịu, nhẫn nhục thật đáng để chia sẻ, cảm thông bởi “tình thương con cũng như nỗi đau…mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài”. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy có dáng dấp của bao người phụ nữ bao dung, giàu đức hi sinh và lòng vị tha. Câu 3: Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa là tình huống nhận thức. Anh/chị hãy tóm tắt tình huống truyện và phân tích những sự việc, hình ảnh đưa đến nhận thức mới của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng. DÀN Ý 1. Giới thiệu tác giả (NMC, người mở đường “tinh anh và tài năng” cho công cuộc đổi mới văn học từ sau 1975); giới thiệu tác phẩm và tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, nhận thức về đời sống nghệ thuật hết sức sâu sắc. 2. Phân tích tình huống truyện 2.1. Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn : tình huống hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức. Nếu tình huống hành động chủ yếu nhằm tới hành động có tính bước ngoặc của nhân vật, tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật thì tình huống nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút “giác ngộ’ chân lí của nhân vật. 2.2. Tóm tắt tình huống truyện: Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền trung chụp một tấm hình cho bộ lịch nghệ thuật về biển. Anh thấy chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương sớm đẹp như tranh cổ. Phùng nhanh chóng bấm máy, anh cho rằng mình đã gặp một cảnh “đắt” trời cho, một vẻ đẹp “đơn giản mà toàn bích” không dễ gì gặp được trong đời. Anh tưởng mình “vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện” trước “vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh”. 4 Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Những ngày sau đó lại tiếp diễn. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp tuyệt đỉnh là bao ngang trái, nghịch lí của đời thường. Anh nhận ra sự xa cách giữa cái đẹp ngoại cảnh với số phận cực nhọc, tăm tối của con người. 2.3. Phân tích hình ảnh, sự việc gắn với tình huống truyện: - Nghệ sĩ Phùng đã tận mắt chứng kiến những hình ảnh thực diễn ra trong cuộc sống đời thường: gánh nặng mưu sinh đè nặng trĩu trên đôi vai vợ chồng người hàng chài, giam họ trong cảnh nghèo khổ, tăm tối và đẩy mọi thành viên trong gia đình vào bi kịch đau đớn. + Người chồng vốn cục tính nhưng hiền lành, trước đây không bao giờ đánh vợ, cũng có khio vợ chồng con cái hào thuận, vui vẻ. Chung qui, tại nghèo khổ, con cái cả đàn (trên dưới chục đứa), cả nhà ở trên chiếc thuyền chật chội, bế tắc khốn khó quá khiến người chồng tha hoá trở thành kẻ vũ phu “man rợ, tàn bạo”. Khi “dùng chiếc thắc lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà” lão rên rỉ, đau đớn “Mày chết đi cho ông nhờ”. Lão trút nổi tức giận, bế tắc lên người đàn bà đã đẻ ra cả đàn con khiến cho “gánh nặng áo cơm” càng ghì sát đất. Đánh xong, lão chẳng nhẹ đi chút nào “tảng lưng khum khum và vạm vỡ càng có vẻ cúi thấp hơn”, bước chân nặng nề in dấu trên bãi cát. Lão mang một nội tâm đầy bi kịch đau đớn. + Người vợ vì thương con, vì cần có người đàn ông cùng chèo chống nuôi con nên nhẫn nhục chịu đựng sự “man rợ tàn bạo” của chồng. Không chỉ đau đớn về thể xác, chị còn mang nặng nỗi đau về tinh thần vì đã làm tổn thương con cái. Chị hiểu được nguồn gốc cơn giận của chồng nên chấp nhận làm chỗ để cho chồng trút giận. chị thương con, muốn con chỉ nhìn thấy cảnh gia đình “sống hoà thuận, vui vẻ” nên đã “xin” chồng đưa mình lên bờ “mà đánh”. Chị muốn con chị “được ăn no” nên chị không thể bỏ chồng. Sự cam chịu của con người nhiều khi xuất phát từ những hoàn cảnh đáng được cảm thông, chia sẻ và đặc biệt sự cam chịu hi sinh vì chồng con, đó vẫn là nét đáng trân trọng trong phẩm chất người phụ nữ Việt Nam. + Đứa con - thằng Phác, căm ghét hành động vũ phu của bố, nó xông vào đánh bố