1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

QD thanh lap BCD phong chong H1N1

7 475 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 100 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỲNH HỒNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số /QĐ-THQH Quỳnh Lưu, ngày tháng 5 năm 2009 QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm A (H1N1) HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỲNH HỒNG Căn cứ Quyết định số 63/2008/QĐ-UBND ngày 02/10/2008 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức; Căn cứ Công điện số 16/CĐ-UBND ngày 20/4/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An và Kế hoạch số 159/KH-UBND.VX ; Kế hoạch số 660/KH-UBND ngày 19/5/2009 của UBND huyện Quỳnh Lưu về việc phòng chống dịch cúm A (H1N1) ở người; Xét đề nghị của bộ phận Y tế học đường của Trường Tiểu học Quỳnh Hồng, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm A (H1N1) ở người của Trường Tiểu học Quỳnh Hồng gồm các ông (bà) có tên sau: 1. Ông Hoàng Phú, Hiệu trưởng , Trưởng ban 2. Bà TrầnThị Loan, Phó Hiệu trưởng, Phó ban 3. Bà Nguyễn Thị Hằng, Phó Hiệu trưởng, Phó ban 4. Bà Đặng Thị Chiên, TTCM 1, Ban viên 5. Bà Nguyễn Thị Hoài Thương, TTCM 2-3, Ban viên 6. Bà Kiều Thị Vân, TTCM 4-5, Ban viên 7. Bà Vũ Thị Quang, Phụ trách YTHĐ, Ban viên 8. Bà Ngô Thị Thủy, TT Tổ VP, Ban viên Điều 2. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức kiểm tra và chỉ đạo các cán bộ, giáo viên và học sinh trong việc phòng chống dịch cúm A (H1N1). Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các ông bà có tên ở điều 1 và các bộ phận liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG -Như điều 1; -Lưu VT. Hoàng Phú UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN QUỲNH LƯU Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc Số: / KH - UBND Quỳnh Lưu, ngày tháng 5 năm 2009 KẾ HOẠCH Phòng chống dịch cúm A ( H1 N1 ) ở người trên địa bàn huyện Tính đến ngày 18 tháng 5 năm 2009, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới đã có đã có 34 nước chính thức thông báo ghi nhận 7.520 trường hợp mắc, dương tính với cúm A(H1N1): Mexico 2.446 trường hợp mắc, trong đó 60 trường hợp tử vong, tại Mỹ 4.298 trường hợp mắc, trong đó 3 trường hợp tử vong, Canada 449 trường hợp mắc, 1 trường hợp tử vong, Costa Rica 8 trường hợp mắc 1 trường hợp tử vong, Tây Ban Nha (100), Anh (71), Panama (40), Pháp (14), Đức (12), Colombia (10), Italia (9), Brazil (8), Israel (7), New Zealand (7), Nhật Bản (4), Elsanvador (4), Trung Quốc (4), Hà Lan (3), Cu Ba (3), Hàn Quốc (3), Guatemala (3), Na Uy (2), Thụy Điển (2), Thái Lan (2), Phần Lan (2), Áo (1), Thụy Sỹ (1), Đan Mạch (1), Argentina (1), Australia (1), Ireland (1), Bồ Đào Nha (01), Ba Lan (1), Bỉ (1). Tại Châu Á đã có 04 nước ghi nhận các trường hợp nhiễm vi rút cúm A(H1N1): Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc. Số mắc tăng nhanh và tại một số nước trong khu vực đã ghi nhận các trường hợp cúm A(H1N1). Do đó nguy cơ dịch xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn. Thực hiện Công điện số 16/CĐ-UBND ngày 30 tháng 4 năm 2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An và Kế hoạch số 159 / KH – UBND.VX về việc phòng, chống dịch cúm A ( H1 N1 ) ở người. UBND huyện xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch như sau: Mục đính của lạp kế hoạch: - Phòng, chống một cách chủ động dịch cúm A (H1N1) trên địa bàn toàn huyện; - Hạn chế tối đa số người mắc và tỷ lệ tử vong;( nếu có dịch). - Chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng ứng phó khi dịch xẩy ra. 1. Khi chưa có dịch : -Thành lập Ban chỉ đạo, lập kế hoạch phòng chống dịch từ huyện đến các xã, thị trấn - Tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh, đường lây và các biện pháp phòng chống tập trung ở những nơi đông người như trường học, các bến xe, ga tàu, chợ. - Tăng cường giám sát dịch ở các xã, tổ chức quản lý những hành khách, những người đi vào vùng dịch vè địa phương