ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG II HÌNH HỌC 7 A- MA TRẬN: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL TN TL Tổng ba góc của một tam giác 1 0,3 2 0,6 0,9 Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác 1 0,3 3 4,0 4,3 Các dạng đặc biệt của tam giác 1 0,3 1 0,3 1 0,3 1 1,0 1,9 Định lí py-ta-go 2 0,6 1 1,0 1 0,3 1 1,0 2,9 Cộng 5 1,5 1 1,0 3 0,9 2 0,6 5 6,0 10 B- ĐỀ KIỂM TRA: ( 45 phút ) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng được 0,3 điểm Câu 1: Cho ∆ AEF có  = 70 0 ; Ê = 40 0 khi đó góc F bằng: a) 30 0 b) 40 0 c) 60 0 d) 70 0 Câu 2: Trong ∆ AOB nếu biết  = 45 0 ; Ô = 105 0 thì góc ngoài tại đỉnh B sẽ là: a) 150 0 b) 60 0 c) 35 0 d) 30 0 Câu 3:Cho ∆ ABC có  = 90 0 . Tổng hai góc B và C sẽ là: a) 180 0 b) 80 0 c) 90 0 d) Cả a, b, c đều sai. Câu 4: Một tam giác có độ dài ba cạnh là 4cm; 3cm; 4cm thì tam giác đó là: a) Tam giác nhọn b) Tam giác cân c) Tam giác đều d) Tam giác vuông Câu 5: Trong tam gíac cho độ dài ba cạnh dưới đây, tam giác nào vuông: a) 3cm, 4cm, 3cm b) 2cm, 2cm, 2cm c) 3cm, 4cm, 5cm d) 4cm, 5cm, 6cm Câu 6: Cho ∆ AOB , biết  = 100 0 ; Ô = 40 0 . Tam giác AOB là: a) Tam giác vuông b) Tam giác cân c) Tam giác đều d) Cả a, b, c đều sai Câu 7: Cho ∆ ABC vuông tại A. Theo định lí Pytago ta có: a) AB 2 = AC 2 + BC 2 b) BC 2 = AB 2 + AC 2 c) AC 2 = AB 2 + BC 2 d) Cả a, b, c đều đúng Câu 8: Một tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông là 3cm; 4cm. Khi đó cạnh huyền dài: a) 5cm b) 7cm c) 1cm d) Kết quả khác Câu 9: Hai tam giác được gọi là bằng nhau nếu có: a) Ba cạnh tương ứng bằng nhau b) Ba góc tương ứng bằng nhau c) Một cặp cạnh và một cặp góc tương ứng bằng nhau d) Cả a, b, c đều đúng Câu 10: Nếu ∆ ABC cân tại A thì: a) AB là cạnh bên. b) AC là cạnh đáy. c) AB = AC. d) Cả a, c đúng. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Bài 1: Cho ∆ ABC cân tại A có µ B = 50 0 . Tính số đo góc C và góc A. (1đ) Bài 2: a) Phát biểu định lí Py-ta-go. Vẽ hình và ghi GT – KL của định lí. (1đ) b) Cho ∆ ABC vuông tại A. Biết BC = 10cm; AB = 8cm. Tính độ dài cạnh AC. (1đ) Bài 3: Cho ∆ ABC cân tại A. Gọi M là trung điểm của BC, vẽ MD ⊥ AB ( D ∈ AB ), ME ⊥ AC ( E ∈ AC ). a) chứng minh ∆ DBM = ∆ ECM (2đ) b) Chứng minh AM là phân giác góc A. (1,0đ) c) Chứng minh AD = AE. (1,0đ) III - ĐÁP ÁN I. PHAÀN TRAẫC NGHIEÄM Mỗi ý đúng : 0,3 điểm. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 đáp án d a c b c b b a a d II. PHAÀN Tệẽ LUAÄN Bài1:( 1 điểm). Góc C = 50 0 , Góc A = 80 0 . Bàì 2 : a) Phát biểu đúng, vẽ hình ghi GT-KL của định lý đúng được 1 điểm. b) AC 2 = BC 2 –AB 2 thay số ta có : AC 2 = 100 – 64 = 36. Hay AC = 6 cm. ( 1 điểm ). Bài 3 : A a) ∆ DBM = ∆ ECM ( cạnh huyền – góc nhọn ). ( 2 điểm) b) M là trung điểm của BC ( gt) Tam giác ABC cân tại A ( gt ) Do đó: AM vừa là đường trung tuyến vừa là đường Phân giác của góc A. ( 1 điểm) D E c) Ta có : BD = CE ( Vì ∆ DBM = ∆ ECM) B C AB = AC ( GT) M Suy ra : AB – DB = AC – CE hay AD = AE. ( 1 điểm ).