Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh A - CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ỞTHỰC VẬT Bài 8. QUANG HỢPỞTHỰC VẬT -------- o0o -------- I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: - Nêu được khái niệm quang hợp. - Nêu được vai trò của quang hợpởthực vật. - Trình bày được cấu tạo (đặc điểm về hình thái và giải phẫu) của lá thích nghi với chức năng quang hợp. - Liệt kê được các sắc tó quang hợp, nơi phân bố trong lá và nêu chức năng chủ yếu của các sắc tố quang hợp. Nội dung trọng tâm: Vai trò của quang hợp, đặc điểm hình thái và giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp. II. Chuẩn bị - Phương pháp: o Phương pháp chính: giảng giải. o Phương pháp xen kẽ: thảo luận và hỏi - đáp. - Phương tiện dạy học: o Hình 8.1/trang 36, hình 8.2, 8.3/trang 37-SGK. III. Nội dung và tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: <6 phút> Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh 1/. Hãy nêu các nguồn nitơ cung cấp cho cây. 2/. Trình bày quá trình chuyển hoá nitơ trong đất. 2. Vào bài mới: a. Mở bài: <1 phút> Ta biết rằng: động vật lấy thức ăn trực tiếp từ thực vật. Nhu cầu ăn, ở, mặc của con người cũng đượccung cấp gián tiếp (qua động vật) và trực tiếp từ thực vật. Có nghĩa là: cuộc sống của con người và các sinh vật trên trái đất đều phụ thuộc vào thực vật. Mà thực vật tồn tại và phát triển được là nhờ quá trình quang hợp. Vậy, quang hợp là gì? Bộ phận (cơ quan) nào của cây (thực vật) thực hiện quá trình quang hợp đó? b. Tiến trình dạy học: <37 phút> Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1: GV chia HS thành 2nhóm thảo luận: Nhóm 1 - Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10 kết hợp với h8.1/trang 36-sgk, hãy viết phương trình tổng quát đầy đủ của quang hợpởthực vật. Từ đó hãy cho biết: quang hợp là gì? Bào quan nào thực hiện chức năng quang hợp? Nhóm 2 - Hãy phân tích phương trình tổng quát của quang hợp để thấy được vai trò của nó. HS thảo luận trong 3 phút và cử đại diện trình bày nội dung của nhóm. I. VAI TRÒ CỦA QUANG HỢP Phương trình quang hợp đầy đủ: 6CO 2 +12H 2 O C 6 H 12 O 6 +6O 2 +6H 2 O ĐN: QH là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời được hấp thụ bởi hệ sắc tố thực vật. Vai trò của quang hợp: - Chủ yếu tạo ra chất hữu cơ từ các chất vô cơ để phục vụ cho cuộc sống của con người và các sinh vật trên trái đất. - Biến NL từ ánh sáng thành NL hoá học tự do dưới dạng ATP. - Cân bằng nồng độ CO 2 và O 2 để giữ trong sạch bầu khí Tuần: 04 Tiết: 07 --- Trang 1 --- Ánh sáng mặt trời Diệp lục Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh GV nhận xét, củng cố hoàn chỉnh kiến thức. quyển. HĐ2: GV chia HS thành 3 nhóm thảo luận: Nhóm 1 - Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10 và phân tích hình 8.2/trang 37-SGK, hãy cho biết: Tại sao nói lá có đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu phù hợp với chức năng quang hợp? Gợi ý: Phiến lá (diện tích bề mặt) và hưóng của lá so với hướng ánh sáng? Vị trí và số lượng lục lạp? Khoảng không gian bên trong của lá để chứa nguyên liệu quang hợp? Bộ phận làm nhiệm vụ vận chuyển? Số lượng khí khổng? Nhóm 2 - Phân tích hình 8.3/trang 37- SGK để rút ra 2 đặc điểm của lục lạp liên quan đến việc thực hiện chức năng quang hợp. Nhóm 3 - Đọc thông tin phần III-2/trang 38-sgk và cho biết: Ởthực vật có bao nhiêu nhóm sắc tố? Nêu cụ thể từng nhóm. Nêu vai trò của các nhóm sắc tố trong quang hợp? HS thảo luận theo nhóm trong 5 phút, sau đó cử đại diện trình bày. GV – HS, HS – HS trao đổi thông tin. GV tóm lại để hoàn chỉnh kiến thức. II. BỘ MÁY QUANG HỢP 1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp Lá có đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu phù hợp với chức năng quang hợp: - Thường có dạng bản và luôn hướng bề mặt lá vuông góc với tia sáng mặt trời để nhận được nhiều ánh sáng nhất. - Có 1 hoặc 2 lớp mô giậu chứa nhiều lục lạp – là bào quan thực hiện chức năng quang hợp. - Dưới lớp mô giậu là lớp mô khuyết có các khoảng gian bào lớn chứa các nguyên liệu quang hợp (CO 2 , H 2 O). - Có hệ mạch dẫn dày đặc để đưa các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác. - Có số lượng lớn khí khổng làm nhiệm vụ trao đổi khí và hơi nước khi quang hợp. 2. Lục lạp là bào quan quang hợp - Hạt (grana): gồm các phiến tilacôit chứa hệ sắc tố, các chất chuyển điện tử và các trung tâm phản ứng – nơi diễn ra các phản ứng của pha sáng. - Chất nền (strôma): thể keo có độ nhớt cao, trong suốt và chứa nhiều enzim cacbôxi hoá – nơi diễn ra các phản ứng của pha tối. 3. Hệ sắc tố quang hợp a. Các nhóm sắc tố - Nhóm sắc tố chính (diệp lục) gồm diệp lục a và b. - Nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) gồm: carôten và xantôphyl. b. Vai trò của các nhóm sắc tố trong quang hợp - Nhóm DL hấp thụ AS chủ yếu vùng đỏ và xanh tím, chuyển NL thu được từ các phôtôn cho QT phân li nước và các phản ứng quang hoá để hình thành ATP và NADPH. - Nhóm carôtenôit sau khi hấp thụ AS đã chuyển NL thu được cho diệp lục. 3. Củng cố và dặn dò: <1 phút> - Đọc và hiểu phần in nghiêng trong khung ở cuối bài /SGK-trang 38. - Đọc thêm mục “Em có biết” -- Sắc tố carôtenôit và sức khoẻ của chúng ta. 4. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 14/09/2008 Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn Tuần: 04 Tiết: 07 --- Trang 2 --- . sắc tố trong quang hợp? HS th o luận theo nhóm trong 5 phút, sau đó cử đại diện trình bày. GV – HS, HS – HS trao đổi thông tin. GV tóm lại để hoàn chỉnh. hoá học tự do dưới dạng ATP. - Cân bằng nồng độ CO 2 và O 2 để giữ trong sạch bầu khí Tuần: 04 Tiết: 07 --- Trang 1 --- Ánh sáng mặt trời Diệp lục Giáo