trong thời gian 7 ngày. - Các cơ sở y tế từ huyện đến xã, thị trấn chuẩn bị sẵn sàng nhân lực và vật lực sẵn sàng đối phó khi có dịch xẩy ra. Thành lập các tổ xử lý môi trường ở những nơi có nguy cơ cao như các trường học. - TTYT tổ chức tập huấn cho y tế xã, Y tế các trường học,Y tế các cơ quan, phòng khám bệnh tư nhân về tính chất dịch tễ, đường lây, các biện pháp phòng chống. Biện pháp giám sát để hát hiện ngay những trường hợp bị bệnh, kế hoạch bao vây xử lý bệnh nhân, xử lý ổ dịch. - Các cơ sở tiếp nhận bệnh nhân để điều trị như BVĐK, Phòng khám bệnh đa khoa các khu vực, Trạm y tế xã cần chủ động bố trí để điều trị tại chỗ cho bệnh nhân , hạn chế di chuyển bệnh nhân bằng xe công. - Các đơn vị y tế xã, trường học, Y tế cơ quan cần tham mưu cho UBND xã , thủ trưởng cơ quan để chuẩn bị về nhân lực khi cần phải hộ trợ, phòng cách ly, thuốc sát khuẩn đường mũi họng như D.d T-B, Nước muối 9%0, D.d Clo roxit 4%0,, xà phòng. Các trường cần phải mua Khẩu trang cho từng người, cho từng học sinh. Các trường cần có kế hoạch hợp đồng với TTYT để xử lý diệt khuẩn bàn ghế cho học sinh nhất là những lớp có học sinh bị bệnh. - Tổ chức các đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống dịch của các xã , các trường học,ấcc cơ quan. - Đảm bảo đủ nguồn kinh phí phục vụ cho công tác phòng chống dịch của chương trình và kinh phí chống dịch của UBND huyện ( theo kế hoạch của phòng y tế, TTYT huyện) Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 22/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ) làm cơ sở để có kế hoạch kinh phí cho các đối tượng tham gia chỉ đạo chống dịch . 2. Khi dịch xẩy ra: a) Mục tiêu: - Điều trị tích cực, đúng phác đồ Bộ Y tế ban hành đồng thời khống chế không để lây lan ra diện rộng; - Hạn chế tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong; đáp ứng hiệu quả với dịch bệnh trong mọi tình huống; - Tiếp tục tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về tính chất nguy hiểm của dịch bệnh để cùng cộng đồng tham gia tích cực phòng chống dịch. b) Các giải pháp: + Tăng thời lượng phát thanh tuyên truyền trên đài truyền thanh, truyền hình huyện 02 lần / ngày; Trên hệ thống truyền thanh của xã 03 lần/ ngày về tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, đường lây truyền, cách phòng tránh và các triệu chứng xử trí dịch, xác dịnh nơi có dịch để nhân dan được biết và có biện pháp hạn chế tiếp xúc với vùng dịch hoặc người bị bệnh. + Thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng. thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với dịch tiết hầu, họng sử dụng thường xuyên thuốc sát trùng đường mũi họng; làm thông thoáng nơi ở, hạn chế sử dụng điều hoà. - Công tác vệ sinh môi trường:tiếp tục triển khai tổ chức chiến dịch tiêu trùng khử độc tại vùng có dịch, tại gia đình bệnh nhân và vùng có nguy cơ xẩy ra dịch. - Tăng cường giám sát dịch chặt chẽ, tổ chức cách ly bệnh nhân mới, và bố trí người theo dõi chăm sóc bệnh nhân thật chu đáo. - Hạn chế tối đa tụ họp nơi đông người, nếu trường lớp có học sinh bị bệnh thì bố trí cho học sinh cách ly, cần thiết cho lớp đó nghỉ học. - Kiểm soát chặt chẽ người có biểu hiện sốt từ nơi khác đến. - Công tác hậu cần: Tăng cường nguồn nhân lực đáp ứng công tác phòng, chống dịch cúm H1N1; tuyệt đối không để thiếu thuốc, hoá chất, … - Thông tin báo cáo: Thực hiện nghiêm công tác báo cáo theo chế độ quy định. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn huyện triển khai ngay kế hoạch của UBND huyện. Các đơn vị căn cứ vào kế hoạch của huyện lập kế hoạch cụ thể cho đơn vị mình. 1. Ngành y tế: - TTYT huyện: Lập kế hoạch cụ thể về các phương án phòng chống dịch; chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, hoá chất, xử môi trường và xử lý ổ dịch. