1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Caucamuath-NK

5 87 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 47,5 KB

Nội dung

Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cờng Tiết theo PPCT: 06 câu cá mùa thu - thu điếu - Nguyễn Khuyến Ngày soạn: 22.08.09 Ngày giảng: Lớp giảng: 11A 11C 11E Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua giờ giảng nhằm giúp HS: 1. Cảm nhận đợc vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. 2. Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hơng đất nớc, tâm trạng thời thế. 3. Thấy đợc tài năng thơ Nôm của Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tat cảnh tả tình, nghệ thuật gieo vần và sử dụng từ ngữ. B. Phơng tiện thực hiện - SGK, SGV - Bài tập Ngữ Văn 11 - Giới thiệu giáo án 11 - Thơ Nguyễn Khuyến C. Cách thức tiến hành - Đọc hiểu - Đàm thoại phát vấn - Thuyết giảng D. Tiến trình giờ giảng 1. ổn định 2. KTBC GV: đọc thuộc lòng bài thơ "Tự tình II" của Hồ Xuân Hơng? cho biết những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm? * Yêu cầu: - Nghệ thuật: + Từ ngữ giản dị, đặc sắc + Hình ảnh giàu sức gợi + Nghệ thuật đảo ngữ, tăng tiến vận dụng linh hoạt - Nội dung: 1 Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cờng + Thái độ, tâm trạng của Hồ Xuân Hơng: đau buồn, phẫn uất, gắng gợng vơn lên nhng vẫn bị rơi vào bi kịch + Khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hơng. 3. GTBM 4. Hoạt động dạy - học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn -> Nêu những nét chính trong cuộc đời của Nguyễn Khuyến? HS trả lời GV ghi bảng GV: con ngời Nguyễn Khuyến có điểm gì đáng chú ý? HS trả lời GV chốt lại GV: Trình bày những điểm cần lu ý trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến? HS trả lời GV ghi bảng I. khái quát về tác giả và tác phẩm 1. Tác giả a. Cuộc đời và con ngời - (1835 - 1909) hiệu: Quế Sơn, nhỏ: Nguyễn Thắng - Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo - 1864: đỗ đầu kì thi Hơng, mấy kì sau thi tiếp: trợt -> 1871 đỗ đầu cả thi Hội và thi Đình -> Tam nguyên yên đổ - Đỗ đạt cao nhng chỉ làm quan hơn 10 năm còn phần lớn cuộc đời là dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà. - Con ngời: tài năng, có cốt cách cao, yêu nớc thơng dân. b. Sự nghiệp - Hình thức văn tự sáng tác: Hán + Nôm - Khối lợng tác phẩm: trên 800 bài gồm thơ văn, câu đối nhng chủ yếu là thơ - Nội dung thơ: + Yêu quê hơng, đất nớc, gia đình, bạn bè + Phản ánh cuộc sống của con ngời khổ cực, thuần hậu, chất phác. + Châm biếm đả kích thực dân xâm lợc, tầng lớp thống trị 2 Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cờng GV: đọc văn bản -> gọi HS đọc và nhận xét -> cho biết xuất xứ của tác phẩm? HS trả lời GV ghi bảng GV: Định hớng cách đọc hiểu văn bản theo chủ đề cho học sinh. GV: Nhà thơ đón nhận cảnh thu từ điểm nhìn nào? Từ điểm nhìn đó tác giả miêu tả cảnh sắc thu nh thế nào? HS trả lời GV ghi bảng GV: Em có nhận xét gì về cánh sắc mùa thu? HS trả lời GV chốt lại + Bộc lộ tấm lòng u ái đối với dân, với n- ớc. - Đóng góp của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc: mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng 2. Tác phẩm - Nằm trong chùm 3 bài thơ thu của Nguyễn Khuyến: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm. II. Đọc hiểu văn bản 1. Cảnh thu. - Điểm nhìn đón nhận cảnh thu: ao thu: từ một khung ao hẹp không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hớng thật sinh động. - Cảnh