Chương VI : TÂYÂUTHỜI TRUNG ĐẠI Tiết 14 Bài 10 : THỜIKỲHÌNHTHÀNHVÀPHÁTTRIỂNCỦA CHẾ ĐỘPHONGKIẾN CHÂU ÂU (Từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV) MỤC TIÊU BÀI GIẢNG: 1) Về kiến thức - Nắm được quá trình hìnhthành xã hội phongkiến châu Âu; cơ cấu xã hội gồm hai giai cấp cơ bản lãnh chúa và nông nô. - Hiểu khái niệm lãnh địa phongkiếnvà những đặc trung của kinh tế lãnh địa. -Tại sao thành thị trung đại lại xuất hiện? Kinh tế trong thành thị trung đại khác kinh tế lãnh địa như thế nào. 2) Về tư tưởng tình cảm. - Thông qua các sự kiện cụ thể truyền thụ đến học sinh niềm tin về sự pháttriển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã hội chiểm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến. 3) Về kỹ năng. - Biết sử dụng bản đồ châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phongkiến châu Âu. - Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu thấy được sự tiến bộ của xã hội phongkiến so với xã hội chiếm hữu nô lệ. PHƯƠNG TIỆN TÀI LIỆU: Bản đồ châu Âuthờiphong kiến. Tranh ảnh về thành thị trung đại. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: A - Ổn định tổ chức: Ngày Lớp Sĩ số Vắng có phép Vắng không phép Toán Lý Hoá Sinh K2 B - Kiểm tra bài cũ: 5’ Hãy nêu những nét tiêu biểu về văn hoá Lào và văn hoá Campuchia? C - Giảng bài mới 1 - Sự hìnhthành các vương quốc phongkiến ở Tây Âu. 10’ Hoạt động 3:GV nêu câu hỏi - Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi? Trình bày hoàn cảnh lịch sử và sự ra đời của chế độphongkiến châu Âu? Giáo viên có thể tóm tắt những chính sách của người Giéc man là quá trình phongkiến hoá . Hậu quả là Tướng lĩnh và quí tộc Giécman trở thành các quý tộc có nhiều ruộng đất, nô lệ và nông dân mất ruộng trở thành nông nô. Xã hội mới + Hoàn cảnh: • Đế quốc Rôma khủng hoảng trầm trọng. • Người Giécman từ phương Bắc xuống xâm chiếm. • Năm 476 đế quốc Rô ma diệt vong. + Sự ra đời củachếđộphongkiếnTây Âu: - Chính sách của người Giec man • Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rôma. • Chia ruộng đất của quý tộc Rô ma vàphong chức tước cho các tướng lĩnh và quý tộc Giécman. • Tiếp thu Ki tô giáo, xây nhà thờ, chiếm đất của nông dân, phong tặng ra đời – Xã hội phong kiến. đất đai theo tước vị cho quý tộc nhà thờ. 2) Xã hội phongkiếnTây Âu: 14’ Hoạt động 4: GV nêu câu hỏi - Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi? GV nêu những đặc trưng cơ bản của chế độphongkiếnTây Âu. Có thể gợi ý: Thế nào là lãnh địa phong kiến? Cơ cấu xã hội và mối quan hệ giai cấp? Tình hình kinh tế xã hội? + Khái niệm lãnh địa: • Khu đất của lãnh chúa TâyÂu là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản của chế độphongkiến châu Âu. (có thể có cả quân đội toà án, luật pháp vàchếđộ thuế khoá riêng). + Cơ cấu giai cấp và mâu thuẫn xã hội? • Hai giai cấp cơ bản là nông nô và lãnh chúa. Nông nô mâu thuẫn với lãnh chúa. • Nông nô nhận đất của lãnh chúa để cày cấy nộp tô thuế và làm các nghĩa vụ do lãnh chúa quy định. + Kinh tế : • Sản xuất mang tính tự cấp tự túc, hầu như không có sự trao đổi mua bán. • Nông nô bị lãnh chúa bóc lột nặng nề. 3) Sự xuất hiện các thành thị trung đại: 14’ Hoạt động 5: GV nêu câu hỏi - Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi? Nguyên nhân, ý nghĩa của sự xuất hiện các thành thị trung đại? Hoạt động 6: Nếu cần thiết GV có thể phân tích để học sinh hiểu sâu các ý nghĩa Nguyên nhân ra đời củathành thị: • Thế kỷ XI sản xuất pháttriển mạnh, sản phẩm được bán ra thị trường. • Một số thợ thủ công thoát khỏi lãnh địa lập các xưởng sản xuất, buôn bán. • Lãnh chúa khôi phục thành thị cổ hoặc lập ra thành thị mới. Đặc điểm: • Cư dân chủ yếu là thương nhânvà thợ thủ công. • Thợ thủ công và thương nhân lập ra phường hội và thương hội để gữ độc quyền sản xuất, hoặc buôn bán; chống lại lãnh chúa. Ý nghĩa: • Phá vỡ kinh tế tự cung tự cấp, tao điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển. • Xóa bỏ chếđộphongkiến phân quyền xây dựng chếđộphongkiến tập quyền, thống nhất quốc gia dân tộc. • Mang lại không khí tự do mở mang tri thức, tạo điều kiện cho sự ẩ đời các trường Đại học châu Âu. D -Củng cố -hướng dẫn học bàivà chuẩn bị bài mới 2’ Giáo viên nhắc lại những nội dung chính về chếdộphơng kiến. Học và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Chuẩn bị bài 11 theo hướng dẫn. . VI : TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI Tiết 14 Bài 10 : THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN CHÂU ÂU (Từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV) MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:. hội phong kiến Tây Âu: 14’ Hoạt động 4: GV nêu câu hỏi - Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi? GV nêu những đặc trưng cơ bản của chế độ phong kiến Tây Âu.