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở kể cả y tế ngoài công lập và y tế thôn bản về nghiệp vụ chuyên môn, các biện pháp phòng, chống, điều trị và xử lý bao vây dập dịch; Tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống dịch của các xã, thị trấn, giám sát dịch, triển khai các biện pháp chuyên môn kỹ thuật để phòng chống dịch có hiệu quả; Khi cần tổ chức lực lượng chi viện cho y tế cơ sở ở nơi xẩy ra dịch; Phối hợp với Phòng y tế, Bệnh viện Đa khoa để thống nhất các biện pháp xử lý phòng chống dịch. Phối hợp với đài TT-TH huyện làm tốt công tác thông tin tuyên truyền phòng chống dịch. Căn cứ các hoạt động cụ thể cần sử dụng kinh phí, làm tờ trình đề nghị UBND huyện cấp kinh phí để triển khai phòng chống dịch. - Bệnh viện Đa khoa: Lập kế hoạch cụ thể về các phương án điều trị bệnh nhân, và chi viện cho tuyến dưới khi cần. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền và phòng cách ly tại bệnh viện đáp ứng ngay yêu cầu điều trị nếu có bệnh nhân; Chuẩn bị đầy đủ hoá chất, các phương tiện bảo hộ để phục vụ điều trị và xử lý khi có bệnh nhân; Phối hợp với Phòng Y tế và TTYT thống nhất cách, điều trị, xử lý phòng chống dịch. - Chi nhánh Dược phẩm Quỳnh lưu: Theo kế hoạch của phòng Y tế chuẩn bị cung ứng đầy đủ thuốc, dịch truyền, các loại hoá chất diệt khuẩn sẵn sàng cung cấp cho các đơn vị ứng phó với dịch. - Phòng Y tế: Là đơn vị khâu nối tổng hợp các vấn đề phòng chống dịch bệnh; Tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo TTYT, Bệnh viện đa khoa, các xã thị trấn thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh; kiểm tra chỉ đạo, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch của các trạm y tế xã, thị trấn; Phối hợp với TTYT , Bệnh viện Đa khoa để thực hiện kế hoạch phòng chống dịch và chỉ đạo tuyến cơ sở; Tổng hợp báo cáo UBND huyện tình hình diễn biến của dịch bệnh. 2. Phòng văn hoá thông tin, Đài truyền thanh, truyền hình, chủ động phối hợp với ngành Y tế đưa tin về diễn biến dịch cũng như các nội dung tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh để mọi người dân hiểu và thực hành, tăng cường thời lượng và bài, tin tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh và phản ánh kịp thời công tác phòng chống dịch của địa phương. 3. Phòng Giáo dục và Đào tạo: Thông qua kênh tuyên truyền là các cháu học sinh mang đi các thông điệp, khuyến cáo về vệ sinh ăn uống vệ sinh môi trường và các thông tin về dịch bệnh thông qua hình thức phát tờ rơi cho các cháu; Chú ý đảm bảo an toàn cho các bếp ăn tập thể cho các lớp nội trú, bán trú. Y tế các nhà trường cần phổ biến cho các cháu học sinh đeo khẩu trang khi học ở trường, súc họng và nhỏ mũi bằng nước sát khuẩn. Hướng dẫn cho các em thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch nước sát khuẩn. Các phòng học phải mở cửa để tạo thông thoáng khí trong phòng. 4. Phòng Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn huyện, tạo cho môi trường thông thoáng. 5. Công an huyện: Phối hợp với các ngành liên quan giải tán những nơi tụ tập đông người, tiêu trùng khử độc tại các chốt ra vào vùng dịch. tham gia phối hợp những người mắc bệnh đến nơi cách ly. 6. Phòng tài chính- Kế hoạch: Phối hợp với phòng y tế xây dựng kế hoạch tài chính để phục vụ công tác phòng chống dịch. 7. Các tổ chức Đoàn thể: Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, vận động tham gia các chiến dịch vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân hạn chế tập trung nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra đường và khi tiếp xúc với người bệnh. 8. UBND các xã, thị trấn khẩn trương triển khai chỉ đạo thực hiện: - Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm tại địa phương, phân công cụ thể cho các thành viên. - Căn cứ kế họach của huyện lập kế hoạch cụ thể cho đơn vị mình. - Tăng cường giám sát phát hiện ca bệnh đầu tiên, khoanh vùng xử lý triệt để chất thải của bệnh nhân không để lây lan ra diện rộng. - Chỉ đạo trạm Y tế chuẩn bị các điều kiện để ứng phó với dịch bệnh. - Chỉ đạo các ban ngành cấp xã tuyên truyền giáo dục nhân dân ăn chín uống chín và thực hiện các biện pháp bảo vệ phòng chống dịch bệnh. - Trích một phần kinh phí thoả đáng đầu tư cho công