sắc thu:+ nớc trong veo. + sóng biếc. + trời xanh ngắt -> cảnh sắc thu đợc gợi vẽ ở phơng diện màu sắc. +Sóng: hơi gợn tí. +Lá vàng: khẽ đa vèo. +Tầng mây: lơ lửng -> Cảnh đợc gợi vẽ ở phơng diện đờng nét, chuyển động. => Không khí mùa thu đợc gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Cảnh thu ở đây điển hình cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam. Nét riêng của làng quê Bắc Bộ, cái hồn dân dã đợc gợi lên từ khung ao hẹp, từ ngõ trúc quanh co, từ cánh bèo. 3 Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cờng GV: Không gian mùa thu đợc tác giả miêu tả nh thế nào? Các chuyển động ra sao? HS tìm chi tiết GV ghi bảng GV: theo em âm thanh tiếng cá đớp mồi có tác dụng gì? HS: nổi bật hơn cảnh vắng vẻ GV: từ thời gian và các chuyển động đó, em có nhận xét gì về cảnh sắc mùa thu? HS: đẹp và vắng GV:Theo em, mục đích của tác giả ở tác phẩm này có phải tập trung vào việc câu cá không? mục đích ở đay là gì? HS: không. GV: DG: cõi lòng nhà thơ yên tĩnh,vắng lặng. Tĩnh lặng trong sự cảm nhận độ trong veo của nớc, cái hơi gợn tí của sóng,độ rơi khe khẽ của lá. Đặc biệt sự tĩnh lặng trong tâm hồn thi nhân đợc gợi lên một cách sâu sắc từ âm thanh tiếng cá đớp mồi dới chân bèo. Cái động rất nhỏ ở ngoại cảnh lại gây ấn tợng đậm đến thế là bởi tâm cảnh đang trong sự tĩnh lặng tuyệt đối. Không gian tĩnh lặng đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Trong bức tranh câu cá mùa thu xuất hiện nhiều gam màu xanh gợi cảm giác se lạnh: độ xanh trong của n- ớc, độ xanh biếc của sóng, độ xanh ngắt của trời=> cái se lạnh của cảnh thu, của ao + Ngõ trúc quanh co khách vắng teo -> không gian thu tĩnh lặng, vắng ngời, vắng tiếng. + Sóng: hơi gợn Các chuyển động rất nhẹ + Mây: lơ lửng , rất khẽ, không đủ để + Lá: khẽ đa tạo âm thanh + Âm thanh tiếng cá đớp mồi tăng thêm sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật => Cảnh sắc thu: đẹp nhng tĩnh lặng và đ- ợm buồn. 2. Tình thu. - Nói chuyện câu cá là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào cỗi lòng. 4 Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cờng thu, của trời thu thấm vào tâm hồn của nhà thơ và cái lạnh từ tâm hồn nhà thơ lan toả ra cảnh vật. ? ẩn đằng sau bức tranh thu là tâm trạng gì của Nguyễn Khuyến? GV: Nhận xét gì về ngôn ngữ trong tác phẩm? ? Nhận xét gì về cách gieo vần, hình ảnh thơ? GV:DG: Dùng tiếng cá đớp mồi- nét động duy nhất để gợi cái yên ắng cúa cảnh vật, cái tĩnh lặng của tâm trạng. ? Nội dung chủ đạo trong toàn bộ tác phẩm là gì? - Tâm trạng của Nguyễn Khuyến: tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hơng đất nớc - tấm lòng yêu nớc thầm kín nhng không kém phần sâu sắc của nhà thơ. 3. Tổng kết. a. Nghệ thuật. - Ngôn ngữ: giản dị, trong sáng, có khả năng diễn tả những biểu hiện tinh tế của sự vật, những uẩn khúc của tâm trạng. - Gieo vần: "eo": tử vận:oái oăm,khó làm -> tác giả sử dụng một cách thần tình,diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc cá nhân. - Hình ảnh thơ: giản dị, đậm đà chất dân tộc: chiếc thuyền, ngõ trúc, cánh bèo . - Nghệ thuật: lấy động tả tĩnh. b. Nội dung: - Cảnh sắc mùa thu của đồng bằng Bắc Bộ: cảnh đẹp nhng phẳng phất buồn. - Phản ánh tình yêu thiên nhiên đất nớc và tâm sự thời thế của tác giả. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại các đơn vị kiến thức đã học. - Học và soạn bài tiêp theo 5

Ngày đăng: 16/09/2013, 11:10

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w