để che chở cho mẹ. Cậu cũng hành động như người cha khi uất ức: cha dùng chiếc thắt lưng đánh mẹ, con giật chiếc thắt lưng ấy đánh lại cha. Bi kịch của cuộc sống đói nghèo tạo nên tình trạng bạo lực trong gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ thơ. - Cuộc tiếp xúc giữa chánh án Đẩu và người đàn bà hàng chài đẩy tình huống truyện lên tầm cao của giá trị nhận thức. Đẩu là chánh án toà án huyện, thường anh giải quyết chuyện bất hoà trong gia đình bằng cách hoà giải. Nhưng mời người đàn bà này đến công sở anh lại khuyên chị bỏ chồng và thật bất ngờ cho chánh án Đẩu khi nghe chị kien quyết không chịu bỏ chồng. Đẩu là người tốt bụng, đầy thiện chí, hiểu pháp luật, cho rằng khuyên như vậy là một cách giải phóng cho người phụ nữ kia thoát khỏi người chồng vũ phu, nhưng anh chưa thật sự hiểu đời sống, hiểu con người bằng người đàn bà hàng chài, thất học đó. Chị 5 nói: “các chú đâu phải người làm ăn, cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc”. 2.4. Ý nghĩa khám phá, nhận thức tình huống truyện - Sau cuộc nói chuyện với người đàn bà hàng chài, có “cái gì đó vừa vỡ ra trong đầu” chánh án Đẩu. Có thể anh đã nhận thức ra những nghịch lí của đời sống mà con người buộc phải chấp nhận: Người đàn bà không thể bỏ chồng vì những đứa con; người chồng bế tắt, khốn khổ nên thành vũ phu. Cũng có thể anh nhận ra giải pháp cứu con người thoát khỏi đau khổ, tối tăm, tàn bạo không phải ở thiện chí hoặc lí thuyết xa rời thực tiển mà phải bằng hành động thiết thực, phải giúp họ thoát nghèo; phải thấy cuộc chiến đấu chống đói nghèo hết sức gian nan, nhưng chưa thoát khỏi đói nghèo thì con người vẫn phải sống với cái ác, cái xấu. - Nghệ sĩ Phùng cũng “vỡ” ra nhiều điều về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Chiếc thuyền ngoài xa - Chiếc thuyền nghệ thuật, trong sương mù trông rất đẹp. Con thuyền đến gần, đó là cuộc đời thực với bao nhọc nhằn, lam lũ, cay đắng, tàn nhẫn. Nghệ sĩ phải hiểu biết cuộc đời và phản ánh trung thực đời sống. Cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều về cuộc sống. Đặc biệt chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa rời số phận con người. 3. Đánh giá chung: - Khẳng định giá trị nhận thức của tình huống truyện. - Thấy được mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. - Sự trăn trở của NMC trước số phận con người. Câu 4: Từ câu chuyện của gia đình trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của NMC, anh/chị hãy bàn về vai trò của gia đình trong đời sống con người. DÀN Ý Đây là dạng đề bàn về vấn đề xã hội chứa đựng trong tác phẩm văn học. 1. Nêu vấn đề nghị luận: Vai trò của gia đình trong đời sống con người. 2. Gia đình trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là hình ảnh gợi nhiều suy nghĩ: Cuộc sống đói nghèo, tăm tối, ngột ngạt, tình trạng bạo lực diễn ra thường xuyên, đó là nỗi đau khổ, nỗi ảm ảnh nặng nề cho mọi thành viên trong gia đình. - Người chồng thành kẻ vũ phu, đánh vợ thường xuyên nhưng vẫn không thoát khỏi bi kịch nội tâm đau đớn. - Người vợ không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị giày vò về tinh thần, luôn sợ con cái bị tổn thương. - Người con căm ghét cha, đã bắt đầu dùng vũ lực như cha mình. 3. Bàn về vai trò của gia đình đối với mỗi thành viên trong đó. - Gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến nhân cách con người ? - Môi trường gia đình tốt có biểu hiện như thế nào ? - Yếu tố tạo nên một gia đình hoà thuận ? 6 . sĩ Phùng. DÀN Ý 1. Giới thi u tác giả (NMC, người mở đường “tinh anh và tài năng” cho công cuộc đổi mới văn học từ sau 1975); giới thi u tác phẩm và tình. những giá trị cao đẹp mà thi n nhiên đã ban tặng cho con người “tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thi n…cái khoảnh khắc trong

Ngày đăng: 17/09/2013, 15:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w