tác phòng chống dịch trên địa bàn đơn vị mình.như : tiền trực dịch, mua hoá chất, chi phí tuyên truyền , thuốc kháng sinh. *Phân công các thành viên BCĐ và cán bộ TTYTchỉ đạo theo cụm xã: - Ông Lê Văn Thảo , giám đốc TTYT, phó ban trực chỉ đạo vùng Hoàng Mai - Ông Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc BVĐK, thành viên BCĐ chỉ đạo các xã vùng Bắc nông Giang; - Ông Ngô Văn Thắng, Trưởng phòng Y tế, Phó BCĐ, chỉ đạo các xã Vùng Bãi dọc; - Ông Vũ Hồng Quang, phó phòng Y tế chỉ đạo các xã Vùng Bãi ngang, - Ông Trần Thanh Phong, phó Giám đốc TTYT,chỉ đạo các xã vùng Nam nông giang; - Ông Lê Sinh Lơng, Trưởng khoa kiểm soát dịch TTYT, chỉ đạo các xã vùng Bán sơn địa. * Công tác kiểm tra: UBND huyện thành lập đoàn cán bộ chuyên môn kiểm tra công tác phòng chống dịch của các xã, kiểm tra các nhà trường trước khi khai giảng năm học mới *Thông tin báo cáo: Ngày thứ 6 hàng tuần thường trực BCĐ hội ý với các đơn vị BVĐK,TTYT, Phòng Y tế do Đ/C trưởng ban chỉ đạo chủ trì hoặc Đ/C phó ban trực tại gác 2 phòng họp UBND huyện. Thực hiện tốt việc báo cáo từ các trạm Y tế về thường trực BCĐ vào chiều thứ 5 hàng tuần bằng văn bản hoặc qua điện thoại của Giám đốc (BS Thảo SDĐ: 0912.249.164 hoặc trưởng khoa kiểm soát dịch bệnh. Trên đây là kế hoạch phòng chống dịch cúm A (H1N1) của UBND huyện, Yêu cầu các cơ quan đơn vị, UBND các xã nghiêm túc thực hiện, nếu có gì vướng mắc phản ánh về Trung Tâm Y tế huyện là cơ quan thường trực BCĐ phòng chống dịch bệnh (BS Thảo SDĐ: 0912.249.164) hoặc Phòng Y tế huyện theo số máy 0383.644.885, DĐ: 0973.337.265; 0913.503.671./. Nơi nhận: TM. UỶ BAN NHÂN DÂN - Sở Y tế ( b/c ); KT. CHỦ TỊCH - TT Huyện uỷ, HĐND; PHÓ CHỦ TỊCH - Chủ tịch và các phó Chủ tịch; - Phòng giáo dục & đào tạo; - Phòng Y tê; - BVĐK,TTYT huyện ; - Các cơ quan ban ngành liên quan; - Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; - Lưu VT,YT. Hồ Phi Hùng NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐẠI DỊCH CÚM A(H1N1) 1. Cúm A H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do Vi rút Cúm A H1N1 gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người. có khả năng gây đại dịch và biến chứng hô hấp, có thể gây tử vong, hiện tại chưa có Váccin phòng chống. 2. Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với Vi rút từ người bệnh thông qua dịch hắt hơi, sổ mũi trong thời gian 1 ngày trớc đến bảy ngày sau kể từ khi có triệu chứng. 3.Bệnh có các triệu chứng giống cúm mùa nh sốt > 38oC, viêm đường hô hấp, đau họng, ho khan hoặc có đờm, đau đầu hoặc đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy 4. Bệnh có thể diện biến nặng gây viêm phổi, suy hô hấp, suy đa phủ tạng và dẫn đến tử vong. 5 Bệnh có thể dự phòng thông qua rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch nước sát khuẩn, súc miệng bằng nước sát khuản, đeo khẩu trang nơi đông người, làm thông thoáng nơi ở, sinh hoạt hạn chế sử dụng điều hoà. 6. Nếu có các dấu hiệu như sốt, đau họng, cần hạn chế tiếp xúc với mọi người, đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm và liên hệ với cơ quan Y tế gần nhất để được tư vấn và được chăm sóc sức khoẻ kịp thời. 7. Hành khách nhập cảnh từ vùng có dịch trong thời gian 7 ngày cần tự theo dõi sức khoẻ và nếu có các dấu hiệu như sốt, đau họng, hắt hơi sổ mũi cần hạn chế tiếp xúc với mọi người, đeo khẩu trang để phòng lây nhiẽm, liên hệ với cơ quan Y tế gần nhất để được tư vấn và chăm sóc sức khoẻ kịp thời 8. Đường dây nóng thông báo trường hợp nhiễm cúm hoặc viêm phổi nặng. ĐT 0989617115. . pháp: + Tăng thời lượng phát thanh tuyên truyền trên đài truyền thanh, truyền hình huyện 02 lần / ngày; Trên hệ thống truyền thanh của xã 03 lần/ ngày về. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐẠI DỊCH CÚM A (H1N1) 1. Cúm A H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do Vi rút Cúm A H1N1 gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm

Ngày đăng: 16/09/2013, 05:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w